Cảm nhận phổ trong vô tuyến nhận thức cho tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số trực giao qua kênh truyền nhiễu trắng
TÓM TẮT
Hệ thống vô tuyến nhận thức (CR) đang là
một trong những đề tài được quan tâm trong
những năm gần đây. Chúng giúp cho việc sử
dụng băng tần hiệu quả hơn. Vấn đề chính của hệ
thống vô tuyến nhận thức là phải xác định chính
xác được việc sử dụng băng tần của người dùng
chính. Hiện nay có nhiều phương pháp được sử
dụng để thực hiện điều này như dựa trên năng
lượng (ED), cửa sổ trượt, Axell’s detector. Trong
đó, phương pháp dựa trên đặc điểm tín hiệu
(cyclostationarity - CS) luôn thu hút nhiều sự
quan tâm do hiệu quả của nó ở miền SNR thấp.
Với cyclic prefix lặp lại, tín hiệu ghép kênh phân
chia theo tần số trực giao (OFDM) cho kết quả
phát hiện tốt theo phương pháp này. Bài báo này
đề xuất một phương pháp dựa trên đặc tính tự
tương quan của tín hiệu OFDM trong môi trường
nhiễu trắng (AWGN)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm nhận phổ trong vô tuyến nhận thức cho tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số trực giao qua kênh truyền nhiễu trắng
Science & Technology Development, Vol 20, No.T4-2017 Trang 180 Cảm nhận phổ trong vô tuyến nhận thức cho tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số trực giao qua kênh truyền nhiễu trắng • Nguyễn Minh Trí • Nguyễn Thanh Tú • Nguyễn Hữu Phương Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 26 tháng 12 năm 2016, nhận đăng ngày 30 tháng 10 năm 2017) TÓM TẮT Hệ thống vô tuyến nhận thức (CR) đang là một trong những đề tài được quan tâm trong những năm gần đây. Chúng giúp cho việc sử dụng băng tần hiệu quả hơn. Vấn đề chính của hệ thống vô tuyến nhận thức là phải xác định chính xác được việc sử dụng băng tần của người dùng chính. Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để thực hiện điều này như dựa trên năng lượng (ED), cửa sổ trượt, Axell’s detector. Trong đó, phương pháp dựa trên đặc điểm tín hiệu (cyclostationarity - CS) luôn thu hút nhiều sự quan tâm do hiệu quả của nó ở miền SNR thấp. Với cyclic prefix lặp lại, tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) cho kết quả phát hiện tốt theo phương pháp này. Bài báo này đề xuất một phương pháp dựa trên đặc tính tự tương quan của tín hiệu OFDM trong môi trường nhiễu trắng (AWGN). Từ khóa: vô tuyến nhận thức (CR), cyclostationary (CS), OFDM, AWGN MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam chỉ ra rằng trong rất nhiều khoảng băng tần được cấp phép không được sử dụng hiệu quả [1, 2]. Điều này gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về phổ tần vô tuyến và để giải quyết vấn đề trên, mạng vô tuyến nhận thức (CR) được đề xuất. Dựa trên ý tưởng sử dụng lại những vùng tần số không được sử dụng bởi người sử dụng chính (Primary user – PU) để cấp cho người sử dụng thứ cấp (Secondary user – SU). Hiện nay, CR được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc tăng khả năng sử dụng phổ tần của mạng không dây và thu hút được nhiều sự quan tâm [3-5]. Trong mạng vô tuyến nhận thức, các người sử dụng thứ cấp SU sẽ được phép sử dụng tạm thời những phổ tần của người sử dụng chính PU mà không gây can nhiễu đến PU. Vì vậy, các SU phải có khả năng nhận thức được khi nào PU đang sử dụng và khi nào các SU có thể sử dụng phổ tần được cấp cho PU. Có thể thấy được, việc cảm nhận phổ tần đóng vai trò quyết định trong hệ thống vô tuyến nhận thức và vì thế đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu và đề xuất. Trong đó, được quan tâm nhiều nhất là các phương pháp dựa trên năng lượng (ED) [6], dựa trên dạng sóng hay lọc phối hợp, dựa trên đặc trưng tín hiệu (cyclostationarity detection - CS) [7], dựa trên wavelet hay eigenvalue [8]. Những phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm riêng về khả năng cảm nhận, độ phức tạp, thời gian cảm nhận và yêu cầu đối với tín hiệu PU. Thí dụ, phương pháp cảm nhận phổ dựa trên năng lượng có ưu điểm là đơn giản, không có yêu cầu về thông tin tín hiệu của PU tuy nhiên phương pháp này lại không hiệu quả trong môi trường nhiễu lớn. Các thuật toán cảm nhận dựa trên dạng sóng hay lọc phối hợp đòi hỏi các điều kiện rõ ràng về dạng sóng pilot biết trước hay tín TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T4- 2017 Trang 181 hiệu truyền làm ảnh hưởng đến bảo mật trong truyền thông. Với phương pháp cảm nhận dựa trên đặc điểm tín hiệu chỉ sử dụng cấu trúc và đặc điểm thống kê của tín hiệu PU. Đối với tín hiệu ghép kênh phân chi theo tần số trực giao (OFDM), dựa trên đặc điểm tự tương quan tuần hoàn của cyclic prefix khi có tín hiệu OFDM sẽ cho giá trị khác không và bằng không khi không có tín hiệu để cảm nhận sự hiện diện của tín hiệu. Kỹ thuật này có ưu điểm là đơn giản và cảm nhận được tín hiệu ở vùng tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) thấp. THUẬT TOÁN CẢM NHẬN PHỔ TÍN HIỆU OFDM Tổng quan cảm nhận phổ tín hiệu OFDM Trong mô hình truyền OFDM, người sử dụng chính sẽ truyền tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) với Nd sóng mang con. Đây cũng là số lượng mẫu dữ liệu trong một symbol OFDM và đồng thời cũng là kích thước bộ IFFT (Inverse fast Fourier transform). Sau bộ IFFT, để giảm hiệu ứng nhiễu liên ký tự (ISI), tín hiệu sẽ được chèn thêm một khoảng bảo vệ có chiều dài Nc. Khoảng bảo vệ được tạo bằng cách sao chép Nc mẫu cuối của symbol OFDM và chèn vào đầu symbol và được gọi là cyclic prefix (CP). Như vậy một symbol OFDM gồm Ns = Nc + Nd mẫu. Sử dụng cửa sổ quan sát có chiều dài dL N mẫu gồm K symbol OFDM và dN mẫu của symbol K + 1, L = K (Nc + Nd) được minh họa ở Hình 1. Trong môi trường nhiễu Guass (AWGN), tín hiệu nhận được tại người sử dụng thứ cấp là y k s k n k , 0,1, , 1dk L N . (1) Hình 1. Cấu trúc tín hiệu OFDM với CP Về cơ bản, cảm nhận phổ là quá trình quyết định sự hiện diện của tín hiệu truyền dựa trên tín hiệu thu được tại đầu thu người sử dụng thứ cấp. Điều này có thể thể hiện dưới dạng phương trình như sau: 1 0 H : H : y k s k n k y k n k , 0,1, , 1 0,1, , 1 d d k L N k L N , (2) với H1 và H0 lần lượt là giả thuyết có tín hiệu OFDM và không có tín hiệu. Số lượng mẫu thu thập trong quá trình cảm nhận là L + Nd mẫu. Như vậy, sẽ có các trường hợp xảy ra khi cảm nhận phổ gồm: báo lỗi xảy ra khi kênh truyền trống mà quyết định có tín hiệu, phát hiện nhầm khi kênh truyền bận mà quyết định không có tín hiệu. Đây là hai trường hợp ảnh hưởng đến hiệu quả của việc cảm nhận phổ. Ngoài ra, xác xuất phát hiện tín hiệu xảy ra khi phát hiện đúng sự hiện diện của PU, Pd = 1 – Pmd = P(H1/H1) với Pmd là xác xuất phát hiện nhầm. Cuối cùng là xác suất phát hiện lỗ trống khi phát hiện đúng sự vắng mặt của tín hiệu người sử dụng chính. Để thiết kế một bộ cảm nhận tốt là xem xét việc cực đại xác suất phát hiện đúng với xác suất báo lỗi faP cho trước. Thuật toán cảm nhận phổ dựa trên CS Phần này trình bày thuật toán cảm nhận phổ dựa trên đặc điểm tuần hoàn của tín hiệu OFDM với các điều kiện giả định như sau: Science & Technology Development, Vol 20, No.T4-2017 Trang 182 Phương sai nhiễu 2 n và phương sai tín hiệu 2 s là không biết. Các thông số Nd và Nc biết trước. Tại đầu thu, quan sát thấy K symbols OFDM. Gọi rn là tích của hai mẫu tín hiệu thu yn và yn+Nd với khoảng cách Nd trong toàn cửa sổ quan sát chiều dài L + Nd, sẽ có (3). ˆ dn n n N r y y , 0, , 1 .d cn K N N (3) Dựa vào sự tuần hoàn của hàm tự tương quan của tín hiệu OFDM với CP lấy từ data. Chu kỳ này bằng độ dài một symbol OFDM s c dN N N . Giả sử rằng các symbol OFDM độc lập và với K symbol OFDM, sẽ đo được độ tương quan giữa 2 mẫu có khoảng cách Nd trong một chu kỳ là (4). 1 0 1ˆ ˆ c d K k k l N N l R r K , 0, , 1 .d ck N N (4) Hình 2. Ví dụ hàm tự tương quan của tín hiệu OFDM Với hai giả thuyết trong vấn đề cảm nhận tín hiệu, tất cả các giá trị ˆ iR ở H0 được phân bố đều do tín hiệu nhận được chỉ có nhiễu. Trong khi ở giả thuyết H1 do có sự lặp lại Nc giá trị dữ liệu ở CP nên sẽ có Nc giá trị ˆiR có tương quan cao hơn Nd giá trị còn lại. Tại Hình 2, đặc điểm khi có tín hiệu OFDM được thể hiện rõ với các giá trị Nd = 32 (kích thước khối IFFT), cyclic prefix Nc = Nd/4 = 8, số symbol OFDM là K = 500, tám mẫu tương ứng trong vùng CP của bất kỳ symbol OFDM sẽ có độ lớn giá trị tương quan cao hơn các giá trị còn lại do khi có tín hiệu OFDM, hàm tương quan đạt giá trị đỉnh tại vùng CP. Ngược lại, các mẫu tín hiệu hay nhiễu không có tương quan có giá trị nhỏ. Dựa vào đặc điểm trên, tín hiệu OFDM có thể được phát hiện mà không cần biết các thông tin về công suất tín hiệu 2 s và công suất nhiễu 2 n . Vector tương quan được định nghĩa là 0 1 1 ˆ ˆ ˆ ˆ d c T N NR R R R và tính logarithm tự nhiên của tỷ số tương tự (LLRT) [9] 2 2 1 1 0 0 2 2 2 2 ˆ 1 1ˆ 1, , 2 2 ˆ ˆ0 0 0 ˆ ˆmax , , , ˆ :ˆ ˆ, , , ˆ ln max ln , , ˆ ˆ ˆˆmax , , : n s n sH gn sH g n n gH H f H Hf H f H f H H R R R R R RR R R R R (5) TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T4- 2017 Trang 183 với ln(.) là logarit tự nhiên, . là giá trị ước lượng ML và λ là ngưỡng quyết định. Nói một cách đơn giản, giả sử rằng ˆ iR là độc lập, vì thế hàm mật độ xác suất (pdf) của (5) được viết như (6). 1 2 2 2 2 ˆ ˆ 0 ˆ ˆ, , , , , , , d c i k i N N i n s k i n sH R H k f H f R H R R (6) với i = 0, 1. Do ˆ kR , 0,1, , 1d ck N N là các biến ngẫu nhiên phức, chúng có thể xác định dưới dạng tổng của hai biến ngẫu nhiên thực ˆkR và ˆ kR , nghĩa là ˆ ˆ ˆ k k kR R jR , vì thế sẽ có (7) và (8). 1 0 1ˆ ˆ d c K k i l N N l R r K (7) 1 0 1ˆ ˆ , d c K k i l N N l R r K (8) với 0,1, , 1d ck N N Hàm xác suất có điều kiện pdf cho bởi (6) có thể viết lại sử dụng (7), (8) như sau 1 2 2 2 2 ˆ ˆ ˆ, 0 ˆ ˆ ˆ, , , , , . d c i k k i N N i n s k k i n sH R R H k f H f R R H R R (9) Vì thế cần xác định hàm mật độ xác suất kết hợp của ˆkR và ˆ kR dưới điều kiện H0 và H1. Trong SNR thấp, ˆkR và ˆ kR thì không tương quan. Vì thế, pdf của chúng dưới điều kiện H0 cho bởi 0 2 0ˆ 2 00 ˆ 1ˆ exp 22k k kR H R f R H (10) 0 2 0ˆ 2 00 ˆ 1ˆ exp , 22k k kR H R f R H (11) với 2 4 0 2n K , 2 n là công suất nhiễu và K là số symbol OFDM. Dưới điều kiện H1, sẽ có 2 trường hợp. Trường hợp 1, có tín hiệu OFDM và k nằm trong vùng CP như hình 2. Trong trường hợp này, pdf của ˆkR là 1 2 2 1ˆ 2 00 ˆ 1ˆ exp , CP 22k k s kR H R f R H k (12) với 2 s là công suất tín hiệu thu được. Trong trường hợp 2, có tín hiệu OFDM nhưng k không nằm trong vùng CP và có pdf là 1 2 1ˆ 2 00 ˆ 1ˆ exp . CP 22k k kR H R f R H k (13) Cần lưu ý rằng pdf của ˆkR dưới điều kiện H1 không phụ thuộc k và được cho bởi 1 2 1 2ˆ 00 ˆ 1ˆ exp . 22k k kR H R f R H (14) Từ (11) và (14) thấy rằng các giá trị ˆkR có cùng hàm mật độ phân bố xác suất và không phụ thuộc vào điều kiện giả thiết. Chỉ có ˆkR phụ thuộc vào điều kiện H1 và H0. Do ˆkR và ˆ kR là không tương quan, (9) trở thành 1 2 2 2 2 2 2 ˆ ˆ ˆ 0 ˆ ˆ ˆ, , , , , , d c i k i k i N N i n s k i n s k i n sH R H R H k f H f R H f R H R R (15) Thay (15) vào (5), có LLRT 1 0 1 2 2 1ˆ 10 1 2 00ˆ0 ˆ ˆˆ ˆ, , : ˆ max ln , ˆˆ :ˆ, d c k d c k N N k n s gk R H g N N gk nk R H f R H H Hf R H R R R (16) Science & Technology Development, Vol 20, No.T4-2017 Trang 184 Từ (16), nhận thấy rằng hàm kiểm tra chỉ phụ thuộc phần thực của ˆ kR , trong khi đó phần ảo không đóng góp hoặc chứa bất kỳ thông tin nào về thống kê. Từ đó được hàm pdf của phần thực ˆkR dưới hai giả thuyết H1 và H0 như (17) và (18). 0 1 1 2 2 0ˆ 2 00 0 0 1 1ˆ ˆ, , exp 22 d c d c d ck N N N N k n kN NR H kk f R H R (17) và 1 22 2 1 2 2 1ˆ 2 0 0 0 ˆ ˆ 1ˆ , , , exp . 22 d c d ck N N k s lk CP l CP k n s N NR H k R R f R H (18) Ước lượng ML của phương sai tín hiệu 2 s là 2 1 ˆˆ .s k k CPc R N (19) Với ước lượng 2 0 , chỉ xem xét Nd biến ngẫu nhiên ˆkR không ở trong vùng CP và theo đó ước lượng ML của 2 0 dưới giả thuyết không có tín hiệu H0 và có tín hiệu H1 là giống nhau 21 2 2 0 0 0 1 0 1 ˆˆ ˆ . d cN N k kd k CP H H R N (20) Nhận thấy rằng việc chọn những mẫu dữ liệu dN (không chọn vùng CP) để ước lượng σ0 2 là chính xác bởi vì do có cùng ước lượng cho các mẫu dN sẽ cho kết quả quyết định đơn giản ở (20). Thay thế 2 0 và 2 s , sê có quy luật quyết định như (21) [7]. 22 0 1 0, 1 2 0 0 ˆ ˆ : ˆ ˆmax , , ˆ ˆ :c d g g k N N k CP g H R H R R R (21) với là hệ số nhân ngưỡng được xác định dựa vào xác suất báo lỗi faP cho trước. Nếu không quan tâm đến yêu cầu đồng bộ, có thể sắp xếp các phần tử ˆkR tăng dần và chỉ lấy Nc mẫu lớn nhất, sẽ có (22). 22 1 0 1 os, 2 0 0 ˆ ˆ : ˆ ˆ , ˆ ˆ : d c d N N g g j j N g H R H R R R (22) Thuật toán để dò tìm tín hiệu OFDM đề xuất có thể toán tắt như sau: Sử dụng các mẫu quan sát trong cửa sổ K symbol OFDM, tính giá trị Nc + Nd của phần thực hàm tự tương quan trong thời gian dN . Gọi những giá trị này là correlation bins, tương ứng với một chu kỳ của hàm tự tương quan được định nghĩa ở (7) Ngõ ra của bộ tương quan, các correlation bins được gửi tuần tự vào một thanh ghi dịch có chiều dài c dN N . c dN N ô nhớ này được sắp xếp tăng dần theo độ lớn của chúng, các giá trị lớn để tính thống kê kiểm tra, trong khi các giá trị nhỏ được sử dụng để ước lượng mức nhiễu nền 2 0ˆ . Giá trị ước lượng này sau đó được nhân với hằng số η gọi là hệ số nhân ngưỡng, được chọn sao cho đạt được xác suất báo lỗi mong đợi. Cuối cùng, so sánh ˆg R được tính ở (22) với ngưỡng đạt được để quyết định có hay không tín hiệu OFDM. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T4- 2017 Trang 185 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG Phần này trình bày kết quả mô phỏng bằng Matlab Simulink thể hiện hiệu quả của thuật toán thông qua xác suất phát hiện đúng Pd với các SNR khác nhau của tín hiệu người sử dụng chính. PU sẽ truyền tín hiệu OFDM có điều chế QPSK với Nd sóng mang con và cyclic prefix có chiều dài Nc. Biểu đồ Pd theo SNR của thuật toán được thực hiện với xác suất báo lỗi Pfa cố định, trong các mô phỏng xác suất này là 0.05faP . Hình 3. Xác suất phát hiện đúng với thời gian quan sát khác nhau Đầu tiên, thay đổi số lượng mẫu K symbol OFDM để đánh giá khả năng của thuật toán thông qua những thời gian quan sát khác nhau. Kích thước symbol OFDM gồm 32 mẫu với Nd = 32 và cyclic prefix Nc = Nd/4 = 8, như Hình 3. Từ kết quả Hình 3, với K thay đổi từ 200-500, nhận thấy với cùng một SNR, xác suất phát hiện đúng tăng tương ứng với thời gian quan sát. Thí dụ, với SNR = -10dB, K = 500 symbol thì xác suất phát hiện đúng là 97 %, trong đó với K = 200 thì Pd chỉ là 65 %. Tuy nhiên, sẽ có sự đánh đổi giữa khả năng phát hiện tín hiệu và thời gian xử lý, tùy vào điều kiện khác nhau để có lựa chọn phù hợp. Hình 4. Xác suất phát hiện đúng với CP khác nhau Hình 4 thể hiện sự phụ thuộc của chất lượng cảm nhận vào số mẫu cyclic prefix tại đầu thu SU. Với cùng số mẫu dữ liệu Nd = 32, số mẫu CP càng lớn thì khả năng cảm nhận càng tăng. Điều này là do khi CP càng nhiều thì trong một symbol OFDM càng có nhiều thành phần tương quan, do đó việc quyết định sẽ dễ dàng hơn. Theo hình 4, với Nc = 1/2Nd = 16 cho kết quả tốt nhất. Tuy các hệ thống truyền thực tế sẽ có CP với tỉ lệ từ 1/4 đến 1/8 nhưng kết quả này vẫn cho thấy ảnh hưởng của CP đến chất lượng cảm nhận. KẾT LUẬN Bài báo trình bày một thuật toán cảm nhận phổ nhanh cho tín hiệu OFDM với môi trường nhiễu AWGN. Dựa vào đặc trưng cyclostationarity của tín hiệu với CP, thuật toán tính sự tương quan khi có tín hiệu OFDM từ đó quyết định sự hiện diện của tín hiệu. Kết quả mô phỏng cho thấy hiệu quả của thuật toán đối với môi trường nhiễu lớn và sự ảnh hưởng của thời gian quan sát và cấu trúc tín hiệu đến chất lượng cảm nhận. Hướng tiếp theo là nghiên cứu việc cảm nhận trong môi trường fading và ứng dụng thuật toán trên phần cứng của hệ thống vô tuyến nhận thức. Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG- HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2015-18- 01. Science & Technology Development, Vol 20, No.T4-2017 Trang 186 Spectrum sensing in cognitive radio wireless networks for orthogonal freqnency division multiplexing in additive white Gaussian noise channel • Nguyen Minh Tri • Nguyen Thanh Tu • Nguyen Huu Phuong University of Science, VNU-HCM ABSTRACT Cognitive radio (CR) systems are one of the most interesting topics in recent years. They would enable more efficient use of the spectrum. The main problem of CR is how to dectect exactly the spectrum usage of primary users. There are many ways to do this, such as energy detector (ED), Axell’s detector, the sliding window detector, etc. Among them, cyclostationarity (CS) based dection methods attracted much attention because of their better results in low-SNR regimes. This paper will propose a method based on the autocorrelation property of orthogonal frequency division multiplexing (OFDM) signals in additive white Gaussian noise (AWGN). Từ khóa: cognitive radio (CR), cyclostationary (CS), OFDM, AWGN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. I.F. Akyildiz, W.Y. Lee, M.C. Vuran, S. Mohanty, Next generation/dynamic spectrum access/cognitive radio wireless networks: A survey, Computer Networks, 50, 13, 2127– 2159 (2006). [2]. N.Q. B. Vo, Q.C. Le, Q.P. Le, D.T. Tran, T.Q. Nguyen, M.T. Lam, Vietnam spectrum occupancy measurements and analysis for cognitive radio applications, The 2011 International Conference on Advanced Technologies for Communications (ATC 2011), Atc, 135–143 (2011). [3]. E. Hossain, V.K. Bhargava, Cognitive Wireless Communication Networks, Springer (2007). [4]. J. Ma, G.Y. Li, B.H. Juang, Signal Processing in Cognitive Radio, Proceedings of the IEEE, 97, 5, 805–823 (2009). [5]. E. Larsson, M. Skoglund, Cognitive radio in a frequency-planned environment: some basic limits, IEEE Transactions on Wireless Communications, 7, 12, 4800–4806 (2008). [6]. N.T. Tú, Đ.L. Khoa, N.T.H. Thư, N.H. Phương, Cảm biến phổ tần dựa vào năng lượng của tín hiệu không xác định trong kênh truyền fading, Tạp chí Phát triển KH&CN, 17, 1, 17–31 (2014). [7]. E. Axell and E. G. Larsson, Optimal and sub- optimal spectrum sensing of OFDM signals in known and unknown noise variance, IEEE Journal on Selected Areas in Communications, 29, 2, 290–304 (2011). [8]. Tevfik Yucek, and Huseyin Arslan, A survey of spectrum sensing algorithms for cognitive radio applications, IEEE Communications Surveys & Tutorials, 11, 1, 116–130 (2009). [9]. Kamel Berbra, Mourad Barkat, Fulvio Gini, Maria Greco, Pietro Stinco, A fast spectrum sensing for CP-OFDM cognitive radio based on adaptive thresholding, Signal Processing, 128, 252–261 (2016).
File đính kèm:
- cam_nhan_pho_trong_vo_tuyen_nhan_thuc_cho_tin_hieu_ghep_kenh.pdf