Câu hỏi trắc nghiệm nội ngoại cơ sở (Phần 1)

MỤC LỤC

TRẮC NGHIỆM NỘI KHOA CƠ SỞ

Bài 1. Khám hệ thống động tĩnh mạch. 5

Bài 2. Khám tim . 19

Bài 3. Triệu chứng cơ năng tim mạch . 26

Bài 4. Khám phổi . 40

Bài 5. Triệu chứng cơ năng hô hấp . 48

Bài 6. Các hội chứng lâm sàng hô hấp . 57

Bài 7. Khám bụng . 74

Bài 8. Triệu chứng cơ năng tiêu hóa . 83

Bài 9. Chẩn đoán gan to . 95

Bài 10. Hội chứng vàng da . 101

Bài 11. Tiểu nhiều - Tiểu ít - Vô niệu - Tiểu đạm . 108

Bài 12. Các xét nghiệm cơ bản trong thận học . 119

Bài 13. Khám khớp . 130

Bài 14. Chẩn đoán phù . 133

Bài 15. Chẩn đoán sốt . 141

Bài 16. Khám lâm sàng thận và hệ niệu . 145

pdf 191 trang phuongnguyen 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm nội ngoại cơ sở (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm nội ngoại cơ sở (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm nội ngoại cơ sở (Phần 1)
1 
THAM GIA BIÊN SOẠN 
Y KHOA HỘI 
1. Nguyễn Văn Hưng Tổ 1 Y14A 
2. Đào Thị Ngọc Huyền Tổ 2 Y14A 
3. Trần Quốc Khánh Tổ 2 Y14A 
4. Võ Thành Luân Tổ 2 Y14A 
5. Võ Thành Lai Tổ 2 Y14A 
6. Nguyễn Hoài Thanh Tổ 3 Y14A 
7. Nguyễn Đình Thắng Tổ 3 Y14A 
8. Đào Thị Hải Yến Tổ 4 Y14A 
9. Đặng Thị Huyền Trang Tổ 4 Y14A 
10. Đồng Ngọc Hoàng Anh Tổ 12 Y14B 
11. Nguyễn Trần Quznh Thư Tổ 22 Y14D 
12. Phan Tiến Bảo Anh Tổ 22 Y14D 
13. Trương Đình Đức Anh Tổ 24 Y14D 
14. Nguyễn Ngọc Hoàn Băng Tổ 6 Y14A 
15. Đinh Văn Thái Bảo Tổ 27 Y14E 
16. Mai Vũ Gia Bảo Tổ 27 Y14E 
17. Nguyễn Quốc Bảo Tổ 11 Y14B 
18. Sơn Thị Ngọc Bích Tổ 31 Y14F 
19. Nguyễn Nguyên Bảo Tổ 29 Y14E 
20. Lương Thanh Bình Tổ 32 Y14F 
21. Phạm Long Bình Tổ 35 Y14F 
22. Nguyễn Lê Thành Đạt Tổ 5 Y14A 
 23. Phạm Huân Đạt Tổ 26 Y14E 
24. Lâm Thùy Đoan Tổ 32 Y14F 
25. Diệp Đình Được Tổ 6 Y14A 
26. Nguyễn Hồng Đức Tổ 34 Y14F 
27. Nguyễn Khánh Duy Tổ 11 Y14B 
28. Nguyễn Thế Duy Tổ 18 Y14C 
29. Lê Hoài Giang Tổ 18 Y14C 
30. Kim Đặng Thiên Gia Tổ 18 Y14C 
31. Lê Nguyễn Đình Hải Tổ 29 Y14E 
32. Phạm Hoàng Khả Hân Tổ 35 Y14F 
33. Phạm Thị Phượng Hằng Tổ 7 Y14B 
34. Nguyễn Thị Khánh Hằng Tổ 6 Y14A 
35. Phạm Ngọc Hiểu Tổ 20 Y14D 
36. Huznh Từ Lê Khanh Tổ 14 Y14C 
37. Nguyễn Đức Lộc Tổ 24 Y14D 
38. Nguyễn Bảo Linh Tổ 18 Y14C 
39. Vương Ngọc Minh Tổ 7 Y14B 
40. Trần Như Kim Nguyên Tổ 11 Y14B 
41. Vũ Đức Nguyên Tổ 5 Y14A 
42. Nguyễn Nhật Tài Tổ 10 Y14B 
43. Nguyễn Duy Thanh Tổ 27 Y14E 
44. Nguyễn Ngọc Tín Tổ 35 Y14F 
2 
THAM GIA BIÊN SOẠN 
Y KHOA HỘI 
45. Nguyễn Thị Ái Trâm Tổ 17 Y14C 
46. Phạm Thị Minh Thuận Tổ 25 Y14E 
47. Lê Thanh Trúc Tổ 24 Y14D 
48. Phạm Hoàng Thịnh Tổ 20 Y14D 
49. Lê Quznh My Tổ 9 Y14B 
THAM GIA BIÊN SOẠN 
CLB HỌC THUẬT Y HỌC CỔ TRUYỀN 
1. Dương Phan Nguyên Đức Tổ 2 YHCT14 
2. Trần Nguyễn Linh Đan Tổ 2 YHCT14 
3. Nguyễn Thiên Đăng Tổ 2 YHCT14 
4. Trịnh Thị Ngọc Dung Tổ 2 YHCT14 
5. Ngô Thái Diệu Lương Tổ 4 YHCT14 
6. Nguyễn Vũ Thu Thảo Tổ 9 YHCT14 
Tổng hợp và chỉnh sửa: 
Nguyễn Ngọc Hoàn Băng 
Trình bày bìa sách: 
Danh Hoàng Nguyên 
Kiễm lỗi và chính tả: 
Lê Quznh My 
Vương Ngọc Minh 
Phạm Hoàng Khả Hân 
Phạm Thị Phượng Hằng 
Nguyễn Trần Quznh Thư 
3 
MỤC LỤC 
TRẮC NGHIỆM NỘI KHOA CƠ SỞ 
Bài 1. Khám hệ thống động tĩnh mạch........................................................................ 5 
Bài 2. Khám tim ........................................................................................................ 19 
Bài 3. Triệu chứng cơ năng tim mạch ....................................................................... 26 
Bài 4. Khám phổi ...................................................................................................... 40 
Bài 5. Triệu chứng cơ năng hô hấp ........................................................................... 48 
Bài 6. Các hội chứng lâm sàng hô hấp ...................................................................... 57 
Bài 7. Khám bụng ..................................................................................................... 74 
Bài 8. Triệu chứng cơ năng tiêu hóa ......................................................................... 83 
Bài 9. Chẩn đoán gan to ........................................................................................... 95 
Bài 10. Hội chứng vàng da ...................................................................................... 101 
Bài 11. Tiểu nhiều - Tiểu ít - Vô niệu - Tiểu đạm ..................................................... 108 
Bài 12. Các xét nghiệm cơ bản trong thận học ....................................................... 119 
Bài 13. Khám khớp ................................................................................................. 130 
Bài 14. Chẩn đoán phù ........................................................................................... 133 
Bài 15. Chẩn đoán sốt ............................................................................................ 141 
Bài 16. Khám lâm sàng thận và hệ niệu .................................................................. 145 
4 
MỤC LỤC 
TRẮC NGHIỆM NGOẠI KHOA CƠ SỞ 
Bài 1. Ngoại khoa lịch sử và triển vọng ................................................................... 151 
Bài 2. Nhiễm trùng ngoại khoa ............................................................................... 154 
Bài 3. Vô khuẩn trong ngoại khoa ........................................................................... 166 
Bài 4. Sốc chấn thương ........................................................................................... 171 
Bài 5. Sự lành vết thương ....................................................................................... 179 
Bài 6. Rối loạn đông máu - cầm máu và truyền máu .............................................. 184 
Bài 7. Ngoại khoa và các bệnh mạn tính ................................................................. 191 
Bài 8. Bỏng ............................................................................................................. 201 
Bài 9. Chẩn đoán hội chứng vàng da ...................................................................... 214 
Bài 10. Đau bụng cấp .............................................................................................. 219 
Bài 11. Hội chứng chảy máu trong ổ bụng .............................................................. 230 
Bài 12. Chẩn đoán hội chứng viêm phúc mạc ......................................................... 235 
5 
Bài 1. KHÁM HỆ THỐNG ĐỘNG TĨNH MẠCH 
Tác giả: Mai Vũ Gia Bảo, Huỳnh Từ Lê Khanh 
1. Loại mạch máu có vai trò đáng kể trong điều chỉnh kháng lực ngoại biên: 
 A. ĐM lớn. B. TM lớn. C. Tiểu ĐM. 
 D. Tiểu TM. E. Mao mạch 
2. Số vị trí có thể sờ thấy mạch được: 
 A. 6 B. 8 C. 17 D. 18 E. 15 
3. Trong hệ tuần hoàn (nhỏ và lớn), khu vực có áp lực cao nhất là: 
 A. TM phổi B. ĐM phổi C. Mao mạch 
 D. ĐM chủ E. TM chủ 
4. Có thể dùng tay bắt mạch các ĐM sau đây, ngoại trừ: 
 A. Quay B. Trụ C. Cánh tay 
 D. Cảnh E. Khoeo 
5. Chọn câu sai: 
 A. Bắt mạch đùi để đánh giá hoạt động của tim. 
 B. Bắt mạch quay để đánh giá tần số tim và nhịp tim. 
 C. Bắt mạch cảnh để đánh giá hoạt động của tim. 
 D. Bắt mạch nách hoặc cánh tay để đánh giá mạch ngoại vi. 
 E. Bắt mạch chày sau để đánh giá mạch ngoại vi. 
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến mạch của ĐM, chọn câu sai: 
 A. Vận tốc tống máu của tim. B. Thể tích nhát bóp của tim. 
 C. Kháng lực ngoại vi. D. Tắc nghẽn buồng thoát nhĩ phải. 
 E. Độ đàn hồi của mạch máu ngoại vi. 
7. Vị trí bắt mạch của các ĐM lớn, chọn câu đúng: 
 A. Mạch chày sau ở sau gân gót. 
 B. Mạch cảnh phía sau bên thanh quản. 
 C. Mạch trụ ở cạnh ngoài mặt gấp cổ tay. 
 D. Mạch cánh tay ở 1/3 dưới ngoài cánh tay. 
 E. Mạch khoeo ở dưới hố khoeo. 
6 
8. Chọn câu sai: 
 A. Khi hẹp eo ĐM chủ thì mạch quay đến nhanh hơn mạch đùi. 
 B. Test Allen dùng để đánh giá mạch trụ. 
 C. Trong hẹp ĐM chủ: mạch cảnh dễ bắt mạch hơn mạch cánh tay. 
 D. Bệnh cơ tim phì đại có dấu hiệu mạch giật (jerky). 
 E. Khi có bệnh lý ở ĐM chậu thì mạch đùi giảm. 
9. Mạch phản ánh thất trái tốt nhất: 
 A. Quay B. Cánh tay C. Đùi D. Cảnh E. C và D đúng 
10. Các yếu tố hỗ trợ sự hồi lưu tĩnh mạch chi, ngoại trừ: 
 A. Trọng lực. B. Sự co bóp của tim. C. Van tĩnh mạch. 
 D. Sự co cơ vân. E. Cử động hô hấp. 
11. Máy đo huyết áp nào có độ chính xác cao nhất? 
 A. Đồng hồ cơ học B. Thủy ngân C. Điện tử 
12. Sắp xếp thứ tự các pha khi đo huyết áp theo Korotkoff: 
 (1) Tiếng xuất hiện ứng với huyết áp tâm thu. 
 (2) Tiếng to, êm nhẹ, ổn định 
 (3) Tiếng to rõ nhất 
 (4) Tiếng mất hẳn 
 (5) Tiếng mờ đục 
 A. 1-2-3-4-5 B. 1-2-3-5-4 C. 4-5-2-3-1 D. 1-3-5-2-4 E. 3-2-5-4-1 
13. Ý nghĩa của số 120/80mmHg khi đo HA: 
 A. HA tâm trương 120mmHg, tâm thu 80mmHg. 
 B. HA tâm thu 120mmHg, tâm trương 80mmHg. 
 C. HA tâm thu đo hai lần được 120mmHg và 80mmHg. 
 D. HA tâm thu cao nhất là 120mmHg, trung bình là 80mmHg sau 3 lần đo. 
 E. HA tâm thu cao nhất là 120mmHg, trung bình là 80mmHg sau 2 lần đo. 
14. Chọn số câu đúng: 
 (1) Mạch lên chậm khi hở ĐM chủ. 
 (2) Sóng mạch lan ra ngoại vi nhanh hơn dòng máu chảy trong lòng mạch. 
 (3) Mạch quay có vai trò quan trọng trong điều chỉnh huyết áp. 
7 
 (4) TM chi dưới có hệ thống van 2 chiều. 
 (5) Âm thanh nghe được đầu tiên của tiếng Korotkoff tương ứng với huyết áp tâm 
thu. 
 A. 3 B. 1 C. 2 D. 5 E. 4 
15. Các nguyên tắc khi đo huyết áp, chọn câu sai: 
 A. Để tay ngang vị trí tim. 
 B. Mở trần cánh tay được đo. 
 C. Điều chỉnh vị trí kim của HA kế thủy ngân theo mức của HA kế điện tử. 
 D. Xác định kì tâm trương dựa vào pha 4 hoặc 5 Korotkoff. 
 E. Cho bệnh nhân thư giãn ít nhất 5 phút trước khi đo. 
16. Trong các TM sau đây, đâu không phải là TM chính của cơ thể: 
 A. TM chủ trên B. TM cảnh ngoài C. TM đùi 
 D. TM hiển nông E. TM chủ dưới 
17. Sắp xếp đúng thứ tự trong test Allen: 
 (1) Ép mạnh ngón cái để làm nghẽn mạch quay. 
 (2) Xác định vị trí mạch quay của cả 2 tay. 
 (3) Đánh giá ĐM thông qua sự chuyển màu của bàn tay. 
 (4) BN nắm chặt 2 lòng bàn tay. 
 (5) BN thả lỏng 2 tay. 
 A. 1-2-3-5-4. B. 5-2-1-4-3 C. 3-1-5-4-2 
 D. 1-3-5-2-4 E. 2-4-1-5-3. 
18. Số phát biểu đúng khi nói về cách khám chi: 
 (1) Trước khi khám chi trên cần đánh giá hình thể chung, so sánh giữa 2 chi. 
 (2) Khi khám chi dưới cần chú ý những TM bị dãn, phù. 
 (3) Ở BN được gây mê, do mạch ngoại biên yếu nên không bắt mạch được. 
 (4) Bắt mạch chi dưới chỉ khi BN ở tư thế nằm. 
 (5) Bắt mạch chi trên thường dùng ngón cái hoặc 2 ngón trỏ và giữa. 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 
19. Chọn câu sai, bắt mạch đùi để: 
 A. Đánh giá hoạt động của tim. 
8 
 B. Chẩn đoán các bệnh lý mạch máu. 
 C. Đánh giá tần số mạch và nhịp mạch. 
 D. So sánh với mạch khoeo khi nghi ngờ hẹp eo ĐM chủ. 
 E. Xem xét trước khi khám mạch chày sau và mạch mu chân. 
20. Chọn câu sai. Khi sờ mạch chi trên và chi dưới cần chú ý: 
 A. Tần số B. Trị số huyết áp C. Cường độ 
 D. Thời gian kéo dài mạch E. Sức căng của lòng mạch 
21. Chọn câu sai: 
 A. Bắt mạch chày để đánh giá mạch máu ngoại vi. 
 B. Có thể bắt được mạch của ĐM chày trước và chày sau. 
 C. Bắt mạch chày sau ở phía sau xương chày. 
 D. Có thể bắt mạch chày sau khi BN đang được gây mê. 
 E. Bắt mạch chày sau ở phía sau mắt cá trong. 
22. Chọn câu sai: 
 A. Bắt mạch mu chân để đánh giá mạch ngoại vi. 
 B. Trong bệnh lý ĐM chậu thì mạch mu chân thường mất hay giảm. 
 C. Khi BN đang được gây mê có thể bắt mạch mu chân. 
 D. Bệnh lý ở ĐM mu chân ảnh hưởng đến màu sắc móng và sự phân bố lông. 
 E. Bắt mạch mu chân dọc theo gân duỗi các ngón dài. 
23. Chọn câu sai: 
 A. Mạch khoeo có thể dùng để đo huyết áp. 
 B. Trong bệnh lý ĐM chậu thì mạch đùi có thể mất hoặc giảm. 
 C. Bắt mạch đùi ở 1/3 giữa cơ thẳng đùi. 
 D. Sự hồi lưu TM hiển sâu có sự tác động của trọng lực. 
 E. Khám mạch khoeo để đánh giá ở BN bị cơn đau nhức cách hồi. 
24. Liên quan đến dấu mạch giật khi thăm khám: 
 A. Bệnh cơ tim phì đại. 
 B. Tắc buồng thoát thất phải. 
 C. Là 1 tín hiệu trong 5 pha Korotkoff khi đo huyết áp 
 D. Chỉ thời điểm nghe được thì tâm thu. 
9 
 E. Nhận ra khi khám mạch quay. 
25. Chọn câu sai. Nói về đo HA: 
 A. Đo huyết áp khi nghỉ ngơi và vận động để đánh giá hoạt động của tim. 
 B. Đo nhiều lần liên tục tại cùng một thời điểm để có kết quả chính xác nhất. 
 C. Khi có kích thích đau, huyết áp BN sẽ thay đổi. 
 D. Không đo nhiều lần liên tục vì BN cần thời gian hồi phục. 
 E. Đo nhiều lần trong ngày để theo dõi tình trạng BN. 
26. Chọn câu sai khi đo HA: 
 A. Chọn kích thước băng quấn phù hợp để tăng độ chính xác. 
 B. Hạ nhanh áp lực băng quấn để BN đỡ bị đau. 
 C. Khi bơm băng quấn nếu thấy mất mạch thì bơm thêm khoảng 30mmHg rồi giảm 
xuống từ từ. 
 D. Khi đo nhiều lần kết quả đo những lần sau thường thấp hơn lần trước. 
 E. BN bị phì đại thất trái thường có HA cao. 
27. Bắt mạch cánh tay đúng cách: 
 A. Mạch cánh tay bên phải, người khám dùng ngón cái bên phải 
 B. Mạch cánh tay bên phải, người khám dùng ngón cái bên trái 
 C. Mạch cánh tay bên trái, người khám dùng ngón trỏ và ngón giữa bên phải 
 D. Mạch cánh tay bên trái, người khám dùng ngón cái bên trái 
 E. Mạch cánh tay bên phải, người khám dùng ngón trỏ và ngón giữa bên phải 
28. Huyết áp tâm trương đúng nhất với ở pha nào của tiếng Korotkoff: 
 A. Pha 1 B. Pha 2 C. Pha 3 D. Pha 4 E. Pha 5 
29. Hiện tượng gọi là “ khoảng trống thính chẩn” xảy ra do: 
 A. Cánh tay bệnh nhân không được ngang mức tim 
 B. Áp lực trong bao quấn giảm xuống đột ngột 
 C. Bệnh nhân có huyết áp rất cao 
 D. Huyết áp kế đồng hồ không được điều chỉnh lại 
 E. Kích thước băng quấn không phù hợp với cánh tay bệnh nhân 
30. Bệnh nhân có huyết áp cao thường có triệu chứng đi kèm nào sau đây: 
 A. Thay đổi góc mắt B. Phì đại thất phải C. Tiểu đạm 
10 
 D. Đa niệu E. Thiểu niệu 
31. Chọn tổ hợp đúng khi nói về mối liên quan giữa áp lực trong bao quấn máy đo 
với tiếng Korotkoff và áp lực động mạch: 
 A. ĐM bị tắc – Áp lực bao quấn thấp hơn áp lực tâm thu – Không tiếng thổi, 
không mạch 
 B. ĐM vừa mở – Áp lực bao quấn thấp hơn áp lực tâm thu – Nghe được tiếng thổi 
 C. ĐM mở nhiều hơn trong tâm thu – Áp lực bao quấn thấp hơn áp lực tâm thu – 
Nghe được tiếng thổi 
 D. ĐM mở gần như hoàn toàn – Áp lực bao quấn bằng áp lực tâm thu – Nghe được 
tiếng thổi 
 E. ĐM mở liên tục – Áp lực bao quấn lớn hơn áp lực tâm trương - Mất tiếng thổi 
32. Áp lực tĩnh mạch phụ thuộc, chọn đáp án sai: 
A. Co bóp của thất trái 
B. Co bóp của thất phải 
C. Tống máu của thất phải 
D. Nhận máu của thất phải 
E. Thể tích máu trong lòng mạch 
33. Đo áp lực tĩnh mạch, số câu đúng là: 
(1) Trong phòng thí nghiệm, áp lực tĩnh mạch được đo từ điểm 0 trong buồng nhĩ trái. 
(2) Có thể đo áp lực tĩnh mạch ở bất cứ nơi nào trong hệ thống tĩnh mạch. 
(3) Đo tĩnh mạch cảnh trong cho đánh giá tốt nhất. 
(4) Có thể đo tĩnh mạch cảnh ngoài trong trường hợp không tìm thấy tĩnh mạch 
cảnh trong. 
 A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 E. 4 
34. Người bị hẹp van 3 lá, bị bệnh phổi mạn tính,sẽ có dạng mạch tĩnh mạch là: 
A. Mạch trong rung nhĩ 
B. Mạch trong viêm màng ngoài tim co thắt 
C. Mạch bình thường 
D. Mạch có sóng a khổng lồ 
E. Mạch trong hở van 3 lá 
11 
35. Câu nào sau đây là đúng: 
A. Mực áp lực tĩnh mạch khi bằng 0 so với góc ức thì dễ thấy được mạch tĩnh 
mạch cảnh. 
B. Áp lực tĩnh mạch quá cao vẫn có thể xác định được đỉnh cao nhất của tĩnh 
mạch. 
C. Khi cho bệnh nhân nằm thì có thể dễ dàng xác định được đỉnh cao nhất của 
tĩnh mạch. 
D. Áp lực tĩnh mạch cảnh được đánh giá là tăng khi mực cao nhất của dao động 
lớn hơn 5cm so với góc ức ở tư thế bệnh nhân nằm 450. 
E. Tĩnh mạch cảnh trong bên phải phản ánh sự thay đổi áp lực nhĩ phải chính xác 
nhất. 
36. Câu nào sau đây là sai khi nói về phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: 
A. Khi nghi ngờ có suy tim sung huyết thì bắt buộc phải làm nghiệm pháp phản 
hồi gan tĩnh mạch cảnh. 
B. Bàn tay người khám phải ấm và đặt lên giữa bụng bệnh nhân. 
C. Ấn nhẹ với áp l ... h 
32. Có thể gặp trong sốc vận mạch, ngoại trừ 
 A. Sốc chấn thương 
 B. Sốc liên quan với hội chứng đáp ứng viêm hệ thống 
 C. Sốc nhiễm trùng 
 D. Sốc phản vệ 
 E. Sốc nhiệt 
33. Sốc thường gặp trong ngoại khoa là 
 A. Sốc vận mạch 
 B. Sốc giảm thể tích 
 C. Sốc tim 
178 
 D. Sốc phản vệ với thuốc gây mê, gây tê 
 E. Sốc thần kinh 
ĐÁP ÁN 
1D 2C 3E 4B 5D 6D 7D 8D 9D 10D 
11E 12A 13C 14C 15D 16C 17B 18C 19D 20A 
21B 22A 23B 24C 25D 26A 27D 28B 29E 30C 
31A 32E 33B 
179 
Bài 5. SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG 
Tác giả: Nguyễn Bảo Linh, Dương Phan Nguyên Đức 
1. Các giai đoạn lành vết thương 
A. Tạo cục máu đông – Viêm – Tạo mô sợi – Biểu bì hóa – Tái tạo 
B. Tạo cục máu đông – Tạo mô sợi – Biểu bì hóa – Viêm – Tái tạo 
C. Tạo cục máu đông – Tạo mô sợi – Viêm – Biểu bì hóa – Tái tạo 
D. Tạo cục máu đông – Biểu bì hóa – Viêm – Tạo mô sợi – Tái tạo 
E. Tạo cục máu đông – Viêm – Biểu bì hóa – Tạo mô sợi – Tái tạo 
2. Chất nào sau đây ngăn cản quá trình đông máu vết thương 
 A. Phylloquinone B. Dicoumarin C. Thromboplastin 
 C. Fibrinogen D. Histamine 
3. Sự co mạch ban đầu của quá trình tạo cục máu đông có vai trò 
A. Ngăn bạch cầu ra ngoài gây mất miễn dịch 
B. Tránh nhiễm trùng 
C. Ngăn không cho máu chảy ra nhiều 
D. Chỉ là phản xạ tự nhiên của thần kinh 
E. Do áp suất khí quyển lớn gây co mạch 
4. Chất làm tăng khả năng kết dính các tiểu cầu với nhau 
 A. Plasmin B. Thrombosthenin C. Histamine 
 D. Serotonin E. Adenosin Diphosphat 
5. Loại bạch cầu nào đóng vai trò chính trong quá trình viêm 
 A. Đơn nhân B. Ưa acid C. Ưa bazo 
 D. Đa nhân trung tính E. Lympho bào 
6. Matrix được tổng hợp bởi 
 A. Collagen B. Nguyên bào sợi C. TB nội mô 
 D. Tiểu cầu E. Chu bào 
7. Collagen ban đầu được tạo thành thuộc type 
 A. I B. II C. III D. IV E. V 
8. Các glycoprotein đóng vai trò chất dính kết nối tế bào 
180 
 A. Hyaluronic acid B. Collagen C. Keratin 
 D. Fibronectin E. Fibrilnogen 
9. Collagen type IV hiện diện ở lớp nào của màng đáy 
 A. Lá đáy B. Lá lưới 
 C. Tạo thành một lớp riêng biệt D. A và B đúng 
 E. Không tạo ở màng đáy 
10. Đặc điểm đặc trưng phân biệt sẹo với da bình thường 
A. Có độ đàn hồi tốt như da bình thường 
B. Các sợi collagen không sắp xếp có tổ chức 
C. Không thể trở lại da bình thường 
D. Không có nang lông nhưng vẫn có tuyến mồ hôi 
E. Không khác gì da bình thường 
11. Hormone nào làm cản trở quá trình viêm 
 A. GH B. Insulin C. Cortisol 
 D. Androgen E. Thyroxin 
12. Vai trò của Vitamin C trong việc lành vết thương 
A. Giúp nguyên bào sợi tổng hợp Fibronectin 
B. Là enzym tổng hợp Laminin là thành phần của màng đáy 
C. Giúp tổng hợp các sợi actin làm vững chắc màng đáy 
D. Giúp hoàn thiện sợi Collagen 
E. Giúp hoàn thiện sợi chun 
13. Yếu tố quan trọng nhất trong sự lành vết thương 
A. Sự cung cấp máu cho mô bị tổn thương 
B. Các loại vitamin 
C. Sự bổ sung thêm Protein 
D. Che chắn, bảo vệ vết thương 
E. Tăng điện giải để tăng huyết áp tới mô tổn thương 
14. Cytokine đầu tiên xuất hiện khởi đầu sự lành thương là 
 A. TGF-β B. PDGF C. EGF 
 D. IGF E. TNF-α 
181 
15. Giai đoạn biểu bì hóa được kích thích bởi 2 yếu tố nào 
 A. TGF-α và TGF-β B. aFGF và Bfgf C. EGF và KGF 
 D. IL-1 và IL-2 E. IL-3 và IL-4 
16. Fibronectin tham gia vào sự lành thương được sản xuất từ 
 A. TB gan B. TB sừng C. Tiểu cầu 
 D. Nguyên bào sợi E. TB nội mô 
17. Tỉ lệ vi khuẩn xâm nhiễm là bao nhiêu thì làm chậm quá trình lành thương 
 A. 10
5
 B. 10
6
 C. 10
4
 D. 10
7
 E. 10
8
 18. Đặc trưng của giai đoạn viêm trong quá trình lành vết thương 
 A. Sự dãn mạch của các mạch máu nhỏ tại chỗ 
 B. Bạch cầu đa nhân trung tính đến sau cùng 
 C. Bạch cầu đơn nhân tiết ra chất matrix gian bào 
 D. Thực bào chỉ có vai trò dọn sạch mô hoại tử 
 E. Tất cả đều đúng 
 19. Về giai đoạn tạo mô sợi trong quá trình lành vết thương, chọn câu sai 
A. Nguyên bào sợi đến vết thương tăng sinh, tổng hợp chất matrix gian bào 
B. Tế bào nội mô đến vết thương tăng sinh kích thích sự hình thành mao mạch 
mới 
C. Sự tăng sinh của nguyên bào sợi và tế bào nội mô được kích thích bởi bạch 
cầu 
 D. Sự tạo lập mô hạt thấy rõ nhất trong sự lành vết thương kỳ hai 
 E. Collagen type III là type đầu tiên xuất hiện trong mô sợi 
 20. Về giai đoạn biểu bì hóa trong quá trình lành vết thương, chọn câu sai 
A. Các tế bào keratin ở mép vết thương đã có sự thay đổi hình thái học rõ ràng 
B. Lớp thượng bì dày lên, những tế bào đáy to ra và đi đến phủ lấp vết thương 
 C. Tế bào đáy chỉ bắt đầu phân chia khi lớp thượng bì đã dính lại với nhau 
 D. Tế bào đáy dừng phân chia, lớp tế bào mới bẹt ra và phủ lên chất nền 
 E. Fibronectin giúp cho các tế bào thượng bì gắn với nhau 
 21. Về giai đoạn tái tạo, chọn câu đúng 
182 
A. Sự liên kết không có tổ chức của các nguyên bào sợi đóng vai trò quan trọng 
trong việc hình thành sẹo 
 B. Vết thương được bao phủ bởi collagen và chất matrix gian bào 
 C. Các tế bào viêm cấp và mạn tính cùng với nguyên bào sợi tăng dần 
 D. Sẹo xuất hiện ngay khi bắt đầu giai đoạn tái tạo 
 E. Vùng bị sẹo có nang lông và tuyến mồ hôi 
 22. Nguyên bào sợi tiết ra các chất sau, ngoại trừ 
 A. Chất nền gian bào B. PDGF C. aFGF và bFGF 
 D. IGF-I E. KGF 
23. Kích thích sản xuất collagen, làm giảm sự thoái hóa chất nền gian bào của 
nguyên bào sợi làm tăng mô sợi ở vết thương là chức năng của 
 A. PDGF B. TGF-β C. aFGF và bFGF 
 D. EGF và KGF E. IGF-I 
 24. Nói về aFGF và bFGF, chọn câu đúng 
 A. Kích thích sự tăng sinh mạch máu 
 B. Do tiểu cầu sản xuất 
 C. Được kết dính bởi heparin trong basophil 
 D. Kích thích nguyên bào sợi tăng sinh 
 E. Thu hút bạch cầu đến vết thương 
 25. Yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (PDGF) 
 A. Xuất hiện cuối cùng sau thương tích 
 B. c chế nguyên bào sợi sản xuất collagenase 
 C. Kích thích nguyên bào sợi tổng hợp GAGs và những protein kết dính 
 D. Thu hút tiểu cầu đến vết thương 
 E. Chỉ do tiểu cầu phóng thích 
 26. Về EGF và KGF, chọn câu đúng 
 A. EGF do tế bào keratin phóng thích 
 B. KGF do nguyên bào sợi phóng thích 
 C. Kích thích tế bào keratin phân chia và biệt hóa 
 D. Kích thích giai đoạn biểu bì hóa 
183 
 E. Tất cả đều đúng 
 27. Chọn câu đúng 
 A. Vitamin B12 cần cho sự lành vết thương 
 B. Béo phì và tiểu đường làm chậm lành vết thương 
 C. Hct > 15% ảnh hưởng đến sự lành vết thương 
D. Sử dụng steroid trong 3 ngày đầu sau thương tích không ảnh hưởng đến sự 
lành vết thương 
 E. Nên dùng hóa trị ngay sau mổ 
ĐÁP ÁN 
1A 2B 3C 4E 5A 6B 7C 8D 9A 10B 
11C 12D 13A 14B 15C 16D 17A 18A 19C 20D 
21A 22C 23B 24A 25C 26E 27B 
184 
Bài 6. RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU - CẦM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU 
Tác giả: Phạm Hoàng Khả Hân, Nguyễn Thiên Đăng 
1. Giai đoạn tiểu cầu thuộc giai đoạn: 
 A. Cầm máu tiên phát B. Cầm máu sơ khởi 
 C. Đông máu huyết tương D. Tiêu sợi huyết 
 E. Tất cả đều sai 
2. Số lượng tiểu cầu bình thường: 
 A. 50000 - 100000/mm3 B. 100000 - 150000/mm3 
 C. 150000 - 200000/mm3 D. 200000 - 250000/mm3 
 E. > 100000/mm3 
3. Xét nghiệm nào khảo sát toàn bộ giai đoạn thành mạch tiểu cầu: 
 A. Đếm tiểu cầu B. Khảo sát co cục máu 
 C. Thời gian máu chảy D. Thời gian Quick 
 E. Thời gian máu đông 
4. Xét ghiệm chứng tỏ suy gan: 
 A. TQ kéo dài và V giảm B. TQ kéo dài và VIII giảm 
 C. TCK kéo dài và V tăng D. TCK kéo dài và XII tăng 
 E. TCK kéo dài và XII giảm 
5. TCK khảo sát: 
 A. Đông máu nội sinh B. Đông máu ngoại sinh C. Con đường chung 
 D. A và C đúng E. B và C đúng 
6. Thành mạch bị tổn thương: 
 A. Ngăn cản tiểu cầu kết dính B. Giải phóng yếu tố XII 
 C. Tạo cục máu Hayem D. Giải phóng yếu tố mô 
 E. Tất cả đều sai 
7. Các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K: 
 A. II, V, VII, X, VIII B. II, V, VII, IX, X C. II, VII, IX, X 
 D. II, VII, VIII, IX, X E. II, V 
185 
8. Xét nghiệm cơ bản đề nghị đối với bệnh nhân không có tiền sử chảy máu, phẫu 
thuật không mất nhiều máu, không dùng thuốc kháng đông trong mổ,... ngoại trừ xét 
nghiệm nào sau đây: 
 A. Đếm tiểu cầu B. TS C. PT 
 D. aPTT E. TT 
9. Thời gian Thrombin kéo dài không do yếu tố nào sau đây: 
 A. Giảm fibrinogen B. Giảm prothrombin 
 C. Rối loạn fibrinogen D. Sản phẩm từ sự phân hoá fibrin 
 E. Heparin 
10. Bệnh von Willebrand: 
 A. TCK bất thường, tiểu cầu giảm 
 B. TCK kéo dài, thời gian máu đông dài 
 C. TCK kéo dài, tiểu cầu tăng 
 D. TCK kéo dài, thời gian máu chảy bình thường 
 E. TCK kéo dài, thời gian máu chảy kéo dài 
11. Bệnh ưa chảy máu B do bất thường yếu tố: 
 A. IX B. VIII C. X D. XII E. XIII 
12. Tiêu sợi huyết thứ phát sau đông máu rải rác trong lòng mạch: 
 A. Hay xảy ra sau mổ phổi, tuyến tiền liệt 
 B. Fibrinogen giảm và nghiệm pháp Ethanol (-) 
 C. Fibrinogen giảm và nghiệm pháp Ethanol (+) 
 D. Fibrinogen bình thường 
 E. Tiêu sợi huyết tự ngưng 
13. Chọn câu sai, nguyên nhân chảy máu sau mổ: 
 A. Cắt gan bán phần B. Tắc mật kéo dài 
 C. Heparin lưu hành còn sót lại sau mổ D. Mổ tuyến tiền liệt 
 E. Hao hụt yếu tố XIII 
14. Nguyên nhân chảy máu do đông máu rải rác trong lòng mạch ngoại trừ: 
 A. Sản phẩm thoái hoá, mô hoại tử 
 B. Bỏng, viêm mạch máu 
186 
 C. Tụt huyết áp 
 D. Sau phẫu thuật phổi, tuyến tiền liệt, ung thư 
 E. Tán huyết 
15. Thời hạn sử dụng máu trữ: 
 A. 3 tuần B. 4 tuần C. 5 tuần D. 24 giờ E. 48 giờ 
16. Máu trữ không có yếu tố đông máu nào: 
 A. V, VII B. V, VIII C. V, IX 
 D. XII, XII E. V, VIII, XII 
17. Kết tủa lạnh dùng trong điều trị yếu tố: 
 A. V B. IX C. XIII D. XII E. VIII 
18. Hồi truyền với máu trữ: 
 A. Chỉ lấy máu ba lần trước mổ 1 tháng 
 B. Mỗi lần cách nhau ít nhất 4- 5 ngày 
 C. Lần lấy cuối trước mổ ít nhất 1 tuần 
 D. Máu được trữ và truyền cho bệnh nhân khác 
 E. Máu được rửa và lọc trước khi truyền cho bệnh nhân 
19. Hậu quả của phản ứng tán huyết, chọn câu sai: 
 A. Hoại tử ống thận B. Suy thận cấp 
 C. Đông máu rải rác trong lòng mạch D. Viêm tĩnh mạch 
 E. Suy sụp tuần hoàn 
20. Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường truyền máu, ngoại trừ: 
 A. Sốt rét B. Cytomegalovirus C. AIDS 
 D. Viêm gan B, C E. Viêm gan A, B 
21. Xơ gan nặng: 
 A. Giảm tất cả yếu tố đông máu B. Giảm yếu tố V 
 C. Giảm chức năng tiểu cầu D. Giảm yếu tố II, V, VIII, IX, X 
 E. TQ kéo dài, TCK kéo dài 
22. Hồi truyền trong mổ: 
 A. Lấy máu bệnh nhân nhiều lần trong 1 tháng trước mổ 
 B. Rửa hay lọc máu mỗi khoảng 250ml 
187 
 C. Rửa thu lại được nhiều máu hơn và giảm tiểu cầu ít hơn 
 D. Khác với hồi truyền máu xuất huyết nội 
 E. Thể tích tuần hoàn được tái lập bằng truyền dung dịch điện giải 
23. Yếu tố làm bền cục máu trắng Hayem 
 A. Fibrin B. Thrombin C. Hageman 
 D. Proconvertin E. Tất cả đều sai 
24. Trong giai đoạn cầm máu sơ khởi, tiểu cầu giải phóng 
 A. Epinephrin, calcium, serotonin B. ATP 
 C. Yếu tố kháng heparin D. A và C đúng 
 E. Cả A, B, C đều đúng 
25. Các yếu tố cầm máu trong giai đoạn cầm máu sơ khởi 
 A. Sự co cơ trơn nội mạch 
 B. Sự kết dính của tiểu cầu vào lớp collagen 
 C. Sự chèn ép của các mô bị tự máu xung quanh vết thương 
 D. A và B đúng 
 E. Cả A, B, C đều đúng 
26. Tương tác giữa con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh thông qua 
 A. Phức hệ yếu tố mô – VIIa hoạt hoá yếu tố XI 
 B. Phức hệ yếu tố mô – VIIa hoạt hoá yếu tố IX 
 C. Phức hệ yếu tố mô – VIIa hoạt hoá yếu tố XII 
 D. Phức hệ yếu tố mô – VII hoạt hoá yếu tố XI 
 E. Phức hệ yếu tố mô – VII hoạt hoá yếu tố IX 
27. Thiếu yếu tố đông máu nào không gây rối loạn cầm máu 
 A. Yếu tố X 
 B. Yếu tố XII 
 C. Yếu tố VII 
 D. Yếu tố V 
 E. Thiếu bất kì 1 trong 4 yếu tố nêu trên đều gây rối loạn cầm máu 
28. Câu nào đúng khi nói về plasminogen 
 A. Được sản xuất từ gan 
188 
 B. Basophil giải phóng plasminogen 
 C. Eosinophil giải phóng plasminogen vào máu đề phòng ngừa quá trình đông máu 
trong lòng mạch 
 D. A và B đúng 
 E. A và C đúng 
29. Số lượng tiểu cầu của người bình thường 
 A. 15000 – 50000/mm3 B. 150000 – 500000/mm3 
 C. 100000 – 500000/mm3 D. 50000 – 500000/mm3 
 E. 10000- 50000/mm
3
30. Các dấu hiệu trên khám lâm sàng giúp đánh giá chức năng cầm máu của bệnh nhân 
 A. Đốm xuất huyết dưới da thường do bất thường của đông máu huyết tương 
 B. Bầm máu thường liên quan đến rối loạn của tiểu cầu 
 C. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin 
 D. Tất cả đều sai 
 E. Tất cả đều đúng 
31. Thiếu vitamin K làm giảm các yếu tố sau 
 A. Yếu tố II, V, VII, IX, X B. Yếu tố II, VII, IX, XII 
 C. Yếu tố II, VII, IX, X D. Yếu tố II, V, VII, IX, X, XII 
 E. Yếu tố I, II, V, VII 
32. Các xét nghiệm cơ bản của tầm soát trước mổ 
 A. Thời gian máu chảy, đếm tiểu cầu, TQ, TT 
 B. Thời gian máu chảy, đếm tiểu cầu, TT, TCK 
 C. Đếm tiểu cầu, TS, PT, aPTT 
 D. Đếm tiểu cầu, TQ, TCK, nghiệm pháp Ethanol 
 E. TS, PT, TCK, TT 
33. Nguyên nhân gây rối loạn cầm máu bẩm sinh 
 A. Bệnh ưa chảy máu A do bất thường yếu tố IX 
 B. Bệnh von Willebrand do bất thường yếu tố IX và chức năng tiểu cầu 
 C. Bệnh ưa chảy máu B do bất thường yếu tố VIII 
 D. Rối loạn tiểu cầu 
189 
 E. Tất cả đều đúng 
 34. Chẩn đoán chảy máu do đông máu rải rác trong lòng mạch dựa vào 
 A. TCK, TQ kéo dài 
 B. Giảm fibrinogen 
 C. Giảm tiểu cầu 
 D. Có sự hiện diện của sản phẩm phân hoá fibrin 
 E. Tất cả đều đúng 
35. Chỉ định sử dụng hồng cầu rửa khi 
 A. Hb ≤ 8g% ở bệnh nhân có nguy cơ mạch vành, suy hô hấp dự kiến sẽ mất nhiều 
máu trong cuộc mổ 
 B. Thiếu máu và có cơn đau thắt ngực 
 C. Thiếu máu kèm thay đổi trạng thái tâm thần 
 D. Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận 
 E. Tất cả đều đúng 
36. Sự khác biệt của truyền máu hoàn hồi khi so với pha loãng máu, ngoại trừ 
 A. Tế bào máu là của bệnh nhân 
 B. Lấy máu nhiều lần / tháng trước mổ 
 C. Thu hồi máu chảy trong cuộc mổ 
 D. Máu được lọc trước khi truyền lại 
 E. Huyết tương của bệnh nhân 
37. Triệu chứng của phản ứng truyền máu 
 A. Nóng rát dọc theo tĩnh mạch truyền máu 
 B. Sốt nhẹ 
 C. Đau lưng 
 D. Thiểu niệu, vô niệu 
 E. Tất cả đều đúng 
38. Loại kháng thể có thể có của hệ máu ABO 
 A. IgM B. IgG C. IgE 
 D. A và B đúng E. B và C đúng 
39. Biến chứng trong truyền máu 
190 
 A. Nhiễm khuẩn huyết B. Rung thất 
 C. Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới D. Hạ Canxi máu 
 E. Tất cả đều đúng 
40. Trong truyền máu, chọn câu sai 
 A. NaCl 0,9% là dung dịch duy nhất có thể dùng chung với đường truyền máu 
 B. Dùng kim lớn để ngừa tán huyết và cho phép truyền nhanh khi cần 
 C. Tốc độ tối đa là 10ml/phút 
 D. Thường khởi đầu với tốc độ 5ml/phút 
 E. Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương khi cần truyền nhanh 
41. Chỉ định dùng huyết tương tươi đông lạnh 
 A. Rối loạn yếu tố đông máu 
 B. Rối loạn đông máu do thiếu vitamin K 
 C. Chảy máu cấp 
 D. A và B đúng 
 E. Cả A, B, C đều đúng 
42. Nhược điểm của máu lưu trữ 
 A. Chỉ 80% hồng cầu còn sống trong 24 giờ sau truyền 
 B. Giảm AMP và DPG nội bào 
 C. Tiểu cầu mất chức năng sau 48 giờ lưu trữ 
 D. Mất các yếu tố đông máu II, VII, IX, XI 
 E. Tán huyết 
ĐÁP ÁN 
1B 2B 3C 4A 5D 6D 7C 8E 9B 10E 
11A 12C 13D 14E 15C 16B 17E 18B 19D 20E 
21E 22B 23A 24D 25E 26B 27B 28A 29B 30D 
31C 32C 33D 34E 35D 36A 37E 38D 39E 40C 
41E 42E 

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_noi_ngoai_co_so_phan_1.pdf