Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết

Tóm tắt

Chuyển giá là một hành vi trái phép nhằm làm giảm đi số thu nhập mà các công ty con

hoặc những doanh nghiệp liên kết khác thực tế phải kê khai với cơ quan thuế của nước sở tại để

trốn và tránh thuế. Khi các bên có mối quan hệ liên kết thì hành vi chuyển giá có thể áp dụng,

hoặc làm tăng giá trị đầu vào để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc làm giảm giá trị đầu vào

để hạ thấp giá thành sản phẩm. Khi giá thành giảm thấp thì công ty có thể tiến hành bán phá giá

tại thị trường mục tiêu. Trong trường hợp này sản phẩm từ công ty mẹ nhập vào thị trường mục

tiêu chỉ tính biến phí mà không phân bổ định phí, lúc này yếu tố nhập lượng của công ty con chỉ

là biến phí, trong khi đó, định phí chiếm tỷ trọng rất cao vì sản phẩm thông dụng kỹ thuật, chi phí

đầu vào thấp sẽ làm cho giá thành thấp. Dựa trên các phương pháp định giá sản phẩm như

phương pháp Absorption (chi phí sản xuất) hay phương pháp Variable (biến phí) để xác định giá

bán. Giá bán này thấp hơn rất nhiều giá bán trên thị trường nhưng không có cơ sở để xem các

doanh nghiệp này bán phá giá vì không vi phạm luật pháp Việt Nam (không bán thấp hơn giá

vốn) do họ bán với giá mà đạt được mức lãi kỳ vọng.

pdf 9 trang phuongnguyen 6500
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết

Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 107 
CHÍNH SÁCH CHUYỂN GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC BÁN PHÁ GIÁ 
TẠI CÁC CÔNG TY CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT 
Phan Đức Dũng(1), Nguyễn Thị Diện(2), Nguyễn Thị Bạch Dung(2) 
(1)Trường Đại học Kinh tế Luật (VNU-HCM), (2)Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngày nhận 29/12/2016; Chấp nhận đăng 29/01/2017; Email: pddungvnuhcm@icloud.com 
Tóm tắt 
Chuyển giá là một hành vi trái phép nhằm làm giảm đi số thu nhập mà các công ty con 
hoặc những doanh nghiệp liên kết khác thực tế phải kê khai với cơ quan thuế của nước sở tại để 
trốn và tránh thuế. Khi các bên có mối quan hệ liên kết thì hành vi chuyển giá có thể áp dụng, 
hoặc làm tăng giá trị đầu vào để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc làm giảm giá trị đầu vào 
để hạ thấp giá thành sản phẩm. Khi giá thành giảm thấp thì công ty có thể tiến hành bán phá giá 
tại thị trường mục tiêu. Trong trường hợp này sản phẩm từ công ty mẹ nhập vào thị trường mục 
tiêu chỉ tính biến phí mà không phân bổ định phí, lúc này yếu tố nhập lượng của công ty con chỉ 
là biến phí, trong khi đó, định phí chiếm tỷ trọng rất cao vì sản phẩm thông dụng kỹ thuật, chi phí 
đầu vào thấp sẽ làm cho giá thành thấp. Dựa trên các phương pháp định giá sản phẩm như 
phương pháp Absorption (chi phí sản xuất) hay phương pháp Variable (biến phí) để xác định giá 
bán. Giá bán này thấp hơn rất nhiều giá bán trên thị trường nhưng không có cơ sở để xem các 
doanh nghiệp này bán phá giá vì không vi phạm luật pháp Việt Nam (không bán thấp hơn giá 
vốn) do họ bán với giá mà đạt được mức lãi kỳ vọng. 
Từ khóa: chuyển giá, quan hệ, liên kết, lợi nhuận 
Abstract 
PRICING TRANSFER POLICIES AND DEVALUATION SALES STRATEGIES IN 
THE ASSOCIATED COMPANIES 
Transfer pricing is an illegal act that reduces the income that the subsidiary or other 
affiliate businesses must be declared with the tax authorities of the host country to evade and 
avoid tax. When the parties have a relationship linking the act of transfer pricing may apply, or 
increase the input value to reduce the corporate income tax or reduce the input values to lower 
product costs. When the price is lower, the company may carry out dumping in target markets. In 
this case the product from its parent company to enter the market only concerning variable costs 
without allocating fix costs, while the accounting cost very high importance for technical 
products, lower input costs will make low cost. Based on the valuation methodology as 
Absorption method (production costs) or the method Variable (variable costs) to determine the 
selling price. This sale price is much lower price on the market but there is no basis to see these 
businesses dumping because the law does not violate Vietnam (not sell below cost) because they 
sell at a price gain interest rate expectations. 
Phan Đức Dũng... Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá... 
 108 
1. Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá của công ty 
Chuyển giá là một hành vi trái phép nhằm làm giảm đi số thu nhập mà các công ty con 
thực tế phải kê khai với cơ quan thuế của nước sở tại để trốn và tránh thuế. Thực chất của 
chuyển giá là một hoạt động chủ quan của các công ty đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế 
phải nộp thông qua việc xác định giá trị các nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ công ty đa 
quốc gia không đúng với giá thị trường. Thực ra, chuyển giá không chỉ làm giảm số thuế thu 
nhập mà các công ty con phải nộp mà còn là hành vi nhằm làm giảm chi phí sản xuất thực tế tại 
các công ty con để làm giảm giá thành sản phẩm với mục tiêu cuối cùng là làm giảm giá bán để 
tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường là chiến lược về giá của công ty. 
1.1. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá 
Khi thực hiện các phương pháp chống chuyển giá, điều mà cơ quan thuế quan tâm trước 
hết là làm sao nhận biết được tại một doanh nghiệp có quan hệ liên kết nào đó có tồn tại hiện 
tượng chuyển giá hay không? Đây là một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp trong thực tế và 
thậm chí đôi khi nó chịu tác động chủ quan bởi cán bộ quản lý thuế. Do đó, đứng trên quan 
điểm khách quan, một số dấu hiệu cho thấy có thể tồn tại hiện tượng chuyển giá trong một 
doanh nghiệp có quan hệ liên kết thường gặp là: 
- Doanh nghiệp bị lỗ trong 2 năm liên tiếp trở lên, sau giai đoạn mới thành lập doanh 
nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh; Kết quả thua lỗ của doanh nghiệp chưa có dấu hiệu 
dừng lại sau 2 năm kinh doanh tại thị trường. 
- Doanh nghiệp có các nghiệp vụ chuyển giao từ các doanh nghiệp liên kết ở những quốc 
gia có thuế suất thấp hơn thuế suất của Việt Nam thông qua việc mua các yếu tố đầu vào. 
- Doanh nghiệp có biểu hiện về tình hình lãi và lỗ luân phiên hoặc tình hình lãi lỗ phát 
sinh không bình thường trong thời gian kinh doanh; Dấu hiệu không bình thường thể hiện ở 
những thời điểm kết thúc kỳ kế toán doanh thu hoặc chi phí có biến động lớn hơn bình thường. 
- Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn nhiều (chênh lệch khá lớn) so với các doanh 
nghiệp khác trong cùng ngành, khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng một thời 
gian; Hoặc các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận của chúng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của các 
doanh nghiệp khác trong cùng một tập đoàn. 
- Các doanh nghiệp mà có chi phí sản xuất thực tế khá thấp, hoặc các doanh nghiệp tạo ra 
giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để so sánh 
nhằm đánh lừa các chỉ tiêu cần phân tích. 
Những dấu hiệu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải là chắc chắn sẽ có 
chuyển giá trong những doanh nghiệp có những dấu hiệu đó. Tuy nhiên, khi một trong những 
dấu hiệu trên xuất hiện tại một doanh nghiệp kèm theo những trường hợp như: Thiết bị sản xuất 
của doanh nghiệp đó được mua từ công ty mẹ ở nước ngoài; Nguyên liệu hoặc các bộ phận của 
sản phẩm được cung cấp bởi các công ty mẹ hoặc các công ty liên kết trong cùng 1 tập đoàn. 
Sản phẩm của doanh nghiệp được bán cho công ty mẹ hoặc những doanh nghiệp liên kết khác, 
thì khả năng xảy ra hiện tượng chuyển giá là rất cao. 
 1.2. Những dấu hiệu vi phạm về kế toán 
Các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các nguyên tắc về tổ chức kế toán, bao gồm cả tổ 
chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán nhất là về phân cấp hạch toán. Vi phạm khâu hạch 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 109 
toán ban đầu, đặc biệt là sử dụng, lưu hành các chứng từ kế toán bất hợp pháp, không hợp lệ. Vi 
phạm chế độ tài khoản, làm rối loạn khâu hạch toán. Đặc biệt nghiêm trọng là chủ tâm gây 
nhiễu khi thiết kế sơ đồ hạch toán và vi phạm các quy tắc ghi sổ, che dấu các quan hệ tài chính 
bất minh. 
Các doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc định giá, nguyên tắc bảo toàn vốn, nguyên tắc 
phản ánh trung thực khách quan các tài sản của đơn vị. Cố ý sử dụng tỷ giá hối đoái để vụ lợi 
bất chính, có thể thông qua hình thức hạch toán sai doanh thu, chi phí, thu nhập. Xuyên tạc kết 
quả sản xuất kinh doanh: Biến lãi thành lỗ, hoặc ngược lại, hoặc chế biến mức lãi lỗ theo những 
động cơ sai trái, đặc biệt để trốn thuế. 
Các doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính có thể thực hiện sai quy tắc kế toán. Gian lận 
khi lên các chỉ tiêu tổng hợp, xuyên tạc thực trạng tài chính của đơn vị. Không duy trì, hoặc có 
ý không duy trì sự hạch toán liên tục, đúng kỳ, vi phạm quy định về lập báo cáo kế toán. 
Các doanh nghiệp có khả năng vi phạm quy định bảo quản, lưu giữ hồ sơ kế toán. Cố tình 
che dấu, làm thất lạc hoặc hủy hoại tài liệu, hồ sơ kế toán. Không điều chỉnh sổ sách theo Quyết 
định kiểm kê, theo Quyết định của các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán có thẩm quyền. Để 
đảm bảo việc thực hiện các phương pháp chống bán phá giá một cách hữu hiệu, vấn đề cần thiết 
là phải xác định thế nào là các doanh nghiệp liên kết, từ đó mới có thể lựa chọn và sử dụng 
những phương pháp thích hợp trong quá trình chuyển giá để nhằm mục tiêu bán phá giá. 
2. Quan hệ liên kết và chiến lược bán phá giá 
Quan hệ liên kết là quan hệ mà bên này trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp 
vốn, hoặc đầu tư vào bên kia (Robert S. Kaplan,1991). Hoặc trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự 
điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác, hoặc cùng tham gia trực tiếp, gián 
tiếp vào điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào một bên khác. 
Các bên được xem như có mối quan hệ liên kết khi nó có một trong các yếu tố sau thể 
hiện các giao dịch của các bên có quan hệ liên kết như: 
- Một bên nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn cổ phần so với tổng tài sản 
của bên kia. Hoặc cả 2 đều có ít nhất 20% vốn cổ phần so với tổng tài sản do một bên thứ 3 
nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp. 
- Một bên là cổ đông lớn nhất nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn cổ phần 
so tổng tài sản của bên kia. Hoặc một bên cung cấp bảo lãnh hoặc cho vay vốn chiếm trên 50% 
tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn. 
- Được quyền chỉ định >50% thành viên Ban lãnh đạo. Chỉ định thành viên Ban lãnh đạo. 
Người có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc kinh doanh. Cùng được điều hành bởi 
các cá nhân là thành viên trong cùng một gia đình. Quan hệ giữa vợ và chồng, cha, mẹ, con cái, 
những người có cùng dòng máu. 
- Nhà cung cấp và khách hàng, công ty nước ngoài và nhà sản xuất Việt Nam, là các bên 
liên kết nếu cung cấp ≥ 50% tổng giá trị đầu vào. Là các bên liên kết nếu kiểm soát ≥ 50% tổng 
giá trị tiêu thụ. Hoặc nhà cung cấp, nhà nhập khẩu và khách hàng: Là các bên liên kết nếu kiểm 
soát ≥ 50% giá trị đầu ra hoặc ≥ 50% giá trị mua vào. 
- Giá chuyển nhượng có thể được đề cập đến giao dịch từ nước ngoài vào và từ trong 
nước ra nước ngoài. 
Phan Đức Dũng... Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá... 
 110 
Một số phương pháp định giá chuyển giao: 
Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price Method- 
CUP). Phương pháp này được sử dụng thay cho phương pháp so sánh giá thị trường tự do. 
Thực ra “so sánh giá thị trường tự do” chỉ là một nguyên tắc hàng đầu trong định giá chuyển 
giao chứ không thể xem là một phương pháp thực thụ (Haskins, Mark E., Ferris, Kenneth R. 
and Selling, Thomas I., 1996). Nội dung của phương pháp CUP là so sánh giá cả phải trả cho 
các hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển giao trong một nghiệp vụ được chuyển giao có kiểm 
soát với giá cả phải trả cho các hàng hoá và dịch vụ chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển 
giao tự do có thể so sánh được. 
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thực hiện so sánh: Doanh số bán của 
một công ty X cho bên không liên kết; Hoặc doanh số bán của một bên không liên kết cho một 
thành viên của công ty X; Hoặc doanh số bán giữa các bên không có liên hệ với nhau. Việc so 
sánh trên nhằm thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dựa trên quan hệ không quen biết) 
trong các nghiệp vụ chuyển giao. Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý: Nếu không có sự 
khác biệt giữa các nghiệp vụ chuyển giao so sánh được, việc so sánh có thể diễn ra đơn giản và 
thuận lợi. Nếu có sự khác biệt không lớn lắm giữa các nghiệp vụ chuyển giao của bên có liên 
kết với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch như: chất lượng hàng 
hoá, nhãn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan hệ thanh toán, có thể 
thực hiện phương pháp “CUP được điều chỉnh”. Có thể minh họa phương pháp này như sau: 
Một công ty Nhật sản xuất thép dưới dạng thỏi và vận chuyển chúng bằng tàu cho một 
nhà máy liên doanh đúc (có liên kết) và một công ty đúc khác không liên kết ở Việt Nam. Các 
thỏi thép của công ty Nhật cung cấp cho các khách hàng có hay không có liên kết đều giống 
nhau về mọi phương diện ngoại trừ thời gian thanh toán. Khách hàng là doanh nghiệp có liên 
kết sẽ được gia hạn thời gian thanh toán là 90 ngày nhưng ngược lại thời hạn thanh toán chỉ có 
45 ngày đối với các khách hàng không có quan hệ liên kết. 
Áp dụng phương pháp CUP được điều chỉnh để định giá chuyển giao trong nội bộ tập 
đoàn thông qua việc xác định doanh thu bán sản phẩm cho công ty không liên kết và chú ý sự 
khác biệt về thời hạn thanh toán khi xác định giá thị trường. 
Cụ thể: Trong năm công ty Nhật cung cấp 5.000.000 thỏi thép cho công ty con (liên 
doanh) là 7.000.000 thỏi thép cho công ty không liên kết. Giá bán cho công ty không liên kết là 
6 USD/1 thỏi thép. Lãi suất hiện hành là 1%/tháng. 
Doanh thu nếu bán sản phẩm cho một công ty không liên kết: 
7.000.000 6 USD = 42.000.000 USD 
Sự khác biệt về thời hạn thanh toán dẫn đến sự khác biệt trong doanh thu: 
Lãi suất = 
1% x 45 
 = 1,5% 
30 
Giá thị trường có thể dùng so sánh trong nghiệp vụ chuyển giao nội bộ: 
Giá thị trường 
để so sánh 
= 
42.000.000 (1 + 1,5%) 
x 5.000.000 = 30.450.000 USD 
7.000.000 
Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá trị này để xác định giá mua vào đối với nguyên, vật liệu của 
liên doanh là công ty con. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 111 
Phương pháp CUP có điều chỉnh sẽ không thực hiện được khi có những sự khác biệt trong 
các nghiệp vụ chuyển giao giữa các bên có liên kết và không liên kết mà việc điều chỉnh rất khó 
thực hiện, hoặc không thực hiện được. Những sự khác biệt đó bao gồm: Khác biệt về chất lượng sản 
phẩm; Khác biệt thị trường về mặt địa lý; Khác biệt về cấp độ thị trường; Khác biệt về số lượng và 
loại TSVH liên quan đến việc bán hàng. 
Xem lại ví dụ trên trong trường hợp các thỏi thép do công ty Nhật cung cấp cho liên doanh tại 
Việt Nam là loại thép đặc biệt, chất lượng cao hơn dù cùng một kích cỡ với loại thỏi thép cung cấp 
cho công ty không liên kết thì không thể sử dụng giá bán cho bên không liên kết làm cơ sở cho việc 
định giá chuyển giao giữa công ty Nhật và liên doanh là công ty con ở Việt Nam. 
Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta có thể phát hiện được những chi phí phát sinh bất 
hợp lý thông qua việc so sánh với các doanh nghiệp tương tự trong những nghiệp vụ chuyển giao có 
thể so sánh được. Cụ thể, khi xem xét giá vốn hàng bán và chi phí về nguyên, vật liệu của liên 
doanh Coca Cola Chương Dương, chúng ta thấy: giá vốn hàng hóa bán ra chiếm tỷ lệ 64,72% trên 
doanh thu và chi phí về nguyên, vật liệu chiếm tỷ lệ 52,42% trên doanh thu. Nếu so sánh với công 
ty nước giải khát I.B.C, một đơn vị cùng ngành nghề và qui mô sản xuất thì tỷ lệ giá vốn hàng hóa 
trên doanh thu là 51,1% và tỷ lệ về chi phí nguyên, vật liệu là 46,93% trên doanh thu thì rõ ràng các 
khoản chi phí của Coca Cola Chương Dương đã có vấn đề cần phải kiểm tra lại. 
Tương tự, chi phí về quảng cáo của công ty Coca Cola Chương Dương là 7,94% trên giá bán 
thì tại công ty IBC, chi phí quảng cáo là 4,94%. Điều này cho thấy, Coca Cola Chương Dương đã 
sử dụng chiến thuật giành thị trường tiêu thụ nên sẵn sàng nâng khoản phí quảng cáo tiếp thị lên và 
làm lỗ thêm cho liên doanh. Nếu cơ quan thuế sử dụng phương pháp so sánh với công ty IBC thì có 
thể ngăn chặn những khoản chi làm “nghèo” liên doanh này. 
Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method). Đây là một phương pháp để xác định giá  ...  giao trong nội bộ công ty). 
Trường hợp không tồn tại nghiệp vụ này, có thể dựa trên khoản chiết khấu có nguồn gốc từ 
doanh thu của công ty (B) trong một thị trường tương tự. Giữa nghiệp vụ chuyển giao được xem xét 
trong nội bộ công ty và nghiệp vụ chuyển giao có thể so sánh được có thể có nhiều sai biệt do sự 
Phan Đức Dũng... Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá... 
 112 
vận động của nền kinh tế như: sự biến đổi lãi suất, tình trạng kinh tế suy thoái hay phát triển bộc 
phát Nếu có sự khác biệt xảy ra giữa nghiệp vụ chuyển giao có liên kết và nghiệp vụ chuyển giao 
không liên kết có thể so sánh được thì cần phải có những biện pháp điều chỉnh khoản chiết khấu 
này. 
Một công ty của Pháp chuyên sản xuất và bán quần áo thời trang. Công ty trên mở một số chi 
nhánh tại một số thành phố tại Việt Nam nhằm bán lại những sản phẩm do công ty mẹ cung cấp. Để 
xác định giá chuyển giao giữa công ty mẹ và các chi nhánh, chúng ta có thể sử dụng phương pháp 
giá bán lại như sau: 
Qua nghiên cứu những nhà phân phối độc lập mua hàng có thể so sánh được về mặt hàng 
quần áo thời trang cho thấy những cửa hàng này có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khoảng 30%. 
Tuy nhiên giữa các cửa hàng là chi nhánh của công ty với các cửa hàng độc lập có một sự khác biệt 
là: Các cửa hàng phân phối độc lập có quyền thiết kế mẫu và may những mẫu thời trang do họ thiết 
kế. Khi xem xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của một số cửa hàng phân phối độc lập ta nhận 
thấy: tỷ suất lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm mua lại của công ty Pháp là 20% trên tổng doanh 
thu và việc thiết kế, may mặc các sản phẩm khác là 10% trên tổng doanh thu. Qua đó, có thể xác 
định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các chi nhánh thuộc công ty mẹ chỉ là 20% do họ không 
được phép thực hiện việc thiết kế và may sản phẩm thời trang. Tỷ suất lợi nhuận này sẽ được làm cơ 
sở để tính mức chiết khấu thích ứng trên giá bán ra: 
Giá bán ra ở đây sẽ được tính trừ thuế nhập khẩu, nếu có. Phương pháp sử dụng giá bán ra để 
xác định giá mua vào sẽ không áp dụng được nếu: Hàng hoá trước khi bán lại đã gia công chế biến, 
lắp ráp, thay hình đổi dạng. Việc gia công chế biến này đã làm gia tăng giá trị sử dụng (có nghĩa là 
làm phát sinh giá trị gia tăng), dẫn đến sự gia tăng giá vốn hàng hoá và sự biến đổi của giá bán lại, 
do đó không thể xác định một cách hợp lý khoản chiết khấu; Hàng hoá trước khi bán lại được gắn 
với nhãn hiệu thương mại có uy tín cao trên thị trường (Delaney, Patrick R., 1994). Điều này sẽ làm 
cho sản phẩm có thể bán được với giá trị cao hơn; Khoảng cách giữa thời điểm mua hàng và bán 
hàng kéo dài trên một năm, khoảng cách thời gian càng dài thì sự biến động về thời gian và giá cả 
càng lớn. Điểm chốt của phương pháp này là việc xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để tính 
khoản khấu trừ hợp lý. Do hoạt động kinh doanh bao gồm rất nhiều loại hình phong phú và đa dạng, 
ngay cả đối với một loại sản phẩm cũng có thể có những qui cách và phẩm chất khác nhau, do đó, 
khi xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chúng ta cần lưu ý: Xây dựng một tỷ suất lợi nhuận 
bình quân cho từng mặt hàng hoặc từng ngành kinh doanh. Điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân 
cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 
Chẳng hạn, một công ty Mỹ chuyên sản xuất dụng cụ y tế. Công ty này tiến hành bán sản 
phẩm của mình cho một số đại lý tại Việt Nam. Để xác định giá mua vào đối với những sản phẩm 
mà các đại lý Việt Nam đã nhận của công ty mẹ, cơ quan thuế Việt Nam sẽ xác định: Giá bán các 
dụng cụ y tế cho những cửa hàng độc lập với công ty (đặt tại Việt Nam). Tỷ suất lợi nhuận trên 
doanh thu bình quân của các cửa hàng độc lập đó: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân của 
ngành kinh doanh dụng cụ y tế là 18%. Tuy nhiên, do những dụng cụ y tế mà công ty trên cung cấp 
là loại đặc biệt, tác dụng điều trị đặc thù nên tỷ suất lợi nhuận dự kiến sẽ tăng thêm 3% so với các 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 113 
dụng cụ y tế thông thường. Do đó có thể xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các cửa hàng 
độc lập là 21% để làm cơ sở xác định giá mua vào. 
Phương pháp giá phí cộng thêm (Cost Plus Method). Phương pháp này được sử dụng để xác 
định giá thị trường trên cơ sở cộng thêm một khoản nâng giá (mark - up) thích hợp vào chi phí sản 
xuất. Phương pháp này thường được áp dụng đối với cơ sở sản xuất theo hợp đồng gia công hoặc các 
cơ sở dịch vụ (Charles T. Horngren, 1991). Các khoản phí cộng thêm có thể bao gồm: chi phí giao 
hàng trong kỳ, các chi phí quản lý chung trong kỳ. Một điểm thuận lợi của phương pháp này là khi 
xác định khoản nâng giá áp dụng trong trường hợp sản xuất theo hợp đồng thì điều quan trọng cần 
nhấn mạnh là hình thức chuyển giao theo các hợp đồng chuyển giao có thể so sánh được không cần 
phải có sự tương tự như các hàng hoá chuyển giao trong nội bộ công ty (Anthony A. Atkinson, 1991). 
Một công ty chuyên sản xuất mặt hàng trang trí nội thất (HG) điều hành toàn bộ hoạt động 
nghiên cứu và triển khai sản xuất tại Đài Loan. Sau khi sản xuất và qua khâu chế biến thành gỗ 
ôcan, sẽ đuợc chuyển giao đến một chi nhánh tại Việt Nam. Tại đây, gỗ ôcan sẽ được gia công 
thành các sản phẩm trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ và được chuyển ngược về Đài Loan 
để bán trên thị trường Đài Loan. Trong trường hợp này, công ty ở Việt Nam là một công ty chuyên 
sản xuất theo hợp đồng, thực hiện các hoạt động sản xuất có tính chất giới hạn, không làm công việc 
điều độ sản xuất, không mua nguyên vật liệu và cũng không chịu rủi ro về vật liệu cung ứng và thị 
trường tiêu thụ. Sản phẩm trang trí nội thất sẽ mang nhãn hiệu của công ty Đài Loan HG, hoàn toàn 
không có tên của công ty Việt Nam. Do công ty Đài Loan chỉ thực hiện hợp đồng sản xuất với một 
công ty ở Việt Nam nên không thể sử dụng phương pháp CUP để xác định giá chuyển giao trong 
nội bộ công ty này. Tuy nhiên, do công ty con ở Việt Nam không chỉ thực hiện nhiệm vụ gia công 
cho Công ty mẹ ở Đài Loan mà còn có thể gia công sản xuất cho các công ty không liên kết, do 
khác những mặt hàng trang trí nội thất tương tự, do đó, khoản nâng giá mà công ty Việt Nam khi 
làm dịch vụ cho các công ty không liên kết khác sẽ là những thông tin có thể so sánh đuợc dùng để 
áp dụng phương pháp giá phí cộng thêm khi định giá cho các nghiệp vụ chuyển giao của công ty 
Đài Loan có liên kết. 
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến ba vấn đề sau: Nếu công ty con chỉ thực hiện 
hợp đồng cho công ty mẹ ở chính quốc mà không gia công cho một công ty khác không liên kết, lúc 
đó khoản nâng giá sẽ dựa trên cơ sở loại hình hoạt động gia công tương tự của một công ty khác 
trên thị trường; Nếu công ty con vừa thực hiện hợp đồng cho công ty mẹ, vừa gia công với những 
công ty khác không liên kết thì chi phí quản lý và những chi phí chung khác sẽ phải được phân bổ 
theo giá trị của những hợp đồng gia công. 
Trở lại thí dụ trên, nếu công ty con ở Việt Nam thực hiện 70% doanh số là từ việc thực hiện hợp 
đồng với công ty mẹ và 30% từ hoạt động gia công với các công ty không liên kết khác thì chi phí quản 
lý sẽ được phân bổ 30% cho các khoản nâng giá đối với các công ty không liên kết. Điều này trong thực 
tế rất quan trọng bởi vì doanh nghiệp thường hạch toán các khoản chi phí quản lý và chi phí chung một 
cách tổng hợp, do đó rất khó phân tích khoản chi phí chung nào được phân bổ vào hợp đồng của công ty 
nào. Việc phân bổ chi phí theo mức độ doanh số như trên sẽ đảm bảo tương đối tính khả thi của phương 
pháp này. Cần phải quan tâm đến năng lực sản xuất, công nghệ, khối lượng sản xuất trong khi xác 
định khoản chi phí tăng thêm, đặc biệt là yếu tố năng lực sản xuất (công suất hoạt động). Ví dụ: nếu một 
công ty con vận hành chỉ 50% công suất thì chi phí gián tiếp sẽ được tính vào căn bản giá phí trong việc 
xác định chi phí cộng thêm như thế nào? Nếu chỉ tính trên 50% công suất thì 50% chi phí gián tiếp còn 
lại sẽ xử lý thế nào và nếu tính toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản giá phí cộng thêm thì khoản phí phải 
trả có thể vượt lên trên giá thị trường. Khi giải quyết vấn đề này, cần phải xem xét ở hai trường hợp cụ 
Phan Đức Dũng... Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá... 
 114 
thể: Nếu công ty con không dành hết toàn bộ công suất hoạt động cho một khách hàng duy nhất (ở đây 
là công ty mẹ) thì vấn đề không sử dụng hết công suất không phải thuộc trách nhiệm của công ty mẹ, do 
đó không thể đưa hết toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản nâng giá. Nếu công ty con sản xuất theo hợp 
đồng dành hết toàn bộ công suất cho việc gia công sản phẩm của công ty mẹ (hoặc công ty có liên kết) 
thì tại thời điểm không sử dụng hết công suất thì công ty mẹ vẫn phải chấp nhận toàn bộ chi phí này dù 
họ có sử dụng hay không. 
 Trên đây là một số các phương pháp cụ thể để thực hiện “chống chuyển giá” ở Việt Nam. 
Qua những phân tích trên, chúng ta nhận thấy ba phương pháp đã nêu có thể sẽ không áp dụng được 
trong một số tình huống cụ thể. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng thêm một số phương pháp bổ sung 
dựa trên nguyên tắc giá thị trường (không quen biết). 
Các phương pháp bổ sung: 
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận:(Rate of Return Method). Thước đo của tỷ suất lợi nhuận 
trong một doanh nghiệp khi xác định giá trị của doanh nghiệp đó chính là lợi tức cổ phần (Anthony 
A. Atkinson, 1991). Tỷ lệ lợi tức phân phối cho mỗi cổ phiếu (Earning per share –EPS) được xem 
như là giá trị thu nhập thuần mang lại từ khoản chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của một doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, không thể sử dụng lợi tức cổ phần để xác định giá trị các nghiệp vụ chuyển giao 
trong nội bộ một công ty. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: các nguồn tài trợ của một công ty con 
thường được cung ứng bởi công ty mẹ mà không cần phải tuân thủ giá thị trường (Anthony A. 
Atkinson, 1991). Do đó, để xác định nghiệp vụ chuyển giao, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất 
lợi nhuận trên các tích sản (Delaney, Patrick R., 1994). Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý: 
Phải xem xét sự khác biệt khi các tỷ suất lợi nhuận được tính toán đối với những công ty độc lập 
khác. Điều này thực sự cần thiết vì thông thường, các tích sản tài chính như tiền mặt, nguồn tài 
chính ngắn hạn, các khoản phải thu của các công ty con trong một tập đoàn rất khác biệt với 
những công ty khác độc lập. Vì vậy cần phải có một sự điều chỉnh phù hợp. Cần phải xem xét về 
tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị khi so sánh các tỷ suất lợi tức giữa một bên có quan hệ liên 
kết với các doanh nghiệp độc lập. Ví dụ, nếu một MNC cung cấp cho công ty con ở Việt Nam một 
hệ thống thiết bị mới và hiện đại thì đương nhiên, tỷ suất lợi tức của nó sẽ khác với những công ty 
độc lập khác mà thiết bị đã cũ, có thể đã khấu hao hết hoặc gần hết. 
Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method). Phương pháp này xác định giá 
chuyển giao trong nội bộ tập đoàn bằng cách phân tích việc phân chia lợi tức của các công ty có liên 
kết tham gia trong hoạt động chuyển giao này. Để tính toán giá thị trường, phương pháp này yêu 
cầu phải nghiên cứu sự phân chia lợi tức giữa các bên có quan hệ liên kết và không có quan hệ liên 
kết. Một công ty chuyên sản xuất dược phẩm của Canada thành lập một công ty con chuyên sản 
xuất và bán tân dược tại Việt Nam. Công ty mẹ ở Canada có thể cung cấp nguyên vật liệu để công 
ty con ở Việt Nam sản xuất hoặc có thể cung cấp sản phẩm đã hoàn chỉnh để công ty con ở Việt 
Nam bán trên thị trường Việt Nam. Trong trường hợp không đủ các cơ sở để áp dụng ba phương 
pháp CUP, giá bán lại hoặc phương pháp giá phí cộng thêm, cơ quan thuế có thể sử dụng phuơng 
pháp chiết tách lợi nhuận để kiểm tra độ tin cậy của giá chuyển giao giữa công ty mẹ ở Canada và 
công ty con ở Việt Nam. Điều cần thiết khi thực hiện phương pháp này là phải xác định được doanh 
thu và chi phí của những công ty có liên quan đến hoạt động chuyển giao. Cơ quan thuế có thể yêu 
cầu công ty con cung cấp những tài liệu có liên quan của công ty mẹ để chứng minh tính hợp lý của 
giá nghiệp vụ chuyển giao (Charles T. Horngren, 1991). 
Phương pháp lợi nhuận chuyển giao ròng (Transaction Net Margin Method – TNMM). 
Về thực chất, phương pháp này tương tự với phương pháp CPM của Mỹ. Phương pháp này ra 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 115 
đời do kết quả của một quá trình thay đổi nhận thức về các phương pháp định giá chuyển giao 
của Mỹ. 
Như vậy, khi các bên có mối quan hệ liên kết thì hành vi chuyển giá có thể áp dụng, hoặc làm 
tăng giá trị đầu vào để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc làm giảm giá trị đầu vào để hạ thấp 
giá thành sản phẩm. Khi giá thành giảm thấp thì công ty có thể tiến hành bán phá giá tại thị trường 
mục tiêu. Trong trường hợp này sản phẩm từ công ty mẹ nhập vào thị trường mục tiêu chỉ tính biến 
phí mà không phân bổ định phí, lúc này yếu tố nhập lượng của công ty con chỉ là biến phí, trong khi 
đó, định phí chiếm tỷ trọng rất cao vì sản phẩm thông dụng kỹ thuật, chi phí đầu vào thấp sẽ làm 
cho giá thành thấp. Dựa trên các phương pháp định giá sản phẩm như phương pháp Absorption (chi 
phí sản xuất) hay phương pháp Variable (biến phí) để xác định giá bán (Charles T. Horngren, 1991). 
Giá bán này thấp hơn rất nhiều giá bán trên thị trường nhưng không có cơ sở để xem các doanh 
nghiệp này bán phá giá vì không vi phạm luật pháp Việt Nam (không bán thấp hơn giá vốn) do họ 
bán với giá mà đạt được mức lãi kỳ vọng (Anthony A. Atkinson, 1991). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Belkaoui, Ahmed Riahi (1993), Accounting Theory, Third Edition, International Edition by 
Harcourt Brace & Company. 
[2] Delaney, Patrick R. (1994), CPA Examination Review-outlines and study guides, Twenty first 
Edition. 
[3] Haskins, Mark E., Ferris, Kenneth R. and Selling, Thomas I. (1996), International Financial 
Reporting and Analysis, Times mirror higher Education Group, 1996 
[4] Mills , John R. and Jeanne H. Yamamura (1998), “The power of cash flow ratios”, Journal of 
Accountancy. 
[5] Nobes, Christopher and Parker, Robert (1995), Comparative International Accounting, Fourth 
Edition, Prentice Hall International 1995 
[6] Schiff M., Lewin A.Y. (1970), The impact of people on budgets, The accounting review, april, 
pp. 259-268. 
[7] Stevens D.E. (2002), The effects of reputation and ethics on budgetary slack, Journal of 
management accounting research, vol. 14, pp. 153-171. 
[8] Tsui J. (2001), The impact of culture on the relationship between budgetary participation, 
management accounting systems, and managerial performance: an analysis of Chinese and 
Western managers, The international Journal of accounting, 36, pp. 125-146. 
[9] Robert S. Kaplan, Anthony A. Atkinson, Advanced Management Accounting (3rd Edition), 
Prentice Hall. Inc, 1991 
[10] Charles T. Horngren, George Foster, Cost Accounting: A Managerial Emphasis (7th Edition), 
Prentice Hall. Inc, 1991 
[11] Anthony A. Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S. Kaplan, S. Mark Young, Management 
Accounting (3
rd
 Edition), Prentice Hall. Inc, 1991 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_chuyen_gia_va_chien_luoc_ban_pha_gia_tai_cac_cong.pdf