Cảnh quan rừng trong sự biến đổi và diễn thế nhân tác các cảnh quan tự nhiên-Nhân sinh ở Yên Bái

I. ðẶT VẤN ðỀ

Hiện nay ảnh hưởng của con người ñến tự nhiên là vô cùng lớn lao. Có thể nói,

không có nơi nào, không có thành phần tự nhiên nào còn giữ ñược những ñặc ñiểm

tự nhiên nguyên thủy của nó. ðiều này càng thể hiện rõ ở một ñất nước có mật ñộ

dân số cao như ở nước ta. Bởi vậy theo chúng tôi, có thể gọi các cảnh quan ở nước

ta là cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (TN-NS), loại cảnh quan ñược hình thành do kết

quả tương tác giữa con người với tự nhiên, trong ñó con người ñóng vai trò rất lớn

trong việc thành tạo và biến ñổi của cảnh quan

pdf 6 trang phuongnguyen 1000
Bạn đang xem tài liệu "Cảnh quan rừng trong sự biến đổi và diễn thế nhân tác các cảnh quan tự nhiên-Nhân sinh ở Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảnh quan rừng trong sự biến đổi và diễn thế nhân tác các cảnh quan tự nhiên-Nhân sinh ở Yên Bái

Cảnh quan rừng trong sự biến đổi và diễn thế nhân tác các cảnh quan tự nhiên-Nhân sinh ở Yên Bái
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 
 46 
CẢNH QUAN RỪNG TRONG SỰ BIẾN ðỔI 
 VÀ DIỄN THẾ NHÂN TÁC 
 CÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN - NHÂN SINH Ở YÊN BÁI 
NGUYỄN ðÌNH GIANG 
Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội 
I. ðẶT VẤN ðỀ 
Hiện nay ảnh hưởng của con người ñến tự nhiên là vô cùng lớn lao. Có thể nói, 
không có nơi nào, không có thành phần tự nhiên nào còn giữ ñược những ñặc ñiểm 
tự nhiên nguyên thủy của nó. ðiều này càng thể hiện rõ ở một ñất nước có mật ñộ 
dân số cao như ở nước ta. Bởi vậy theo chúng tôi, có thể gọi các cảnh quan ở nước 
ta là cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (TN-NS), loại cảnh quan ñược hình thành do kết 
quả tương tác giữa con người với tự nhiên, trong ñó con người ñóng vai trò rất lớn 
trong việc thành tạo và biến ñổi của cảnh quan. 
Cũng như cảnh quan tự nhiên, cảnh quan TN-NS có mức ñộ bền vững nhất 
ñịnh trong quá trình vận ñộng, biến ñổi theo thời gian. Tuy nhiên ở nhiều khía cạnh, 
loại cảnh quan này có mức ñộ nhạy cảm cao hơn khi chịu những tác ñộng khác nhau 
của môi trường ñể tạo nên những diễn thế khác nhau trong quá trình phát triển. 
Yên Bái là một tỉnh miền núi ở vùng tây bắc nước ta, có ñặc ñiểm cảnh quan 
hết sức ña dạng với nhiều kiểu cảnh quan trong 6 nhóm: nhóm cảnh quan nông 
nghiệp; nhóm cảnh quan rừng trồng; nhóm cảnh quan quần cư - công nghiệp; nhóm 
cảnh quan trảng cỏ, trảng cây bụi, cây gỗ; nhóm cảnh quan rừng tự nhiên bảo tồn và 
nhóm cảnh quan hồ ao nhân tạo. 
Trong các nhóm cảnh quan này, cảnh quan rừng chiếm diện tích lớn và có vai 
trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và biến ñổi của cảnh quan TN-NS ở Yên 
Bái. Bởi vậy việc nghiên cứu cảnh quan rừng trong sự biến ñổi và diễn thế nhân tác 
của cảnh quan TN- NS ở ñây là hết sức quan trọng trong việc ñịnh hướng quá trình 
khai thác các cảnh quan ñể phục vụ cho việc phát triển và bảo vệ môi trường. 
II. SỰ BIẾN ðỔI CỦA CẤU TRÚC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN - NHÂN 
SINH DO TÁC ðỘNG CỦA CON NGƯỜI 
So với cảnh quan tự nhiên, cảnh quan TN-NS có mức ñộ biến ñổi nhanh chóng 
hơn nhiều. Như ñã biết, diễn thế cảnh quan TN-NS là diễn thế thứ sinh, có thể theo 
hướng phục hồi (tăng mức ñộ phức tạp) hoặc phá hủy (theo hướng ngược lại). Trong ñó 
con người có thể tác ñộng vào cảnh quan ñể ñẩy nhanh quá trình biến ñổi của chúng. 
Mức ñộ tự ñiều chỉnh của cảnh quan thay ñổi ngược chiều với mức ñộ tác 
ñộng của con người. Con người càng tác ñộng mạnh vào cảnh quan thì mức ñộ tự 
ñiều chỉnh của cảnh quan càng ít. Trong các nhóm cảnh quan nêu trên, một số ñược 
thay ñổi hẳn so với cảnh quan tự nhiên nguyên thủy (cảnh quan nông nghiệp, hồ 
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 
 47 
thủy ñiện...), cũng có những cảnh quan ñược hình thành và biến ñổi tương ñối chậm 
(rừng phục hồi, rừng trồng, trảng cỏ, trảng cây bụi, cây gỗ). Dù ở mức ñộ nào, các 
cảnh quan này cùng chịu tác ñộng mạnh của con người và có mức ñộ nhạy cảm cao 
ñối với các tác ñộng ñó. 
Ở nhóm cảnh quan nông nghiệp, ñể ñạt ñược năng suất cây trồng cao, con 
người ñã chuyên canh một vài loài cây trồng làm cho các mối quan hệ trong quần xã 
sinh vật ở ñây ñơn ñiệu và kém ổn ñịnh. Trong khi ñó lớp phủ bề mặt lại thay ñổi 
nhanh chóng: trong vòng chỉ mấy tháng từ chỗ có lớp phủ thực vật (cây trồng) ñã trở 
thành mặt ñất trơ trụi. 
Ở nhóm cảnh quan rừng trồng, chu kỳ thay ñổi của cảnh quan dài hơn. Mặc dù 
vẫn chịu sức ép lớn từ tác ñộng của con người song ở ñây quần xã thực vật có thành 
phần phức tạp hơn với 2 hoặc 3 tầng: tầng cây gỗ- tầng cỏ hoặc tầng cây gỗ- tầng 
cây bụi- tầng cỏ. Cấu trúc quần xã sinh vật phức tạp cùng với luân kỳ dài của rừng 
làm cho các thành phần khác của cảnh quan (khí hậu, nước, ñất....) ñều có sự thay 
ñổi theo chiều hướng cải thiện. 
Ở nhóm cảnh quan rừng phục hồi, trảng cỏ, trảng cây bụi, cây gỗ, nếu con 
người giảm thấp mức ñộ tác ñộng tới chúng thì cảnh quan sẽ phục hồi khá nhanh do 
vẫn giữ ñược ñộ ổn ñịnh tự nhiên cao của chúng. Chỉ trong trường hợp trảng cỏ bị 
hủy hoại triệt ñể (bị ñốt nhiều lần cộng với chăn thả quá mức), lớp ñất mặt bị phá 
hủy thì sự phục hồi sẽ rất chậm chạp. Còn thông thường thì diễn thế sẽ là: trảng cỏ-> 
trảng cây bụi-> trảng cây gỗ -> rừng phục hồi. Sự phục hồi nhanh chóng của lớp phủ 
thực vật ñược tiếp sức thêm bởi lượng mưa cao của Yên Bái (1500- 2000mm) và vỏ 
phong hóa dày của các loại ñá biến chất, ñá phiến kết tinh, ñá vôi.... 
III. CẢNH QUAN RỪNG TRONG DIỄN THẾ NHÂN TÁC CỦA CẢNH 
QUAN TỰ NHIÊN - NHÂN SINH Ở YÊN BÁI 
Ở vùng nhiệt ñới ẩm quá trình phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng 
do ở ñây có nhiệt ñộ cao và lượng mưa lớn, tàn tích hữu cơ bị phân giải rất nhanh. 
Bởi vậy vật chất hữu cơ trong cảnh quan tuyệt ñại bộ phận tập trung vào lớp phủ 
thực vật. Mất lớp phủ thực vật cảnh quan nhanh chóng bị phá hủy. Phục hồi và bảo 
vệ ñược lớp phủ thực vật, không chỉ lượng vật chất hữu cơ ñược bảo tồn mà các 
thành phần khác của cảnh quan cũng nhanh chóng ñược cải thiện. ðiều này càng 
thấy rõ ở một vùng mà ñất ñai có ñộ dốc lớn như ở tỉnh Yên Bái. Bởi vậy có thể xem 
rừng là trung tâm, là hạt nhân trong sự biến ñổi và diễn thế của cảnh quan TN-NS ở 
Yên Bái cũng như các tỉnh miền núi nước ta. Theo Nguyễn Văn Trương, Nguyễn 
Pháp (1993) thì: trong một tiểu vùng sinh thái nhất ñịnh cần ñảm bảo ñộ che phủ 
mặt ñất quanh năm tối ưu ñể phát huy khả năng quang hợp của nhiều loại cây trồng 
xen ghép, tranh thủ ñược không gian với nhiều tầng sinh thái và hạn chế ñến mức 
thấp nhất nạn rửa trôi, xói mòn ñất, nhất là ở ñất dốc ñồi núi. 
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 
 48 
Cũng theo các tác giả trên, thì ñộ che phủ mặt ñất quanh năm bằng thảm thực 
vật ñảm bảo an toàn sinh thái ñược xác ñịnh ñại thể: 
+ ðối với vùng gò ñồi dốc vừa (10-20 0): 40-50% 
+ ðối với vùng ñất núi dốc nhiều (>20 - 30 0) và ñối với các khu rừng ñầu 
nguồn: 65-70%. 
Như vậy, ñộ che phủ trung bình của Yên Bái ở khoảng 40 - 60% mới ñảm bảo 
yêu cầu. Nhưng sự tăng lên hoặc giảm ñi của cảnh quan rừng ñồng nghĩa với sự giảm 
ñi hoặc tăng lên của các nhóm cảnh quan khác. Sự thay ñổi theo hướng này hoặc 
hướng kia phụ thuộc vào nhiều ñiều kiện: nhận thức của dân cư, thu nhập và những 
ñiều kiện khác. ðầu những năm 90 thế kỷ XX trở về trước, người dân phá rừng lấy 
gỗ, lấy ñất sản xuất nông nghiệp. Diện tích rừng giảm xuống. ðiều ñó ñồng nghĩa với 
tỷ lệ che phủ thấp. Vào năm 1995, tỷ lệ này ở mức 38,1% (kể cả rừng tự nhiên, rừng 
trồng và cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm). Hơn một thập kỷ qua nhờ có chính 
sách giao ñất, giao rừng, rừng và ñất rừng ñã có chủ. Mặt khác các sản phẩm từ rừng 
trồng cũng có giá trị cao. Bởi vậy, bên cạnh việc bảo vệ các diện tích rừng hiện có, 
người ta còn tích cực trồng rừng. Chúng ta sẽ xem xét sự thay ñổi của cảnh quan 
rừng trong tổng thể các nhóm cảnh quan dưới ñây. 
Biến ñổi diện tích các nhóm kiểu cảnh quan ở Yên Bái thời kỳ 1995-2005 
(ðơn vị ha) 
Nhóm kiểu cảnh quan Năm 1995 Năm 2005 
Tăng (+) 
Giảm (-) 
I. Nhóm cảnh quan nông nghiệp 
1. Lúa nước 
2. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày 
3. Cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm 
4. Nương rẫy 
87.482,7 
24.458,3 
20.323,0 
10.185,4 
32.515,0 
90.675,5 
28.248,1 
20.972,3 
15.219,0 
26.232,1 
+3.193,2 
+3.789,8 
+649,3 
+5. 033,6 
_6.282,9 
II. Nhóm cảnh quan quần cư và công nghiệp 
1. Quần cư nông thôn 
2. Quần cư ñô thị 
3. Công nghiệp và công trình sự nghiệp 
11.553,5 
3.009,6 
683,8 
7.860,1 
14.588,2 
3.533,0 
824,6 
10.231,4 
+3.034,7 
+523,4 
+140,8 
+2.371,3 
III. Nhóm cảnh quan rừng trồng 75.488,0 122.742,2 +47.254,2 
IV. Nhóm cảnh quan rừng tự nhiên 176.588,0 230.984,4 +54.396,4 
V. Nhóm cảnh quan trảng cỏ, trảng cây bụi, núi ñá 
1. Trảng cỏ, trảng cây bụi 
2. Núi ñá 
307.149,4 
300.895,4 
6.254,1 
204.635,2 
198.380,0 
6.254,1 
- 102.514,2 
- 102.514,4 
0 
VI. Mặt nước 30.030,7 24.666,6 -5.364,1 
Tổng cộng 688.292,0 688.292,0 
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 
 49 
Bảng thống kê cho thấy trong vòng 10 năm (1995-2005) ñã có sự biến ñộng 
lớn trong sử dụng ñất ñai cũng như biến ñổi diện mạo của các nhóm cảnh quan ở 
Yên Bái. Nhóm cảnh quan ruộng lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày thay ñổi 
không nhiều (lúa tăng 15,5%; hoa màu, cây công nghịêp ngắn ngày chỉ tăng 3,2%) 
do các loại ñất này ñã ñược tận dụng triệt ñể. Thêm vào ñó, một phần nhóm ñất này 
lại chuyển dịch sang quần cư và công nghiệp. Trong nhóm này, chỉ có kiểu cảnh 
quan cây công nghiệp lâu năm tăng nhiều (49,8%). Diện tích tăng lên này do nương 
rẫy và trảng cỏ, trảng cây bụi chuyển sang. 
Cũng như nhóm cảnh quan nông nghịêp, nhóm cảnh quan quần cư và công 
nghiệp là nhóm chịu tác ñộng mạnh mẽ của con người và ñã thay ñổi hẳn so với diện 
mạo ban ñầu của chúng. Ở Yên Bái, nhóm này tăng 26,3% (từ 11.553,5 ha lên 
14.588,2ha). Tốc ñộ tăng này không phải là cao do tốc ñộ công nghiệp hóa và ñô thị 
hóa ở Yên Bái vào loại thấp so với nhiều tỉnh khác. 
Nhóm cảnh quan rừng trồng là nhóm có sự biến ñộng mạnh mẽ nhất, trong 10 
năm diện tích rừng trồng ñã tăng từ 75.488ha lên 122.742,2ha (tăng 62,3%). Diện 
tích rừng tăng lên chủ yếu là rừng kinh doanh sản xuất và một phần rừng phòng hộ. 
Diện tích rừng trồng tăng lên không chỉ góp phần cải thiện môi trường tại chỗ (về 
nước, ñất, khí hậu...) mà còn làm giảm áp lực cho rừng tự nhiên do ñã tạo cho người 
dân có thu nhập, có nguồn gỗ củi.... 
Diện tích rừng tự nhiên ở Yên Bái ñã tăng dần lên, từ 176.588 ha lên 230.984,4 
ha (tăng 30,8%). Tuy nhiên cũng phải thấy rằng hiện nay cây rừng ñược trồng chủ 
yếu là cây keo lai có chu kỳ ngắn (4-5 năm). Bởi vậy khi thu hoạch mặt ñất lại mất 
ñộ che phủ. Thêm vào ñó rừng này không giải quyết ñược nhu cầu về các loại gỗ có 
chất lượng cao, vì thế cần có sự thay ñổi về cấu trúc và thành phần cây rừng (thêm 
tầng dưới rừng bằng cây thuốc hoặc cỏ, trồng xen một số cây gỗ tốt...). 
Nhóm cảnh quan trảng cỏ, trảng cây bụi là nhóm cũng chịu tác ñộng mạnh của 
con người và dễ dàng chuyển ñổi sang nhóm khác. Trong thời gian 10 năm nêu trên, 
nhóm cảnh quan này ñã dần giảm diện tích từ 300.895 ha xuống còn 198.380 ha 
(giảm 34,1%). Phần diện tích này ñã chuyển sang rừng trồng và rừng phục hồi, một 
phần cho cây công nghiệp lâu năm. Bởi vậy tính chung cho toàn tỉnh, ñộ che phủ ñã 
ñạt tới 53,6% (cả rừng trồng, rừng tự nhiên và cây công nghiệp lâu năm). 
Chúng ta có thể thấy rằng các cảnh quan TN-NS ở Yên Bái ñang có chiều 
hướng biến ñổi tích cực, tăng ñộ che phủ nói chung. Diễn thế của các cảnh quan ở 
ñây ñang theo hướng phục hồi: từ nương rẫy và trảng cỏ, trảng cây bụi chuyển thành 
trảng cây gỗ, rừng phục hồi, rừng trồng. Sự thay ñổi này cũng có nghĩa là các thành 
phần của cảnh quan sẽ ñược cải thiện. Tuy vậy, ñể cho các nhóm kiểu cảnh quan ở 
ñây phát triển bền vững thì cần phải có sự tác ñộng tích cực của con người. 
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 
 50 
IV. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu về cảnh quan rừng trong sự biến ñổi và diễn thế của cảnh quan 
TN-NS ở Yên Bái có thể rút ra một số ñiều sau: 
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 
 51 
- Cảnh quan TN-NS ở Yên Bái là sự tổng hợp của nhiều nhóm kiểu cảnh quan 
chịu tác ñộng mạnh mẽ của con người. Sự phát triển của các nhóm kiểu cảnh quan 
này do vậy sẽ chịu ảnh hưởng của cả quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. 
- Nhóm cảnh quan rừng ở Yên Bái chiếm diện tích lớn và ñóng vai trò quan 
trọng trong sự phát triển của cảnh quan của môi trường và của xã hội. Nhóm cảnh 
quan này ñang biến ñổi theo chiều hướng tích cực và diễn thế theo hướng phục hồi. 
Tuy vậy cần có tác ñộng tích cực của con người ñể cảnh quan phát triển bền vững. 
- Nghiên cứu sự biến ñổi và diễn thế của cảnh quan rừng nói riêng và cảnh 
quan TN-NS nói chung là rất quan trọng. ðó sẽ là cơ sở ñể góp phần khai thác sử 
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ñem lại sự phát triển thịnh vượng cho xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cục Thống kê Yên Bái. Niên giám thống kê Yên Bái các năm 1995, 2000, 2005. 
NXB Tổng cục Thống kê Hà Nội. 
[2]. A.G Ixatsencô. Cơ sở cảnh quan học và phân vùng ñịa lý tự nhiên (Vũ Tự Lập 
và nnk dịch). NXB KHKT Hà Nội, 1969. 
[3]. Vũ Ngọc Kỳ và nnk. Kinh tế trang trại ở Yên Bái. Sở NN và PTNT Yên Bái. 1995. 
[4]. Vũ Tự Lập. Cảnh quan ñịa lý miền Bắc Việt Nam. NXB KHKT Hà Nội, 1976. 
[5]. Viện Kinh tế Sinh thái Việt Nam. Vấn ñề kinh tế sinh thái Việt Nam. 1993. 
[6]. Viện ðiều tra Quy hoạch rừng. Thuyết minh bản ñồ hiện trạng rừng Yên Bái 
1995, 2005. 
SUMMARY 
FORESTRY LANDSCAPE IN HUMAN MODIFICATION 
AND SUCCESSION OF ANTHRO - NATURAL 
LANDSCAPES IN YEN BAI PROVINCE 
NGUYEN DINH GIANG 
Existing landscape, which human activities are the main factor of landscape 
foundation and modification so we called them as anthro-natural landscape. In those 
landscapes, forestry landscape is very important. 
In Yen Bai, this is a province in northwest mountainous areas of Vietnam, 
forestry landscape make up a large area. Forestry landscape structure of Yen Bai 
territory has been modified in space and time, that make succession of them and 
strickly depend on human activities. 
The study of modification and succession of antropogenic forestry landscape is 
one of important scientific base that contributes to reasonal utilization of Yen Bai 
territory at present and in future. 

File đính kèm:

  • pdfcanh_quan_rung_trong_su_bien_doi_va_dien_the_nhan_tac_cac_ca.pdf