Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên
Hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên được hiểu là kết quả thực của hoạt
động cho vay mang lại cho xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao
trình độ dân trí, trên cơ sở đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của chương trình tín dụng chính
sách đối với học sinh, sinh viên. Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với
học sinh, sinh viên để có biện pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của chương trình là
thực sự cần thiết.
Bạn đang xem tài liệu "Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên
37Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên (HSSV) là một loại hình của tín dụng nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm thực hiện chịu sự quản lý của nhà nước. Việt Nam luôn luôn coi giáo dục là vấn đề quốc sách. Hàng năm ngân sách đã dành một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân để xây dựng trường lớp, cung cấp thiết bị dạy học, trả lương giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực sư phạm Nhưng giáo dục là vấn đề rộng lớn liên quan đến tất cả mọi gia đình. Một xã hội dù giàu có đến đâu chăng nữa cũng không thể có khả năng bao cấp toàn bộ cho giáo dục, vì vậy, đi đôi với việc đầu tư của Nhà nước, việc xã hội hoá giáo dục ở các bậc đại học, cao đẳng, dạy nghề là vấn đề tất yếu. Song, trong hoàn cảnh một nước nghèo như nước ta, việc huy động nguồn lực tài chính ở từng gia đình lại luôn luôn là chuyện nan giải và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những chính sách có tính chất hỗ trợ ban đầu, nhằm giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết trước mắt qua con đường tín dụng sau một thời gian sẽ được người vay hoàn trả là một biện pháp linh hoạt, được sự đồng thuận cao của xã hội. Vì vậy, tín dụng chính sách đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một chính sách hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, phù hợp với lòng dân, được nhân dân đón nhận và nhiệt tình ủng hộ, thể hiện tính ưu việt của chế độ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng. Hiệu quả được hiểu là hiệu số giữa tổng giá trị kinh tế thu về của một hoạt động kinh doanh nào đó so với tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện nó. Nếu kết quả là số dương (+) thì hoạt động kinh doanh đó có hiệu quả, còn nếu kết quả là số âm (-) thì hoạt động kinh doanh đó không có hiệu quả. Tuy nhiên, chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN), đảm bảo an sinh xã hội và những mục tiêu khác do Chính phủ giao. Do đó, các nhà nghiên cứu kinh tế thường tiếp cận khái niệm hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV trên 2 giác độ: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN PGS.TS. Hà Minh Sơn* Ngày nhận bài: 2/5/2019 Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019 Ngày nhận phản biện: 15/5/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019 Hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên được hiểu là kết quả thực của hoạt động cho vay mang lại cho xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao trình độ dân trí, trên cơ sở đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của chương trình tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên. Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên để có biện pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của chương trình là thực sự cần thiết. • Từ khóa: tín dụng chính sách, hiệu quả tín dụng chính sách, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách. The effectiveness of the policy credit for students is understood as the real result of lending activities to society, contributing to achieving the goal of sustainable poverty reduction and improvement of intellectual standards,... on the basis of ensuring the stable and sustainable development of the policy credit program for students and students. Researching criteria for evaluating the effectiveness of policy credit for students and students to find effective measures to constantly improve the effectiveness of the program is really necessary. • Keywords: policy credit, credit policy effectiveness, efficiency assessment policy credit policy. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019 * Học viện Tài chính 38 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Hiệu quả xã hội: Là những kết quả đạt được trên thực tế của chương trình đối với cuộc sống, tinh thần của người vay vốn, đối với vấn đề an sinh xã hội của cộng đồng nơi đối tượng vay vốn sinh sống. Hiệu quả kinh tế: Là việc tiết kiệm chi phí; hạn chế các tổn thất, mất vốn trong hoạt động cho vay của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV Chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV được đánh giá là hiệu quả khi đảm bảo an toàn được nguồn vốn, tiết kiệm được chi phí trong hoạt động cho vay, thực hiện được các mục tiêu XĐGN, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống (cả vật chất và tinh thần) cho đối tượng vay vốn. Do đó, khi đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV, cần đánh giá trên cả hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của tín dụng chính sách đối với HSSV Chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV là một chương trình cho vay ưu đãi. Do đó, khi đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV, cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả xã hội của chương trình. Hiệu quả xã hội của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV được đánh giá trên các khía cạnh: góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững, nâng cao ý thức học tập vì ngày mai lập nghiệp cho HSSV, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cho những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cung cấp nguồn nhân lực có qua đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường, nâng cao trình độ dân trí, Góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững, chỉ tiêu này gắn liền với đặc điểm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu xã hội của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV cung cấp tín dụng chính sách cho HSSV, giúp họ có điều kiện tiếp cận với dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp nhằm trang bị cho họ cái “Cần câu” để họ có thể tự “Câu được cá”, từ đó nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, có thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Góp phần nâng cao ý thức học tập của HSSV, quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi đã góp phần nâng cao chủ động hơn trong học tập, khơi dậy tính vượt khó, vươn lên thoát nghèo của HSSV vay vốn. Thực tế đã chứng minh, phần lớn những HSSV được vay vốn đi học đều nhận thức được trách nhiệm hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi cho ngân hàng sau khi tốt nghiệp, điều này đã thôi thúc họ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập vì một ngày mai lập nghiệp. Ngoài các tiêu chí định tính, ta còn sử dụng một số chỉ tiêu định lượng trong việc đánh giá hiệu quả xã hội chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV nhằm tăng độ tin cậy trong việc phân tích thực trạng hiệu quả xã hội của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. * Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của học sinh, sinh viên Tỷ lệ sinh viên vay vốn = Tổng số sinh viên vay vốn x 100% Tổng số sinh viên đủ điều kiện vay vốn Chỉ tiêu này cao hay thấp phản ánh khả năng đáp ứng về nguồn vốn của chương trình so với nhu cầu vay của HSSV, phản ánh hiệu quả công tác truyền thông về chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV đối với các đối tượng thuộc diện được vay vốn cao hay thấp, phản ánh mức độ quan tâm của HSSV tới những lợi ích của chương trình, v.v Trong quá trình đánh giá hiệu quả xã hội chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV, chỉ tiêu này càng tiệm cận 1 (100%) thì càng tốt vì một trong những mục tiêu của chương trình là đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến được tay HSSV nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cho họ. Trong trung và dài hạn chỉ tiêu này còn phản ánh những tác động tích cực của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV tới việc cung cấp nguồn nhân lực có qua đào tạo cho xã hội, nâng cao trình độ dân trí, XĐGN bền vững. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của vốn vay lên đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng vay vốn. Tỷ lệ HSSV vay vốn từ chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV tốt nghiệp đúng hạn: TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019 39Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Tỷ lệ sinh viên vay vốn tốt nghiệp đúng hạn = Số sinh viên vay vốn tốt nghiệp đúng hạn x 100% Tổng số sinh viên vay vốn Chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV luôn giám sát chặt chẽ quá trình học tập của người vay để giải ngân, thu nợ. Do vậy, chỉ tiêu này góp phần phản ánh rõ nét hơn tác động của vốn vay đến ý thức học tập của HSSV, đến việc đảm bảo nguồn tài chính để chi trả các khoản chi phí trong quá trình học tập của HSSV. Tỷ lệ này càng tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) thì càng tốt. Khi chỉ tiêu này bằng 1, có nghĩa là 100% HSSV vay vốn đã có đủ nguồn tài chính để chi trả cho các khoản chi phí liên quan đến quá trình học tập của mình như học phí, sinh hoạt phí, tài liệu học tập và ở một góc nhìn khác, khi chỉ tiêu này bằng 1 cũng đã phần nào phản ánh những tác động tích cực của chương trình đến việc nâng cao ý thức trong học tập và rèn luyện của HSSV vay vốn, vì chỉ có những HSSV có ý thức trong học tập và rèn luyện mới có khả năng hoàn thành chương trình học tập của mình đúng hạn theo quy định của các cơ sở đào tạo đại học và đào tạo nghề nghiệp. Tỷ lệ HSSV trả nợ đúng hạn: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV là trang bị cho HSSV cái “cần câu” để họ tự “câu được cá”, do vậy HSSV sau khi được vay vốn, học tập và tốt nghiệp đúng hạn, tìm được việc làm sẽ có thu nhập để trả nợ. Tỷ lệ sinh viên trả nợ đúng hạn = Số sinh viên vay vốn tốt nghiệp đúng hạn x 100% Tổng số sinh viên vay vốn Chỉ tiêu này càng tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) càng tốt. Khi chỉ tiêu này bằng 1 có nghĩa là 100% HSSV vay vốn sau khi tốt nghiệp đã có việc làm, có thu nhập để nuôi sống bản thân và trả được nợ. Ở một góc nhìn khác, khi chỉ tiêu này tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) cho thấy những lao động có qua đào tạo sẽ có nhiều cơ hội hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm, thậm chí có những lao động sau khi được đào tạo đã có khả năng tự tạo ra việc làm cho chính mình và những người khác. Điều đặc biệt hơn là những lao động có qua đào tạo họ sẽ có khả năng để ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất của gia đình từ đó họ có thu nhập tốt hơn để nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình và trả nợ. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chương trình cho vay HSSV Khi nói đến hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV, chúng ta không thể dùng “lợi nhuận” làm thước đo, vì chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV không vì mục đích lợi nhuận. Do đó, bài viết xem xét hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV trên các góc độ: tiết kiệm chi phí hoạt động, hạn chế tổn thất trong cho vay, đảm bảo an toàn tài chính trong mối quan hệ với các mục tiêu chính trị, xã hội của chương trình. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí hoạt động của Ngân hàng CSXH Số HSSV bình quân trên một cán bộ tín dụng của đơn vị triển khai chương trình: Số sinh viên bình quân trên một cán bộ tín dụng = Số sinh viên còn dư nợ x 100% Tổng số cán bộ tín dụng toàn hệ thống Dư nợ bình quân trên một CBTD: Dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ cho vay sinh viên x 100% Tổng số cán bộ tín dụng toàn hệ thống Thông thường tại các đơn vị được giao triển khai chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV, CBTD được giao phụ trách thị trường theo phạm vi địa lý chứ không phụ trách theo đối tượng khách hàng (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp) như các NHTM thường làm. Do đó, khi dư nợ chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV bình quân/CBTD, số HSSV vay vốn/CBTD năm sau cao hơn năm trước có nghĩa là năng suất lao động của CBTD đã tăng lên và ngược lại. Khi năng suất lao động tăng lên sẽ giúp chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV tiết kiệm được một số chi phí như: tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, mua sắm CCLĐ v.v do không phải tăng thêm biên chế. Tuy nhiên, khi khối lượng công việc tăng lên nhiều, vượt quá khả năng đảm nhận của các CBTD thì chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV vẫn phải tăng thêm nhân sự để đảm bảo chất lượng công việc. Đây là một chỉ tiêu phản ánh TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019 40 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn rất rõ nét hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV: Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV = Dư nợ quá hạn cho vay sinh viên x 100% Tổng dư nợ tín dụng chính sách đối với HSSV Tỷ lệ này phản ánh mức độ rủi ro mất vốn của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV, tỷ lệ này càng tiệm cận không (0%) càng tốt. Khi tỷ lệ này bằng 0 (0%) có nghĩa là 100% HSSV vay vốn đều trả nợ đúng hạn ịnh, điều này cũng đồng nghĩa với việc chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV không phải chịu bất kỳ rủi ro nào trong cho vay HSSV. Tỷ lệ này càng tiệm cận không (0%) hoặc bằng không (0%) sẽ giúp chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV tiết kiệm được các chi phí như: chi phí quản lý nợ quá hạn, chi phí xử lý nợ có rủi ro, Đây là cơ sở đảm bảo an toàn tài chính, phát triển bền vững của chương trình, đảm bảo hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Như vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV dưới góc độ tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các rủi ro mất vốn trong quá trình triển khai chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV thì tỷ lệ nợ quá hạn là thước đo không thể thiếu, thước đo này kết hợp với thước đo về khả năng tiết kiệm chi phí như đã trình bày ở phần trên sẽ giúp đánh giá hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV được chính xác hơn. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn tài chính Ngoài việc tiết kiệm chi phí trong quá trình triển khai, chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV cần hạn chế được các tổn thất trong hoạt động cho vay HSSV như: mất vốn gốc, không thu được tiền lãi, nhằm tăng hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Tỷ lệ thu nợ đúng hạn = Doanh số thu nợ đúng hạn trong kỳ x 100% Tổng nợ đến hạn phải thu Tỷ lệ thu hồi nợ cho vay HSSV đúng hạn cho biết có bao nhiêu % dư nợ cho vay HSSV được thu đúng hạn. Tỷ lệ này tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) thì càng tốt. Khi tỷ lệ này tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) sẽ giúp chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV an toàn hơn về tài chính, hạn chế các tổn thất về vốn, có thêm nguồn vốn, giúp tiết kiệm các chi phí khác. Như vậy, tỷ lệ thu hồi nợ là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Tỷ lệ thu hồi nợ khoanh: Tỷ lệ thu hồi nợ khoanh = Doanh số thu hồi nợ khoanh trong kỳ x 100% Tổng dư nợ khoanh Tỷ lệ nợ gia hạn được thu hồi: Tỷ lệ thu hồi nợ gia hạn = Doanh số thu hồi nợ gia hạn trong kỳ x 100% Tổng nợ được gia hạn Tỷ lệ nợ khoanh và tỷ lệ nợ gia hạn được thu hồi phản ánh khả năng xử lý nợ có rủi ro của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Khi hai tỷ lệ này tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) thì càng tốt và ngược lại. Hai tỷ lệ này tiệm cận 1 hoặc bằng 1 (100%) sẽ giúp chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV hạn chế được tổn thất, bảo toàn được vốn, giảm được chi phí xử lý nợ có rủi ro. Tỷ lệ nợ khoanh và nợ gia hạn được thu hồi có thể coi là một trong những thước đo hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Khi kết hợp các chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn tài chính với các chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí trong quá trình triển khai chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ hơn, khách quan hơn, chính xác hơn trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Tài liệu tham khảo: Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về tín dụng đối với HSSV. Nguyễn Văn Đức (2016), Cho vay học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019
File đính kèm:
- chi_tieu_danh_gia_hieu_qua_tin_dung_chinh_sach_doi_voi_hoc_s.pdf