Chẩn đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật RFLP

TÓM TẮT: Tách chiết DNA theo quy trình chuẩn của Bộ môn Hóa sinh và Sinh học phân

tử, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh từ máu người đạt

kết quả tốt. Tối ưu hóa thành công phản ứng PCR khuếch đại trình tự gene HFE với độ

chính xác 5 ng/µl. Xác định điểm đột biến C282Y tại vị trí nucleotide 845 trên trình tự

gene HFE bằng kỹ thuật RFLP với enzyme cắt giới hạn RsaI. Xây dựng thường quy xét

nghiệm chẩn đoán bệnh thừa sắt đột biến thể đồng hợp C282Y. Kết quả nghiên cứu là cơ

sở khoa học trong nghiên cứu dịch tễ học và chẩn đoán bệnh thừa sắt ở người Việt Nam.

Từ khóa: bệnh thừa sắt; gene HFE; điện di; kỹ thuật RFLP

pdf 8 trang phuongnguyen 7880
Bạn đang xem tài liệu "Chẩn đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật RFLP", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chẩn đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật RFLP

Chẩn đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật  RFLP
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Thế Quang 
33 
CHẨN ĐOÁN BỆNH THỪA SẮT BẰNG KỸ THUẬT RFLP 
DIAGNOSIS OF HEMOCHROMATOSIS BY RFLP TECHNIQUE 
TRƯƠNG THẾ QUANG 
 TS. Trường Đại học Văn Lang, truongthequang@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH12-19-2018 
TÓM TẮT: Tách chiết DNA theo quy trình chuẩn của Bộ môn Hóa sinh và Sinh học phân 
tử, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh từ máu người đạt 
kết quả tốt. Tối ưu hóa thành công phản ứng PCR khuếch đại trình tự gene HFE với độ 
chính xác 5 ng/µl. Xác định điểm đột biến C282Y tại vị trí nucleotide 845 trên trình tự 
gene HFE bằng kỹ thuật RFLP với enzyme cắt giới hạn RsaI. Xây dựng thường quy xét 
nghiệm chẩn đoán bệnh thừa sắt đột biến thể đồng hợp C282Y. Kết quả nghiên cứu là cơ 
sở khoa học trong nghiên cứu dịch tễ học và chẩn đoán bệnh thừa sắt ở người Việt Nam. 
Từ khóa: bệnh thừa sắt; gene HFE; điện di; kỹ thuật RFLP. 
ABSTRACT: DNA extraction according to the standard procedure of Biochemistry and 
Molecular Biology Department, Pham Ngoc Thach Medical University, Ho Chi Minh City 
from the samples of human blood has achieved good results. PCR reactions have been 
optimized successfully to amplify HFE gene sequence with the accuracy of 5 ng/μl. 
Position of C282Y mutation at nucleotide 845 of HFE gene sequence has been determined 
by RFLP technique with RsaI restriction enzyme. Diagnostic procedure for C282Y mutant 
hemochromatosis has been established. The results of research are scientific basis for 
research of epidemiology and diagnosis of hemochromatosis for Vietnamese people. 
Key words: Hemochromatosis; HFE gene; electrophoresis; RFLP technique. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sắt (Fe) là nguyên tố kim loại phổ biến 
trên trái đất. Ở người, sắt là một trong 
những chất dinh dưỡng vi lượng có vai trò 
quan trọng bậc nhất, sắt là thành phần quan 
trọng của hemoglobin, myoglobin và một 
số enzyme oxy hóa khử như catalase, 
peroxydase, các cytochrom. Gan là nơi dự 
trữ sắt chính trong cơ thể, chiếm 1/3 tổng 
lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Trong điều 
kiện sinh lý, phần lớn sắt nằm trong tế bào 
gan, một lượng nhỏ nằm trong tế bào của 
hệ liên võng nội mô trong gan. Tế bào gan 
lấy sắt qua những con đường khác nhau, sắt 
gắn với transferrin, sắt trong hem và vận 
chuyển vào trong tế bào bởi hemopexin, sắt 
trong hemoglobin tạo phức hợp với 
haptoglobin, sắt gắn với chất gắp có trọng 
lượng phân tử thấp và sắt trong ferritin. 
Khác với hồng cầu, tế bào gan nhận sắt từ 
phức hợp transferrin Fe3+ thông qua TfR 2 
(Transferrin Rreceptor 2), cơ chế này không 
được điều hòa bởi nồng độ sắt trong tế bào 
mà được điều hòa bởi sự thiếu nhóm yếu tố 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
34 
đáp ứng sắt IRE (Iron Responsive Element) 
trên vùng 3’ của mRNA (messenger 
RiboNucleic Acid). Điều này đã giải thích, 
tại sao tế bào gan bị quá tải sắt trong bệnh 
thừa sắt. Mỗi tế bào gan có 3.104 vị trí gắn 
với sắt. Cơ chế nhận sắt từ ferritin bị ức chế 
bởi chất gắp sắt và được tăng cường bởi 
ascorbate, chloroquin ức chế nhận sắt của 
tế bào gan, acid ascorbic ức chế sắt thoái 
giáng của ferritin [7, tr.28-43]. 
Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis) là 
bệnh lý rối loạn hấp thu sắt do đột biến 
gene HFE (Hereditary Hemochromatosis) 
[15], TfR 2, ferroportin-1, và hepcidine. 
Đột biến gene HFE nằm trên nhiễm sắc thể số 
6 đã tạo ra protein HFE bất thường gây ra thay 
đổi trong tương tác giữa HFE với hepcidine 
do vậy cơ thể tăng hấp thu sắt [1, tr.159-169]. 
Khi quá tải sắt, sắt trong huyết thanh tăng 
10 đến 15 lần, dẫn đến phân bố lại sắt trong 
các tế bào của nhiều cơ quan. Khả năng 
mang sắt của transferrin rất cao dẫn đến 
ngộ độc sắt, nhưng khi các vị trí gắn sắt của 
transferrin đã bão hòa hết, sắt sẽ gắn không 
đặc hiệu với các chất khác như albumin, 
citrate, amino acid và đường. Những tế bào 
ngoài hồng cầu, đặc biệt là gan, tuyến nội 
tiết, thận và tim thường có ưu thế nhận sắt 
từ con đường không phụ thuộc transferrin. 
Những hồ sắt này sẽ liên quan đến tạo ra 
các dẫn xuất oxy hóa có hại, phá hủy các tổ 
chức sống gây nên các chứng bệnh như xơ 
gan, ung thư biểu mô tế bào gan, tiểu 
đường, suy tim, bất lực, viêm khớp, cuối 
cùng sẽ dẫn đến tử vong nếu không có 
phương pháp điều trị kịp thời [4], khi độ 
bão hòa sắt trên 45% sẽ làm tăng nguy cơ 
bị ung thư [7, tr.28-43]. Bệnh thừa sắt là 
nguyên nhân gây xơ gan và làm tăng đáng 
kể nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế 
bào gan, ung thư biểu mô tế bào gan là một 
trong ba bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam 
và bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao làm 17.000 
người chết mỗi năm [13]. 
Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu 
cụ thể nào ở Việt Nam nghiên cứu về bệnh 
này trong dân số, cũng như chưa có một kỹ 
thuật nào xác định chính xác các bất 
thường di truyền ở cấp độ phân tử trên 
bệnh nhân có những biểu hiện thừa sắt 
trong cơ thể. Điều này làm cho công tác 
chẩn đoán các trường hợp mắc bệnh thừa 
sắt trở nên khó khăn hơn. Vì thế, nghiên cứu 
quy trình chẩn đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật đa 
hình chiều dài các đoạn DNA (DeoxyriboNucleic 
Acid) bởi enzyme cắt giới hạn RFLP (Restriction 
Fragment Length Polymorphism) là cần thiết. Hy 
vọng kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những 
thông tin hỗ trợ cho công tác dịch tễ học và 
chẩn đoán bệnh thừa sắt trong cộng đồng 
người Việt Nam. 
Hình 1. Gan khỏe mạnh và gan bệnh 
Hemochromatosis [17] 
2. CÁC ĐỘT BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN 
GENE HFE 
Bệnh thừa sắt là bệnh di truyền lặn 
nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự kết 
hợp sinh bệnh chính nằm ở phức hợp gene 
HLA-A3 nhóm 1 nằm trên nhánh ngắn của 
nhiễm sắc thể số 6 và gene chịu trách 
nhiệm chính là gene HFE [6]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Thế Quang 
35 
Protein HFE là một protein xuyên 
màng có mặt ở tế bào ruột non và các tế 
bào gan, được cấu tạo từ 348 amino acid. 
Hầu hết protein này nằm ở ngoại bào, gồm 
phần ngoài màng α1 và α2 tác động TfR, 
phần xuyên màng α3 liên kết với β-2 
microglobulin quan trọng trong điều hòa 
hấp thu sắt và phần bên trong màng. 
2.1. Đột biến C282Y 
Được phát hiện lần đầu tiên năm 1996, 
đây là đột biến quan trọng nhất trên gene 
HFE. Tại vị trí nucleotid 845 của gene HFE, 
G (Guanine) bị biến đổi thành A (Adenine), 
làm cho amino acid thứ 282 là cysteine bị 
thay thế thành tyrosine. Chính sự thay đổi 
này đã phá hủy sự hình thành cầu nối 
disulfide. Do đó, vùng α3 không thể liên kết 
với β-2 microglobulin để đóng vai trò như 
một nhân tố ổn định sự hấp thu sắt. Kết quả 
là các protein HFE đột biến bị suy thoái trước 
khi nó có cơ hội kết hợp vào các màng tế bào 
[18]. Tế bào trở nên quá tải sắt khi không có 
protein HFE vì chức năng ngăn chặn việc 
điều tiết lưu lượng sắt vào tế bào chất trong tế 
bào bị hạn chế [11]. Theo thời gian, tình 
trạng quá tải sắt trong các tế bào này có thể 
gây tổn hại mô và cơ quan, xuất hiện các 
triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng [18]. 
Biểu hiện bệnh thừa sắt chỉ xảy ra 
trong 70% trường hợp mang gene đồng hợp 
C282Y, và trong đó có khoảng 10% những 
trường hợp đồng hợp C282Y này sẽ phát 
triển bệnh mạnh mẽ, lượng sắt tích trữ 
nghiêm trọng trong các mô, các cơ quan [4]. 
Một lưu ý rằng, có khoảng từ 85% đến 
90% bệnh nhân thừa sắt mang kiểu gene 
đồng hợp C282Y, bên cạnh đó có một số 
nhỏ những người mang kiểu gene dị hợp, 
nghĩa là một allele là đột biến C282Y và một 
allele là đột biến H63D hoặc đột biến S65C. 
Như vậy, từ 10% đến 15% số bệnh nhân 
thừa sắt còn lại sẽ mang những đột biến khác 
không liên quan đến gene HFE [4]. 
2.2. Đột biến H63D 
Đột biến thứ hai là H63D phổ biến rộng 
rãi hơn đột biến C282Y [8, tr.275-278], 
trong đó C (Cytosine) bị thay đổi thành G ở 
vị trí nucleotide 187 của gene HFE. Kết 
quả, amino acid thứ 63 là histidine bị thay 
thế thành aspartate. Đột biến này có thể ảnh 
hưởng đến sự tương tác của vùng α2 trên protein 
HFE với các thụ thể transferrin, do đó ngăn chặn 
sự điều hòa hấp thu sắt trong cơ thể [14]. 
Khi có mặt C282Y để tạo thành kiểu dị 
hợp C282Y/H63D, thì H63D chỉ dẫn đến 
thể bệnh nhẹ [2, tr.953-962]. Kiểu đồng 
hợp H63D này cũng ít gây bệnh thừa sắt, 
tuy nhiên khi kết hợp với những biến chứng 
như suy hồng cầu, thiếu máu tán huyết hoặc 
hấp thu lượng cồn quá nhiều do nghiện 
rượu, cũng sẽ dẫn đến bệnh thừa sắt [12]. 
2.3. Đột biến S65C 
Dạng đột biến thứ ba này ít xuất hiện 
hơn, trong đó A bị thay đổi thành T 
(Thymine) ở vị trí nucleotide 193 trên gene 
HFE. Kết quả serine bị thay thế thành 
cysteine ở vị trí 65 của sản phẩm gene 
HFE. Sự có mặt của C282Y cùng với S65C 
dẫn đến dạng bệnh nhẹ. Đột biến này ngăn 
chặn quá trình điều hòa sắt hiện nay vẫn 
chưa rõ cơ chế [14]. 
2.4. Các đột biến khác 
Bên cạnh những đột biến C282Y, H63D 
và S65C, những đột biến khác đã được xác định 
trên gene HFE như G93R [3], I105T, Q127H 
[5, tr.1517-1522], E168X [9, tr.441-445] và 
W169X. Ảnh hưởng của những đột biến này 
rất hiếm gặp, vẫn cần được nghiên cứu rõ hơn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
36 
Theo Pointon đánh giá, khoảng từ 2% đến 
10% trường hợp bệnh thừa sắt là do những 
đột biến khác đột biến C282Y trên gene 
HFE [10, tr.151-162]. 
3. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 
Chẩn đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật 
RFLP. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng 
trong xét nghiệm, chẩn đoán và tiên lượng 
những bệnh nhân mắc bệnh thừa sắt, đồng 
thời là cơ sở khoa học trong nghiên cứu 
dịch tễ học của bệnh thừa sắt ở người tại 
Việt Nam. 
3.2. Nội dung nghiên cứu 
Tách chiết và định lượng DNA thu 
được từ máu bệnh nhân. Thiết kế cặp mồi, 
chọn cặp mồi đặc dụng khuếch đại gene 
HFE và chứng nội gene -globin bằng kỹ 
thuật PCR. Khảo sát điểm đột biến trên 
gene HFE bằng enzyme cắt giới hạn RsaI 
và điện di trên gel agarose 2,5%. Chẩn 
đoán bệnh thừa sắt bằng kỹ thuật RFLP. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
4.1. Tách chiết DNA 
Tiến hành lấy 20 mẫu máu của 20 
người nghi ngờ mắc bệnh thừa sắt, mỗi 
người lấy 4 ml máu ngoại biên, cho vào ống 
chống đông bằng EDTA 2o/oo. Sau đó, các 
mẫu máu sẽ được tách chiết DNA theo quy 
trình chuẩn của Bộ môn Hóa sinh và Sinh 
học phân tử, Trường Đại học Y khoa Phạm 
Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh [16]. 
4.2. Định lượng DNA 
Định lượng DNA bằng phương pháp 
hai bước sóng 260nm và 280nm, đo trên 
máy quang phổ hấp thu phân tử UV-VIS 
1300 Spectrophotometer (Hãng GeneQuant, 
Mỹ). Nồng độ DNA được tính cứ một đơn 
vị ở bước sóng 260nm bằng 1ng DNA/ml. 
Độ tinh khiết của DNA được tính bằng 
tham số Ratio theo công thức (1), DNA 
tinh khiết ứng với Ratio nằm trong khoảng 
từ 1,8 đến 2,0. Nếu Ratio < 1,6 chứng tỏ 
mẫu bị lẫn protein hoặc Ratio > 2,0 chứng 
tỏ mẫu bị lẫn RNA, lúc này phải thực hiện 
lại quy trình tách chiết DNA. 
 260
280
A
Ratio 1
A
Trong công thức (1), A260 là độ hấp thu ánh 
sáng có bước sóng 260nm và A280 là độ hấp thu 
ánh sáng có bước sóng 280nm của mẫu. 
4.3. Thiết kế primers 
Thiết kế primers chạy PCR bằng công 
cụ Primer - Blast trên NCBI (National 
Center for Biotechnology Information), 
tổng hợp primers và sàng lọc chọn primers 
đặc hiệu dùng để khuếch đại gene HFE, 
chứng nội gene -Globin từ DNA khuôn đã 
được tách chiết từ mẫu máu. 
4.4. Tối ưu hóa phản ứng PCR 
Sự bắt cặp không đặc hiệu giữa 
primers và DNA mạch khuôn làm kết quả 
các vạch DNA khuếch đại ghi nhận được 
qua điện di khó ổn định. Do đó, cần phải 
tối ưu hóa các thành phần phản ứng PCR 
trước khi áp dụng để phân tích mẫu. Với 
mỗi thí nghiệm khảo sát nồng độ tối ưu 
được thực hiện lặp lại ba lần nhằm thu 
được kết quả ổn định trước khi thực hiện 
phản ứng RFLP. 
4.5. Kiểm tra sản phẩm PCR 
Sản phẩm DNA sau khi được khuếch 
đại bằng phản ứng PCR với nồng độ tối ưu 
của các thành phần phản ứng sẽ được kiểm 
tra kích thước bằng điện di trên gel agarose 
2,5% với dung dịch đệm TBE 0,5X trong 
vòng 60 phút. Sau đó, gel được ngâm trong 
dung dịch ethidium bromide 0,25mg/ml và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Thế Quang 
37 
các vạch DNA sẽ được quan sát dưới đèn 
cực tím UV (Ultra Violet). Kích thước các 
đoạn DNA sẽ được xác định bằng cách so 
sánh với thang chuẩn 100bp. 
4.6. Thực hiện phản ứng RFLP 
Trong sinh học phân tử, đa hình chiều 
dài đoạn cắt giới hạn hay RFLP 
(Restriction Fragment Length 
Polymorphism) là kỹ thuật khai thác những 
khác biệt trong trình tự DNA. Trong phân 
tích RFLP, DNA mẫu được cắt thành các 
đoạn nhỏ bằng cách sử dụng các enzyme 
cắt giới hạn và sau đó các đoạn DNA nhỏ 
tạo thành được phân tách dựa theo kích 
thước bằng kỹ thuật điện di trên gel [19]. 
Xác định điểm đột biến C282Y trên 
trình tự gene HFE với enzyme cắt giới hạn 
RsaI bằng cách thực hiện phản ứng RFLP. 
Sau khi có được kết quả của quá trình tối 
ưu hóa PCR, lấy nồng độ tối ưu nhất ở mỗi 
thành phần kết hợp với thể tích nước sao 
cho tổng thể tích đủ 50µl. Hút 20µl sản 
phẩm PCR trộn với 1µl enzyme cắt giới 
hạn RsaI (10 UI) ủ trong 1 giờ ở 37oC. 
Đem điện di 20µl sản phẩm RFLP trên gel 
agarose 2,5%, sử dụng thang 100bp và 
phân tích kết quả theo bảng 1 để chẩn đoán 
bệnh thừa sắt. 
Bảng 1. Kết quả điện di sản phẩm RFLP 
chẩn đoán bệnh thừa sắt [18] 
Sản phẩm 
RFLP 
Kích thước các 
vạch điện di 
Chẩn đoán 
Chứng âm 250 + 140bp Không bị bệnh thừa sắt 
Chứng dương 250 + 111 + 29bp 
Bị bệnh thừa sắt đột biến 
thể đồng hợp C282Y 
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
5.1. Tách chiết và kiểm tra DNA 
Tiến hành tách lấy bạch cầu và loại bỏ 
hồng cầu của từng mẫu máu, sau đó tách 
chiết DNA và kiểm tra bằng kỹ thuật điện 
di trên gel agarose 2,5% với M là thang đo 
100bp (hình 2). 
Hình 2. Kết quả điện di gel agarose 2,5% 
kiểm tra chất lượng DNA [16] 
Định lượng nồng độ DNA bằng 
phương pháp đo hai bước sóng 260nm và 
280nm. Kết quả kiểm tra, chỉ có mẫu 3 
không đạt yêu cầu, các mẫu 1, 2, 4, 5 đều 
đạt yêu cầu (hình 2 và bảng 2). 
Bảng 2. Nồng độ DNA và Ratio của các mẫu máu [16] 
Mẫu Nồng độ DNA (g/ml) Ratio 
1 60,00 1,9 
2 75,25 1,8 
3 0,25 1,7 
4 66,30 1,6 
5 29,80 1,7 
5.2. Primers cho phản ứng PCR 
Sau khi thiết kế, tổng hợp và sàng lọc, 
chọn được cặp mồi (primers) đặc hiệu để 
khuếch đại gene HFE là G176A/B và cặp 
mồi đặc hiệu khuếch đại chứng nội gene β-
globin là C1A/B, xem bảng 3. 
Bảng 3. Primers cho phản ứng PCR 
khuếch đại gene HFE, gene -globin [16] 
Tên mồi Trình tự 5’ - 3’ 
G176A AATCCAAATGCGGCATCTTC 
G176B TGACTTTGTCACAGCCCAAGATA 
C1A GAAGAGCCAAGGACAGGTAC 
C1B CAACTTCATCCACGTTCACC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
38 
5.3. Tối ưu hóa phản ứng khuếch đại 
gene HFE bằng kỹ thuật PCR 
Tối ưu hóa phản ứng PCR khuếch đại 
gene HFE bằng phương pháp điện di. Kết quả 
với 25mM MgCl2, 125mg mồi G176A/B, 
15mM dNTP’s, 10ng DNA khuôn, 15UI taq 
polymerase chạy điện di trên gel agarose 2,5% 
thu được vạch rõ sáng nhất, xem mẫu 4 hình 3. 
Hình 3. Kết quả điện di gel agarose 2,5% 
tối ưu hóa phản ứng PCR [16] 
5.4. Kiểm tra quy trình tách chiết DNA 
Thực hiện phản ứng PCR với các thành 
phần đã tối ưu hóa với cặp mồi đặc hiệu 
C1A/B để khuếch đại gene nội kiểm tra, ở 
đây là gene β-globin có sẵn trong bộ gene 
người để kiểm tra quy trình tách chiết DNA 
từ mẫu máu có tốt hay không. 
Hình 4. Điện di kiểm tra quy trình tách chiết DNA [16] 
Dựa vào hình 4, cho thấy mẫu 1 và mẫu 3 
là chứng dương và chứng âm, đều có gene β-
globin, sản phẩm điện di xuất hiện vạch 250bp. 
Mẫu 2 không xuất hiện vạch nào trên bản điện 
di là mẫu máu tách chiết DNA tổng số không 
tốt, không có DNA và gene β-globin. Trong 
hình 4, mẫu 1 là chứng dương để kiểm tra, mẫu 
2 là mẫu máu tách chiết DNA không tốt, mẫu 3 
là mẫu máu âm tính, mẫu 4 là mẫu nước cất, 
mẫu 5 là thang đo 100bp. 
5.5. Điện di chẩn đoán bệnh thừa sắt 
Trong hình 5, mẫu 1 là chứng dương 
để kiểm tra trùng với mẫu 4 là mẫu bệnh 
phẩm dương tính có đột biến thể đồng hợp 
C282Y thể hiện qua ba vạch 250bp, 111bp 
và 29bp. Mẫu 3 là chứng âm để kiểm tra 
trùng với mẫu 2 là mẫu bệnh phẩm âm tính 
thể hiện qua hai vạch 250bp và 140bp, mẫu 
5 là thang đo 100bp. 
Chẩn đoán bệnh nhân cho mẫu 4 bị 
bệnh thừa sắt đột biến thể đồng hợp 
C282Y, bệnh nhân cho mẫu 2 không bị 
bệnh thừa sắt. 
Hình 5. Điện di chẩn đoán bệnh thừa sắt [16] 
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
6.1. Kết luận 
Tách chiết DNA theo quy trình chuẩn 
của Bộ môn Hóa sinh và Sinh học phân tử, 
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 
Thành phố Hồ Chí Minh từ máu người đạt 
kết quả tốt. 
Tối ưu hóa thành công phản ứng PCR khuếch 
đại trình tự gene HFE với độ chính xác 5 ng/µl. 
Xác định điểm đột biến C282Y tại vị trí 
nucleotide 845 trên trình tự gene HFE bằng 
kỹ thuật RFLP với enzyme cắt giới hạn RsaI. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Thế Quang 
39 
Xây dựng quy trình xét nghiệm chẩn đoán 
bệnh thừa sắt đột biến thể đồng hợp C282Y. 
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học 
trong nghiên cứu dịch tễ học và chẩn đoán 
bệnh thừa sắt ở người Việt Nam. 
6.2. Kiến nghị 
Khảo sát phản ứng RFLP với số lượng 
mẫu lớn hơn để tăng sự ổn định, tính chính 
xác và độ tin cậy. 
Cần nghiên cứu xây dựng quy trình lấy 
máu, tách chiết DNA đúng kỹ thuật để đảm 
bảo chất lượng và độ tinh sạch của DNA, 
cũng như tránh nhiễm chéo trong quá trình 
PCR và điện di. 
Mở rộng nghiên cứu về bệnh thừa sắt 
do đột biến C282Y đồng thời với các đột 
biến khác H63D, S65C, G93R, I105T, 
Q127H, E168X và W169X trên gene HFE. 
Quy trình xét nghiệm chẩn đoán bệnh 
thừa sắt bằng kỹ thuật RFLP cần phải được 
tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dần qua quá 
trình ứng dụng thực tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Andrews N. C. (2005), Molecular control of iron metabolism, Hematol 18 (2). 
[2] Bacon B. R., Olynyk J. K., Brunt E. M., Britton R. S., Wolff R. K. (1999), HFE 
gentype in patients with Hemochromatosis and other liver diseases, Annn Intern Med 15. 
[3] Barton J. C., Sawada-Hirai R., Rothenberd B. E., Action T. R. (1999), Two novel 
missense mutation of the HFE gene (I105T and G93T) and identification of the S65C 
muation in Alabama population, BMC Med Genet 5:29. 
[4] Bruce R. Bacon, Paul C. Adams, Kris V. Kowdley, Lawrie W. Powell, and Anthony S. 
Tavill (2011), Diagnosis and management of Hemochromatosis: 2011 practice guideline 
by the American association for the Study of liver diseases. 
[5] De Villiers J. N., Hillermann R., Loubser L., Kotze M. J. (1999), Spectrum of mutations 
in the HFE gene implicated in Hemochromatosis and porphyria, Hum Mol Genet 8. 
[6] Fadwah Booley (2007), Analysis of genes implicated inron regulation in individuals 
presenting with preimary iron overload in the South African population , 3. 
[7] Hoffbrand A. V. (2006), Hypochromic anemia and iron overload, Essential 
Hematology. 
[8] Merryweathe-Clarke A. T., Pointon J. J., Shearman J. D., Robsin K. J. (1997), Global 
prevalence of putative Hemochromatosis mutations, Med Genet Journal 34. 
[9] Piperno A., Arosio C., Fossati L., Vigano M., Trombini P., Vergani A., Mancia G. 
(2000), Two novel nonsense mutations of HFE gene in give unrelated Italian patients with 
Hemochromatosis, Gastroenterology 119. 
[10] Pointon J. J., et. al. (2000), Uncommon mutations in the Hemochromatosis gene, 
Genet Test 4. 
[11] Press R. D. (2002), Hemochromatosis: A Simple Genetic Trait , Hospital Practice 
(1999, accessed February 2002). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
40 
[12] Spriggs E. L., Harris P. E., Best L. G. (1999), Hemochromatosis muatations C282Y 
and H63D in “cis” phase, Am J Hum Genet 65 (supplement): A492. 
[13] Ngọc Anh (2018), Ung thư gan: 17 nghìn người chết mỗi năm và 6 nguyên nhân cần nhớ, 
2018042 8100647087.htm. 
[14] Genetrack Biolabs (2017), Just 3 simple steps, 
testing/mutations-in-the-hfe-gene. 
[15] Hemochromatosis.org (2016), What is hemochromatosis?,  
hemochromatosis. 
[16] Trương Thế Quang, Nguyễn Kim Thạch, Nguyễn Thu Hà (2012), Xây dựng quy trình 
chẩn đoán Hemochromatosis nguyên phát bằng kỹ thuật RFLP, Trường Đại học Văn Lang. 
[17] Trương Hồng Sơn (2018), Thừa sắt (Hemochromatosis), 
hemochromatosis-20160809143746244.htm. 
[18] Phạm Hùng Vân (2016), PCR và real-time PCR: Các vấn đề cơ bản và các áp dụng 
thường gặp,  
[19] Wikipedia (2018), Kỹ thuật RFLP, https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB% 
B9_thu%E1%BA%ADt_RFLP. 
Ngày nhận bài: 17-06-2018. Ngày biên tập xong: 05-11-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018. 

File đính kèm:

  • pdfchan_doan_benh_thua_sat_bang_ky_thuat_rflp.pdf