Can thiệp động mạch phổi qua ống thông ở bệnh nhân tắc động mạch phổi có rối loạn huyết động sau mổ u xơ tử cung

MỞ ĐẦU

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) bao

gồm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (DVT) và

tắc động mạch phổi (PE), trong đó tắc động mạch

phổi cấp là biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng nhất

và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải

nhập viện, tàn phế và tử vong. Đây là bệnh lý tim

mạch khá thường gặp với tỉ lệ mắc hàng năm là 100-

200/100.000 dân [1-2]. Việc tiếp cận chẩn đoán và

thái độ xử trí cấp cứu đối với bệnh nhân tắc động

mạch phổi dựa vào dấu hiệu rối loạn huyết động

trên lâm sàng, sự tăng men tim trên xét nghiệm sinh

hoá và mức độ suy tim phải trên siêu âm tim. Bài báo

này mô tả thái độ xử trí đối với một trường hợp tắc

động mạch phổi cấp được can thiệp hút huyết khối

qua đường ống thông tại Viện Tim mạch Việt Nam,

Bệnh viện Bạch Mai đồng thời sẽ điểm lại một số

nét mới trong chỉ định, phương pháp và kĩ thuật can

thiệp động mạch qua đường ống thông, cũng như

thái độ xử trí chung đối với tắc động mạch phổi cấp

dựa trên những khuyến cáo điều trị hiện hành

pdf 7 trang phuongnguyen 2600
Bạn đang xem tài liệu "Can thiệp động mạch phổi qua ống thông ở bệnh nhân tắc động mạch phổi có rối loạn huyết động sau mổ u xơ tử cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Can thiệp động mạch phổi qua ống thông ở bệnh nhân tắc động mạch phổi có rối loạn huyết động sau mổ u xơ tử cung

Can thiệp động mạch phổi qua ống thông ở bệnh nhân tắc động mạch phổi có rối loạn huyết động sau mổ u xơ tử cung
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 79
Can thiệp động mạch phổi qua ống thông ở bệnh 
nhân tắc động mạch phổi có rối loạn huyết động 
sau mổ u xơ tử cung
Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Văn Đức Hạnh
Mai Trung Anh, Nguyễn Hữu Tuấn, Trần Bá Hiếu
Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh Viện Bạch Mai
MỞ ĐẦU
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) bao 
gồm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (DVT) và 
tắc động mạch phổi (PE), trong đó tắc động mạch 
phổi cấp là biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng nhất 
và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải 
nhập viện, tàn phế và tử vong. Đây là bệnh lý tim 
mạch khá thường gặp với tỉ lệ mắc hàng năm là 100-
200/100.000 dân [1-2]. Việc tiếp cận chẩn đoán và 
thái độ xử trí cấp cứu đối với bệnh nhân tắc động 
mạch phổi dựa vào dấu hiệu rối loạn huyết động 
trên lâm sàng, sự tăng men tim trên xét nghiệm sinh 
hoá và mức độ suy tim phải trên siêu âm tim. Bài báo 
này mô tả thái độ xử trí đối với một trường hợp tắc 
động mạch phổi cấp được can thiệp hút huyết khối 
qua đường ống thông tại Viện Tim mạch Việt Nam, 
Bệnh viện Bạch Mai đồng thời sẽ điểm lại một số 
nét mới trong chỉ định, phương pháp và kĩ thuật can 
thiệp động mạch qua đường ống thông, cũng như 
thái độ xử trí chung đối với tắc động mạch phổi cấp 
dựa trên những khuyến cáo điều trị hiện hành.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ 55 tuổi có tiền sử hen phế quản 
nhiều năm, nhập Viện Tim mạch vì sưng đau, căng 
cứng chân trái sau mổ cắt tử cung toàn bộ do u xơ tử 
cung cách 5 ngày. Sau nhập viện 1 giờ, bệnh nhân 
đột ngột xuất hiện mất ý thức, mạch cảnh mất và 
được cấp cứu ngừng tuần hoàn, sau đó có mạch đập 
trở lại sau vài phút. Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn: 
huyết áp 80/50 mmHg, SpO2 70%, nhịp tim 120 
chu kỳ/phút. Song song với các biện pháp hỗ trợ 
hô hấp và tuần hoàn, kết quả chụp MSCT hệ động 
mạch phổi và siêu âm Doppler mạch chân cấp cứu 
cho chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp, huyết khối 
tĩnh mạch sâu chân trái sau mổ cắt tử cung toàn bộ 
ở bệnh nhân có tiền sử hen phế quản. Bệnh nhân 
được xử trí thở oxy mask túi, truyền dịch, truyền 
vận mạch noradrenalin, truyền heparin không 
phân đoạn. 
Đánh giá lâm sàng, đây là một bệnh nhân tắc 
động mạch phổi cấp có rối loạn huyết động, phân 
tầng nguy cơ cao (thang điểm PESI: 170 điểm 
tương đương với nguy cơ tử vong rất cao từ 10 đến 
24,5%; thang điểm sPESI: 4 điểm tương đương 
nguy cơ tử vong của bệnh nhân là 10,9 % sau 30 
ngày). Như vậy về chỉ định, bệnh nhân có chỉ định 
tái tưới máu động mạch phổi thì đầu theo khuyến 
cáo của Hội Tim mạch Châu Âu năm 2014. Tuy 
nhiên bệnh nhân không có chỉ định tiêu sợi huyết 
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201880
đường toàn thân và qua đường ống thông vì bệnh 
nhân rơi vào nhóm chống chỉ định tuyệt đối (sau 
phẫu thuật trong vòng 3 tuần), mặt khác phẫu thuật 
lấy huyết khối động mạch phổi gặp khó khăn do 
nhiều điều kiện khách quan và chủ quan. Vì vậy 
chúng tôi quyết định tiến hành hút huyết khối qua 
đường ống thông. 
Tại thời điểm xét lấy huyết khối động mạch phổi, 
bệnh nhân khó thở nhiều, SpO2 90% (đang thở O2 
mask 10 lít/phút), huyết áp 100/60 mmHg, nhịp 
tim 110 chu kỳ/phút Bệnh nhân được tiến hành lấy 
huyết khối động mạch phổi bằng phương pháp hút 
huyết khối sử dụng ống thông Penumbra. Sau can 
thiệp lấy huyết khối động mạch phổi, tình trạng lâm 
sàng của bệnh nhân cải thiện rõ rệt, bệnh nhân đỡ 
khó thở nhiều, SpO2 98%, huyết áp 110/70 (không 
dùng vận mạch), nhịp tim 70 chu kỳ/phút. Bệnh 
nhân được duy trì Heparin truyền tĩnh mạch trong 
vòng 48 giờ, giữ aPTT từ 1,5 – 2 lần so với chứng 
kèm được dùng thuốc kháng Vitamin K, duy trì 
INR từ 2 – 2,5. Bệnh nhân được ra viện sau 7 ngày 
hút huyết khối động mạch phổi. 
Một số xét nghiệm của bệnh nhân trước và sau hút 
huyết khối: 
MSCT động mạch phổi (ĐMP) lúc vào viện: 
huyết khối bán phần thân chung ĐMP, nhiều huyết 
khối lớn ở nhánh phải và nhánh trái ĐMP. Siêu âm 
tim: Kích thước chức năng tâm thu thất trái bình 
thường, đường kính thất phải = 28 mm, TAPSE = 
22 mm, hở van ba lá nhiều, áp lực động mạch phổi 
(ALĐMP) tâm thu ước tính 51 mm Hg. 
NT-proBNP=335 pmol/L. Troponin T = 155,8 
ng/L.
MSCT ĐMP sau hút huyết khối: còn ít huyết 
khối bán phần nhánh chính ĐMP 2 bên. Siêu âm 
tim: đường kính thất phải 24 mm, hở van ba lá mức 
độ nhẹ - vừa. ALĐMP tâm thu ước tính 33 mmHg. 
NT-proBNP = 47,3 pmol/L. Troponin T = 14,9 
ng/L.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi
Tắc động mạch phổi cấp (PE) là tình trạng đe 
dọa tính mạng có tỉ lệ tử vong ~ 15% trong 3 tháng 
[3]. Tắc động mạch phổi diện rộng (hay nguy cơ 
cao) được định nghĩa là tắc động mạch phổi cấp với 
hạ huyết áp hệ thống mất bù (huyết áp tâm thu <90 
mmHg), sốc tim hoặc cần phải cấp cứu ngừng tuần 
hoàn, những bệnh nhân này có tỉ lệ tử vong khoảng 
50%. Tắc động mạch phổi bán cấp với những biểu 
hiện như tụt huyết áp còn bù, suy chức năng thấp 
phải trên điện tâm đồ hoặc tăng marker sinh học 
của tim có tỉ lệ tử vong trong viện là 6-8% [4-5].
Các yếu tố nguy cơ mắc thuyên tắc huyết khối 
tĩnh mạch bao gồm các yếu tố nguy cơ chỉ tồn tại 
tạm thời hoặc có thể đảo ngược (như sau phẫu 
thuật, chấn thương, bất động, có thai, uống thuốc 
tránh thai hoặc là dùng liệu pháp thay thế hormone) 
trong vòng 6 tuần tới 3 tháng trước khi được chẩn 
đoán [6]. Các yếu tố làm tăng khả năng mắc thuyên 
tắc huyết khối tĩnh mạch cũng được nhắc đến bao 
gồm ung thư, nhiễm trùng, truyền máu, hay sử dụng 
các thuốc kích thích hồng cầu [7]. Ngoài ra, các yếu 
tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá, béo phì, rối 
loạn lipid máu, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Hình 1. Huyết khối ĐMP sau khi được hút ra
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 81
Hình 2. Huyết khối nhánh ĐMP trái: trước (trái) và 
sau (phải) can thiệp hút huyết khối trên phim chụp 
CLVT ĐMP
Hình 3. Huyết khối nhánh ĐMP phải: trước (trái) và 
sau (phải) can thiệp hút huyết khối trên phim chụp 
CLVT ĐMP
Bệnh nhân của chúng tôi có yếu tố nguy cơ là vừa 
trải qua phẫu thuật lớn tại vùng tiểu khung (phẫu 
thuật cắt toàn bộ tử cung), phải nằm bất động vài 
ngày. Sau đó bệnh nhân xuất hiện sưng đau, căng 
cứng chân trái, siêu âm Doppler mạch chân thấy có 
huyết khối mới hoàn toàn tĩnh mạch chày sau, tĩnh 
mạch mác, cơ dép và cơ sinh đôi bên trái. Bệnh nhân 
được dự báo lâm sàng khả năng tắc động mạch phổi 
với: Thang điểm Wells sửa đổi = 4 điểm và thang 
điểm Geneva sửa đổi = 6 điểm đều tương đương với 
khả năng cao là tắc ĐMP theo thang điểm lâm sàng 
3 mức độ và nhiều khả năng tắc ĐMP theo thang 
điểm lâm sàng 2 mức độ.
Các phương pháp điều trị trong giai đoạn cấp 
của tắc động mạch phổi [8]
Sử dụng các thuốc chống đông được khuyến cáo 
là lựa chọn đầu tiên trong điều trị tắc động mạch 
phổi [9]. Đối với tắc động mạch phổi cấp diện rộng, 
mục tiêu điều trị là ổn định huyết động đồng thời 
đảo ngược tình trạng suy thất phải và làm tăng tỉ lệ 
sống sót. Trong các trường hợp này, việc sử dụng các 
thuốc chống đông đơn thuần thường không mang 
lại hiệu quả tốt trên các tiêu chí ở trên vì vậy chỉ nên 
áp dụng điều trị chống đông đơn thuần cho những 
bệnh nhân tắc động mạch phổi nguy cơ thấp hoặc 
trung bình, không có rối loạn huyết động, không có 
biểu hiện suy thất phải nặng cũng như không tăng 
áp lực động mạch phổi nhiều. Đối với những trường 
hợp tắc động mạch phổi cấp diện rộng, có rối loạn 
huyết động cần phải được xem xét các biện pháp tái 
tưới máu động mạch phổi càng sớm càng tốt. Các 
biện pháp tái tưới máu động mạch phổi bao gồm: 
tiêu sợi huyết, phẫu thuật lấy huyết khối động mạch 
phổi và lấy huyết khối động mạch phổi qua đường 
ống thông. 
Đối với những bệnh nhân tắc động mạch phổi 
cấp có sốc hoặc tụt huyết áp (nguy cơ cao) tiêu sợi 
huyết được khuyến cáo (khuyến cáo loại I-mức 
độ bằng chứng B) [10]. Phẫu thuật lấy huyết khối 
được khuyến cáo trên những bệnh nhân mà tiêu 
sợi huyết là chống chỉ định hoặc thất bại (khuyến 
cáo loại I-mức độ bằng chứng C) [11]. Can thiệp 
qua đường ống thông (bao gồm lấy huyết khối và 
tiêu sợi huyết qua ống thông) nên được cân nhắc 
là phương pháp thay thế cho phẫu thuật khi tiêu sợi 
huyết là chống chỉ định hoặc thất bại (khuyến cáo 
loại IIa – mức độ bằng chứng C).
Đối với những bệnh nhân tắc ĐMP cấp không 
có sốc hoặc tụt huyết áp (nguy cơ trung bình hoặc 
thấp), tiêu sợi huyết nên được cân nhắc nếu tắc 
ĐMP nguy cơ trung bình-cao kèm theo những dấu 
hiệu lâm sàng của suy tuần hoàn (khuyến cáo loại 
IIa-mức độ bằng chứng B) [12-13]. Phẫu thuật lấy 
huyết khối và can thiệp ĐMP qua đường ống thông 
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201882
có thể được cân nhắc nếu nguy cơ chảy máu cao khi 
dùng thuốc tiêu sợi huyết (khuyến cáo loại IIb- mức 
độ bằng chứng C với phẫu thuật và mức độ bằng 
chứng B đối với can thiệp) [14].
Bệnh nhân của chúng tôi có bệnh cảnh ban đầu 
là ngừng tuần hoàn, phải tiến hành cấp cứu ngừng 
tuần hoàn trong khoảng thời gian khoảng hơn 2 
phút, sau đó cần phải dùng noradrenaline để nâng 
huyết áp. Như vậy, bệnh nhân tắc động mạch phổi 
của chúng tôi được xếp vào nhóm nguy cơ rất cao 
có chỉ định tái tưới máu động mạch phổi. Phương 
pháp hút huyết khối qua đường ống thông Penumbra 
được lựa chọn do bệnh nhân có chống chỉ định với 
tiêu sợi huyết (vừa phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ 
ngày 5) và nguy cơ tử vong cao khi phẫu thuật lấy 
huyết khối động mạch phổi (EURO score II với 
tỉ lệ tử vong là 8,11 % kèm tiền sử hen phế quản). 
Kết quả chụp ĐMP dưới màn tăng sáng cho thấy 
nhiều huyết khối bám vào nhánh ĐMP chung và 
các nhánh ĐMP chính 2 bên. Chúng tôi đã tiến 
hành hút ra nhiều huyết khối từ thân chung và các 
nhánh chính động mạch phổi hai bên. Sau khi kết 
thúc thủ thuật, huyết động bệnh nhân ổn định, hết 
khó thở, có thể tự đi lại. Chúng tôi vẫn tiếp tục dùng 
Heparin không phân đoạn kết hợp cùng với thuốc 
kháng Vitamin K, bệnh nhân ổn định, ra viện ngày 
thứ 7 sau can thiệp. Vì bệnh nhân có yếu tố nguy 
cơ là sau phẫu thuật can thiệp vào vùng tiểu khung 
nên chúng tôi quyết định dùng thuốc kháng Vitamin 
K cho bệnh nhân trong vòng 3 tháng sau tắc động 
mạch phổi (khuyến cáo loại I – mức độ bằng chứng 
B) [15].
Tổng quan về phương pháp can thiệp ĐMP qua 
đường ống thông[16]
Kể từ khi thiết bị lấy huyết khối đầu tiên được 
mô tả năm 1971 [17], nhiều kĩ thuật lấy huyết khối 
dựa trên ống thông đã ra đời. Đối với những bệnh 
nhân có chống chỉ định tuyệt đối với tiêu sợi huyết, 
các kĩ thuật can thiệp qua đường ống thông được 
chia thành 4 nhóm: (1) lấy huyết khối từng mảnh, 
(2) lấy huyết khối bằng thủy lực, (3) lấy huyết khối 
bằng phương pháp hút và (4) phương pháp khoan phá 
huyết khối. Còn đối với những bệnh nhân không có 
chống chỉ định tuyệt đối với tiêu sợi huyết, 2 phương 
thức tiếp cận được sử dụng: (1) tiêu huyết khối 
trược tiếp qua ống thông tiêu chuẩn (CDT) và (2) 
tiêu huyết khối kết hợp nội khoa và cơ học (PMT).
Bệnh nhân của chúng tôi được can thiệp bằng 
phương pháp hút huyết khối sử dụng ống thông 
Penumbra. Đây là một phương pháp sử dụng áp lực 
âm để hút huyết khối vào xi-lanh thông qua một 
ống thông kích thước lớn (8-9 F). Những sheath 
tiếp xúc mạch máu đơn thuần không thích hợp 
cho phương pháp này do huyết khối lớn thường 
xuyên bị kẹt tại sheath trong quá trình hút huyết 
khối bởi van cầm máu. Vì vậy, kĩ thuật này cần sử 
dụng sheath dành riêng cho hút huyết khối với van 
cầm máu linh hoạt có thể tháo ra được, cho phép 
lấy huyết khối qua da mà không cần phẫu thuật cắt 
bỏ huyết khối.
Hình 4. Dụng cụ hút huyết khối ĐMP Penumbra
Ưu điểm, nhược điểm và một số bằng chứng lâm 
sàng của can thiệp lấy huyết khối qua đường ống 
thông
Lấy huyết khối qua đường ống thông trong tắc 
động mạch phổi cấp là một phương pháp can thiệp 
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 83
ít xâm lấn giúp cải thiện tiên lượng tử vong cũng như 
là các thông số huyết động một cách nhanh chóng 
trong vòng 8 giờ đầu sau can thiệp mà không làm 
tăng nguy cơ chảy máu cho bệnh nhân[18]. Trong 
khi đó, tiêu sợi huyết mặc dù làm giảm tỉ lệ tử vong 
nhưng lại mang đến nguy cơ chảy máu cao hơn khi 
so sánh với dùng các thuốc chống đông đơn thuần. 
Mặt khác, phẫu thuật lấy huyết khối lại bị hạn chế 
bởi việc thường xuyên thiếu những phẫu thuật viên 
chuyên khoa, người bệnh có nhiều bệnh nội khoa 
phức tạp đi kèm gây khó khăn trong gây mê và tiên 
lượng là những yếu tố cản trở và làm tăng nguy cơ tử 
vong trong và xung quanh phẫu thuật.
Trong thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi Pulmonary 
Embolism THrOmbolysis (PEITHO), 506 bệnh 
nhân được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và chống 
đông, 499 bệnh nhân chỉ được dùng chống đông 
đơn thuần. Mặc dù, sử dụng tiêu sợi huyết cùng với 
chống đông làm giảm tỉ lệ tử vong và rối loạn huyết 
động (2,6% so với 5,6%), nhưng lại làm tăng có ý 
nghĩa tỉ lệ chảy máu ngoài não (6,3% so với 1,2%) và 
xuất huyết nội sọ (2,0% so với 0,2%) [12]. 
Trong khi đó, can thiệp lấy huyết khối qua ống 
thông đã được chứng minh về hiệu quả và có giá trị 
thay thế những phương pháp điều trị khác thông 
qua ba thử nghiệm lớn. Thử nghiệm ULTIMA chỉ 
ra có sự cải thiện đáng kể các thông số của thất phải 
mà không đi kèm những biến cố lớn trong tắc động 
mạch phổi [14]. Thử nghiệm SEATTLE II, là một 
nghiên cứu tiến cứu trên 150 bệnh nhân, cho thấy 
tỉ lệ suy thất phải và tăng áp lực động mạch phổi 
giảm đáng kể ở những bệnh nhân tắc động mạch 
phổi nhưng không gây ra xuất huyết nội sọ [19]. 
Thử nghiệm PERFECT có tỉ lệ thành công lâm 
sàng là 86% đối với tắc động mạch phổi diện rộng 
và 97% đối với tắc động mạch phổi khác kèm theo 
cải thiện chức năng thất phải và áp lực động mạch 
phổi mà không làm gia tăng những biến cố chảy 
máu lớn [20].
Trong tương lai, những dữ liệu và nghiên cứu 
sẽ giúp làm sáng tỏ những vấn đề sau: (I) những 
bệnh nhân nào sẽ hưởng lợi từ lấy huyết khối qua 
ống thông so với tiêu sợi huyết, (II) những tiêu 
chí lâm sàng và/hoặc cận lâm sàng nào giúp phân 
biệt những bệnh nhân này, (III) những kĩ thuật can 
thiệp lấy huyết khối nào đem lại hiệu quả vượt trội 
và an toàn hơn cho bệnh nhân. Với những dữ liệu 
hiện tại, việc thành lập các Nhóm Phản Ứng Tắc 
động mạch Phổi (PERT) bao gồm nhiều chuyên 
gia, nhiều chuyên khoa, phối hợp đa trung tâm 
dường như đem lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh 
nhân [21-22].
Áp dụng lâm sàng 
- Đối với những bệnh nhân tắc ĐMP có sốc hoặc 
tụt áp (nguy cơ cao), các biện pháp tái tưới máu 
động mạch phổi cần được xem xét sớm:
† Tiêu sợi huyết đường toàn thân nên được lựa 
chọn đầu tiên nếu bệnh nhân không có chống chỉ 
định tuyệt đối.
† Nếu tiêu sợi huyết là chống chỉ định tương đối, 
nên cân nhắc tiêu sợi huyết qua đường ống thống có 
hoặc không kết hợp với can thiệp cơ học.
† Khi tiêu sợi huyết thất bại hoặc tiêu sợi huyết 
là chống chỉ định tuyệt đối, can thiệp cơ học ĐMP 
qua đường ống thông nên được cân nhắc.
† Phẫu thuật lấy huyết khối được chỉ định trong 
trường hợp tiêu sợi huyết thất bại hoặc chống chỉ 
định tiêu sợi huyết.
- Đối với những bệnh nhân tắc ĐMP không 
có sốc hoặc tụt áp (nguy cơ trung bình hoặc thấp) 
được xem xét các biện pháp tái tưới máu khi bệnh 
nhân có nguy cơ trung bình-cao kèm theo các dấu 
hiệu mất bù tuần hoàn hoặc hô hấp:
† Tiêu sợi huyết nên được cân nhắc sử dụng đầu 
tiên.
† Nếu nguy cơ chảy máu của bệnh nhân cao khi 
sử dụng thuốc tiêu sợi huyết thì có thể cân nhắc 
can thiệp ĐMP qua đường ống thông hoặc mổ lấy 
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201884
huyết khối ĐMP tùy vào mức độ sẵn sàng của các 
chuyên gia và nguồn lực của cơ sở y tế.
KẾT LUẬN
Tắc ĐMP là bệnh lí khá thường gặp và là tình 
trạng lâm sàng đe dọa tính mạng nhưng có khả 
năng điều trị được. Sau phẫu thuật, chấn thương, 
bất động lâu ngày, có thai, uống thuốc tránh thai 
hoặc là dùng liệu pháp thay thế hormone là những 
yếu tố nguy cơ mạnh của tắc ĐMP [6]. Sử dụng các 
thuốc chống đông được khuyến cáo là lựa chọn 
đầu tiên trong điều trị tắc ĐMP. Các biện pháp 
tái tưới máu bao gồm tiêu sợi huyết, phẫu thuật 
lấy huyết khối và can thiệp ĐMP qua đường 
ống thông được khuyến cáo đối với những bệnh 
nhân Tắc ĐMP nguy cơ cao và nguy cơ trung bình-
cao. Can thiệp ĐMP qua đường ống thông là một 
phương pháp hứa hẹn giúp cải thiện tỉ lệ sống sót, 
giảm tỉ lệ suy thất phải và tăng áp lực Động mạch 
Phổi sau thuyên tắc nhưng không làm tăng nguy cơ 
chảy máu cho bệnh nhân [19]. Hiện nay, can thiệp 
ĐMP qua đường ống thông đã được chỉ định trong 
hai trường hợp: (1) Bệnh nhân tắc ĐMP có sốc/ 
tụt áp (nguy cơ cao) mà tiêu sợi huyết là chống chỉ 
định, (2) Bệnh nhân tắc ĐMP nguy cơ trung bình-
cao nhưng tiêu sợi huyết có nguy cơ chảy máu cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. T. Cohen, G. Agnelli, F. A. Anderson và cộng sự (2007). Venous thromboembolism (VTE) in 
Europe. The number of VTE events and associated morbidity and mortality. Thromb Haemost, 98 (4), 756-
764.
2. J. A. Heit (2008). The epidemiology of venous thromboembolism in the community. Arterioscler 
Thromb Vasc Biol, 28 (3), 370-372.
3. S. Z. Goldhaber, L. Visani và M. De Rosa (1999). Acute pulmonary embolism: clinical outcomes in 
the International Cooperative Pulmonary Embolism Registry (ICOPER). Lancet, 353 (9162), 1386-1389.
4. W. Kasper, S. Konstantinides, A. Geibel và cộng sự (1997). Management strategies and determinants 
of outcome in acute major pulmonary embolism: results of a multicenter registry. J Am Coll Cardiol, 30 (5), 
1165-1171.
5. B. Fremont, G. Pacouret, D. Jacobi và cộng sự (2008). Prognostic value of echocardiographic right/
left ventricular end-diastolic diameter ratio in patients with acute pulmonary embolism: results from a 
monocenter registry of 1,416 patients. Chest, 133 (2), 358-362.
6. C. Kearon và E. A. Akl (2014). Duration of anticoagulant therapy for deep vein thrombosis and 
pulmonary embolism. Blood, 123 (12), 1794-1801.
ABSTRACT
A 55-year-old woman admitted to hospital because of pain, swelling and tenderns in left leg after 5-day 
hysterectomy due to uterine fibroids. The patient presented cardiac arrest at the time of admission and 
received cardiopulmonary resuscitation. She was diagnosed acute massive pulmonary embolism with deep 
vein thrombosis and high risk mortality and performed suction thrombectomy with aspiration catheters. 
After procedure the patient was well recovered and discharged from hospital 7 days later. This paper will 
discuss deeply the indication, method and technique of percutaneous catheter-directed treatment. 
CA LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 85
7. M. A. Rogers, D. A. Levine, N. Blumberg và cộng sự (2012). Triggers of hospitalization for venous 
thromboembolism. Circulation, 125 (17), 2092-2099.
8. S. V. Konstantinides (2014). 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary 
embolism. Eur Heart J, 35 (45), 3145-3146.
9. M. R. Jaff, M. S. McMurtry, S. L. Archer và cộng sự (2011). Management of massive and submassive 
pulmonary embolism, iliofemoral deep vein thrombosis, and chronic thromboembolic pulmonary 
hypertension: a scientific statement from the American Heart Association. Circulation, 123 (16), 1788-1830.
10. S. Wan, D. J. Quinlan, G. Agnelli và cộng sự (2004). Thrombolysis compared with heparin for the 
initial treatment of pulmonary embolism: a meta-analysis of the randomized controlled trials. Circulation, 
110 (6), 744-749.
11. N. Meneveau, M. F. Seronde, M. C. Blonde và cộng sự (2006). Management of unsuccessful 
thrombolysis in acute massive pulmonary embolism. Chest, 129 (4), 1043-1050.
12. G. Meyer, E. Vicaut, T. Danays và cộng sự (2014). Fibrinolysis for patients with intermediate-risk 
pulmonary embolism. N Engl J Med, 370 (15), 1402-1411.
13. S. Konstantinides, A. Geibel, G. Heusel và cộng sự (2002). Heparin plus alteplase compared with 
heparin alone in patients with submassive pulmonary embolism. N Engl J Med, 347 (15), 1143-1150.
14. N. Kucher, P. Boekstegers, O. J. Muller và cộng sự (2014). Randomized, controlled trial of 
ultrasound-assisted catheter-directed thrombolysis for acute intermediate-risk pulmonary embolism. 
Circulation, 129 (4), 479-486.
15. G. Agnelli, P. Prandoni, C. Becattini và cộng sự (2003). Extended oral anticoagulant therapy after a 
first episode of pulmonary embolism. Ann Intern Med, 139 (1), 19-25.
16. R. P. Engelberger và N. Kucher (2011). Catheter-based reperfusion treatment of pulmonary embolism. 
Circulation, 124 (19), 2139-2144.
17. L. J. Greenfield, T. A. Bruce và N. B. Nichols (1971). Transvenous pulmonary embolectomy by 
catheter device. Ann Surg, 174 (6), 881-886.
18. A. G. Dilektasli, E. Demirdogen Cetinoglu, N. A. Acet và cộng sự (2016). Catheter-Directed Therapy in 
Acute Pulmonary Embolism with Right Ventricular Dysfunction: A Promising Modality to Provide Early 
Hemodynamic Recovery. Med Sci Monit, 22, 1265-1273.
19. G. Piazza, B. Hohlfelder, M. R. Jaff và cộng sự (2015). A Prospective, Single-Arm, Multicenter Trial 
of Ultrasound-Facilitated, Catheter-Directed, Low-Dose Fibrinolysis for Acute Massive and Submassive 
Pulmonary Embolism: The SEATTLE II Study. JACC Cardiovasc Interv, 8 (10), 1382-1392.
20. W. T. Kuo, A. Banerjee, P. S. Kim và cộng sự (2015). Pulmonary Embolism Response to Fragmentation, 
Embolectomy, and Catheter Thrombolysis (PERFECT): Initial Results From a Prospective Multicenter 
Registry. Chest, 148 (3), 667-673.
21. C. Kabrhel, R. Rosovsky, R. Channick và cộng sự (2016). A Multidisciplinary Pulmonary Embolism 
Response Team: Initial 30-Month Experience With a Novel Approach to Delivery of Care to Patients With 
Submassive and Massive Pulmonary Embolism. Chest, 150 (2), 384-393.
22. N. Reza và D. M. Dudzinski (2015). Pulmonary embolism response teams. Curr Treat Options 
Cardiovasc Med, 17 (6), 387.

File đính kèm:

  • pdfcan_thiep_dong_mach_phoi_qua_ong_thong_o_benh_nhan_tac_dong.pdf