Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian gần đây đang phát triển nhanh chóng với động

lực chính đến từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư. Với

vai trò thiết kế và thực thi pháp luật, Chính phủ là tác nhân có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hệ sinh

thái khởi nghiệp và một trong những công cụ để Chính phủ tác động đến hệ sinh thái khởi nghiệp

chính là hệ thống chính sách thuế. Bài viết khái quát hệ thống những quy định về chính sách thuế

hiện đang áp dụng đối với các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp, phân tích và đưa ra những đề

xuất nhằm điều chỉnh chính sách thuế với mục đích giúp cho Chính phủ trở thành tác nhân thực sự

hiệu quả trong việc thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.

pdf 4 trang phuongnguyen 260
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
17
các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa 
các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), 
tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, 
nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng) và 
các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan 
nhà nước, các quỹ đầu tư công) và tiến trình 
khởi nghiệp (tỷ lệ thành lập doanh nghiệp (DN), số 
lượng DN có tỷ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà 
khởi nghiệp) tác động trực tiếp đến môi trường 
khởi nghiệp tại địa phương”. 
Theo các cách định nghĩa trên, chủ thể của hệ 
sinh thái khởi nghiệp gồm có 03 nhóm sau: 
Nhóm 1: Các DN khởi nghiệp.
Nhóm 2: Nhóm các đối tượng hỗ trợ khởi nghiệp, 
bao gồm: Chính phủ, các trường đại học, viện 
nghiên cứu, các tổ chức ươm mầm, các chuyên gia 
cố vấn.
Nhóm 3: Nhóm các nhà đầu tư cho khởi nghiệp, 
bao gồm: các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư 
“thiên thần”, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh. 
Trong đó, khác với DN khởi nghiệp thông thường 
- được định nghĩa như một DN mới thành lập, theo 
Wikimedia, một DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
(start-up) là một DN mới nổi, có tốc độ phát triển 
nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách phát 
triển một mô hình kinh doanh hiệu quả với những 
sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc nền tảng sáng tạo. 
Chính sách thuế với hệ sinh thái khởi nghiệp 
ở việt nam hiện nay
Mặc dù hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam 
hiện nay chưa có quy định riêng cho các chủ thể 
hệ sinh thái khởi nghiệp 
và các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp được hiểu là các điều 
kiện, môi trường trong đó các cá nhân, tổ chức, 
doanh nghiệp và xã hội đến với nhau để thúc đẩy 
sự thịnh vượng và phồn vinh của nền kinh tế (WEF - 
2014). Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 
định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp là “tổng hợp 
CHíNH sáCH THuẾ ĐốI VớI 
Hệ sINH THáI KHởI NGHIệP ở VIệT NAM
PGs.,Ts. lý PHƯƠNG DuYêN - Học viện Tài chính *
Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian gần đây đang phát triển nhanh chóng với động 
lực chính đến từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư. Với 
vai trò thiết kế và thực thi pháp luật, Chính phủ là tác nhân có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hệ sinh 
thái khởi nghiệp và một trong những công cụ để Chính phủ tác động đến hệ sinh thái khởi nghiệp 
chính là hệ thống chính sách thuế. Bài viết khái quát hệ thống những quy định về chính sách thuế 
hiện đang áp dụng đối với các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp, phân tích và đưa ra những đề 
xuất nhằm điều chỉnh chính sách thuế với mục đích giúp cho Chính phủ trở thành tác nhân thực sự 
hiệu quả trong việc thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam. 
Từ khóa: Chính sách thuế, hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, thuế thu nhập cá nhân 
The business startup ecosystem in Vietnam has 
recently been developed fast with the major forces 
from the startup incubators, business startups 
and investors. With the role of designing 
and implementing laws and regulations, the 
Government is the most important factor to the 
startup ecosystem and one of its moderation 
instruments to impact startup ecosystem is 
the tax policy. This paper summarizes the 
regulations of taxation applicable to the entities 
of startup ecosystem, analyzes and recommends 
solutions to adjust the tax policy to help turn the 
Government into the real factor in promoting 
and developing startup ecosystem in Vietnam.
Keywords: Tax policy, startup ecosystem, business startup, 
income tax
Ngày nhận bài: 13/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/3/2018 
Ngày duyệt đăng: 3/4/2018
*Email: lyphuongduyen@gmail.com
18
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
trong hệ sinh thái khởi nghiệp nhưng có thể thấy 
trong các văn bản pháp luật về thuế đã có những 
quy định mà các chủ thể có thể áp dụng như sau: 
Thứ nhất, chính sách thuế đối với các DN khởi nghiệp.
Đối với các DN khởi nghiệp có thể áp dụng một 
số quy định sau: 
- Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 
(TNDN) thấp đối với DN mới thành lập từ dự án 
đầu tư: Theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi 
hành thuế TNDN: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời 
gian 15 năm đối với thu nhập của DN từ thực hiện dự 
án đầu tư mới, bao gồm: Thu nhập của DN từ thực 
hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nghiên cứu 
khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công 
nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu 
tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công 
nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo DN công 
nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ 
cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát 
triển; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo 
công nghệ cao, ươm tạo DN công nghệ cao; đầu tư 
phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống 
cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng 
không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công 
trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ 
tướng Chính phủ quyết định...
DN thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh 
vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân 
thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn 
được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp tính trên 
phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
- Miễn thuế đối với một số khoản thu nhập: Thu 
nhập nhận được từ việc thực hiện hợp đồng nghiên 
cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định 
của pháp luật về khoa học và công nghệ được miễn 
thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng, nhưng tối 
đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh 
thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và 
phát triển công nghệ; Thu nhập từ bán sản phẩm 
làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở 
Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng 
dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ được miễn 
thuế tối đa không quá 05 năm kể từ ngày có doanh 
thu từ bán sản phẩm; Thu nhập từ bán sản phẩm 
sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử 
nghiệm theo quy định của pháp luật. 
- Cho phép DN được trích tối đa 10% thu nhập 
tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học 
và công nghệ của DN. 
Thứ hai, chính sách thuế đối với nhà đầu tư vào DN 
khởi nghiệp.
Các quy định về chính sách thuế đối với nhà đầu 
tư khi đầu tư vào DN khởi nghiệp hiện được quy 
định cũng giống như đầu tư vào các DN. Cụ thể: 
- Đối với nhà đầu tư tổ chức: Khi chuyển nhượng 
vốn sẽ phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20% đối 
với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Đối với nhà đầu tư cá nhân: Nếu là cá nhân cư 
trú khi chuyển nhượng vốn sẽ nộp thuế thu nhập 
cá nhân (TNCN) đối với thu nhập nhận được từ 
chuyển nhượng vốn với thuế suất 20% tính trên thu 
nhập từ chuyển nhượng vốn góp. Đối với thu nhập 
từ chuyển nhượng chứng khoán, thuế thu nhập cá 
nhân được tính theo tỷ lệ 0,1% tính trên giá chuyển 
nhượng chứng khoán từng lần.
Nếu là cá nhân không cư trú, khi chuyển nhượng 
vốn hoặc chuyển nhượng chứng khoán, sẽ nộp thuế 
TNCN với tỷ lệ 0,1% tính trên giá chuyển nhượng 
vốn hoặc chuyển nhượng chứng khoán theo từng 
lần phát sinh thu nhập.
Thứ ba, đối với tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
DN khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp là một 
vấn đề mới và được Nhà nước đặc biệt quan tâm 
trong những năm gần đây. Khái niệm hỗ trợ DN 
khởi nghiệp chính thức được đề cập đến trong 
Quyết định Số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ ban hành ngày 18/05/2016 phê duyệt Đề án 
“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
quốc gia đến năm 2025”. Đề án đã đưa ra quy định 
cần phải có “Cơ chế thuế, tài chính đặc thù đối với 
tổ chức và cá nhân có hoạt động khởi nghiệp đổi 
mới sáng tạo hoặc đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới 
sáng tạo được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu 
đãi thuế đối với DN khoa học và công nghệ”. Tuy 
nhiên, trong Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa mặc dù có 
đề cập đến việc hỗ trợ thuế và kế toán cho DN nhỏ 
và vừa (Điều 10) nhưng chỉ quy định chung, chưa 
có quy định cụ thể là hỗ trợ như thế nào.
Tương tự, khái niệm về nhà đầu tư “thiên 
thần”, nhà đầu tư mạo hiểm cũng mới được đề 
cập trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc 
thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ 
đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo. Riêng 
đối với các Quỹ đầu tư mạo hiểm, đến nay vẫn 
chưa có các quy định riêng về thuế nhằm khuyến 
hiện nay các doanh nghiệp khởi nghiệp áp 
dụng thuế suất thuế tndn phổ thông như 
các dn khác: 20%. việc ưu đãi thuế suất 10% 
hay miễn thuế tndn đối với thu nhập từ các 
hoạt động thuộc một số ngành nghề, lĩnh 
vực được ưu đãi cũng giống như bất kỳ dn 
nào mới thành lập từ dự án đầu tư mới.
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
19
khích hoạt động đầu tư mạo hiểm. Vậy nên các 
nhà đầu tư cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp, khi 
thoái vốn, họ sẽ bị thu thuế cao cho khoản đầu tư 
có lời và không được tính theo phương pháp bù 
trừ cho các đầu tư lỗ. Trong khi đó, do tính chất 
của hoạt động đầu tư mạo hiểm, tỷ lệ thành công 
chỉ chiếm khoảng 3%-10%. 
Đối với vườn ươm, hiện tại Việt Nam mới chỉ thí 
điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 
Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn 
Quốc tại TP. Cần Thơ, chưa áp dụng mở rộng cho 
tất cả các đối tượng là vườn ươm chung. Cơ chế, 
chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ 
công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ 
quy định cụ thể như sau: 
- Miễn thuế nhập khẩu các hàng hóa là máy móc, 
thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong 
nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước 
chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa 
học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công 
nghệ của DN nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt 
động ươm tạo công nghệ tại vườn ươm. 
- Thuế TNDN của các DN thực hiện dự án đầu 
tư mới ươm tạo công nghệ cao trong các lĩnh vực 
tại vườn ươm hoặc TNDN từ thực hiện dự án đầu 
tư mới ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục 
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển (theo 
quy định của Luật Công nghệ cao), được áp dụng 
mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, 
miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp 
trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng 
(GTGT), thuế TNCN, giá thuê đất cũng có nhiều ưu 
đãi cho các DN mới thành lập và hoạt động trong 
lĩnh vực công nghệ.
Bên cạnh các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển 
trên, thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn một số vấn 
đề còn tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức 
hỗ trợ DN khởi nghiệp phát triển như sau:
Thứ nhất, chưa có một chính sách đặc thù đối với 
các DN khởi nghiệp nói chung, quy định về chính 
sách thuế đối với DN khởi nghiệp nói riêng. Hiện 
nay, mới chỉ có Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa được 
ban hành vào năm 2017 và Nghị định số 39/2018 
ngày 11/3/2018 Quy định chi tiết Luật Hỗ trợ DN 
nhỏ và vừa. Mặc dù, trong Luật Hỗ trợ DN nhỏ và 
vừa quy định về việc hỗ trợ thuế, kế toán cho DN 
nhỏ và vừa nhưng chưa có quy định nào đối với DN 
khởi nghiệp, ngay cả Nghị định số 39/2018/NĐ-CP 
cũng chưa đề cập tới vấn đề này. Các quy định về 
các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng chưa chính thức ban 
hành. Mặc dù Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 
11/3/2018 quy định chi tiết về việc đầu tư cho DN 
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhưng cũng chưa 
có quy định cụ thể về nghĩa vụ của các nhà đầu tư. 
Thứ hai, chính sách thuế chưa có sự phân biệt 
theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các DN khởi 
nghiệp. Cụ thể: Hiện nay, các DN khởi nghiệp áp 
dụng thuế suất thuế TNDN phổ thông như các DN 
khác là 20%. Việc ưu đãi thuế suất 10% hay miễn 
thuế TNDN đối với thu nhập từ các hoạt động 
thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi 
cũng giống như bất kỳ DN nào mới thành lập từ 
dự án đầu tư mới.
Thứ ba, hiện chưa có quy định chính sách thuế 
phân biệt đối với nhà đầu tư vào DN khởi nghiệp khi 
chuyển nhượng vốn. Chính sách thuế hiện quy định 
đánh thuế đối với từng lần chuyển nhượng vốn, từng 
lần chuyển nhượng chứng khoán đối với việc đầu tư 
vào bất kỳ DN nào sau đó chuyển nhượng vốn. Việc 
đầu tư vào các DN này có độ rủi ro cao, chính sách 
thuế chưa cho phép nhà đầu tư thực hiện biện pháp 
bù trừ lỗ. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc 
thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài 
nước vào các DN khởi nghiệp.
Hơn nữa, quy định về thuế TNCN đối với các nhà 
đầu tư cá nhân cho hoạt động khởi nghiệp cũng vẫn 
áp dụng các quy định chung cho cá nhân có thu nhập. 
Thứ tư, cơ chế chính sách đặc thù cho vườn ươm 
DN mới đang trong giai đoạn áp dụng thí điểm, 
chưa được áp dụng mở rộng cho tất cả mọi đối 
tượng áp dụng. 
điều chỉnh chính sách thuế 
hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Trước hết, cần xây dựng một chính sách đặc thù cho 
DN khởi nghiệp và các chủ thể trong hệ sinh thái khởi 
nghiệp. Trong đó, cần có các tiêu thức xác định thế nào 
là một DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để phân biệt 
với các DN khởi nghiệp chung, từ đó có các ưu tiên về 
nguồn lực và các biện pháp hỗ trợ thích hợp. 
Tiếp đến, cần có những quy định cụ thể, chi tiết 
hơn về chính sách thuế đối với các chủ thể trong 
hệ sinh thái khởi nghiệp theo hướng có tính chất 
đặc thù hơn, ưu đãi hơn. Để hỗ trợ các DN khởi 
nghiệp, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp 
hỗ trợ trực tiếp thông qua việc cấp vốn cho các DN 
khởi nghiệp hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua việc 
chi tiêu thuế. Việc cấp vốn trực tiếp cho DN khởi 
nghiệp có thể được thực hiện thông qua Quỹ hỗ trợ 
công nghệ quốc gia. Tuy nhiên, các thống kê cho 
thấy, hiện nay có rất ít DN nhận được hỗ trợ từ Quỹ 
hỗ trợ công nghệ quốc gia. Vì vậy, các biện pháp hỗ 
trợ gián tiếp cho các nhà đầu tư, các đối tượng hỗ 
trợ DN khởi nghiệp và các biện pháp chi tiêu thuế 
20
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
(Miễn giảm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước) sẽ 
là biện pháp hiệu quả hơn. 
Với tính chất là các cơ chế, cách thức can thiệp từ 
góc độ Nhà nước để giúp đỡ và qua đó thúc đẩy sự 
phát triển của các start-up, những biện pháp hỗ trợ 
mà Chính phủ đã hoặc đang thực hiện đều tập trung 
vào việc giúp giải quyết hoặc xử lý các vướng mắc, 
khó khăn, hạn chế của startup. Các biện pháp hỗ trợ 
về thuế đối với DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có 
thể được chia thành các nhóm chủ yếu sau đây: 
Đối với các DN khởi nghiệp, các start-up: Các DN 
khởi nghiệp trong thời gian đầu hoạt động có thể 
chưa có doanh thu, thu nhập. Vì vậy, nên áp dụng 
có mức ưu đãi thuế cao hơn so với các DN khác 
như: Cho phép miễn thuế trong thời gian 5 năm 
đầu hoạt động và áp dụng thuế suất thuế TNDN 
10% trong thời gian dài hơn so với thời hạn 15 
năm mức ưu đãi hiện đang áp dụng với các DN 
khác. Đồng thời, có thể cho phép chuyển lỗ không 
giới hạn thời gian thay vì 5 năm như hiện nay để 
đảm bảo hỗ trợ tối đa cho DN khởi nghiệp. 
Đối với các đối tượng hỗ trợ DN khởi nghiệp (các 
trường đại học, viện nghiên cứu, vườn ươm): Ban hành 
quy định về chính sách tài chính nói chung, chính 
sách thuế nói riêng có tính chất đặc thù đối với 
nhóm đối tượng này. Có thể vận dụng những kết 
quả đạt được từ việc thí điểm đối với vườn ươm tại 
Cần Thơ để phát triển cho tất cả các vườn ươm trên 
toàn quốc, cụ thể: 
- Miễn thuế nhập khẩu các hàng hóa là máy móc, 
thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong 
nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước 
chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa 
học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công 
nghệ của DN nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt 
động ươm tạo công nghệ tại vườn ươm. 
- Áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời 
hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế 
phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các DN 
thực hiện dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ cao 
trong các lĩnh vực tại vườn ươm, hoặc TNDN từ 
thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ 
cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên 
đầu tư phát triển mà được ươm tạo thành công tại 
Vườn ươm được áp dụng. 
- Áp dụng quy định về việc giảm thuế TNCN 
cho các chuyên gia làm việc tại vườn ươm như 
đối với các cá nhân làm việc trong các khu kinh 
tế hiện nay. 
Đối với các nhà đầu tư khởi nghiệp: Chính sách cần 
được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các nhà 
đầu tư khởi nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, cần 
ban hành quy định về đầu tư mạo hiểm bên cạnh 
việc quy định về đầu tư cho các DN nhỏ và vừa 
khởi nghiệp sáng tạo như Nghị định số 38/2018/
NĐ-CP. Trong đó, cần chỉ rõ nghĩa vụ thuế của các 
nhà đầu tư này khi thực hiện đầu tư cũng như khi 
chuyển nhượng vốn. Nên đưa ra những quy định 
về giảm thuế TNDN (đối với các nhà đầu tư là DN) 
hoặc thuế TNCN (đối với các cá nhân đầu tư) trong 
trường hợp có thu nhập từ đầu tư hoặc chuyển 
nhượng vốn. Đồng thời, có thể cho phép bù trừ số 
lỗ của dự án đầu tư cho khởi nghiệp với các dự án 
khác để giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư, khuyến 
khích các nhà đầu tư bỏ vốn cho DN khởi nghiệp. 
Ngoài ra, cần có những quy định về thủ tục hành 
chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định 
của pháp luật về thuế, kế toán. Việc đăng ký thuế 
hiện đã được thực hiện qua mạng internet, tuy nhiên, 
để đơn giản cho các DN khởi nghiệp, có thể quy định 
các DN khởi nghiệp trong 5 năm đầu nếu chưa có 
doanh thu có thể khai thuế GTGT 6 tháng một lần.
Bên cạnh việc ban hành các chính sách đối với 
các nhà đầu tư nêu trên, các nghiên cứu chẩn đoán 
và thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới (kể cả đã 
phát triển và đang phát triển) cho thấy, các DN khởi 
nghiệp tận dụng được rất ít từ các khoản đầu tư, đặc 
biệt là các khoản đầu tư ngoài vốn tự có của chính 
các sáng lập viên hoặc người thân; trong cơ cấu vốn, 
phần vốn vay của DN khởi nghiệp lớn hơn nhiều 
so với phần vốn đầu tư; các DN khởi nghiệp khó 
tiếp cận vốn vay hơn là các DN nhỏ và vừa truyền 
thống và rất hiếm các DN khởi nghiệp có thể dùng 
tài sản sở hữu trí tuệ của mình để thế chấp/bảo lãnh 
vay vốn. Do đó, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ để 
DN khởi nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn đầu 
tư, OECD khuyến nghị các Chính phủ cũng nên tập 
trung vào các biện pháp hỗ trợ để DN khởi nghiệp 
có thể tiếp cận các khoản vay tín dụng tốt hơn. 
 Tài liệu tham khảo:
1. VCCI, 2017, Báo cáo Nghiên cứu” Cơ chế hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo - 
kinh nghiệm quốc tế - đề xuất giải pháp cho Việt Nam”;
2. VCCI và USAID, 2017, Việt Nam - Đất lành cho khởi nghiệp - Tại sao không?
3. Lê Minh Hương, (2017), Chính sách tài chính hỗ trợ DN khởi nghiệp: Kinh 
nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc 
gia số 176 (2/2017);
4. Dan Isenberg, How entrerpreneurship eccosystems are stimulating 
economic growth aroud the world;
5. Christian Keuschnigs and Soren Bo Nielsen (February, 2002), Start-ups, 
Venture Capitalists, and the Capital Gains Tax, Centre for Economic Policy 
Research (CEPR) the Center for Economic Studies (CESifo), University of Munich; 
6. Susan C.Morse and Eric J.Allen (2016), Innovation and Taxation at Start-up 
Firms, Tax Policy Center (TPC), Tax Law Review, Vol 69 No. 3 (p357 – p388).

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thue_doi_voi_he_sinh_thai_khoi_nghiep_o_viet_nam.pdf