Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu đặc điểm cơ bản chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình, phân tích điểm mạnh,

điểm yếu và khái quát cơ hội, thách thức của chuỗi từ đó đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi nhằm tăng giá

trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của chuỗi, tăng mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi và nâng cao lợi

ích kinh tế - xã hội mà chuỗi có thể mang lại.

Từ khoá: chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình; cao su Quảng Bình; chuỗi giá trị; Quảng Bình; sản

phẩm cao su; chiến lược nâng cấp

pdf 6 trang phuongnguyen 1640
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.3 (2013) 
15 
CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CAO SU QUẢNG BÌNH 
THE STRATEGY OF UPGRADING THE RUBBER PRODUCT VALUE CHAIN IN QUANG BINH 
Trần Tự Lực 
Trường Đại học Quảng Bình 
TÓM TẮT 
 Bài viết nghiên cứu đặc điểm cơ bản chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình, phân tích điểm mạnh, 
điểm yếu và khái quát cơ hội, thách thức của chuỗi từ đó đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi nhằm tăng giá 
trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của chuỗi, tăng mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi và nâng cao lợi 
ích kinh tế - xã hội mà chuỗi có thể mang lại. 
 Từ khoá: chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình; cao su Quảng Bình; chuỗi giá trị; Quảng Bình; sản 
phẩm cao su; chiến lược nâng cấp 
ABSTRACT 
 The paper examines the basic characteristics of the rubber product value chain in Quang Binh, analyzes 
the strengths, the weaknesses and generalizes opportunities and challenges in order to put forward upgrading 
strategies, increase the value of products, the competitiveness, linkages among actors in the chain and improve 
economic and social benefits. 
 Keywords: Quang Binh rubber product value chain; Quang Binh rubber; value chain; Quang Binh; 
rubber products; upgrading strategy. 
1. Đặt vấn đề 
 Cây cao su đang là cây công nghiệp có 
vai trò và ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và 
môi trường đối với Quảng Bình nói riêng và 
Việt Nam nói chung. Sản phẩm chủ yếu của 
cây cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn 
hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi, 
là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời 
sống hàng ngày của con người thông qua các 
đồ dùng sinh hoạt. Để đến với người tiêu dùng 
trong nước và trên thế giới sản phẩm cao su 
đều trải qua một chuỗi các hoạt động, mỗi hoạt 
động này lại tạo ra một giá trị mới cho sản 
phẩm. Giá trị chủ yếu của sản phẩm cao su 
chính là việc khai thác và sử dụng mủ cao su 
nên chuỗi giá trị sản phẩm cao su được xác 
định là tổng thể các hoạt động liên quan đến 
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su, nó bao 
gồm các hoạt động của các tác nhân tham gia 
như cung cấp giống, phân bón, đào hố, trồng 
cây, chăm sóc, cạo mủ, thu gom, chế biến và 
thương mại hóa sản phẩm. Chuỗi giá trị sản 
phẩm cao su Quảng Bình có nhiều điểm mạnh 
và cơ hội phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại 
nhiều điểm yếu như khả năng cạnh tranh, liên 
kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, 
không có tính ổn định và bền vững trong dài 
hạn; quy mô sản xuất và kỹ thuật canh tác 
chưa đảm bảo; sản phẩm chưa tạo được 
thương hiệu trên thị trường,. Để khắc phục 
những điểm yếu và tồn tại trên, chúng tôi 
nghiên cứu đề xuất các chiến lược nâng cấp 
chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
 Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu chúng 
tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau [1]: 
 - Phân tích định tính: Thu thập số liệu 
và sử dụng công cụ sơ đồ hoá chuỗi giá trị để 
đánh giá những tác nhân tham gia chuỗi giá trị 
sản phẩm cao su. 
 - Phân tích định lượng: Khảo sát, 
phỏng vấn chính thức và nghiên cứu tài liệu. 
Trên cơ sở đó sử dụng công cụ phân tích chi 
phí, lợi nhuận để đánh giá phân phối lợi ích 
giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi. 
 - Phân tích SWOT: Dựa vào số liệu thu 
thập chúng tôi tiến hành phân tích, xác định 
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 3 (2013) 
16 
chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng 
Bình 
 Trên cơ sở cách tiếp cận chuỗi giá trị sản 
phẩm cao su trình bày ở trên kết hợp với thực 
tiễn khảo sát đặc điểm sản xuất kinh doanh cao 
su Quảng Bình, chúng tôi xác định chuỗi giá trị 
sản phẩm cao su Quảng Bình qua Hình 1. 
Hình 1. Chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình 
 Qua hình 1 cho thấy các doanh nghiệp 
quốc doanh đồng thời là nhà sản xuất và là nhà 
chế biến nên chuỗi giá trị sản phẩm cao su 
Quảng Bình theo đối tượng được phân thành 2 
kênh, kênh 1 (K1) và kênh 2 (K2). Trong đó các 
tác nhân trong trong chuỗi có đặc điểm như sau: 
 + Tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào: 
Gồm cung ứng giống, cung ứng phân bón, cung 
ứng các công cụ phục vụ trồng cao su và cung ứng 
nước. Giống cao su ở Quảng Bình có nhiều loại 
giống như GT1, RIM 600, VM515 và PB 235. 
Phân bón, thuốc và công cụ sản xuất thường mua 
từ nhiều nhà cung ứng trên thị trường tại địa 
phương [2]. 
 +Tác nhân sản xuất: Thực hiện công tác 
trồng, sản xuất, thu hoạch và bảo quản mủ cao su 
bao gồm: các hộ sản xuất cao su tiểu điền chiếm 
60% và cao su đại điền (các doanh nghiệp quốc 
doanh) chiếm 40% . Cao su đại điền năng suất và 
sản lượng khai thác cao hơn do cao su tiểu điền 
đa số mới trồng nên diện tích đưa vào khai thác 
còn ít, có ít kinh nghiệm, quy mô nhỏ, thiếu vốn, 
thiếu kỹ thuật [4]. 
 + Tác nhân chế biến: Thực hiện công 
tác phân loại, chế biến và đóng gói bao gồm các 
doanh nghiệp quốc doanh và các nhà máy chế 
biến tư nhân đặt tại thành phố Đồng Hới và 
huyện Bố Trạch. Cao su được thu mua mủ từ hộ 
sản xuất và chế biến mủ thô thành SRV và RSS 
để xuất khẩu [4]. 
 + Tác nhân thương mại: Thực hiện công 
tác thu mua, lưu kho, đóng gói, vận chuyển đến 
cửa khẩu Móng Cái để xuất sang Trung Quốc 
(70%) hoặc bán cho công ty cao su Đà Nẵng. 
 + Tác nhân tiêu thụ: Gồm nhà sản xuất 
nước ngoài ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, 
Đức,.. chiếm khoảng 70% sản lượng; các nhà 
sản xuất trong nước chủ yếu ở thị trường Đà 
Nẵng gồm các doanh nghiệp sản xuất lốp, đệm 
cao su [2], 
3.1. Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm 
cao su Quảng Bình. 
3.1.1. Điểm mạnh 
 - Nguồn lực sản xuất cạnh tranh: Có 
diện tích đất canh tác lớn, đất xám feralit chiếm 
59,23% là loại đất phù hợp trồng cây cao su, cao 
su đại điền đã có nhiều kinh nghiệm, nguồn lao 
40% 
65% 
30% 
35% 
70% 
 K1 
K2 
Tiểu 
điền (hộ 
nông 
dân) 
Doanh 
nghiệp 
tư 
nhân 
 Sản xuất Chế biến Thương 
mại 
 Cung cấp 
 đầu vào 
Tiêu thụ 
- Giống 
- Phân bón 
- Thuốc 
- Công cụ sx 
Doanh 
nghiệp 
tư 
nhân 
Nhà 
sản 
xuất 
nước 
ngoài 
Đại điền (doanh nghiệp quốc doanh) 
Nhà 
sản 
xuất 
trong 
nước 
7
0% 
3
0 6
5% 
3
5
5
% 
60% 
60% 
4
0% 
K
1 
K
2 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.3 (2013) 
17 
động dồi dào [4]. 
 - Hệ thống giao thông, thủy lợi hoàn 
chỉnh đảm bảo việc điều tiết nước, cơ giới hóa 
trong sản xuất và khai thác. 
 - Cây cao su có giá trị kinh tế cao hơn so 
với các loại cây công nghiệp khác trong tỉnh. 
3.1.2. Điểm yếu 
 - Sản xuất cao su đa số có quy mô nhỏ, 
phân tán, vốn đầu tư thấp, chưa có kế hoạch 
chung, bán qua nhiều tác nhân trung gian trong 
chuỗi nên nông dân chịu rủi ro và thiệt thòi 
nhiều nhất [4]. 
 - Chuỗi cung các yếu tố đầu vào như 
giống, phân bón,có sự hợp tác chưa chặt chẽ 
với hộ trồng cao su. Giống hỗn hợp chiếm khá 
nhiều trên tổng diện tích, điều này gây khó khăn 
cho công tác chăm sóc cây cao su. Mặt khác, áp 
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ về 
giống chậm. Giá vật tư cao, không ổn định và 
chưa kiểm soát được chất lượng. 
 - Sự phân công lao động giữa các mắt 
xích trong chuỗi chưa cao, các hình thức hợp tác, 
liên kết giữa các thành phần trong chuỗi chưa 
phát triển mạnh dẫn đến năng lực thu gom hàng 
của doanh nghiệp và việc huy động lượng hàng 
theo hợp đồng hay gặp trục trặc. 
 - Khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị 
sản phẩm cao su Quảng Bình đối với chuỗi giá 
trị ngành, chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao; giá trị 
gia tăng và lợi nhuận thu được của các tác nhân 
trong chuỗi còn thấp. 
 - Người nông dân còn thiếu vốn, kỹ 
thuật và kinh nghiệm trong sản xuất, khai thác. 
 - Hệ thống phân phối phần lớn vẫn còn 
hoạt động theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Phần lớn 
tác nhân trong chuỗi đều thiếu những kiến thức 
cơ bản về kinh doanh hiện đại khiến chi phí cao, 
chất lượng giảm và giá thành lớn [4]. 
- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng 
trên nền tảng pháp lí nên không đảm bảo nguồn 
cung ứng và chất lượng như mong đợi. Thiếu sự 
phản hồi từ người tiêu dùng đến các khâu kinh 
doanh và sản xuất, thiếu các luồng thông tin hai 
chiều và thông tin tới các nhà chức trách. 
3.1.3. Cơ hội 
 - Cao su có thị trường xuất khẩu lớn, 
Việt nam tham gia WTO, kinh tế thị trường. 
 - Quảng Bình có nhiều dự án ưu tiên 
phát triển cao su giai đoạn 2011 – 2020 như dự 
án trồng cao su trên đất rừng chuyển đổi, dự án 
xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cao su, 
 - Được sự quan tâm của chính quyền địa 
phương các cấp về chính sách đất đai, kỹ thuật 
và tài chính giúp nông dân cải thiện khả năng 
canh tác; đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng giúp sản 
xuất và chế biến sản phẩm dễ dàng, đã quy 
hoạch tổng thể phát triển cao su Quảng Bình giai 
đoạn 2010 – 2020. 
3.1.4. Thách thức 
 - Cây cao su còn trồng manh mún, đại 
trà nên năng suất sản lượng và chất lượng chưa 
đồng đều. 
 - Thị trường trong nước còn nhiều bất 
cập: Thị trường nhỏ và chưa được quan tâm 
thích đáng thể hiện qua nhu cầu tiêu thụ cao su 
qua các năm thấp, việc tổ chức hệ thống kênh 
tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Tuy có nhu cầu về 
cao su nhưng các doanh nghiệp chế biến các 
sản phẩm công nghiệp làm từ mủ cao su khó 
tiếp cận được nguồn hàng. Nhiều hộ nông dân 
và doanh nghiệp phải lao đao theo sự biến động 
của thị trường [4]. 
 - Cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản 
phẩm cao su trên thế giới ngày càng gay gắt. 
 - Cao su chịu ảnh hưởng lớn của biến 
đổi khí hậu; sự gia tăng thiên tai, dịch bệnh làm 
tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất và giảm 
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị 
trường trong và ngoài nước. 
 - Phân phối lợi ích giữa các tác nhân 
trong chuỗi có sự chênh lệch, tác nhân chế biến 
và tác nhân thương mại chịu rủi ro ít hơn so với 
tác nhân sản xuất nhưng giá trị gia tăng bình 
quân lại cao hơn. Sự cam kết giữa khâu sản xuất 
và tiêu thụ chưa cụ thể và không chặt chẽ nên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 3 (2013) 
18 
người trồng cao su còn bị động trong khâu tiêu 
thụ và giá cả luôn biến động [4]. 
3.2. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản 
phẩm cao su Quảng Bình 
3.2.1. Chiến lược cắt giảm chi phí nâng cao lợi 
ích kinh tế chuỗi. 
 Trong từng mắt xích của chuỗi, tiến 
hành giảm chi phí và gia tăng sản lượng nhằm 
tăng thu nhập của các tác nhân tham gia qua đó 
gia tăng đầu ra của chuỗi, thể hiện qua Hình 2. 
Hình 2. Mô hình cắt giảm chi phí sản xuất. Nguồn [3] 
 Để thực hiện chiến lược này, trước hết 
phải cắt giảm chi phí sản xuất, muốn vậy hộ 
trồng cao su cần hợp tác và hợp đồng với các 
nhà cung ứng đầu vào để mua với sản lượng lớn 
và chất lượng cao có chiết khấu trên doanh số 
mua (ít nhất là 5%) điều này giảm được chi phí 
lưu thông và còn được hưởng các chính sách ưu 
đãi của nhà cung cấp đầu vào về việc trả dần. 
Tiếp đến là tăng cường và quản lý tốt các 
chương trình kỹ thuật sản xuất, khai thác nhằm 
giảm lượng đầu vào cả về giống cũng như vật tư 
và tăng sản lượng khai thác. Cuối cùng là hợp 
đồng bán sản phẩm đầu ra nhằm giảm chi phí 
lưu thông và chi phí giao dịch, tăng giá bán. Bên 
cạnh đó cần tăng cường và phát triển liên kết dọc 
giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất nhằm rút ngắn 
kênh thị trường chuỗi, giảm tác nhân trung gian 
và chi phí trung gian (kể cả giảm chi phí đầu vào 
và chi phí tăng thêm). Ngoài ra, giảm chi phí lưu 
thông và tiếp thị bằng cách tăng cường các liên 
kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ 
với nhau, sản xuất tập trung qui mô lớn, giá 
thành cạnh tranh. 
3.2.2. Chiến lược đầu tư công nghệ 
 Công nghệ là công cụ quan trọng nhất để 
nâng cao giá trị gia tăng của nông sản khi mà các 
động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động, 
và một phần chính sách đã phát huy hết hiệu lực. 
Vì vậy, việc đầu tư vào công nghệ sẽ mang tính 
quyết định đến việc gia tăng giá trị chuỗi. 
 Hiện tại sản xuất kinh doanh cao su 
Quảng Bình sử dụng công nghệ trong sản xuất, 
thu hoạch và chế biến chưa cao do điều kiện địa 
hình, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật. Vì vậy, cần đầu 
tư công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế 
biến. Cụ thể, trong công đoạn sản xuất phải đầu 
tư công nghệ để chọn tạo giống cao su thích ứng 
với điều kiện bất thuận của biến đổi khí hậu, 
chống chịu sâu bệnh, chất lượng đáp ứng yêu 
cầu đa dạng của thị trường và nâng cao hiệu quả 
sử dụng phân bón. Bên cạnh đó, cần quan tâm 
đến đầu tư công nghệ trong quản lý cây trồng, cơ 
giới hóa canh tác và đặc biệt là ở khâu chế biến 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.3 (2013) 
19 
vì sản phẩm cao su Quảng Bình chưa được bảo 
quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất 
cao cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, ở các 
địa phương thông qua mô hình liên kết dọc bao 
tiêu sản phẩm bằng cách đầu tư các nhà máy chế 
biến ở địa phương để thu mua mủ, chế biến, dự 
trữ và xuất khẩu, điều này sẽ góp phần đẩy mạnh 
liên kết ngang và giảm thất thoát sau thu hoạch, 
nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện vấn 
đề này tỉnh Quảng Bình cần có các cơ chế ưu đãi 
về vốn vay để nâng cấp công nghệ chế biến, 
giảm thuế trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm 
và chưa ổn định thị trường. 
3.2.3. Chiến lược xây dựng chuỗi giá trị theo 
hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc giữa 
các tác nhân trong chuỗi 
 Thực tiễn phân tích cho thấy quan hệ 
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản 
phẩm cao su Quảng Bình khá lỏng lẻo, không có 
tính ổn định và bền vững trong dài hạn. Vì vậy 
cần xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân 
trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ tổng thể về hợp 
tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế 
biến về phân vùng nguyên liệu. Mỗi doanh 
nghiệp chế biến cần chủ động thiết lập liên kết 
mạng lưới với các doanh nghiệp, hộ sản xuất 
cung cấp nguyên liệu và đi dần đến hình thức 
đồng sở hữu để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn 
định về số lượng và có thể kiểm soát về chất 
lượng. Liên kết ngang cần được duy trì và phát 
triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm 
ổn định vùng nguyên liệu căn bản cho nhà chế 
biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất 
lượng tại nguồn. Liên kết ngang này có thể được 
xây dựng kết hợp với các doanh nghiệp thành 
lập Hiệp hội cao su Quảng Bình và các chương 
trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình đầu tư trồng 
mới, cải tạo thâm canh vườn cao su của sở Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình. 
3.2.4. Chiến lược cải tiến và phát triển chính sách 
 Để phát triển bền vững chuỗi sản phẩm 
cao su Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói 
riêng cần phải thực hiện các chính sách sau: 
 - Phát triển hệ thống thông tin thị trường 
và dự báo (cấp quốc gia và cấp vùng). Điều này 
rất quan trọng vì dự báo “cầu” tốt sẽ giúp qui 
hoạch và điều tiết nguồn “cung” ổn định hàng 
năm và phục vụ tốt mục tiêu phát triển bền vững. 
 - Các chính sách hỗ trợ chuỗi giá trị sản 
phẩm cao su cần tránh việc thực hiện chính sách 
chỉ làm lợi cho một hay vài tác nhân trong chuỗi, 
tạo ra việc không công bằng trong phân phối lợi 
ích giữa các tác nhân gây khó liên kết để sản 
xuất bền vững. 
 - Phát triển các chính sách hợp tác và 
liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm cao su: Cần 
có những chính sách vĩ mô khuyến khích các 
công ty xuất khẩu có điều kiện xây dựng các nhà 
máy chế biến cao su tại các vùng quy hoạch 
trồng cao su trong tỉnh để kết nối trực tiếp với 
nông dân trồng cao su, cụ thể như chính sách 
cho vay với lãi suất thấp hoặc 0% lãi suất trong 
một số năm kinh doanh đầu tiên nhằm phát triển 
các mô hình liên kết dọc và liên kết ngang một 
cách hiệu quả. 
 - Tỉnh cần có chính sách tăng cường hỗ 
trợ tích cực và có hiệu quả thực hiện các liên kết 
ngang và dọc trong chuỗi; nâng cao năng lực các 
tác nhân tham gia chuỗi; nâng cao số lượng và 
chất lượng cán bộ khuyến nông; nâng cao kiến 
thức về cách tiếp cận chuỗi giá trị đến cán bộ 
quản lý các ngành và các cấp, các tác nhân và hỗ 
trợ chuỗi. 
4. Kết luận 
 Xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi 
giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình trong việc gia 
tăng giá trị và lợi nhuận thu được cho các tác 
nhân trong chuỗi, khả năng cạnh tranh của chuỗi, 
tạo thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu phân tích, kết quả nghiên 
cứu cho thấy chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng 
Bình có nhiều điểm mạnh và cơ hội phát triển, tuy 
nhiên còn có nhiều điểm yếu, hạn chế và thách 
thức như: Khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị 
sản phẩm cao su Quảng Bình đối với chuỗi giá trị 
ngành, chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao; giá trị gia 
tăng và lợi nhuận thu được của các tác nhân trong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 3 (2013) 
20 
chuỗi còn thấp; phân phối lợi ích giữa các tác 
nhân trong chuỗi có sự chênh lệch khá lớn, hộ 
trồng cao su tiểu điền được hưởng ít lợi ích nhất 
trong chuỗi; liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi 
còn lỏng lẻo, không có tính ổn định và bền vững 
trong dài hạn; quy mô sản xuất và kỹ thuật canh 
tác chưa đảm bảo; sản phẩm chưa tạo được 
thương hiệu trên thị trường,Trên cơ sở đó 
chúng tôi đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi 
gồm: Chiến lược cắt giảm chi phí nâng cao lợi ích 
kinh tế chuỗi; chiến lược đầu tư công nghệ; chiến 
lược xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy 
liên kết ngang, liết kết dọc giữa các tác nhân 
trong chuỗi; chiến lược cải tiến và phát triển 
chính sách. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Tiến Khai (2011), Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp. Chương trình giảng 
dạy kinh tế Fullbright. 
[2] Hoang Thi Thanh Nga (2009), Upgrading strateging for the rubber value chain of smallholder in 
Bo Trach Distric, Quang Bình Province. 
[3] Võ Thị Thanh Lộc (2009), Báo cáo phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, Trường Đại 
học Cần Thơ. 
[4] Trần Tự Lực (2013), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình. Đề tài khoa học công 
nghệ cấp cơ sở, trường Đại học Quảng Bình. 
[5] Kaplinsky, R. and M. Morris (2001), A Handbook for Value Chain Research. Brighton, United 
Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex. 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_nang_cap_chuoi_gia_tri_san_pham_cao_su_quang_binh.pdf