Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững

Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu chính sách pháp luật về sự phát triển bền vững, tác giả đã làm sáng tỏ sự cần

thiết của việc bảo đảm sự ổn định của các lợi ích xã hội, mối quan hệ giữa phát triển bền vững và đồng

thuận xã hội, trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo vệ quyền con người, cũng như vai trò của Nhà nước pháp

quyền và các điều kiện kinh tế - xã hội của đồng thuận xã hội.

pdf 8 trang phuongnguyen 9440
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững

Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 
69 
Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững 
Đào Trí Úc** 
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 23 tháng 02 năm 2011 
Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu chính sách pháp luật về sự phát triển bền vững, tác giả đã làm sáng tỏ sự cần 
thiết của việc bảo đảm sự ổn định của các lợi ích xã hội, mối quan hệ giữa phát triển bền vững và đồng 
thuận xã hội, trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo vệ quyền con người, cũng như vai trò của Nhà nước pháp 
quyền và các điều kiện kinh tế - xã hội của đồng thuận xã hội. 
1. Đặt vấn đề* 
Ủy ban Thế giới vì Môi trường và Phát triển 
(WCED) đã đưa ra một định nghĩa như sau về 
“phát triển bền vững”: “Phát triển bền vững là sự 
phát triển để đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà 
không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu 
của các thế hệ tương lai”. Ủy ban này cho rằng, có 
thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững bằng 
cách chuyển giao một cách hợp lý các công nghệ, 
xây dựng năng lực về khoa học và quản lý, đồng 
thời với việc sử dụng một cách đúng đắn các nguồn 
tài nguyên; tất cả các quốc gia khi sử dụng tài 
nguyên và các nguồn lực để phát triển cần phải tính 
đến việc duy trì hay đồng thời tạo nên một nguồn 
tài nguyên để đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ 
tương lai. Điều đó cũng có nghĩa là phải cải thiện 
cuộc sống của con người trong phạm vi khả năng 
chịu đựng được của hệ sinh thái. Sự phát triển bền 
vững có khả năng tạo nên một nền kinh tế bền 
vững và từ đó hình thành một xã hội bền vững. Xã 
hội bền vững là xã hội mà trong đó lối sống được 
xây dựng trên nền tảng của 9 nguyên tắc căn bản 
sau đây: 
______ 
* ĐT: 84-903469393. 
 E-mail: ucbich@yahoo.com 
1) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng 
đồng; 
2) Cải thiện chất lượng cuộc sống con người; 
3) Bảo vệ sự sống và tính đa dạng sinh học; 
4) Hạn chế đến mức thấp nhất khả năng giảm 
các nguồn tài nguyên không tái tạo được; 
5) Giữ vững việc khai thác và sử dụng tài 
nguyên trong khả năng chịu đựng của Trái Đất; 
6) Thay đổi thái độ và thói quen sống hoang 
phí của mọi người; 
7) Cho phép các cộng đồng tự quản lấy môi 
trường của mình; 
8) Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, 
thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; 
9) Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu. 
Từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX, phát 
triển bền vững đã trở thành sự nghiệp chung của 
toàn thế giới, là mục tiêu phấn đấu của tất cả các 
quốc gia trên hành tinh của chúng ta. Đã có rất 
nhiều quốc gia xây dựng các kế hoạch phát triển 
bền vững cho quốc gia mình trên 9 nguyên tắc cơ 
bản nêu trên. 
Như vậy, hạt nhân quan trọng của phát triển bền 
vững được hình thành và củng cố trên nền tảng một 
nền kinh tế phát triển bền vững được xác lập và phát 
Đ.T. Úc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 70 
triển trên nền tảng lợi ích của mọi người với ý thức 
về bảo vệ và củng cố các nguồn lực phát triển. 
Nhìn nhận mối liên hệ giữa pháp luật với yêu 
cầu chủ đạo nhất của mục tiêu cho thấy rõ vai trò 
điều chỉnh rất quan trọng của pháp luật đối với sự 
phát triển một xã hội bền vững. Trong mối liên hệ 
đó pháp luật đóng vai trò là công cụ điều chỉnh các 
mối quan hệ xã hội mà yếu tố cốt lõi là các mối 
quan hệ về lợi ích. Nói khác đi, đây là quá trình 
chuyển tải các nhu cầu đa dạng về lợi ích của xã 
hội bằng các phương tiện pháp lý: các nguyên tắc 
của pháp luật, các quy định của pháp luật, việc áp 
dụng và thực hiện pháp luật. Toàn bộ quá trình đó 
có khả năng làm cầu nối quan trọng cho việc đạt tới 
các mục tiêu phát triển bền vững, hình thành và 
củng cố các mối liên hệ bền vững của xã hội. 
Tuy nhiên, khả năng đó của pháp luật có thể 
hiện thực hóa được hay không là phụ thuộc vào 
khả năng phản ánh và ghi nhận các lợi ích xã hội. 
Và đây thực sự không phải là một điều đơn giản vì 
các lợi ích xã hội là đa dạng, khác nhau và có khi 
đối lập nhau. Vì vậy, từ việc hình thành các nguyên 
tắc pháp lý, đưa ra các quy định của pháp luật, sử 
dụng các nguồn của pháp luật cho đến việc áp 
dụng, thực hiện pháp luật được đặt trên những 
quan điểm xã hội rõ ràng, nhất quán. Đó là chính 
sách pháp luật vì sự phát triển xã hội bền vững. 
Chính sách đó được đặt trên hai trụ cột quan trọng 
là bảo đảm sự ổn định các lợi ích xã hội trong quá 
trình hoạch định chính sách và pháp luật nhằm tạo 
sự đồng thuận xã hội và dân chủ hóa quá trình 
hoạch định chính sách và pháp luật. 
2. Bảo đảm sự ổn định các lợi ích xã hội 
Ở bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ lúc nào pháp 
luật cũng là cái vỏ bọc cần thiết chứa đựng các lợi 
ích của con người được tập hợp trong những cộng 
đồng xã hội như giai cấp, tầng lớp, xã hội, cộng 
đồng cư dân, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính; v.v 
Pháp luật có thể ghi nhận lợi ích của đa số, của 
mọi người, hoặc chỉ của một thiểu số nào đó trong 
xã hội; có thế phản ánh được sự đa dạng của các 
nhóm lợi ích cụ thể hay chỉ là lợi ích bình quân. 
Thực tiễn và lịch sử luôn cho thấy điều đó, và vì 
vậy phạm vi của các lợi ích xã hội được pháp luật 
thừa nhận (ghi nhận và bảo vệ) luôn tiềm ẩn những 
nghịch lý giữa cái hợp pháp và cái không hợp 
pháp. Trong số những lợi ích được pháp luật thừa 
nhận có thể vì những lý do khác nhau vẫn là những 
lợi ích không mang tính đại diện đầy đủ cho các lợi 
ích xã hội và do đó làm phát sinh vấn đề về tính 
chính đáng của pháp luật, mà hệ lụy của nó là sự 
bất tuân pháp luật từ phía các nhóm xã hội này hay 
bộ phận xã hội khác. Đồng thời, trong số các lợi 
ích chưa hoặc không được pháp luật thừa nhận, ghi 
nhận và bảo vệ lại vẫn có thể tiềm ẩn những lợi ích 
mà xét về thực chất khách quan là hợp pháp, hoặc 
chính đáng nhưng vì chưa được pháp luật ghi nhận 
mà không thể chính thức được coi là hợp pháp. Đó 
là phạm trù tính chính đáng của những lợi ích nằm 
ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Đương 
nhiên là các chủ thể của những lợi ích đó luôn thể 
hiện sự không hài lòng, thậm chí là sự phản kháng 
đối với các quy định hiện hành của pháp luật vì đã 
đặt lợi ích của họ ra ngoài phạm vi bảo vệ của pháp 
luật. 
Thực tiễn lập pháp cho thấy rằng, sự điều 
chỉnh của pháp luật và chính sách sai cũng có thể là 
nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn xã hội. Vì vậy, bảo 
đảm sự ổn định các lợi ích xã hội phải bắt đầu từ sự 
loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh 
pháp luật không chính xác, không đầy đủ đối với các 
nhóm lợi ích xã hội. Có thể nêu những trường hợp 
phản ánh thiếu xác thực các lợi ích xã hội sau đây: 
- Do nhà làm luật không thừa nhận nhóm lợi 
ích A hay B nào đó là lợi ích hợp pháp; 
- Lợi ích hợp pháp tuy được phát hiện được 
xác nhận nhưng do các khiếm khuyết của cơ chế 
hoạch định chính sách và pháp luật mà bị bỏ qua; 
- Lợi ích hợp pháp được pháp luật thừa nhận, 
ghi nhận nhưng không có cơ chế thực hiện hoặc có 
những cơ chế cản trở thực hiện chúng; 
- Do thái độ vô trách nhiệm hoặc sự vô cảm 
của những người thi hành pháp luật mà các lợi ích 
hợp pháp đã không được thực hiện trên thực tế; 
- Lợi ích hợp pháp bị những lợi ích bất hợp 
pháp lấn lướt, qua mặt. 
Thực tiễn lịch sử phát triển xã hội loài người đã 
chỉ ra rằng, sự đấu tranh giữa các lợi ích là khách 
Đ.T. Úc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 71 
quan và đồng thời là động lực phát triển của xã hội 
và chính quy luật của sự đấu tranh đó tự nó sẽ vạch 
đường cho một điểm dừng hợp lý - điểm giao thoa 
của các lợi ích. Nắm bắt được quy luật đo trong 
quá trình hoạch định chính sách và pháp luật là 
nghệ thuật và trách nhiệm của các trung tâm hoạch 
định chính sách và pháp luật. 
Như vậy, vai trò tạo sự phát triển bền vững của 
pháp luật chính là ở khả năng của pháp luật trong 
việc tạo môi trường xã hội bền vững và ổn định 
thông qua cơ chế phản ánh lợi ích xã hội vào trong 
pháp luật và trên cơ sở một trật tự pháp lý bền 
vững cho một trật tự xã hội bền vững. 
Trong trật tự pháp lý đó cần đặc biệt xác định 
vai trò chủ đạo của Hiến pháp, bởi vì chỉ có Hiến 
pháp mới có thiên chức và khả năng kết nối các lợi 
ích xã hội, tạo nên một trật tự hiến định theo đó sự 
đồng thuận, giao thoa lợi ích trên nền tảng pháp 
quyền là điểm mấu chốt làm nên vị trí tối thượng 
và thiêng liêng của Hiến pháp và sự cần thiết phải 
tôn trọng Hiến pháp trong đời sống xã hội và hiện 
thực chính trị. Về mặt pháp lý, bản thân các quy 
định mang tính cơ bản và nền tảng của Hiến pháp, 
những yêu cầu chặt chẽ của quá trình sửa đổi Hiến 
pháp; v.v... là điều kiện cho một trật tự pháp lý ổn 
định. Về mặt thực tiễn, sự bền vững của trật tự hiến 
định là nền tảng cho sự vận hành một xã hội ổn 
định - xã hội của các quan hệ bình đẳng, tự do giữa 
các chủ thể trong các quan hệ kinh tế, chính trị, xã 
hội. Sự ổn định phát triển bền vững của xã hội 
đồng thuận là yếu tố không thế thiếu được cho sự 
vận hành ổn định cả hệ thống chính trị trên cơ sở 
sự thừa nhận, sự ủng hộ của các lực lượng xã hội, 
loại bỏ đến mức thấp nhất những yếu tố phủ định 
hoặc chống đối trật tự hiện hữu. Giữa hai mặt của 
Hiến pháp - mặt pháp lý và mặt thực tiễn hay là 
hiện thực của chủ nghĩa lập hiến phải tạo được sự 
tương thích, mặc dù đó là điều khó nhất của cái 
tưởng chừng như là đơn giản nhất. Đưa hiện thực 
hiến định đến điểm phù hợp với hiến định pháp lý 
phải là mục tiêu của cả hệ thống chính trị và của xã 
hội dân sự. 
3. Phát triển bền vững và đồng thuận xã hội 
Khái niệm “đồng thuận” có ba phương diện 
chủ yếu: Phương diện pháp lý, phương diện chính 
trị và phương diện xã hội học. 
Các nhà chính trị học hiểu “đồng thuận” trong 
nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng [1]. Ở nghĩa hẹp, 
đồng thuận được hiểu như là phương thức để giải 
quyết các tranh chấp và xung đột, còn trong nghĩa 
rộng thì đó là sự đồng thuận xã hội. Các nhà xã hội 
học cũng có quan niệm về đồng thuận ở nghĩa 
rộng, theo đó, đồng thuận là sự ưng thuận của đa số 
đáng kể trong bất kỳ một cộng đồng nào về những 
vấn đề quan trọng nhất liên quan đến trật tự chung 
của cộng đồng và được thể hiện thành hành động 
cụ thể. Đồng thuận gần với các khái niệm “nhất trí” 
và “ý kiến đa số” và không có ý kiến phản bác. 
Gần với nhất trí, nhưng đồng thuận không phải là 
nhất trì vì trong những trường hợp cần có sự đồng 
thuận thì không nhất thiết phải có sự nhất trí. Ở 
đây, điều quan trọng là không có ý kiến phản bác 
và có thể có ý kiến trung dung, trung lập (chẳng 
hạn, bỏ phiếu trắng) hoặc thậm chí cho phép bảo 
lưu ý kiến nhưng đương nhiên không làm tổn hại 
đến quyết định chung đã đạt được. Đồng thuận gần 
với “ý kiến đa số”, nhưng “ý kiến đa số” không phải 
là đồng thuận, bởi nói đến “đa số” có nghĩa là còn lại 
một “thiểu số” phản bác, trong khi đó, đồng thuận 
phải không hàm chưa khả năng của sự phản bác. 
Như vậy, đồng thuận là một trạng thái đặc thù 
với những “tố chất” riêng của nó. Đồng thuận 
trước hết là một trạng thái bền vững xã hội trong 
những phạm vi cộng đồng nhất định. Đồng thời, 
đồng thuận cũng là một phương pháp để giải quyết 
xung đột loại bỏ sự đối lập về quan điểm - phương 
pháp đồng thuận. Và khi nói tới đồng thuận như 
một trạng thái xã hội thì các tố chất làm nên thế 
mạnh của nó bao gồm: 
- Đồng thuận như một giá trị căn bản được 
cộng đồng chia sẻ, lấy làm nguyên tắc ứng xử; 
- Đồng thuận về nội dung (quan điểm, phương 
án, phương pháp); 
- Đồng thuận về thủ tục - cách thức để đạt 
được sự nhất trí và thủ tục để biểu thị sự nhất trí, 
thống nhất về “luật chơi” chung; 
- Đồng thuận trong việc tán thành và đồng 
thuận trong việc phủ nhận, không tán thành, không 
chấp nhận; v.v 
- Đồng thuận về pháp lý - đó là khi sự đồng 
thuận hay phương pháp đồng thuận được pháp luật 
Đ.T. Úc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 72 
xác định là phương pháp cần được áp dụng cho 
trường hợp cụ thể, trên những vấn đề cụ thể với kết 
cục pháp lý nhất định; 
- Đồng thuận thực tế, hay là phi hình thức - đó 
là khi người ta đi đến sự nhất trí trên cơ sở sự tham 
vấn lẫn nhau mà không cần đến các quy định của 
pháp luật. 
Có thể khẳng định rằng, đồng thuận xã hội là 
một biểu hiện của một xã hội dân chủ trên nền tảng 
tự do thể hiện ý chí và như cách nói của 
A.Tocqueville thì đó là nghệ thuật của những 
người biết đặt mình vào số đông. Đồng thuận hoàn 
toàn xa lạ với sự ngự trị của đa số vì thực chất sự 
nhất trí của đa số chẳng qua là sự bỏ qua hoặc coi 
thường lợi ích và ý chí của thiểu số mặc dù cái 
thiểu số đó rất đáng kể. Một nền dân chủ dựa trên 
sự áp đảo của đa số đối với lợi ích của thiểu số 
không thể là một nền dân chủ chân chính. Nền 
dân chủ chân chính không loại trừ sự đa dạng và 
sự khác biệt, thậm chí những mâu thuẫn và xung 
đột về lợi ích trên nhiều mặt của đời sống xã hội: 
về chính trị, về kinh tế, văn hóa, đạo đức, tôn 
giáo, tín ngưỡng, các giá trị và quan điểm xã hội. 
Nhưng vấn đề là phương pháp tạo nên nhân tố 
cho sự dung hòa những sự khác biệt và đa dạng 
đó vì sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội. 
Sự đồng thuận xã hội ăn sâu bám rễ vào các 
mạch sống của xã hội mà trước hết là truyền thống 
tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, tinh thần 
yêu nước, đoàn kết dân tộc, ý thức tự cường dân 
tộc. Tuy nhiên, như các nhà chính trị học và xã hội 
học đã chỉ rõ, những giá trị xã hội đó tuy hết sức 
quan trọng nhưng không thể “khai thác” mãi như 
một dạng tài nguyên. Sự bền vững của “liên minh”, 
như cách nói của M.Weber chỉ có thể hình thành 
và phát triển trên cơ sở thừa nhận và phát triển vị 
thế tự do của cá nhân trong xã hội mà hạt nhân cho 
sự tự do ấy là các quyền con người [2]. Tôn trọng 
và bảo vệ tự do và phẩm giá của con người là biểu 
hiện cao nhất của nền dân chủ và văn hóa chính trị 
- pháp lý của một xã hội. Sự đồng thuận dựa trên 
nền tảng thừa nhận và bảo vệ các quyền và tự do 
của con người - yếu tố văn hóa chính trị - pháp lý 
chủ đạo là sự đồng thuận thật sự bền vững. 
Quyền con người - bản thân phạm trù đó đã 
hàm chứa hạt nhân đồng thuận. Về mặt lịch sử, vấn 
đề quyền con người được đặt ra trong quá trình đấu 
tranh chống chuyên chế và sự lạm dụng quyền lực 
mà thành quả của sự đấu tranh đó là sự xác lập, sự 
thừa nhận những giá trị làm rào cản chống lại sự 
lạm quyền từ phía quyền lực công cũng như từ phía 
các cá nhân khác đối với con người, tạo nên sự an 
toàn pháp lý cho con người trong xã hội. Mặt khác, 
quyền con người đồng nghĩa với lòng tự trọng và 
thái độ pháp lý tôn trọng lợi ích của cộng đồng và 
quyền của người khác - là vật cản to lớn chống lại 
thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Đó chính là cơ 
sở tạo nên khả năng và thói quen sống để có được 
sự đồng thuận. 
4. Vai trò của Nhà nước pháp quyền và các 
điều kiện kinh tế - xã hội của đồng thuận xã 
hội 
Tự do phát triển nhân cách, sự ghi nhận và bảo 
đảm quyền con người là yếu tố hạt nhân của sự 
đồng thuận xã hội. Tuy nhiên, những giá trị đó 
không thể được áp đặt một cách chủ quan mà phải 
là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội 
có định hướng, lâu dài và bền bỉ. 
Trư ... n trước đây 
trong quá trình cách mạng công nghiệp ở các nước 
công nghiệp phát triển đã cho thấy một bức tranh 
khốc liệt về sự phân hóa giai cấp và sự bất bình 
đẳng xã hội giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản 
trên cơ sở sự bất bình đẳng kinh tế. Giai cấp tư sản 
thiểu số đã thâu tóm trong tay nó các nguồn lực đất 
nước. Sức mạnh kinh tế và chính trị của đất nước 
đã hướng vào phục vụ lợi ích của giai cấp hữu sản 
mà không vì lợi ích của các tầng lớp vô sản, dân 
cày và thợ thuyền. Bình đẳng hình thức với tính 
cách là khẩu hiệu của xã hội tư sản lúc bây giờ đã 
song hành với hiện trạng bất bình đẳng xã hội trên 
thực tế. 
Tiến trình phát triển lịch sử trong thời đại hậu 
công nghiệp đã tạo ra những tiền đề kinh tế và 
chính trị cho sự thủ tiêu và hạn chế sự thao túng 
quyền lực kinh tế và chính trị của giai cấp này đối 
với các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Sự phát 
triển đó đã đẩy tới việc xuất hiện tầng lớp trung lưu 
chiếm đa số trong một xã hội không còn phân cực 
tuyệt đối như trước đây, mặc dù sự phân hóa xã hội 
vẫn tiếp tục tồn tại. Chính tầng lớp này là bộ phận 
quan tâm nhiều nhất đến sự tồn tại và vai trò của 
pháp luật trong việc điều chỉnh các lợi ích kinh tế 
và sự phát triển lành mạnh của thị trường. Xã hội 
hiện đại của các nước phát triển vẫn tồn tại những 
tầng lớp “bên lề xã hội” như người thất nghiệp, 
người làm công theo thời vụ, lao động giản đơn và 
những người thuộc nhóm “dễ bị tổn thương” như 
trẻ em, người già, người khuyết tật v.v nhưng 
ngay những người thuộc tầng lớp này cũng được 
hưởng thụ các chính sách phúc lợi xã hội của Nhà 
nước pháp quyền. Chính vì vậy, họ rất cần đến vai 
trò điều chỉnh và can thiệp của Nhà nước. Như vậy, 
sự đồng thuận xã hội ở đây là hệ quả tổng hợp tất 
yếu của cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự 
lớn mạnh của xã hội dân sự, vai trò của Nhà nước 
pháp quyền. Tất cả các yếu tố đó tạo nên một trạng 
thái, khi mà các bên trong sân chơi đều không 
mong muốn có sự đối đầu mà ngược lại đều hướng 
tới sự kiềm chế và đồng thuận. 
5. Chính sách pháp luật - đồng thuận xã hội - 
phát triển bền vững 
Mục tiêu phát triển bền vững theo hướng hình 
thành trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội quan 
tâm đến lợi ích chung của đất nước, sử dụng hợp lý 
các nguồn lực xã hội, khuyến khích sự kiềm chế và 
hạn chế thói ích kỷ, cục bộ; v.v chỉ có thể đạt 
được trên cơ sở một chính sách pháp luật điều 
chỉnh các quan hệ xã hội tạo ra những định chế 
theo những tiêu chí của Nhà nước pháp quyền. 
Trong cơ cấu của chính sách pháp luật đó trước hết 
phải nói đến vai trò của Hiến pháp. Hiến pháp, trên 
cơ sở quan niệm nhất quán về mục tiêu đồng thuận 
và với tính cách là bản “khế ước của nhân dân” xác 
định những mục tiêu và điều kiện phát triển về kinh 
tế, về xã hội, về chính trị, từ đó hình thành mô hình 
kết nối các lợi ích xã hội, vượt lên trên những khác 
biệt về lợi ích. Hiến pháp cũng là bản tuyên ngôn 
về giá trị của con người trong xã hội, các quyền và 
tự do của con người, tạo ra sự bình đẳng pháp lý 
cao nhất giữa người với người, giữa các giai tầng 
xã hội. Hiến pháp xác định hệ thống các thiết chế 
quyền lực, phạm vi và giới hạn của các thiết chế 
đó; đặc biệt, Hiến pháp xác định sự ràng buộc của 
quyền lực bởi pháp luật và khả năng tiếp cận bình 
đẳng của mọi thành viên và thiết chễ xã hội đối với 
chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đó thực sự 
là những điều kiện quan trọng cho việc phản ánh 
lợi ích, sử dụng và quản lý nguồn lực của đất nước 
một cách bình đẳng và có hiệu quả. 
Phương pháp và cơ chế đồng thuận phải trở 
thành phương pháp và cơ chế chủ đạo của cả hệ 
thống chính sách pháp luật nhằm hướng tới sự phát 
triển công bằng và bền vững. Trong các lĩnh vực 
luật tư như luật dân sự, luật thương mại, luật lao 
động (pháp luật vật chất cũng như pháp luật tố 
Đ.T. Úc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 74 
tụng) thì phương pháp đồng thuận, thỏa thuận là 
phương pháp chủ đạo. Nhưng phương pháp và cơ 
chế đồng thuận ngày nay đã dần dần đi vào trong 
các quan hệ “luật công”, tạo nên tố chất mới của 
các quan hệ chính trị - quản lý, từ hệ thống bầu 
cử, hệ thống tố tụng hành chính, giải quyết khiếu 
nại hành chính cho đến các quan hệ trong tố tụng 
hình sự vốn được coi là địa hạt xa lạ với cơ chế 
thỏa thuận và đồng thuận. Chẳng hạn, nguyên 
tắc về tùy nghi truy tố trong thẩm quyền của cơ 
quan công tố đã được nhiều hệ thống tố tụng 
hình sự áp dụng đã tạo cơ hội không chỉ cho cơ 
quan tố tụng rút lui quan điểm truy tố của mình 
khi cần thiết và đó chính là điều kiện để huy 
động các nỗ lực của xã hội dân sự vào quá trình 
giáo dục và cải tạo người phạm tội. Đồng thời, 
nguyên tắc đó còn tạo cơ hội cho bị can, bị cáo 
và người bị hại có thể đi đến những giải pháp hai 
bên cũng có lợi mà không cần đến sự can thiệp 
của Nhà nước, góp phần làm dịu những xung đột 
và căng thẳng xã hội không cần thiết. 
Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững 
còn là cơ sở định hướng cho quá trình xây dựng 
pháp luật của cơ chế xây dựng pháp luật dân chủ 
và minh bạch. 
Luật Ban hành văn bản quy pham pháp luật 
của Việt Nam đã được đổi mới căn bản theo hướng 
đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt yếu 
kém về khung thể chế đối với phát triển pháp lý 
toàn diện: Chất lượng của các luật vẫn còn yếu và 
không đồng nhất, quá trình xây dựng các văn bản 
pháp quy chưa khuyến khích được sự tham gia của 
các cơ quan nhà nước liên quan, các chuyên gia và 
các NGOs trong nước. 
Tại đề án nâng cao chất lượng công tác xây 
dựng pháp luật của Chính phủ ban hành kèm theo 
Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 
2004 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số 
yếu tố làm giảm chất lượng xây dựng pháp luật 
như “tính cục bộ, chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một 
số ngành thể hiện rõ trong việc xây dựng, trình 
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 
các Dự án. Bộ, Ngành nào cũng muốn kéo theo 
quyền, lợi ích và thuận lợi về phía mình khi xây 
dựng Luật, Pháp lệnh, đồng thời đẩy những khó 
khăn, vướng mắc cho Chính phủ. Tình trạng này 
dẫn đến “xung đột” thẩm quyền giữa các Bộ, 
ngành khi triển khai thực hiện Luật, Pháp lệnh làm 
cho văn bản hướng dẫn thi hành văn bản Luật, 
Pháp lệnh chậm chưa được ban hành. Thiếu cơ chế 
huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà 
khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia giàu kinh 
nghiệm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, các 
tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân vào 
các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luât. 
Chưa tham khảo triệt để ý kiến của nhân dân và các 
doanh nhân, các đoàn thể, hội nghề nghiệp cũng 
như ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh 
trực tiếp hoặc gián tiếp của các dự án, dự thảo văn 
bản quy phạm pháp luật. Việc “tự biên, tự diễn” đó 
đã kéo dài tình trạng một số dự án, dự thảo văn bản 
quy phạm pháp luật thiên về dành thuận lợi cho cơ 
quan quản lý nhà nước, trái với xu thế cải cách 
hành chính. Nhiều dự án, dự thảo sau khi được 
Chính phủ thảo luận đã nhận được phản ứng khá 
gay gắt từ phía dư luận xã hội. Chẳng hạn như Dự 
án Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi bổ sung một 
số điều của Luật giáo dục, Luật đầu tư, Luật trợ 
giúp pháp lý; v.v... 
Như vậy, tính khép kín của cơ chế hoạt động 
quản lý nhà nước mà cụ thể qua những ví dụ về 
hoạt động xây dựng pháp luật đã cho thấy, là một 
cản trở lớn đối với chính hoạt động lãnh đạo, quản 
lý và điều hành của các cơ quan nhà nước. Phá vỡ 
thế khép kín, cách làm “tự biên, tự diễn” đó chỉ có 
thể bằng cách tạo ra những hành lang mở và linh 
hoạt hướng tới sự tham gia đại diện của dân chúng 
và các tổ chức của họ. Đã có nhiều bước cải cách hệ 
thống hành chính sao cho hiệu quả hơn và dễ tiếp 
cận hơn đối với công chúng, chẳng hạn việc áp dụng 
thành công cơ chế một cửa để công dân thực hiện 
các thủ tục hành chính liên quan đến các vấn đề đất 
đai và xã hội. Chính phủ điện tử đang có nhiều bước 
phát triển với số lượng truy cập ngày càng tăng vào 
các trang web và văn bản của Chính phủ. 
Mỗi một văn bản quy phạm pháp luật khi được 
chủ thể có thẩm quyền ban hành cần hướng tới một 
mục đích nhất. Như vậy, khi banh hành pháp luật 
cần phải có tư duy chiến lược. Ở nước ta có, nhiều 
chủ thể xây dựng pháp luật nhưng cần xác định chủ 
thể nào là chính trong định hướng xây dựng pháp 
luật. Hiện nay, trên 90% các dự án Luật là do 
Đ.T. Úc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 75 
Chính phủ trình Quốc hội, các văn bản dưới luật 
cũng chủ yếu do Chính phủ ban hành. Chính phủ 
cần có tư duy chiến lược trong xây dựng pháp luật 
và có đầy đủ cơ chế phối hợp chặt chẽ với các tổ 
chức chính trị xã hội trong việc định hướng xây 
dựng pháp luật. 
Sử dụng có hiệu quả các nguồn đa dạng của 
pháp luật là một trong những định hướng quan 
trọng của việc phản ánh lợi ích và bảo vệ lợi ích 
của các cộng đồng xã hội khác nhau vì mục tiêu 
phát triển bền vững. 
Pháp luật Việt Nam thuộc truyền thống pháp 
luật Châu Âu lục địa. Điều này có nghĩa là các quy 
phạm pháp luật Việt Nam là các quy phạm được 
soạn thảo và ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có 
thẩm quyền theo trình tự và thủ tục luật định. Án lệ 
không được coi là nguồn luật cho dù các kết luận 
hoặc hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án 
Nhân dân Tối cao được coi là văn bản quy phạm 
phàp luật. Điều này có nghĩa ở Việt nam, văn bản 
pháp luật được coi là nguồn pháp luật duy nhất. 
Trong hoạt động xét xử của Tòa án cũng như 
trong hoạt động quản lý, các thẩm phán hay các 
công chức nhà nước thường làm nhiệm vụ áp dụng 
pháp luật đúng như tinh thần và lời văn. Không 
gian cho sự sáng tạo của họ là rất nhỏ và vì thế khi 
trong luật không có một quy định nào đó thì vấn đề 
pháp lý nảy sinh từ cuộc sống cụ thể sẽ không đuợc 
giải quyết. Cách tiếp cận này là khiến cho các thẩm 
phán và công chức nhà nước luôn luôn bị trói chặt 
bởi những quy phạm pháp luật hiện hữu. 
Theo một cách hiểu phổ biến, luật tục, đó là 
quy tắc xử sự, quy tắc hành vi có được do quá trình 
áp dụng nó một cách tự phát trong một thời gian 
dai ở những vùng cư dân nhất định. Chỉ có thể là 
luật tục những tục lệ nào được Nhà nước chính 
thức thừa nhận hoặc được tòa án dung. Ranh giới 
giữa tục lệ pháp lý với quy phạm pháp luật không 
cứng nhắc, bởi vì, khi tục lệ đó được đưa vào văn 
bản quy phạm hoặc được xem là cơ sở cho việc xét 
xử thi nó mặc nhiên trở thành một bộ phận của 
pháp luật hiện hành. 
Luật tục đã đóng vai trò quan trọng trong lịch 
sử hình thành các hệ thống pháp luật trên thế giới. 
Ở nước ta và nói chung là ở các nước XHCN trước 
đây, luật tục không được coi là một nguồn của 
pháp luật. Các cơ quan áp dụng pháp luật không 
được sử dụng các tục lệ pháp lý ở các địa phương 
và các dân tộc khác nhau giải quyết những tranh 
chấp, những vụ án hình sự, dân sự cụ thể. 
Tuy vậy, nghiên cứu thực tiễn của các cơ quan 
bảo vệ pháp luật ở nước ta trong suốt những thời 
kỳ qua cho thấy rằng, ở rất nhiều trường hợp việc 
giải quyết các vụ việc ấy bằng pháp luật chính thức 
của Nhà nước là rất khó khăn vì có sự “xung đột” 
giữa pháp luật với tập tục, kể cả tập quán pháp lý ở 
địa phương hoặc của nhóm dân tộc ở đó. Kết quả là 
hoặc các quyết định, các bản án không phát huy 
được hiệu lực pháp lý, hoặc bị phản ứng mạnh từ 
phía dân chúng ở địa phương, hoặc nói chung là 
không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ. 
Về mặt nhận thưc, việc đánh giá thấp vai trò 
của luật tục là hệ quả của những ảnh hưởng của 
quan niệm về pháp luật thực định muốn dùng ý chí 
của Nhà nước để thể chế hóa mọi lĩnh vực của đời 
sống xã hội và chỉ thấy vai trò của các văn bản 
pháp luật thành văn. Đó là một cách nhìn thiếu 
thực tiễn. 
Ở Việt Nam, trong thời kì mới giành được 
chính quyền, bên cạnh những văn bản pháp luật 
của Chính phủ cũng đã có một thoài gian án lệ 
đóng vai trò như những quy phạm pháp luật. 
Thông tư số 442-TTg ngày 19-1-1955 của Thủ 
tướng Chính phủ quy định một số tội phạm và hình 
phạt đã chỉ rõ: “Tới nay, các Tòa án căn cứ vào 
những văn bản nói trên (các văn bản pháp luật - 
người trích chú thích) và chính sách trừng trị của 
Chính phủ mà xét xử đem lại kết quả tốt cho việc 
bảo vệ trật tự, an ninh. Kinh nghiệm xét xử về một 
số loại phạm pháp trở thành án lệ. Tuy nhiên, càng 
về sau, án lệ không được vận dụng một cách phổ 
biến và sau đó chúng ta khẳng định nguyên tắc: 
“Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” theo 
hướng chỉ coi trọng pháp luật gồm các văn bản luật 
thực định. Như vậy, thực tiễn ở nước ta đã đi theo 
hướng không coi thực tiễn xét xử của các loại Tòa 
án là nguồn của pháp luật, tức là theo một nguyên 
tắc pháp lý đã từng được nêu từ thời còn Bộ luật 
Justinian là: “không phải các thí dụ cụ thể mà các 
đạo luật mới có hiệu lực pháp lý” (“Non exemplis, 
sed legibus, Judicandum est”). 
Đ.T. Úc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 69-76 76 
Điều đó không có nghĩa là hạ thấp và coi nhẹ 
vai trò của thực tiễn xét xử. Trên thực tế, các tòa án 
ở nước ta đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong 
việc hình thành nên các quy phạm pháp luật, đi từ 
những trường hợp cụ thể đến mức khái quát cao 
làm cơ sở cho sự ra đời của các đạo luật và bộ luật 
quan trọng của Nhà nước ta hiện nay. Ở đây không 
thể không kể đến, chẳng hạn trong lĩnh vực luật 
hình sự, vai trò “là tiền thân” của Bộ luật hình sự 
năm 1985 của các bản tổng kết chuyên đề, tổng kết 
từng năm, từng thời kỳ, các Thông tư của các cơ 
quan điều tra, truy tố và xét xử của nước ta. Chẳng 
hạn, đó là “Bản tổng kết chuyên đề các tội giết 
người”, “Bản tổng kết chuyen đề về các tội hiếp 
dâm”, “Bản tổng kết chuyên đề về các tội của vị 
thành niên”; v.v... 
Án lệ có mấy nội dung như sau: quyết định 
hoặc bản án của tòa cấp trên có giá trị bắt buộc đối 
với các tòa cấp dưới; Tòa phá án cũng phải tôn 
trọng quyết định trước đó của bản thân mình. 
Ở các nước trên thế giới, cho dù là thuộc hệ 
thống pháp luật nào, mặc dù có đôi chỗ khác nhau 
nhưng việc xét xử cũng đều tuân theo án lệ hoặc sử 
dụng các bản án trước đó làm tài liệu tham khảo. 
Để có thể sử dụng tốt các án lệ này, nhiều nước 
trên thế giới đã sử dụng phương pháp là biên tập 
các án lệ này thành tập án lệ và công khai chúng 
cho mọi người được biết. 
Tài liệu tham khảo 
[1] G. Rawls, Các vấn đề của chính trị và sự đồng 
thuận, Bản tin Đại học Luật New York, Mỹ, tập 64 
(1989) 233. 
[2] M. Weber, Kinh tế và xã hội, Munchen, Đức, 
1924 (tiếng Anh). 
Laws and policies on sustainable development 
 Dao Tri Uc 
School of Law, Vietnam National University, Hanoi, 
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
From the study of legal policy for sustainable development, author sheds light on the necessity of 
ensuring the stability of the social benefits, the relationship between sustainable development and social 
consensus which emphasizes the protection of human rights, as well as the role of the State of Law and 
economic conditions - economic development of the social consensus. 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_phap_luat_vi_su_phat_trien_ben_vung.pdf