Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển bền vững

TÓM TẮT

Những năm gần đây, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch dần từ trồng trọt sang

chăn nuôi, trong đó lĩnh vực chăn nuôi gia cầm có những bước tiến vượt bậc, nổi bật nhất là chăn

nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các tỉnh Đông Nam bộ. Mặc dù hiện nay chăn nuôi gà công

nghiệp có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng thực tế người chăn nuôi cũng nhiều phen

khốn đốn do giá đầu vào, đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường, làm cho họ lỗ nặng, có nơi, có lúc

phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ Mặt khác, trong quá trình chăn nuôi không chỉ

tăng trưởng về mặt kinh tế mà đòi hỏi phát triển cả về mặt xã hội và đảm bảo về mặt môi trường.

Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gà công

nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.

pdf 8 trang phuongnguyen 3440
Bạn đang xem tài liệu "Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển bền vững

Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển bền vững
31
Chăn nuôi gà . . .
CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐÔNG 
NAM BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Vòng Thình Nam * 
TÓM TẮT
Những năm gần đây, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch dần từ trồng trọt sang 
chăn nuôi, trong đó lĩnh vực chăn nuôi gia cầm có những bước tiến vượt bậc, nổi bật nhất là chăn 
nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các tỉnh Đông Nam bộ. Mặc dù hiện nay chăn nuôi gà công 
nghiệp có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng thực tế người chăn nuôi cũng nhiều phen 
khốn đốn do giá đầu vào, đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường, làm cho họ lỗ nặng, có nơi, có lúc 
phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ Mặt khác, trong quá trình chăn nuôi không chỉ 
tăng trưởng về mặt kinh tế mà đòi hỏi phát triển cả về mặt xã hội và đảm bảo về mặt môi trường. 
Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gà công 
nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
Từ khóa: nuôi gà công nghiệp, khu vực Dông Nam Bộ, phát triển bền vững
CHICKEN INDUSTRIAL FARM FEEDING IN SUSTAINABLE 
DEVELOPMENT IN SOUTH EAST AREAS
ABSTRACT
In recent years, agriculture production structure has changed gradually from cultivating to 
breeding, in which live stock breeding has grown significantly. The most growth is chicken industrial 
farm at provinces of South East Vietnam. Although chicken industry farm has high economic value, 
the breeders have a lot of difficulties due to high input prices, unstable output, mis-match of demand 
and supply. These reasons cause big financial loss, in some place, lead to shut down the farms, or 
business close out in another hand, the breeding process not only bring the economic growth, but 
also is being asked for society development and environment protection. Therefore, it is necessary 
to research and evaluate the sustainable development of chicken industrial breeding fact, and 
reasonable solutions must be proposed.
Keywords: Breed chicken industry, South East areas, Sustainable development
* GV. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345
32
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN 
BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI
1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Con người luôn khát khao cuộc sống ngày 
càng tốt hơn. Để đáp ứng mục tiêu trước mắt 
và thỏa mãn những nhu cầu của mình, con 
người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên đến 
cạn kiệt và thải vào đó những thứ ô nhiễm 
ngày càng trầm trọng. Từ đó, thiên nhiên 
giường như giận dữ và phản ứng ngược lại 
ngày càng mạnh mẽ, cụ thể tình hình thiên tai 
trầm trọng với nơi này, nơi khác ảnh hưởng 
đến đời sống nhân loại.
Trước tình hình đó, nhiều nhà hoạt động 
môi trường, nhiều nhà xã hội học, nhiều nhà 
khoa học khác đã kêu gọi nhân loại phải tôn 
trọng môi trường, phải có cách phát triển khác 
đi để vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng 
kinh tế, phát triển xã hội vừa đảm bảo không 
ảnh hưởng môi trường nhằm duy trì và tạo ra 
cho nhân loại môi trường sống tốt, đảm bảo 
sức khỏe và phát triển con người toàn diện. 
Phương thức phát triển đó chính là phát triển 
bền vững (PTBV). Từ đó khái niệm phát triển 
bền vững ra đời. 
Báo cáo Brundtland được xuất bản vào 
tháng 5 năm 1987, do Ủy ban Môi trường và 
Phát triển Thế giới xuất bản, lần đầu tiên thuật 
ngữ “phát triển bền vững” được công bố chính 
thức và phổ biến rộng rãi. Theo đó, “Phát triển 
bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được 
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, 
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu 
của các thế hệ tương lai”. Hay nói khác đi, 
phát triển bền vững phải bảo đảm phát triển hài 
hòa cả 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - môi trường. 
Để đạt được điều đó, phải có sự chung tay thực 
hiện của tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, 
các nhà lãnh đạo đất nước, các tổ chức xã hội... 
và chính bản thân từng con người.
1.2. Sự cần thiết phải phát triển bền 
vững ngành chăn nuôi
Dân số thế giới tăng nhanh, đã làm nhu 
cầu về lương thực và thực phẩm tăng lên. 
Từ đó, đòi hỏi cần phải phát triển nhanh các 
ngành nông nghiệp có năng suất cao, trong 
đó có chăn nuôi, bởi chăn nuôi có thể tạo ra 
khối lượng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với 
trồng trọt trên cùng một đơn vị diện tích và 
trong cùng một khoảng thời gian. Mặt khác, 
sản phẩm chăn nuôi cũng mang lại giá trị dinh 
dưỡng cao.
Ngoài ra, ngành này còn có thể tận dụng 
được những loại thực phẩm thứ cấp mà con 
người không dùng hoặc không thể dùng được 
nữa để làm nguồn nguyên liệu chế biến thức 
ăn cho vật nuôi như các loại ngũ cốc, các loại 
phụ phẩm của những qui trình sản xuất thực 
phẩm, các loại cá tôm phế phẩm, phụ phẩm, 
vỏ sò những thứ đó nếu không được chế 
biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm thì có 
thể gây ô nhiễm môi trường và phải tốn kém 
chi phí xử lý. Do vậy phát triển chăn nuôi rất 
có ý nghĩa về mặt kinh tế do có thể khai thác 
và tận dụng các loại kể trên.
Song song với chuỗi giá trị mang lại, ngành 
chăn nuôi tạo ra rất nhiều việc làm liên quan 
trong các ngành: sản xuất con giống, chế biến 
thức ăn, dịch vụ thú ý, sản xuất thiết bị, dụng 
cụ cho chuồng trại, thu gom sản phẩm chăn 
nuôi, chế biến, tiêu thụ phát triển theo. Như 
vậy, ngành chăn nuôi có tính lan tỏa lớn, phát 
triển ngành này sẽ làm các ngành liên quan 
khác phát triển theo, từ đó có thể tạo ra nhiều 
việc làm cho người lao động, góp phần ổn định 
xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 
1.3. Nội dung phát triển bền vững trong 
ngành chăn nuôi
Phát triển bền vững trong nông nghiệp 
hay trong chăn nuôi cũng đều dựa trên lý 
33
Chăn nuôi gà . . .
thuyết và nội dung phát triển bền vững chung, 
bao gồm: 
 y Phát triển bền vững về mặt kinh tế, 
 y Phát triển bền vững về mặt xã hội, 
 y Phát triển bền vững về mặt môi trường, 
 y Phát triển bền vững về mặt thể chế chính 
sách. 
Theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm 
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp 
- TAC/CGIAR, đã định nghĩa phát triển nông 
nghiệp bền vững như sau: “Nông nghiệp bền 
vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài 
nguyên nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu 
của con người đồng thời cải tiến chất lượng 
môi trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên 
nhiên”. [2]
Như vậy, trong nông nghiệp nói chung và 
chăn nuôi nói riêng, người ta có thể thực hiện 
nhiều biện pháp khác nhau để thay cho việc 
sử dụng dùng thuốc, hóa chất nhằm hướng 
tới phát triển bền vững:
 y Chọn giống cho năng suất cao đồng thời 
kháng bệnh tốt cho vật nuôi 
 y Sử dụng thức ăn sạch, an toàn để chăn 
nuôi, tạo ra sản phẩm tốt, an toàn 
 y Sử dụng các biện pháp sinh học để diệt 
phòng ngừa và trị bệnh cho vật nuôi
 y Sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại 
giảm thiểu bệnh dịch, hạn chế lây nhiễm cho 
vật nuôi
 y Nghiên cứu và áp dụng qui trình chăn 
nuôi hợp lý, khoa học để có sản phẩm chất 
lượng cao, hiệu quả
Hoặc có thể kết hợp các biện pháp trên với 
việc sử dụng thuốc, hóa chất một cách hạn chế 
nhằm giảm thiểu tác hại đối với môi trường.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng quá trình 
PTBV ngành chăn nuôi
Có rất nhiều yếu tố tác động đến phát 
triển bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. Tuy 
nhiên, qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận 
thấy có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng 
nhiều đến quá trình chăn nuôi:
 y Vốn đầu tư
 y Nguồn cung ứng đầu vào: Con giống; 
Thức ăn chăn nuôi; Chăm sóc thú y; Công 
nghệ, thiêt bị chăn nuôi
 y Thị trường tiêu thụ
 y Nhân sự trong chăn nuôi 
 y Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, 
đường giao thông
 y Điều kiện tự nhiên, môi trường: nhiệt 
độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, nguồn nước  
 y Chính sách quản lý, phát triển ngành 
chăn nuôi
 y Chính sách xuất nhập khẩu gia cầm và 
các sản phẩm thay thế
1.5. Các tiêu chí đánh giá PTBV ngành 
chăn nuôi
Để biết được ngành chăn nuôi gà công 
nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ phát triển 
như thế nào? Phát triển đến đâu? Đã bền 
vững chưa?... chúng ta phải có công cụ để đo 
lường, tức là phải có hệ thống chỉ tiêu đánh 
giá. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đang gặp 
phải hiện nay là chưa có các chỉ tiêu đánh giá 
mang tính pháp lý hoặc khoa học. Sau khi 
nghiên cứu lý thuyết PTBV, hệ thống chỉ tiêu 
đánh giá PTBV chung và đánh giá PTBV của 
một số ngành, tác giả xin đề xuất các tiêu chí 
đánh giá PTBV chăn nuôi gà công nghiệp 
bao gồm: 
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế
 y Tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh và 
đảm bảo trong thời gian dài
 y Mức độ đóng góp của ngành vào tổng 
sản phẩm quốc nội (GDP)
34
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
 y Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR)
 y Năng suất lao động so với ngành khác
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt xã hội
 y Tạo thêm việc làm cho người lao động 
 y Tạo thu nhập tốt cho người lao động ổn 
định cuộc sống
 y Xây dựng và phát huy văn hóa, đạo đức 
trong sản xuất chăn nuôi 
 y Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông 
nghiệp theo hướng có lợi
 y Tỷ lệ lao động đang làm việc trong 
ngành đã qua đào tạo
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt môi trường
 y Mức độ khái thác tài nguyên phục vụ 
cho chăn nuôi gà công nghiệp
 y Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà 
công nghiệp đối với môi trường
 y Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối 
với môi trường
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt thể chế 
chính sách
 y Có chính sách khuyến khích, tạo điều 
kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào chăn 
nuôi 
 y Có chính sách khuyến khích, tạo điều 
kiện các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành 
phụ trợ cho chăn nuôi
 y Chính sách xuất nhập khẩu gia cầm và 
các sản phẩm thay thế
 y Chính sách ổn định và phát triển thị 
trường đầu vào, đầu ra cho chăn nuôi
Ngành chăn nuôi gà công nghiệp đạt 
ngưỡng PTBV khi các nội dung trên đạt bền 
vững. Còn nếu kết quả phân tích có nội dung 
nào đó chưa đạt bền vững thì cần tìm ra giải 
pháp để phát triển.
2. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ 
CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐÔNG 
NAM BỘ - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT 
TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Đông 
nam bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm sáu tỉnh, 
thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng 
Nai; Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Dương; Bình 
Phước; Tây Ninh. Diện tích tự nhiên 23.564 
km2, chiếm 7,3% diện tích cả nước. Dân số 
vùng Đông Nam Bộ là 14.888.149 người (kết 
quả điều tra dân số ngày 1/4/2011 – Tổng cục 
thống kê), chiếm 17% dân số Việt Nam, là 
vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do 
thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác 
đến sinh sống. Về lực lượng lao động. Sự phát 
triển kinh tế năng động tạo cho vùng có nhiều 
lợi thế trong việc phát triển ngành chăn nuôi 
nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm qui mô công 
nghiệp. Đây cũng là thị trường lớn tiêu thụ 
sản phẩm gia cầm: Dân cư trong vùng và hơn 
2 triệu khách du lịch, 1 triệu khách vãng lai 
thường xuyên... Vì vậy, chăn nuôi gia súc, gia 
cầm ở vùng Đông nam bộ phát triển nhất nước.
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà 
công nghiệp
Theo Cục Thống kê, đến cuối năm 2011 
cả nước có hơn 23.500 trang trại chăn nuôi gia 
súc, gia cầm. Trong đó, khu vực Đông Nam 
Bộ chiếm 17,35% (gần 4.100 trang trại, trong 
đó khoảng 50% chăn nuôi gà công nghiệp). 
Số lượng gà công nghiệp cả nước hiện nay đạt 
khoảng 72 triệu con/năm, Đông nam bộ gần 
20 triệu con/năm (số liệu - Cục chăn nuôi). 
Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức 
công nghiệp ở nước ta vẫn còn rất yếu về qui 
mô lẫn hiệu quả, chưa phát triển như các nước 
trong khu vực và trên thế giới, năng suất chăn 
nuôi thấp.
35
Chăn nuôi gà . . .
Bảng 1. Tình hình chăn nuôi gà tại khu vực Đông Nam bộ
ĐỊA 
PHƯƠNG
2010 2011 2012 2013
Tổng số 
con
Trong đó 
gà CN
Tổng số 
con
Trong đó 
gà CN
Tổng số 
con
Trong đó 
gà CN
Tổng số 
con
Trong đó 
gà CN
CẢ NƯỚC 218201 102712.4 232734 60039 223746 61496.74 231763 71820.89
Đông Nam 
Bộ
18738 10861 21771 12970.1 21398 14230.03 23106 19193.99
Bình Phước 2513 1010 3157 1317 3120.6 1507.8 3356.3 1919.55
Tây Ninh 2470 268 2867.08 489.992 2813.53 1061.43 3111.682 1771.9
Bình 
Dương
2697 1528 3158 1595.8 3051 1533 3363.722 4563.834
Đồng Nai 8906 6460 10090 7942.999 9987 8202 10607.5 8942.91
Bà Rịa - 
Vũng Tàu
2051 1474 2276.59 1412.09 2198.09 1721.1 2406.782 1756.5
TP Hồ Chí 
Minh
101 121 222.3 212.2 227.7 204.7 260 239.3
 Nguồn: Cục chăn nuôi (Văn phòng phía nam)
Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực 
Đông nam bộ hiện nay chủ yếu là hình thức 
nuôi gia công. Các trang trại nuôi gia công 
cho các doanh nghiệp nước ngoài như C.P. 
Group, Japfa, Emivest và phát triển mạnh ở 
các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình 
Phước... Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, 
trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm 
chăn nuôi cũng tự đầu tư nuôi gà công nghiệp 
theo phương thức hiện đại.
 y Về giống gà công nghiệp
Nhu cầu giống gà công nghiệp lông trắng 
ở nước ta khoảng 110 - 120 triệu con/năm. 
Trong những năm gần đây, nước ta vẫn phải 
nhập 1,4 - 1,6 triệu gà bố mẹ chuyên thịt lông 
trắng, tốn kém 4,2 - 5,0 triệu USD do các công 
ty nước ngoài đầu tư nhập vào nuôi thành gà 
bố mẹ để lấy trứng ấp nở thành gà con 1 ngày 
tuổi và giao về các trang trại nuôi thành gà 
thịt. Giống gà công nghiệp chủ yếu do 3 công 
ty đầu tư nước ngoài là C.P, Japfa và Emivest 
sản xuất và cung cấp cho thị trường, còn các 
công ty và doanh nghiệp trong nước sản xuất 
loại giống gà Tam Hoàng, Lương phượng 
Vì vậy, thị trường có sự độc quyền về con 
giống gà lông trắng, Ở vào những thời điểm 
gà thương phẩm được giá, thì giá gà con cũng 
được nâng lên, có lúc lên tới 26.000 đồng/con 
gà 1 ngày tuổi. Trong khi đó, nhiều chuyên 
gia cho biết chi phí sản xuất chưa đến 5.000 
đồng/con gà con. Điều này đã góp phần làm 
cho giá thành chăn nuôi gà công nghiệp đội 
lên rất cao, người chăn nuôi bị giảm lợi nhuận 
hoặc lỗ, giảm khả năng cạnh tranh so với các 
nước trong khu vực và thế giới.
 y Về thức ăn cho gà công nghiệp
Thức ăn cho gà công nghiệp là các loại 
cám thức ăn được chế biến công nghiệp do 
các doanh nghiệp sản xuất. Thị trường thức 
ăn hiện nay cũng do các công ty đầu tư 
nước ngoài như: CP, japfa, Emivest, Cagill, 
Proconco, Unipresident, Công ty De Heus 
(Hà Lan) chi phối rất mạnh với thị phần 
khoảng 72% (Theo Trần Mạnh, Báo Tuổi trẻ). 
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi có giá thành cao 
là do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước 
ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix) làm 
cho giá thành chăn nuôi gà cao.
36
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
 y Thị trường tiêu thụ và thói quen 
tiêu dùng
Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm 
gia cầm:
- Thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống 
của người tiêu dùng đã có từ lâu nên thịt gà 
bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công 
nghiệp ít được chấp nhận.
- Tập quán tự cung, tự cấp, tự giết mổ 
tại nhà.
Mặt khác, thịt gà công nghiệp đa số được 
các hàng quán chế biến thành món ăn cho 
khách vãng lai, công nhân viên, sinh viên. Do 
vậy, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi có nhiều 
người đến làm việc và học tập cũng chính 
là thị trường tiêu thụ mạnh. Các tỉnh Đông 
nam bộ là khu vực đô thị hóa nhanh nên đã 
trở thành thị trường tiêu thụ nhiều gà công 
nghiệp. Nhưng chính từ đặc điểm đó đã tạo 
nên tính chất mùa vụ cho thị trường này. Thực 
tế, khoảng một tháng trước và sau tết là thời 
gian rất khó khăn cho việc tiêu thụ gà công 
nghiệp do khách vãng lai về quê, các gia đình 
không sử dụng gà công nghiệp trong dịp tết. 
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn 
nuôi vì gà công nghiệp không thể kéo dài thời 
gian nuôi như gà thả vườn. Nếu những dịp 
như thế có doanh nghiệp thu mua giết mổ và 
trữ đông thì thị trường gà công nghiệp sẽ ổn 
định, người chăn nuôi không phải bán đổ bán 
tháo với giá quá rẻ, tránh bị lỗ. 
Bên cạnh đó, khối lượng thịt gia súc gia 
cầm nhập khẩu quá lớn, cạnh tranh với sản 
phẩm gà công nghiệp trong nước. Hơn nữa, 
thói quen tiêu dùng của người dân trong nước 
sử dụng đùi, cánh gà đã ủng hộ thịt nhập khẩu 
và làm khó khăn thêm cho việc tiêu thụ gà 
công nghiệp trong nước (thị trường nước 
ngoài xem đùi, cánh là phụ phẩm gà công 
nghiệp nên có giá thấp).
2.3. Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà 
công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo 
hướng phát triển bền vững
Để biết được mức độ PTBV của ngành chăn 
nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ, 
chúng ta phân tích trên các nội dung PTBV:
 y Về mặt kinh tế: 
Nếu dựa vào các chỉ tiêu đo lường để đánh 
giá thì chăn nuôi gà công nghiệp tại Đông 
nam bộ chưa thể PTBV về mặt kinh tế. Vì sự 
phát triển của ngành này rất bấp bênh trong 
những năm qua, người chăn nuôi có lứa lời 
lứa lỗ, nhiều người phải treo máng, đóng cửa 
chuồng nên sự đóng góp của ngành vào GDP 
của địa phương và cả nước rất hạn chế. Chăn 
nuôi không có hiệu quả kinh tế ổn định cho 
thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp và năng suất 
lao động cũng chưa cao.
 y Về mặt xã hội: 
Mặc dù ngành này có tạo thêm việc làm 
cho người lao động, tuy nhiên, do phát triển 
không ổn định nên việc làm của người lao 
động cũng không ổn định, thường xuyên bị 
đe dọa, thu nhập không ổn định. Đa số lao 
động làm việc trong ngành chăn nuôi cũng 
chưa được đào tạo chỉ trừ một số ít cán bộ thú 
ý hoặc kỹ sư chăn nuôi của các doanh nghiệp 
lớn. Trong quá trình sản xuất chăn nuôi, nhiều 
người chăn nuôi cũng như các nhà cung cấp 
thức ăn chưa thật sự quan tâm đến việc xây 
dựng văn hóa, chưa thể hiện đạo đức trong 
chăn nuôi, họ đã cho vật nuôi ăn uống chất 
tăng trọng, các loại thuốc ảnh hưởng đến sức 
khỏe người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Từ 
đó cho thấy ngành chăn nuôi cũng thể PTBV 
về mặt xã hội. 
37
Chăn nuôi gà . . .
 y Về mặt môi trường: 
Ngành chăn nuôi gà ít khai thác tài 
nguyên; Khí thải và nước thải của các trang 
trại đều được kiểm soát theo qui định của nhà 
nước trước khi thải vào môi trường. Nếu so 
với chăn nuôi thả rong thì chăn nuôi gà công 
nghiệp bằng công nghệ chuồng kín thuận lợi 
hơn trong việc thu gom phân gà và phân gà 
được xem là sản phẩm phụ, là nguyên liệu sản 
xuất phân bón, không thải vào môi trường. 
Trong quá trình chăn nuôi, các trang trại 
kiểm soát dịch bệnh không giống nhau, nhiều 
trang trại xử lý gà dịch bệnh chưa đúng qui 
định, thậm chí vứt bừa bãi vào môi trường, 
gay ô nhiễm. Bên cạnh đó, các ngành phụ trợ 
của chăn nuôi như sàn xuất thức ăn cho vật 
nuôi, giết mổ, chế biến có rất nhiều ảnh 
hưởng đối với môi trường.
 y Về mặt thể chế chính sách: 
Đây là nội dung quan trọng ảnh hưởng lớn 
đến phát triển bền vững chăn nuôi gà công 
nghiệp. Thực tế chính sách quản lý không 
theo kịp sự phát triển của ngành chăn nuôi. 
Chính sách thu hút đầu tư vào ngành chăn 
nuôi, các ngành phụ trợ chưa đủ mạnh để 
ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng tham 
gia thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, 
chống độc quyền trong việc cung cấp con 
giống, thức ăn Chính sách hỗ trợ, khuyến 
khích chưa thông suốt, người chăn nuôi khó 
nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, về 
hạ tầng kỹ thuật. Trong thương mại quốc tế, 
nhà nước cần vận dụng linh hoạt một số công 
cụ để bảo hộ nhằm ổn định thị trường tiêu thụ 
cho người chăn nuôi.
Như vậy, mặc dù đã hình thành và phát 
triển mạnh trong khoảng 2 thập niên qua 
nhưng ngành chăn nuôi gà công nghiệp vẫn 
chưa thể phát triển bền vững.
3. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ
Để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy ngành 
chăn nuôi có nhiều tiềm năng này đi đến phát 
triển bền vững, tác giả xin đề xuất một số giải 
pháp và kiến nghị: 
* Nhóm giải pháp bên trong
 y Có chính sách qui hoạch đồng bộ và 
nhất quán từ trung ương đến địa phương đối 
với ngành chăn nuôi và chăn nuôi gà công 
nghiệp
 y Hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng cho ngành 
chăn nuôi gà công nghiệp
 y Có chính sách khuyến khích để thu hút 
doanh nghiệp đầu tư vào các ngành phụ trợ: 
sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, thiết 
bị chuồng trại theo công nghệ hiện đại, thu 
mua giết mổ công nghiệp, chế biến, dự trữ sản 
phẩm nhằm ổn định thị trường tiêu thụ
 y Từng bước tiến tới tạo chuỗi giá trị trong 
ngành chăn nuôi để hướng tới xuất khẩu sản 
phẩm chăn nuôi ra thị trường các nước.
 y Có chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng 
kỹ thuật cho chăn nuôi nhất là điện
 y Khuyến khích hoạt động bảo hiểm đối 
với chăn nuôi gà công nghiệp
* Nhóm giải pháp bên ngoài
 y Tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế về 
sản xuất giống và công nghệ chăn nuôi
 y Có biện pháp bảo hộ linh hoạt và hữu 
hiệu ngành chăn nuôi gia cầm trong bối cảnh 
hội nhập 
 y Chủ trương hướng tới xuất khẩu sản 
phẩm chăn nuôi, nhất là gà công nghiệp. 
38
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
4. KẾT LUẬN
Trong xu hướng phát triển hiện nay, cùng 
với đặc điểm, điều kiện của nước ta, phát 
triển bền vững chăn nuôi nói chung và chăn 
nuôi gà công nghiệp nói riêng là tất yếu. Tuy 
nhiên, để tiến tới PTBV là một quá trình lâu 
dài, không thể đạt được kết quả ngay lập tức 
và không chỉ dựa vào sự nỗ lực của một số 
cá nhân là có thể thực hiện được mà đòi hỏi 
người chăn nuôi, các cấp, các ngành liên 
quan từ trung ương đến địa phương phải có 
sự quan tâm, thống nhất thể chế đến thực thi 
nhằm hướng tới mục tiêu PTBV ngành chăn 
nuôi nói chung và chăn nuôi gà công nghiệp 
nói riêng.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trương Quang Học (GS.TSKH) - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc 
gia Hà Nội, Phát triển bền vững – chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI.
[2]. GS.TS. Lê Viết Ly - Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam, “Phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt 
Nam”
[3]. Trần Mạnh. Bài viết trên Báo Tuổi trẻ Online: 
aspx?ArticleID=521204
[4]. Chính phủ (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 
21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 
25/8/2004.
[5]. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 (Đại hội Đảng khóa XI). Bài 
viết trên
[6]. Trần Công Xuân – Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững 
trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

File đính kèm:

  • pdfchan_nuoi_ga_cong_nghiep_tai_khu_vuc_dong_nam_bo_theo_dinh_h.pdf