Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

DNKN và thực trạng chính sách tín

dụng dành cho DNKN hiện nay

Theo OECD (2010) và Criscuolo et al

(2014), DNKN có vai trò quan trọng trong

nền kinh tế quốc dân do bởi các DNKN có

tính sáng tạo, có thể giúp tạo việc làm, tạo

sản phẩm mới và tăng năng suất lao động.

Theo Acs at al (2009), các DNKN có thể tận

dụng và khai thác những kiến thức mà

những DN đang tồn tại trên thị trường chưa

biết cách sử dụng hoặc có sử dụng nhưng

chưa hiệu quả để kiến tạo nên những thị

trường mới, đặc biệt quan trọng trong các

lĩnh vực cần có chuyên môn cao

pdf 9 trang phuongnguyen 360
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [52]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
n PGS. TS. Vũ Văn Ninh, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa
Học viện Tài chính
Trong những năm gần đây, một loại hình doanh nghiệp (DN) mới đượcnhận nhiều sự quan tâm từ phía Chính phủ và người dân, đó làdoanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN). Làn sóng khởi nghiệp đã và đang
phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nhân và thế hệ trẻ Việt Nam. Việc
hình thành và phát triển DNKN với những sáng tạo và đột phá về sản phẩm,
dịch vụ hay công nghệ hứa hẹn sẽ trở thành một lực lượng quan trọng góp
phần vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm và
thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế. Tính đến nay, có khoảng 1.800 DNKN,
20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, 21 vườn ươm khởi nghiệp và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, các DNKN luôn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn,
thiếu cơ sở sản xuất, thiếu lao động có chất lượng, thiếu kỹ năng quản trị tài
chính, việc kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy,
Nhà nước cần phải có các cơ chế, chính sách phù hợp đối với các DNKN nhất
là trong điều kiện hội nhập như hiện nay đối với DNKN. Bài viết sau sẽ đi phân
tích thực trạng chính sách tín dụng hiện nay đối với DNKN và từ đó đề xuất
một số kiến nghị khơi thông dòng vốn cho DNKN.
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [53]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
DNKN và thực trạng chính sách tín
dụng dành cho DNKN hiện nay
Theo OECD (2010) và Criscuolo et al
(2014), DNKN có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân do bởi các DNKN có
tính sáng tạo, có thể giúp tạo việc làm, tạo
sản phẩm mới và tăng năng suất lao động.
Theo Acs at al (2009), các DNKN có thể tận
dụng và khai thác những kiến thức mà
những DN đang tồn tại trên thị trường chưa
biết cách sử dụng hoặc có sử dụng nhưng
chưa hiệu quả để kiến tạo nên những thị
trường mới, đặc biệt quan trọng trong các
lĩnh vực cần có chuyên môn cao.
Khái niệm DNKN có thể có nhiều cách
hiểu khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn
như ở Argentina và Brazil, khái niệm
“DNKN” thì được hiểu là những công ty
hoạt động trên nền tảng các công nghệ mới.
Ở Chi Lê thì định nghĩa, DNKN là những
công ty tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Còn Colombia và Peru thì xác định DNKN
căn cứ trên khả năng hoạt động của DN dựa
vào công nghệ thông tin và truyền thông.
Đối với Singapore xác định DNKN có hoạt
động tập trung vào những ngành, lĩnh vực
mà chính phủ đã định hướng có mức tăng
trưởng nhanh như y tế (khoa học sinh hóa),
công nghệ thông tin, công nghệ sáng tạo đổi
mới, ngành công nghiệp bán lẻ, công nghệ
tài chính, lĩnh vực giáo dục (theo hướng đào
tạo chuyên nghiệp). Theo Hiệp hội doanh
nghiệp nhỏ ở Mỹ, khởi nghiệp không chỉ
đơn thuần là thành lập mới, mà DNKN mang
tính chất định hướng công nghệ, có tiền năng
tăng trưởng cao nhưng cũng có nguy cơ rủi
ro cao.
Ở Việt Nam, Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa
năm 2017 đã đưa ra khái niệm DN nhỏ và
vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là DN nhỏ
và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng
trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,
mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng
trưởng nhanh. DNKN có thời gian hoạt động
không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Điều đầu tiên cần trong khởi nghiệp là
tinh (tinh thần), tiếp theo là tài (tri thức) và
cuối cùng khi đủ độ chín, đủ độ tự tin, bắt đầu tìm vốn
để bắt đầu khởi nghiệp (vốn). Đặc điểm lớn nhất của
DNKN là sự sáng tạo, nếu không có sáng tạo thì
DNKN không khác với những DN mới thành lập một
cách truyền thống. Sáng tạo là hoạt động tạo ra thứ gì
đó đồng thời có tính mới và lợi ích. Quan trọng là phải
viết tìm ra cơ hội lớn từ thị trường ngách, những
mảng, lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ chưa ai làm để
cung ứng và phục vụ cho nhu cầu của con người. Khởi
nghiệp không chỉ là khởi nghiệp trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, mà khởi nghiệp ở một phạm trù rộng
lớn hơn, trong nghiều lĩnh vực như ngành nghề như
năng lượng, sản xuất Các DNKN có thể tận dụng
và khai thác những kiến thức mà những DN đang tồn
tại trên thị trường chưa biết cách sử dụng hoặc có sử
dụng nhưng chưa hiệu quả để kiến tạo nên những thị
trường mới, đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực cần
chuyên môn cao.
Như vậy, có thể hiểu DNKN là DN đang trong quá
trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để tạo ra một
loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới hay thực hiện
mô hình kinh doanh mới mà trong xã hội chưa có DN
nào sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ đó hay có mô hình kinh doanh đó.
Theo nghiên cứu của Cvijanovie và Sruk (2008),
vốn cho các DNKN phải trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn
thử nghiệm - khởi nghiệp - mở rộng - tái cấp vốn - bán
một phần DN. Trong giai đoạn đầu, vốn thường từ các
sáng lập viên, bạn bè hay gia đình, khoản vay hay từ
các quỹ đầu tư mạo hiểm hay doanh nghiệp phi tài
chính. Giai đoạn mở rộng vốn do các quỹ mạo hiểm
và quỹ cho vay, giai đoạn mua lại thì vốn cổ phần tư
nhân đóng vai trò quan trọng.
Như vậy có thể thấy, trong quá trình khởi nghiệp,
khó khăn lớn nhất đối với DNKN là vốn. Trong giai
đoạn đầu, vốn của các DNKN thường đến từ các sáng
lập viên, bạn bè, gia đình, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư.
Nguồn vốn này chỉ hỗ trợ được phần nào trong giai
đoạn đầu khởi nghiệp chứ thực sự chưa đủ mạnh để
hỗ trợ được các DNKN phát triển. Việc khó tiếp cận
vốn ngân hàng đã khiến nhiều DNKN mất đi cơ hội
kinh doanh tiềm tàng. Hiện nay, Vệt Nam cũng chưa
có chính sách tín dụng cho cụ thể cho các DNKN, vì
vậy khi đánh giá thực trạng, chúng tôi đã dựa vào
chính sách tín dụng hiện hành dành cho DN vừa và
nhỏ, nhưng là các DN tiên phong trong những lĩnh
vực, ngành nghề mới có sự khác biệt so với DN
thương mại, sản xuất truyền thống, cụ thể như sau:
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [54]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
- Đối với vay vốn ưu đãi: theo nghị định số
75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng xuất khẩu
và quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo
lãnh cho DN vừa và nhỏ, các DN có dự án đầu tư và
tín dụng xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Thực
hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
(ii) Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, có hiệu quả, bảo đảm trả được nợ; (iii) Chủ đầu
tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và
phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các
điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư của Nhà
nước; (iv) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy
định tại Nghị định này và quy định của pháp luật; (v)
Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm
hoạt động hợp pháp ở Việt Nam đối với tài sản hình
thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt
buộc trong suốt thời gian vay vốn; (vi) Thực hiện chế
độ hoạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định
của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được
kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập.
- Đối với bảo lãnh tín dụng: các DNKN là DN nhỏ
và vừa thuộc các ngành công nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo...; đáp ứng đủ
các điều kiện: (i) Dự án đầu tư có hiệu quả, có khả
năng hoàn trả vốn vay; (ii) Có tối thiểu 15% vốn chủ
sở hữu tham gia dự án đầu tư, (iii) Tại thời điểm đề
nghị bảo lãnh, không có nợ xấu tại các tổ chức tín
dụng thì được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh
một phần hoặc toàn bộ khoản vay của DN tại Ngân
hàng thương mại (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự
án) với thời hạn bảo lãnh theo thời hạn vốn.
- Bên cạnh đó, nếu DNKN đáp ứng về quy mô lao
động hoặc nguồn vốn là DN nhỏ và vừa hoặc
đáp ứng các tiêu chí cho vay của Quỹ Đổi
mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Phát
triển DN nhỏ và vừa thì sẽ được vay vốn
ưu đãi từ quỹ này.
Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia thành
lập theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày
05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ và thực
tế đi vào hoạt động từ 8/1/2015 với vốn điều
lệ 1.000 tỷ đồng. Năm 2015, Quỹ đã chi 300
tỷ đồng hỗ trợ không hoàn lại với mức tối đa
là 30% giá trị của dự án, các năm tiếp theo
ngoài việc hỗ trợ không hoàn lại, quỹ cho
vay từ 30-70% tổng kinh phí các hợp đồng
chuyển giao của dự án công nghệ với các
mức ưu lãi suất khác nhau, thấp hơn lãi suất
vay từ các ngân hàng thương mại.
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
quốc gia thành lập theo Nghị định số
122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003. Quỹ cho
vay không lãi suất đối với các dự án ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ được tạo ra trong nước và có
tạo việc làm, thu nhập cho từ 500 lao động
trực tiếp trở lên tại các cùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cho vay
với lãi suất bằng 70% lãi suất cho vay tín
dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời
kỳ đối với các dự án ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
khác; cho vay với lãi suất bằng lãi suất cho
vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng
Trong quá trình khởi nghiệp, khó khăn lớn nhất đối với DNKN là vốn
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [55]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
thời kỳ đối với các dự án ứng dụng, chuyển
giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ đầu tư nước ngoài.
Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa
(SMEDF) thành lập theo quyết định số
601/2013/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ và thực tế đi vào
hoạt động ngày 22/4/2016 với số vốn điều
lệ 2.000 tỷ đồng. Mức cho vay tối đa 70%
tổng vốn đầu tư của dự án, phương án sản
xuất kinh doanh (không bao gồm vốn lưu
động), tối đa 30 tỷ đồng.
- Ngoài ra, theo Luật Khoa học và Công
nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 quy
định “DN ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng
cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất,
chất lượng, sức mạnh của sản phẩm, hàng
hóa được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với
lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay, bảo
lãnh để vay vốn, DN ứng dụng công nghệ
cao được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo
quy định của pháp luật về công nghệ cao.
DN ứng dụng công nghệ là kết quả của
nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong
nước được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại ngân
hàng”. Như vậy, các DNKN ứng dụng và
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu
được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được bảo
lãnh vay vốn.
- Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
cũng như những khuyến khích sử dụng các
quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và của DN để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh
phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử
nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp
hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào DN
đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 35 của Chính
phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm
2020 được ban hành với chỉ đạo trong việc
cho vay như: xây dựng các chương trình vay
vốn lãi suất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục
hành chính, tạo dựng môi trường thuận lợi,
hỗ trợ DNKN, DN đổi mới sáng tạo.
- Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 đã cũng có
những đề cập ưu đãi đến các DNKN trên các khía cạnh
như tiếp cận tín dụng, bảo lãnh tín dụng, góp vốn đầu
tư cho DNKNTuy nhiên, để Luật thực sự hỗ trợ cho
DNKN thì cần phải có các văn bản dưới luật quy định
chi tiết các nội dung hơn nữa.
Như vậy, có thể thấy nhiều chính sách đã được ban
hành để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa nói chung và
DNKN nói riêng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng hiện
nay khó tiếp cận trên góc độ tiếp cận tín dụng, bảo
lãnh tín dụng, góp vốn đầu tư do hầu hết các DNKN
ban đầu đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn nội
sinh ít, tài sản thế chấp vay ngân hàng hầu nhu không
có. Bên cạnh đó, bản chất của ác DNKN đổi mới sáng
tạo là rủi ro cao nên các kênh huy động vốn truyền
thống qua các ngân hàng thương mại rất khó khăn.
Một vài khuyến nghị
Trong thời gian tới, để hỗ trợ cho DNKN phát triển,
cần phải có các chính sách tín dụng cụ thể đối với
DNKN. Xuất phát từ các chính sách tín dụng hiện nay
với các DN nhỏ và vừa, cần phải bổ sung hoặc chỉnh
sửa một số nội dung cho phù hợp với đối tượng là
DNKN.
* Về tiếp cận tín dụng
Thứ nhất: Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa nên có các
văn bản dưới luật quy định chi tiết các nội dung, trong
đó nên có quy định với đối tượng là DNKN. Việc vay
vốn của các DNKN trong giai đoạn trước khi - mới
hình thành (dưới 2 năm) nên dựa trên việc xếp hạng
tín dụng/ tín nhiệm cá nhân thay vì xếp hạng tín dụng
DN. Việc xếp hạng tín dụng cá nhân có thể được thực
thi bởi một tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, hoặc
thông qua hệ thống thông tin tín dụng liên ngân hàng,
từ đó Ngân hàng Nhà nước có thể thành lập tổ chức
tín dụng cá nhân trên từng địa phương. Tiếp theo, việc
xếp hạng tín nhiệm cá nhân có thể được thông qua Ủy
ban nhân dân/ công an quản lý khu vực nơi đăng ký
cư trú của các cá nhân tham gia vào việc hình thành
nên DNKN. Danh sách các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
độc lập của Ngân hàng nhà nước cần được thông bố
thông tin rõ ràng và rộng rãi tới các ngân hàng, các
phòng sở tại các địa phương, các website của các cơ
quan tổ chức có liên quan. Giai đoạn DNKN đã đi vào
hoạt động (từ 2 năm trở lên): thì có thể theo các điều
kiện của DN nhỏ và vừa, tuy nhiên có xem xét đến
yếu tố đổi mới sáng tạo trong các hoạt động của DN
để được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng.
Thứ hai: Các ngân hàng thương mại có thể thiết kế
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [56]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
riêng các gói sản phẩm tín dụng hỗ trợ
DNKN, giảm bớt các điều kiện đánh giá về
năng lực tài chính, tăng thêm các tiêu chí
đánh giá tính khả thi của phương án kinh
doanh nhằm kiểm soát rủi ro, và đặc biệt
không dùng tài sản bảo đảm.
Thứ ba: Nghị định số 75/2011/NĐ-CP
ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư về tín
dụng xuất khẩu cho DN nhỏ và vừa có đưa
ra nhiều điều khoản để yêu cầu DN nhỏ và
vừa thỏa mãn mới được yêu cầu về tín dụng,
tuy nhiên đứng từ góc độ DNKN thì khó có
thể bảo đảm được. Do vậy, đối với các
DNKN, các điều khoản cần được nới lỏng
hơn nữa về kế hoạch kinh doanh hay tỷ lệ
vốn góp của chủ sở hữu. Đối với DNKN, kế
hoạch kinh doanh thường dựa trên các ý
tưởng có yếu tố mới, sáng tạo, thường chưa
có tiền lệ, tiềm ẩn rủi ro cao và thời gian để
hoàn vốn thường dài hơn các dự án thông
thường nên việc đưa ra tiêu chí đánh giá hiệu
quả cần tính đến các vấn đề này. Về tỷ lệ góp
vốn của chủ sở hữu: Ở các dự án thông
thường, DN nhỏ và vừa đòi hỏi là 20%, tuy
nhiên đối với các DNKN, điều này có thể
khó bảo đảm hơn bởi phần lớn trong họ đều
khởi động từ việc phát triển các ý tưởng sáng
tạo chứ không bắt nguồn từ việc đầu tư vốn
kinh doanh như các DN nhỏ và vừa.
* Về bảo lãnh tín dụng
Quỹ bảo lãnh tín dụng cần xem xét thêm
đối tượng thụ hưởng đó là các DNKN và cần
có các tiêu chí để bảo lãnh khác biệt so với
các DN nhỏ và vừa ở chỗ tài sản đảm bảo.
Vì DNKN thường không có tài sản đảm bảo
và nhiều tài sản của DNKN lại là tài sản cố
định vô hình, rất khó có thể xác định được
giá trị của tài sản. Các tiêu chí để bảo lãnh
 ... ủa DNKN.
Ngoài ra, các tiêu chí này cũng có thể được
giảm đi tối thiểu nếu có các bằng phát minh,
sáng chế đã được đăng ký.
* Về thành lập kênh huy động vốn cho
các DNKN
Dựa vào vòng phát triển một DN, kể cả
DN thông thường hay DNKN, có thể thấy
rằng việc huy động vốn cho đối tượng DN ở từng giai
đoạn phát triển phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng
như mức độ phát triển của thị trường tài chính. Các
định chế tài chính khác nhau sẽ sẵn sàng đầu tư vào
các giai đoạn phát triển khác nhau của DN với mức
độ rủi ro khác nhau. Đối với DNKN, ở giai đoạn mới
khởi đầu, các cơ chế cấp vốn như nhà đầu tư thiên
thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư cá nhân hay
Crowd - Funding là phù hợp nhất. Các quỹ đầu tư
mạo hiểm, quỹ đầu tư cá nhân, nhà đầu tư thiên thần
là những công cụ cực kỳ quan trọng để huy động
vốn, đầu tư và hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới,
sáng tạo của những người khởi nghiệp.
Trong thực tế, chưa có văn bản quy phạm pháp luật
nào quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của
các quỹ đầu tư tư nhân, nhà đầu tư thiên thần hoặc các
hoạt động huy động vốn của các DNKN thông qua
cộng đồng Crowd-Funding. Điều này cho thấy, cần có
hành lang pháp lý nhằm khuyến khích, đồng thời kiểm
soát hoạt động của nhóm đối tượng này. Do vậy, trong
thời gian tới, Chính phủ cần:
- Sớm thông qua dự thảo văn bản về Quỹ đầu tư
mạo hiểm, đồng thời sớm soạn thảo các dự thảo quy
định về Quỹ đầu tư tư nhân (Private equity), nhà đầu
tư thiên thần, huy động vốn thông qua hình thức
Crowd - Funding.
- Nghiên cứu xây dựng quỹ đầu tư cho DNKN theo
mô hình hợp tác công tư thuộc Chính phủ nhằm kêu
gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho
các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng.
Quỹ đầu tư này sẽ được đăng ký hoạt động theo mô
Để hỗ trợ cho DNKN phát triển, 
cần phải có các chính sách tín dụng cụ thể
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [57]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
hình công ty đầu tư tài chính và ủy thác đầu
tư. Phần lợi nhuận tạo ra từ nguồn đầu tư của
Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ được sử dụng
để tái đầu tư cho các hoạt động ươm tạo
công nghệ, ươm tạo khởi nghiệp, cũng như
đầu tư trực tiếp cho DNKN tiềm năng.
Bên cạnh đó, dựa trên điều kiện của Việt
Nam còn đang trong giai đoạn phát triển,
thiếu các điều kiện để có thể thành lập được
các sàn giao dịch chứng khoán cho các
DNKN, thì trong giai đoạn trước mắt có thể:
- Thành lập các “chợ tín dụng” có quy
mô nhỏ theo các hình thức sàn giao dịch
chính thức/không chính thức về vốn cho
các dự án về đầu tư đổi mới sáng tạo. Tại
chợ/sàn giao dịch này, bên cần vốn sẽ đưa
các thông tin nhất định về số vốn cần, về
thời gian, dự trù kinh phí và đặc biệt là số
tiền cần trong thời gian, kế hoạch thanh
toán trở lại; bên có vốn có thể thông qua
các lời chào mời này để tìm hiểu về dự
án/DNKN, từ đó có thể tham gia góp vốn
trực tiếp đến DN đang cần vốn.
- Phát triển các hình thức huy động vốn
thông qua mạng lưới kêu gọi vốn đám động
(Crowd-Funding), từ đó thiết lập ra cơ chế
hỗ trợ và kiểm soát hình thức này. Các hình thức huy
động vốn này được áp dụng với các công cụ là công
nghệ thông tin sẽ giúp giảm thiểu chi phí và đưa
DNKN đến bên có vốn. Chính phủ có thể thành lập
mạng lưới các nhà kinh doanh thiên thần, tương tự
như Busines Angels Network ở châu Âu để kết nối
với các nhà kinh doanh có nguồn lực về tài chính,
kinh nghiệm, mạng lưới quan hệ hoạt động và kinh
nghiệm thương trường đến các đối tượng DNKN có
nhu cầu. Việc huy động sức mạnh trí tuệ từ các cá
nhân có tâm, có tiền, có kinh nghiệm ở Việt Nam vẫn
cần vai trò trung gian của Chính phủ.
Trong tương lai xa, có thể nghiên cứu thành lập sàn
giao dịch chứng khoán cho các DNKN. Sàn giao dịch
này dành cho các DNKN vào giai đoạn bắt đầu trưởng
thành, sau 10-15 năm tính từ lúc hình thành. Các
DNKN tham gia sàn giao dịch này cũng phải thỏa mãn
các điều kiện phù hợp với Luật và tình trạng nền kinh
tế Việt Nam, chẳng hạn như tiêu chí về doanh thu. Để
có thể thành lập được sàn giao dịch chứng khoán cho
các DNKN thì yêu cầu cần phải có đủ lượng cung
(DNKN) và cầu (số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp)
tham gia thị trường. Chính vì vậy, Việt Nam cũng cần
phải có các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển
của DNKN và các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong
thời gian tới./.
Tài liệu tham khảo:
1. Asc, Z.et.al. (2009), The knowledge spillover theory of entrepreneurship, Small Business Economics, Vol.32,pp.15-
30.
2. Criscuolo, C; P. Dal and C. Menon (2014), The dynamics of emploument growth; New ecidence from 18 country,
OECD Science, Technology and Industry Policy Papers, No.14, OECD Publishing, Paris, 
http:// dx.doi.org/10.1787/5jz417hj6hg6-en
3. OECD (2010), SMEs, Entrepreneurship and innovation, OECD Publishing, Paris,
http:// dx.doi.org/10.1787/9789264080355-en
4. Diêm thị Thanh Hải, Kinh nghiệm từ châu Âu trong hỗ trợ huy động vốn cho các DNKN và bài học cho Việt Nam,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học 2017, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính.
5. Dự thảo Thông tư về Quỹ đầu tư mạo hiểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Lê Minh Hương (2016), Chính sách tài chính hỗ trợ DNKN ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học 2017, Viện Chiến
lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính.
7. Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017.
8. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13.
9. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
10. Nghị quyết số 35/ NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.
11. Vũ Văn Ninh và Phạm Thị Thanh Hòa (2017), Chính sách tài chính đối với DNKN ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp
Bộ, Bộ Tài chính.
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [58]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 56/2018/TT-BTC
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan
trung ương thực hiện thẩm định. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 10/8/2018.
Theo đó, người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân
đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương thực hiện
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Người nộp
phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm
nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ
chức họp hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức
thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của
tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí
bao gồm: Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường; Các cơ quan được các bộ, cơ quan ngang Bộ
giao thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đối với nhóm dự án được chia thành 6 nhóm, cụ thể như
sau: Nhóm 1- Dự án công trình dân dụng; Nhóm 2 - Dự án
hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông); Nhóm 3 - Dự án
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; Nhóm 4 - Dự
án giao thông; Nhóm 5 - Dự án công nghiệp; Nhóm 6 - Dự
án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các dự án khác
(không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).
Đối với các dự án thuộc từ 2 nhóm trở lên
thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu
cao nhất.
Tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu
được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi
phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu
phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự
toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức
chi ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật./.
DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
quy địNH mới về mứC pHí tHẩm địNH Báo Cáo đáNH giá táC độNg môi trườNg
Luật Quy hoạch được Quốc hội thông
qua tại Kỳ họp thứ 4 sẽ có hiệu lực thi
hành vào đầu năm 2019 đã thay đổi
phương thức quản lý nhà nước theo hướng
nhà nước kiến tạo và phục vụ. 
Luật Quy hoạch cũng nhằm tạo sự
thống nhất trong chỉ đạo điều hành; đổi
mới phương pháp, nội dung quy hoạch theo phương pháp
tích hợp, đa ngành quản lý phát triển một cách đồng bộ,
khắc phục tình trạng chia cắt, cục bộ ngành và tính cát
cứ địa phương. Luật này cũng hướng tới thúc đẩy cải
cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất,
kinh doanh thông qua việc loại bỏ các quy hoạch sản
phẩm đang tồn tại và được xem là giải pháp quan trọng
góp phần bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh công
khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả.
Cụ thể, Luật Quy hoạch đã bãi bỏ các quy hoạch về
đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn
định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm
được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm) đang cản
trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp và người dân; bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm
như: Quy hoạch công nghiệp hóa chất, dược, quy hoạch
kinh doanh thuốc lá, quy hoạch tổng thể các tổ chức hành
nghề công chứng đang tồn tại./.
Bãi Bỏ quy HoạCH sảN pHẩm
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [59]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
39/2018/TT-BTC quy định, hướng dẫn nhiều nội
dung. Trong đó, công tác quản lý, giám sát hàng
hóa xuất nhập khẩu có nhiều đổi mới...
Bộ Tài chính quy định, việc lấy mẫu hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai hải quan có
yêu cầu lấy mẫu sẽ thực hiện đề nghị của mình
thông qua Hệ thống mà không cần phải đến cơ
quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận đề
nghị thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua
Hệ thống. Trường hợp lấy mẫu phục vụ kiểm tra
chuyên ngành và hàng hóa đang trong khu vực giám
sát hải quan thì cơ quan hải quan bố trí lực lượng
giám sát trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. So với
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, tại
Thông tư số 39/2018/TT-BTC, Bộ Tài chính đã cụ
thể hơn đối với quy định đưa hàng về bảo quản,
người khai hải quan cần chứng minh địa điểm bảo
quản là các kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, ngăn cách với
khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên
trạng hàng hóa thông qua các chứng từ quy định cụ
thể. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng bổ sung các quy
định để làm rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc cung cấp
thông tin cho cơ quan hải quan (thông tin về lượng
hàng, thời điểm hàng vào (get in), hàng ra (get out),
vị trí lưu giữ và các thay đổi trong quá trình lưu
giữ). Trường hợp tại khu vực cảng, kho, bãi, địa
điểm đã có kết nối Hệ thống thông tin với cơ quan
Hải quan thì người khai chỉ cần liên hệ với doanh
nghiệp kinh doanh cảng để vận chuyển hàng hóa qua
khu vực giám sát trên cơ sở thông tin về các lô hàng
đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã được cơ quan
hải quan cung cấp qua hệ thống./.
tHêm NHiều đổi mới troNg quảN lý, giám sát HàNg xuất NHập KHẩu
hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu
gửi Cục Kiểm định Hải quan để xác định hàng hóa
nhập khẩu có phải là phế liệu hay không. Theo
thống kê của cơ quan Hải quan, từ 1/1/2017 đến
12/3/2018, cả nước có 928 DN nhập phế liệu, với
49.266 tờ khai. Trong đó, nhóm phế liệu nhựa có
407 DN, với 18.344 tờ khai; phế liệu giấy có 254
DN, với 11.187 tờ khai; phế liệu sắt thép có 369
DN, với 13.114 tờ khai./.
Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các cục
Hải quan các tỉnh thành phố theo đó yêu cầu phế liệu
nhập khẩu bắt buộc phải có mẫu kiểm định.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan chỉ đạo, đối với hàng
hóa khai báo là phế liệu nhập khẩu, khi thực hiện thủ
tục hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải
quan phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định Hải quan để
phân tích, đánh giá đảm bảo lô hàng phế liệu nhập
khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trong
quá trình lấy mẫu, cơ quan hải quan phải chụp ảnh
thực tế hàng hóa nhập khẩu để lưu hồ sơ phục vụ công
tác thanh tra, kiểm tra. Đối với hàng hóa khai báo là
hàng đã qua sử dụng, không phân biệt mục đích sử
dụng và có tên hàng, mã số hàng hóa không thuộc Phụ
lục Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo
Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, có nghi vấn là phế liệu (ví dụ như: bao vì, màng
nhựa, dây đai, bao jumbo, đồ nhựa, lưới đánh cá)
đã qua sử dụng khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục
HàNg HóA là pHế liệu NHập KHẩu BuộC pHải Có mẫu Kiểm địNH
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2018 [60]
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-
CP trong đó quy định rõ việc kiểm dịch y tế đối với
hàng hóa. Theo quy định, hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp
hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện,
hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy
sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. 
Cụ thể, đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế phải
khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 4 và
giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương
tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không
theo Mẫu số 9 theo Nghị định này cho tổ chức kiểm
dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa
quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất
khẩu, quá cảnh. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường
thủy, người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao
bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị
định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 và giấy chứng
nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu
thuyền theo Mẫu số 10 theo Nghị định này (nếu có) cho
tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông
tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa
dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Nghị định nêu rõ, kiểm dịch viên y tế sẽ
thực hiện kiểm tra giấy tờ, kiểm tra thực tế đối
với hàng hóa có yếu tố nguy cơ sau: 1- Hàng
hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có
ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ
Y tế có yêu cầu phải giám sát; 2- Hàng hóa
mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung
gian truyền bệnh truyền nhiễm; 3- Hàng hóa
vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy
cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị
định này; 4- Hàng hóa có thông báo của cơ
quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm./.
quy địNH Kiểm dịCH y tế đối với HàNg HóA
nhâp̣ khâủ được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình
hình phát triển và các quy định khác của pháp luật
theo từng thời kì.
Linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã
qua sử dụng của các loại sản phẩm thuộc Danh mục
cấm nhập khẩu cũng bị cấm nhập khẩu. Sản phẩm
công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm đã qua
sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện và các
công đoaṇ khác đê ̉phục hồi chức năng, hình thức
tương đương sản phẩm mới; có nhãn hiệu bằng
tiếng Việt ghi rõ sản phâm̉ tân trang, hoặc bằng
tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương đương; có chế
độ bảo hành như sản phẩm mới. Việc nhập khẩu
các sản phẩm công nghệ thông tin tân trang áp dụng
quy định như đối với sản phẩm đã qua sử dụng tại
Thông tư này./.
Đây là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền
thông tại dự thảo Thông tư ban hành Danh mục
sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
cấm nhập khẩu. Theo dự thảo, danh mục câḿ
đề xuất sảN pHẩm CôNg NgHệ tHôNg tiN đã quA sử dụNg Cấm NHập KHẩu
Nguồn: Khoa học phổ thông, Tạp chí KH&CN, Tạp chí Hoạt động khoa học, Tạp chí Tài chính, NASATI
Tòa soạn Tạp chí (Tổng hợp)

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tin_dung_cho_doanh_nghiep_khoi_nghiep.pdf