Chẩn đoán và điều trị táo bón trong thai kỳ

Mở đầu

Táo bón là một sự thay đổi thói quen của ruột

hoặc cách đại tiện mà bệnh nhân có thể nhận

thấy, thường mô tả các triệu chứng như rặn

(52%), phân giống viên tròn, cứng (44%),

không có khả năng đại tiện khi muốn (34%),

đại tiện không thường xuyên (33%).

Táo bón là than phiền đứng thứ 2 trong rối

loạn hệ thống tiêu hóa trong thai kỳ sau cảm

giác buồn nôn. Chiếm 40% các trường hợp

phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, gồm:

35% trong tam cá nguyệt thứ 1, 39% trong

tam cá nguyệt thứ 2, 21% trong tam cá nguyệt

thứ 3 và 17% sau khi sinh.2

pdf 9 trang phuongnguyen 5300
Bạn đang xem tài liệu "Chẩn đoán và điều trị táo bón trong thai kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chẩn đoán và điều trị táo bón trong thai kỳ

Chẩn đoán và điều trị táo bón trong thai kỳ
58
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 15, Số 1, Tháng 01 – 2015
Chẩn	đoán	và	điều	trị	táo	bón	trong	thai	kỳ
Lê Thị Thu Hà *
* TS.,BS. Bv. Từ Dũ, Email: tmv_thuha@yahoo.com 
Mở	đầu
Táo bón là một sự thay đổi thói quen của ruột 
hoặc cách đại tiện mà bệnh nhân có thể nhận 
thấy, thường mô tả các triệu chứng như rặn 
(52%), phân giống viên tròn, cứng (44%), 
không có khả năng đại tiện khi muốn (34%), 
đại tiện không thường xuyên (33%).
Táo bón là than phiền đứng thứ 2 trong rối 
loạn hệ thống tiêu hóa trong thai kỳ sau cảm 
giác buồn nôn. Chiếm 40% các trường hợp 
phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, gồm: 
35% trong tam cá nguyệt thứ 1, 39% trong 
tam cá nguyệt thứ 2, 21% trong tam cá nguyệt 
thứ 3 và 17% sau khi sinh.2
Tiêu	chuẩn	chẩn	đoán	táo	bón
Đối với phụ nữ mang thai, chỉ cần có ít nhất 2 
triệu chứng kể sau đây được xem là táo bón:
1. Đại tiện dưới 3 lần/ tuần.
2. Rất khó đại tiện: phải rặn khi đại tiện hoặc 
phân cứng.
3. Cảm giác đại tiện chưa hết phân.
4. Cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng.
Táo bón kéo dài trên 3 tháng được xem là 
bệnh mạn tính.
Các	yếu	tố	gây	táo	bón	thai	kỳ
Ảnh hưởng của hormon sinh dục trên đường 
tiêu hóa. Việc tăng nồng độ Progesteron thứ 
phát làm giảm nhu động ruột xuất hiện trong 
thai kỳ là do sự giãn cơ trơn đường ruột (chủ 
yếu là trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3). Sự 
gia tăng nồng độ Progesteron và Estradiol 
ảnh hưởng rõ đến thời gian vận chuyển của 
đường tiêu hóa. Progesteron và Somatostatin 
ức chế tiết Motilin (hormon kích thích sự co 
cơ trơn đường tiêu hóa), ảnh hưởng đến cơ 
trơn đường tiêu hóa. Aldosteron gia tăng quá 
trình hấp thu nước trên phụ nữ mang thai đặc 
biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2, ảnh hưởng 
của việc hấp thụ nước trong đại tràng.
Ảnh hưởng cơ học do sự phát triển của thai 
nhi và nhau. Tử cung lớn lên chèn ép vào 
ruột già và đại tràng sigma, trực tràng, gây ứ 
trệ phân trong lòng đại tràng. 
Những thay đổi trong thói quen ăn uống: Vào 
những tháng đầu thai kỳ, do nghén nên thai 
phụ ăn uống kém gây nên táo bón. Vào những 
tháng cuối, tử cung lớn chèn vào dạ dày ảnh 
hưởng đến khả năng ăn uống. Ngoài ra, sự 
thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống khi 
mang thai cũng gây nên tình trạng táo bón.
Giảm mức độ hoạt động của cơ thể. Do mệt 
mỏi, nặng nề nên thai phụ hạn chế vận động. 
Đối với những trường hợp dọa sẩy thai, dọa 
sinh non hoặc nhau tiền đạo, hở eo tử cung,.. 
Biểu	đồ	1:	Tần	suất	táo	bón	gia	tăng	theo	tuổi
59
THÔNG TIN CẬP NHẬT
thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều và hạn chế đi 
lại. Các cơ đường tiêu hóa cũng giảm hoạt 
động nên dễ táo bón.
Dùng thuốc: bổ sung các chế phẩm sắt, 
calcium, thuốc chống co thắt, 
Tác	hại	của	táo	bón	trong	thai	kỳ
Táo bón gây tâm trạng thai phụ mệt mỏi, 
cáu gắt, khó tập trung, đau đầu. Đi tiêu phân 
cứng dễ làm nứt hậu môn, trĩ, chán ăn, sụt 
cân. Tiêu hóa giảm hấp thu. Điều này sẽ dẫn 
đến thai chậm phát triển. Bệnh nhân phải rặn 
lâu mỗi khi đại tiện thì lâu ngày sẽ dẫn đến sa 
tạng vùng chậu.
Phòng	ngừa	và	điều	trị	táo	bón	ở	phụ	
nữ	mang	thai
Để phòng ngừa táo bón, thai phụ cần điều 
chỉnh cách sống như:
1. Uống nhiều nước đồng thời tránh những 
đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, 
bia, cà phê. Nên uống 2 – 3 lít nước/ ngày.
2. Ăn nhiều các chất xơ (25-30 g/ngày)
3. Tập thể dục nhẹ (20-30 phút/ngày) và 
thường xuyên (3 lần/tuần)
4. Tạo thói quen đại tiện đúng giờ.
5. Hạn chế việc bổ sung chất sắt quá mức.
Để điều trị táo bón thai kỳ, thai phụ nên 
theo trình tự sau:
1. Tăng vận động, thay đổi chế độ ăn: tăng 
rau và chất xơ
2. Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận trường khi 
người bệnh đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối 
sống nhưng vẫn không có hiệu quả. Chọn lựa 
thuốc nhuận trường cho phụ nữ mang thai là 
những loại đem lại hiệu quả cao, không gây 
quái thai, không qua sữa mẹ, dung nạp tốt. 
3. Khi sử dụng thuốc nhuận trường, bệnh 
nhân cần phải uống nhiều nước để tăng hiệu 
quả của thuốc.
4. Thuốc nhuận trường ở phụ nữ có thai:
- Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận trường 
cơ học, nhuận trường thẩm thấu
- Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận trường 
làm trơn, nhuận trường làm mềm phân
- Chống chỉ định: nhuận trường kích thích.
Phân	loại	thuốc	nhuận	trường
Thuốc nhuận trường cơ học3,8
Loại thuốc này an toàn và hiệu quả cho phụ 
nữ có thai.
Tác dụng: giúp tăng cường chất xơ, bao gồm: 
Cellulose, agar-agar, hemicellulose, gomme 
sterculia, vv Thuốc có đặc điểm: không 
hòa tan, không hấp thu trong ruột, có khả 
năng hấp thu nước và làm tăng thể tích phân.
Thời gian tác dụng: 1-3 ngày. Thuốc khởi 
phát tác dụng chậm nên: Không phù hợp cho 
các trường hợp giảm thiểu triệu chứng cấp. 
Chỉ sử dụng trong các trường hợp táo bón 
không phức tạp và không nghiêm trọng.
Các loại thuốc thuộc nhóm này:
Hoạt	chất Liều	dùng
Methylcellulose 1-2g * 1-3 lần/ngày
Psylium 3.5-7g * 1-3 lần/ngày
Polycarbophil 1g * 1-4 lần/ngày
Thuốc nhuận trường thẩm thấu3,8
Là các chất không hấp thu, có tính thẩm thấu 
gây giữ nước trong lòng ruột.
Cần lưu ý: không nên sử dụng lâu dài các 
chế phẩm có muối Natri cho sản phụ bị tăng 
huyết áp.
Trong thuốc có muối phosphat làm giảm calci 
huyết và tăng huyết áp nên cần thận trọng khi 
sử dụng cho người bị bệnh tim, co giật, giảm 
calci huyết.
Thuốc loại này được xếp nhóm B cho phụ 
nữ có thai
60
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 15, Số 1, Tháng 01 – 2015
Hoạt	chất Dạng	dùng	
và	liều	dùng
Thời	gian	
khởi	phát
Muối Natri, 
muối Magie, 
glycerin, 
sorbitol
- Dạng thụt 
trực tràng
- Dạng uống
15 – 30 phút
2 – 6 giờ
Lactullose Uống 1-2 gói/
ngày tăng đến 
4 gói
1 – 3 ngày
Thuốc nhuận trường làm trơn3,8
Thuốc có đặc điểm: chứa dầu parafin là chất 
có độ nhớt cao, tác động chủ yếu ở ruột già, 
làm cho phân trong ruột trơn hơn, làm giảm 
sự rặn trong quá trình đi tiêu. Thời gian khởi 
phát tác dụng: 1-3 ngày. Hạn chế sử dụng 
cho phụ nữ có thai vì dầu parafin ảnh hưởng 
đến sự hấp thu các thuốc tan trong dầu và 
các vitamin tan trong dầu. Dầu parafin sẽ gây 
bệnh viêm phế quản không điển hình nếu đi 
qua đường hô hấp.
Thuốc nhuận trường làm mềm phân3,8
Đặc điểm: muối docusate là các chất diện 
hoạt có khả năng nhũ hóa khối phân, làm 
mềm phân do mỡ và nước trộn lẫn trong phân 
gây hạn chế phản xạ rặn. Thời gian khởi phát 
tác dụng: 1-3 ngày.
Liều dùng: Phòng ngừa táo bón: 50-360 mg/
ngày (Docusate Natri), 240 mg (Docusate 
Kali). Thụt tháo trực tràng: 50-120 mg.
Tác dụng phụ: đau dạ dày, tiêu chảy, 
buồn nôn.
Thuốc được phân loại nhóm C cho phụ nữ 
có thai
Thuốc nhuận trường kích thích3,8
Đặc điểm: làm tăng nhu động ở ruột non 
(dầu thầu dầu) hay ruột già (anthraquinon, 
bisacodyl, picosulfate), giảm hấp thụ nước 
tại đại tràng. Thời gian khởi phát tác dụng: 
6-12 giờ sau khi uống.
Liều dùng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ: thuốc tác động vào đám rối 
thần kinh ở niêm mạc đại tràng gây cơn co 
cứng bụng làm: đau bụng, buồn nôn. Có thể 
gây rối loạn cân bằng nước điện giải (làm 
giảm K huyết). Nếu dùng lâu dài làm mất 
trương lực ruột, ảnh hưởng đến niêm mạc 
ruột.
Thuốc được phân loại nhóm C cho phụ nữ 
có thai.
Một	 số	 nghiên	 cứu	 về	 thuốc	 nhuận	
trường	thẩm	thấu–Lactulose
Cấu trúc Lactulose
Lactulose – một disaccharide, gồm galactose 
và fructose. Phân tử galactose liên kết với 
phân tử fructose bởi liên kết β-1,4. Liên kết 
này không bị phá vỡ bởi các enzyme ở người.
Lactulose (công thức cấu tạo: 4-0-β-D-
galactopyranosyl-D-fructofuranose) được 
tổng hợp do sự đồng phân hóa từ lactose.
Tác dụng 
Lactulose giúp nhuận trường sinh lý, làm 
giảm pH đại tràng giúp kích thích nhu động 
ruột, có tác dụng giữ nước trong lòng ruột 
giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. 
Tác dụng dài hạn sẽ làm tăng khối lượng vi 
khuẩn có lợi ở đại tràng.
Tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường 
ruột: Ballongue J. et al(1997)1 nghiên cứu 
trên 36 người tình nguyện khỏe mạnh nhóm 
vi khuẩn có lợi bifidobacteria tăng gấp 1.000 
lần sau khi sử dụng 2 gói (# 30ml) Lactulose 
mỗi ngày trong 42 ngày.
Tăng số lần đại tiện: Nghiên cứu đa trung 
tâm (Müller M,Schweiz Med Wochenschr. 
1995)7 (n=62 phụ nữ mang thai bị táo bón), 
điều trị Lactulose trong 4 tuần cho 34% phụ 
nữ bị táo bón mạn tính và 66% phụ nữ bị táo 
bón do mang thai với liều khởi đầu 20ml/ 
ngày. Kết quả: tăng số lần đại tiện một cách 
có ý nghĩa trong tuần đầu (4,0 so với 2,5 lần/
tuần, p<0,001) và bình thường hóa số lần đại 
tiện (6 lần/tuần) đạt được vào tuần thứ hai 
của liệu trình điều trị.
61
THÔNG TIN CẬP NHẬT
Đánh giá tính hiệu quả và sự dung nạp của 
Lactulose trong điều trị táo bón trên thai 
phụ: Lachgar M, Morer I 1985 4 nghiên cứu 
trên 54 phụ nữ mang thai bị táo bón: 46.3% 
phụ nữ bị táo bón trong 3 tháng đầu (n=25); 
29,6% phụ nữ bị táo bón trong 3 tháng giữa 
(n=16) và 24,1% phụ nữ bị táo bón trong 
3 tháng cuối (n=13), điều trị Lactulose 
(Duphalac®) 30 ml/ ngày trong 15 ngày. 
Đánh giá của bác sĩ: cải thiện triệu chứng táo 
bón 89% (89% bệnh nhân đại tiện hơn 3 lần 
trong 1 tuần và 87% phụ nữ có độ chắc của 
phân trở về bình thường). Đánh giá của bệnh 
nhân: 90% bệnh nhân mô tả bản thân là “rất 
hài lòng” hoặc “hài lòng”. Lactulose được 
chứng minh không ảnh hưởng trên thai nhi 
và giúp thai phụ trở lại thói quen đi tiêu hàng 
ngày.
Đánh giá tính hiệu quả và sự dung nạp của 
Lactulose trong điều trị táo bón ở phụ nữ 
đang cho con bú:
Theo nghiên cứu của Magan JLA, Soto CR 
(1977):5 Các kết quả thuận lợi cũng đã đạt 
được về táo bón sau khi sinh: Ngày thứ 3 chức 
năng ruột bình thường ở 61,7% nhóm dùng 
Lactulose so với 39,9% ở nhóm chứng không 
được điều trị. Ngày thứ 5 chức năng ruột bình 
thường ở 92,9% nhóm dùng Lactulose so với 
39,9% ở nhóm chứng không được điều trị. 
Lactulose không xuất hiện trong sữa mẹ.
Đánh giá tính hiệu quả của Lactulose 
trong điều trị rách tầng sinh môn độ III 
(rách cơ vòng hậu môn):
Theo nghiên cứu của Mahony R, Behan M, và 
cs (2004):6 105 phụ nữ được chọn ngẫu nhiên 
sau khi khâu tái tạo vết rách độ 3 do sinh 
con (rách cơ thắt hậu môn). Chia 2 nhóm: 56 
bệnh nhân dùng lactulose và 49 dùng codeine 
phosphate trong 3 ngày sau phẫu thuật. Kết 
quả: Nhu động ruột: nhóm dùng Lactulose 
là ngày 2 so với nhóm dùng Codein là ngày 
4 (P<0,001). Triệu chứng đau: nhóm dùng 
Lactulose ít hơn đáng kể so với nhóm dùng 
Codein. (P<0,001). Thời gian xuất viện: 3,05 
ngày ở nhóm dùng Lactulose so với 3,7 ngày 
nhóm dùng Codein (P=0,033). Đánh giá sau 
3 tháng: không có sự khác biệt về kết quả 
phục hồi về mặt triệu chứng hoặc chức năng 
giữa 2 chế độ điều trị. Không có tác dụng nào 
đối với trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ được nuôi bằng 
sữa mẹ được dự đoán vì sự hấp thu lactulose 
toàn thân ở phụ nữ đang cho con bú không 
đáng kể. 
Đánh giá tác dụng phụ của Lactulose
Theo tổng hợp nhiều nghiên cứu năm 2011 
và 2012 trên 300 phụ nữ mang thai bị táo 
bón được điều trị với Lactulose cho thấy 12 
trường hợp bị đầy hơi, 1 trường hợp bị loạn 
khuẩn ruột và 1 trường hợp không hiệu quả, 
không thấy bất kỳ biến cố nào bất lợi trên 
thai nhi.
Kết	luận
Táo bón là than phiền đứng thứ 2 trong quá 
trình thai kỳ. Táo bón thai kỳ là do thay đổi 
các nội tiết tố cũng như các cơ chế cơ học hay 
chế độ ăn uống. Thay đổi lối sống là một cách 
hiệu quả trong việc điều trị táo bón trong thai 
kỳ. Dùng thuốc: thuốc nhuận trường cơ học 
tạo khối và nhuận trường thẩm thấu được ưu 
tiên sử dụng trên thai phụ. Lactulose thuốc 
nhuận trường thẩm thấu được FDA phân vào 
thuốc loại B trong điều trị táo bón trên phụ 
nữ mang thai.
Tham	khảo
1. Ballongue J et al. Effects of lactulose and lactitol on 
colonic microflora and enzymatic activity. Scand J 
Gastroenterol Suppl. 1997;222:41-4. 
2. Garret Cullen, Diarmuid O’Donoghue, Constipation 
and Pregnancy Best Practice & Research Clinincal 
Gastroenterology, Vol. 21, No. 5, pp. 807-818, 
2007
3. Laura Borgelt, Mary Beth O’Connel. Women’s 
Health Across the Lifespan: A Pharmacotherapeutic 
Approach. 2010, American Society of health –
System Pharmacist. Ver1.379
4. Lachgar M, Morer I: Étude de l’efficacité et de la 
tolérance du lactulose dans la constipation chez la 
62
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 15, Số 1, Tháng 01 – 2015
femme enceinte. Rev Fr Gynecol Obstet 1985; 80: 
663–665
5. Magán JLA, Soto CR: Lactulose (Duphalac) in 
postpartum constipation. Pharmatherapeutica 
1977; 1: 430–433.
6. Mahony R, Behan M, O’Herlihy C, O’Connell PR: 
Randomized, clinical trial of bowel confinement vs. 
laxative use after primary repair of a third-degree 
obstetric anal sphincter tear. Diseases of the Colon 
& Rectum 2004; 47(N1): 12–17
7. Müller M et al, Schweiz Med Wochenschr. 
Treatment of constipation in pregnant women. A 
multicenter study in a gynecological practice. 1995 
Sep 9;125(36):1689-93.
8. NIH Publication No. 072759; July 2007: www.
digestive.niddk.nih.gov.
63
THÔNG	TIN	HOẠT	ĐỘNG
Hội	thảo	Cập	nhật	thông	tin	về	các	phương	pháp	tầm	soát	Ung	thư	cổ	tử	cung
Hội thảo được tổ chức vào ngày 20-12-2014, tại hội trường của Khách sạn Equatorial, 
Tp Hồ Chí Minh. Đã có hơn 700 bác sĩ sản phụ khoa tham gia chương trình hội thảo. Hội thảo 
đã mang lại những cập nhật mới nhất từ các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới, và các 
hội y học có uy tín trên thế giới. 
 Trong hội thảo những kỹ thuật mới trong tầm soát ung thư cổ tử cung cũng được giới thiệu 
và cung cấp thêm nhiều thông tin các nghiên cứu so sánh phương pháp kỹ thuật mới với các 
kỹ thuật trước đây. Trong đó xét nghiệm Hybrid Capture 2 (HC2) được nhiều đại biểu tham dự 
quan tâm và đặt nhiều câu hỏi.
 Hội thảo được nhiều đại biểu đánh giá là có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, có thể giải đáp 
những thắc mắc trong thực hành lâm sàng của một số đại biểu. Hy vọng trong thời gian tới với 
những thông tin được cập nhật việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được thực hiện tốt hơn, bảo 
vệ tốt hơn sức khỏe của người phụ nữ.
 Thông tin và tài liệu của hội thảo đã được gửi đến quý đại biểu tham gia chương trình. Trong 
nội dung của các tập tạp chí tiếp theo Hội sẽ truyền tải thêm những bài viết liên quan đến nội 
dung này để quý thành viên có thể tham khảo và cập nhật.
Hình: Sinh hoạt tại Hội trường chính.
64
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 15, Số 1, Tháng 01 – 2015
Một	số	hình	ảnh	tại	đại	hội
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CTY TNHH TM-DV VẠN HƯNG
31 đường 284 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, Tp. HCM
Điện thoại: (08) 3852 1661~2
Email: vanhungdc@vnn.vn
Giúp phụ nữ phòng tránh nguy cơ ung thư hiệu quả và kinh tế hơn.
Kỹ thuật xét nghiệm tế bào CTC - công nghệ phết mỏng Liqui-PREPTM

File đính kèm:

  • pdfchan_doan_va_dieu_tri_tao_bon_trong_thai_ky.pdf