Cẩm nang Thương mại điện tử cho doanh nhân - Dương Tố Dung

Từ thực tế trên, tác giả chủ ý biên soạn quyển Cẩm nang Thương mại điện tử cho Doanh

nhân cung cấp kiến thức TMĐT cho đối tượng độc giả là doanh nhân - những người rất bận

rộn, không nhất thiết phải am hiểu chi tiết về kỹ thuật mà quan trọng là phải có tầm nhìn tổng

quát và tập trung vào chiến lược, cách thức triển khai, áp dụng TMĐT để mang lại hiệu quả

kinh tế cao nhất. Sách gồm 07 chương, lần lượt giới thiệu các mảng kiến thức trong TMĐT.

Độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối quyển sách hoặc chọn đọc những phần kiến thức mình

quan tâm. Sau khi đọc xong quyển sách này, độc giả sẽ có đủ kiến thức cơ bản cần thiết để ra

quyết định xây dựng, vận hành website TMĐT có hiệu quả, thực hiện marketing qua mạng

hiệu quả, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng các biện

pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v.

pdf 84 trang phuongnguyen 9060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang Thương mại điện tử cho doanh nhân - Dương Tố Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang Thương mại điện tử cho doanh nhân - Dương Tố Dung

Cẩm nang Thương mại điện tử cho doanh nhân - Dương Tố Dung
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 1 
CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
CHO DOANH NHÂN 
Thạc sĩ Dương Tố Dung 
10/2005 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 2 
Mục Lục 
Lời giới thiệu 4 
Chương 1: Kiến thức chung về Internet và Mạng (Network) 5 
1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 5 
1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 6 
1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 6 
1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 7 
1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 7 
Chương 2: Kiến thức chung về Thương mại điện tử (TMĐT) 10 
2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 10 
2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 11 
2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 13 
2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 14 
2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 15 
2.6. So sánh e-Business và TMĐT 16 
2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 18 
2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 20 
2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010 23 
2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 24 
Chương 3: Website và các vấn đề liên quan 28 
3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 28 
3.2. Các mô hình website TMĐT 29 
3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 30 
3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website 32 
3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 33 
3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 36 
3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 37 
3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 39 
Chương 4: Marketing qua mạng Internet (e-Marketing) 42 
4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 42 
4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 43 
4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 44 
4.4. Cách thức thu hút người xem cho website 45 
4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 47 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 3 
4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ 47 
4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm 
của Google.com 48 
Chương 5: Thanh toán qua mạng, An toàn mạng, Luật TMĐT 50 
5.1. Cơ chế thanh toán qua mạng 50 
5.2. Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt Nam 53 
5.3. Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt Nam 54 
5.4. Các rủi ro trong an toàn mạng 56 
5.5. An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐT 58 
5.6. An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mình 59 
5.7. Tình hình luật TMĐT trên thế giới 60 
5.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam 61 
Chương 6: Ứng dụng TMĐT cho từng ngành kinh doanh 65 
6.1. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 65 
6.2. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực 66 
6.3. Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạng 67 
6.4. Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ 67 
6.5. Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khác 68 
Chương 7: Giới thiệu một số website TMĐT 70 
7.1. Sàn giao dịch B2B www.Alibaba.com 70 
7.2. Cổng thông tin www.Yahoo.com 71 
7.3. Bộ tìm kiếm www.Google.com 72 
7.4. Website thông tin du lịch quốc tế www.Lonelyplanet.com 74 
7.5. Website thông tin kiến thức TMĐT www.vitanco.com 75 
7.6. Website bán lẻ nổi tiếng www.Amazon.com 75 
Kết luận 78 
Giới thiệu về tác giả 79 
Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐT 80 
Tài liệu tham khảo 84 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 4 
LỜI GIỚI THIỆU 
Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, rất được Chính phủ quan 
tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến giữa năm 2005, đã có rất nhiều lý do để doanh nghiệp phải 
quan tâm ứng dụng TMĐT vào kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực 
trạng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều tài liệu kiến thức TMĐT dành cho doanh 
nhân: sách TMĐT trên thị trường không nhiều, hầu hết nghiêng về kỹ thuật lập trình hoặc 
phương diện kỹ thuật, không phù hợp cho doanh nhân; các chương trình đào tạo TMĐT dành 
cho doanh nhân không nhiều; kiến thức TMĐT cung cấp miễn phí trên mạng Internet còn rời 
rạc, không đảm bảo sự chính xác, tính đúng đắn của nội dung, không tiện lợi cho doanh nhân 
tham khảo theo hệ thống. 
Từ thực tế trên, tác giả chủ ý biên soạn quyển Cẩm nang Thương mại điện tử cho Doanh 
nhân cung cấp kiến thức TMĐT cho đối tượng độc giả là doanh nhân - những người rất bận 
rộn, không nhất thiết phải am hiểu chi tiết về kỹ thuật mà quan trọng là phải có tầm nhìn tổng 
quát và tập trung vào chiến lược, cách thức triển khai, áp dụng TMĐT để mang lại hiệu quả 
kinh tế cao nhất. Sách gồm 07 chương, lần lượt giới thiệu các mảng kiến thức trong TMĐT. 
Độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối quyển sách hoặc chọn đọc những phần kiến thức mình 
quan tâm. Sau khi đọc xong quyển sách này, độc giả sẽ có đủ kiến thức cơ bản cần thiết để ra 
quyết định xây dựng, vận hành website TMĐT có hiệu quả, thực hiện marketing qua mạng 
hiệu quả, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng các biện 
pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v... 
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn có thiếu sót, rất mong độc giả lượng thứ và góp ý qua 
email todung@vitanco.com hoặc duongtodung@yahoo.com. Độc giả có thể đọc thêm những 
bài viết, sách điện tử (e-book) về kiến thức TMĐT do tác giả viết, được đăng tải trên website 
www.vitanco.com. 
 Tháng 10/2005 
Trân trọng, 
 Dương Tố Dung 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 5 
CHƯƠNG 1 
KIẾN THỨC CHUNG 
VỀ INTERNET VÀ MẠNG (NETWORK) 
Trong chương này độc giả sẽ lần lượt khám phá về Internet, World Wide Web (WWW), 
Mạng (Network), Mạng nội bộ (Intranet), Mạng mở rộng (Extranet), Mạng không dây 
(Wireless Network), Công nghệ không dây Bluetooth và Wi-Fi. Những kiến thức này bổ sung 
cho sự hiểu biết chung về mạng và Internet, tạo tiền đề để độc giả hiểu tốt hơn về TMĐT. 
Nội dung của chương: 
1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 
1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 
1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 
1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 
1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 
1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 
Có nhiều cách định nghĩa Internet. Một định nghĩa đơn giản về Internet như sau: 
”Internet là mạng toàn cầu của các mạng kết nối các tổ chức chính phủ, các trường, các viện 
và các tổ chức kinh doanh”. (Internet is the international computer network of networks that 
connects government, academic and business institutions. – 
www.media.ucsc.edu/glossary.html - Trường Đại học California Santa Cruz, Mỹ) 
Lịch sử phát triển Internet 
Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các 
trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced Research 
Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ kinh 
phí. Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều 
máy tính, sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email). 
Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without 
centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng 
một đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Mạng ARPAnet dùng giao thức truyền thông 
TCP (Transmission Control Protocol). 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 6 
Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở 
rộng, mạng liên tổ chức (inter-organization network)... và nhiều chương trình ứng dụng, giao 
thức, thiết bị mạng... đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol – 
giao thức liên mạng) để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet. 
Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân 
đội bắt đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng 
Internet vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp 
các châu lục với tốc độ khác nhau. 
1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển 
Có nhiều định nghĩa khác nhau về WWW. Theo định nghĩa của Trường Đại học Kansa, Mỹ: 
“World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau trên 
toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy 
trình duyệt Web để truy cập Web.” (World Wide Web is a collection of documents on 
computers located throughout the world that are connected to each other by clickable 
hyperlinks. You need to run a browser program to access the Web.) 
WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the 
European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát 
minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP 
(Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource 
Locator - địa chỉ Internet). 
Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ vì đã 
có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển Internet toàn cầu. 
Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW 
với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác 
nhau v.v... Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay. 
1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 
Internet (hay mạng) là mạng của các mạng (network of networks). Internet bao gồm các máy 
tính, dây cáp, và các thiết bị mạng. Mạng phục vụ việc truyền tải dữ liệu với các thiết bị phần 
cứng (máy tính, máy chủ - server, hub, switch, backbone - những thuật ngữ dùng trong mạng, 
chỉ các thiết bị phần cứng của mạng) và các giao thức truyền (HTTP, FTP – File Transfer 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 7 
Protocol – Giao thức truyền file, TCP/IP, WAP – Wireless Application Protocol – Giao thức 
ứng dụng không dây, v.v...) và các ứng dụng khác (email, telnet, chat, v.v...). 
Trong khi đó, WWW (World Wide Web hay gọi tắt là Web) là một dạng ứng dụng phổ biến 
của Internet. Web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin, dịch vụ khi kết nối Internet. 
Người sử dụng Web cũng có thể đăng tải thông tin cho bất kỳ ai (có kết nối Internet) truy cập 
từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. 
1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 
Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của 
Internet. Thông thường, chỉ những ai được cho phép (nhân viên trong tổ chức) mới được 
quyền truy cập mạng nội bộ này. Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ 
file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo... Những 
thông tin này có thể hiển thị giống như một website trên Internet, tuy nhiên, chỉ những ai 
được cho quyền truy cập mới có thể truy cập được. 
Trong khái niệm mạng nội bộ, có các khái niệm LAN (Local Area Network - mạng cục bộ 
trong một phạm vi vật lý giới hạn), WAN (Wide Area Network - mạng trên diện tích rộng). 
Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức 
truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. Mạng mở rộng giúp tổ chức liên hệ với đối 
tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn. Ví dụ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty A có 
thể truy cập vào Extranet của công ty A để biết mức tồn kho nguyên vật liệu và biết lúc nào 
cần cung cấp thêm, do đó, công ty A tiết kiệm được nhân lực quản lý phần việc này, và các 
thông tin mua hàng cũng được tự động ghi nhận, tiết kiệm nhân lực nhập liệu và tránh sai sót 
khi nhập liệu. 
1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 
Mạng không dây (wireless network), như tên gọi của nó, là mạng truyền thông không có dây 
kết nối giữa các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio. Các thiết bị không 
dây có đặc điểm là “di động”, tức người sử dụng có thể sử dụng chúng ở bất kỳ nơi nào. 
Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị không 
dây trong phạm vi nhỏ với tốc độ cao. Bluetooth được “thai nghén” bởi Ericsson năm 1994. 
Đến năm 1998, nhóm Bluetooth Special Interest được hình thành, ban đầu gồm Ericsson, 
IBM, Intel, Toshiba và Nokia, để phát triển chuẩn công nghệ và khả năng dùng Bluetooth trên 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 8 
nhiều loại thiết bị không dây khác nhau. Hiện có hơn 2000 công ty hỗ trợ chuẩn và thiết bị 
Bluetooth. 
Bluetooth có khả năng truyền đến 1 Mbps (mega bit trên giây) giữa các thiết bị không dây 
trong phạm vi tối đa 10 mét. Công nghệ Bluetooth không tiêu tốn nhiều năng lượng, nên phù 
hợp với các thiết bị không dây dùng pin. Bluetooth cũng được dùng để kết nối các thiết bị 
không dây trong văn phòng như các máy tính trong mạng không dây, chuột hay bàn phím 
không dây với máy tính, máy tính và máy in... mà không cần dây cáp. Bluetooth dùng sóng 
radio với tần số phổ biến trên toàn cầu, do đó, có tính tương thích trên toàn cầu. 
Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần của 
Bluetooth. Những sản phẩm được chứng nhận là Wi-Fi có thể hoạt động tương tác với nhau 
bất kể chúng được sản xuất bởi nhà sản xuất nào. Wi-Fi cho phép truyền dữ liệu trong 100 
mét và lên đến tốc độ truyền 11 Mbps, rất lý tưởng cho việc truy cập Internet từ thiết bị 
không dây. 
So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi: 
Đặc tính Bluetooth Wi-Fi 
Tần số sóng 2,4 GHz 2,4 GHz 
Phạm vi 10 mét 100 mét 
Tốc độ truyền 1 Mbps 11 Mbps 
Tiêu thụ năng lượng Thấp Vừa 
Thiết bị chủ yếu Điện thoại di động, PDA (thiết bị 
kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) 
Máy tính xách tay, máy tính để 
bàn, máy chủ... 
Đối tượng sử dụng 
chủ yếu 
Du khách, nhân viên văn phòng... Công ty, trường đại học, hội 
nghị... 
Bảng 1.1: So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi. 
Nguồn: Edwin S. Soriano. Nets, Webs and The Information Infrastructure 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 9 
Tóm tắt chương: 
- Tiền thân của Internet là ARPAnet, được phát minh năm 1969. 
- Internet là mạng toàn cầu của các mạng. 
- WWW được phát minh bởi Tim Berners-Lee, người Anh, vào năm 1990. 
- World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau 
trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng 
phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web. 
- Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, dùng giao thức TCP/IP của 
Internet. 
- Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ 
chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. 
- Mạng không dây (wireless network) là m ... . 
Năm 1996, Amazon bán được 15,7 triệu dollar Mỹ. Sau đó, Amazon bán thêm các sản phẩm 
như CD, VCD, hàng điện tử, phần mềm, đồ chơi, game... 
Năm 1999 doanh số bán của Amazon lên đến 1,6 tỷ dollar Mỹ. Tuy nhiên, trong năm đó 
Amazon sa thải 150 nhân viên và tuyên bố lỗ 323 triệu dollar trong quý 4. Hè năm 2000, giá 
cổ phiếu của Amazon sụt 70% và các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân lỗ là do công ty 
đầu tư vào nhiều mặt hàng quá. Người ta đoán rằng Amazon sẽ phá sản hoặc bị mua lại. Đầu 
năm 2001, Amazon tuyên bố lỗ 1,4 tỷ dollar – năm tồi tệ nhất của Amazon. Ngay sau đó, chủ 
sở hữu Amazon – Jeff Bezos đã tích cực thực hiện các biện pháp cải tổ, cắt giảm chi phí, tập 
trung các mặt hàng kinh doanh có lợi nhuận... Đến cuối năm 2001, Amazon tuyên bố lãi trong 
quý 4 là 5 triệu dollar Mỹ. 
Amazon hiện nay là công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới và gây được niềm tin lớn 
cho các nhà đầu tư. Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet, người chưa bao giờ ủng 
hộ các ngành kinh doanh công nghệ, giờ cũng trở thành một fan hâm mộ của Amazon và 
Bezos. Ông chưa mua cổ phiếu của Amazon và nói rằng ông chưa có cách nào để lượng giá 
cổ phiếu của Amazon, nhưng ông đã sở hữu tới 459 triệu USD trái phiếu của Amazon. Ông 
nhận định về tương lai của Amazon: “Tôi không biết Amazon lớn mạnh như thế nào, nhưng 
có một điều tôi biết chắc là họ không hề là những kẻ hoang tưởng. Tôi đã sử dụng máy tính 
được 8 hay 10 năm, và tôi chỉ trả tiền để mua 3 thứ ở trên mạng: báo Wall Street Journal, môi 
giới chứng khoán trên mạng và những cuốn sách mua từ Amazon.com. Việc họ là một trong 3 
công ty trực tuyến có thể khiến tôi móc tiền túi ra mua sản phẩm của họ cho tôi thấy rằng họ 
đang làm đúng hướng”. 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 77 
Tóm tắt chương: 
- Alibaba.com là website sàn giao dịch nổi tiếng ở Trung Quốc và trên thế giới. Website 
Alibaba.com có hơn 14 triệu người sử dụng có đăng ký, từ 200 quốc gia, lãnh thổ. Năm 
2004, giá trị giao dịch thực hiện qua Alibaba là hơn 4 tỷ dollar Mỹ. 
- Yahoo.com là website nổi tiếng nhất thế giới, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: danh bạ 
website, bộ tìm kiếm, quảng cáo, thông tin, dịch vụ cá nhân, mua sắm qua mạng... 
Yahoo được xây dựng năm 1994 bởi hai Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Điện tên David Filo và 
Jerry Yang ở trường Đại học Stanford, California, Mỹ. Giá trị Yahoo trên thị trường 
chứng khoán được ước tính trên dưới 10 tỷ dollar. Yahoo ngày nay đã có hơn 3000 nhân 
viên với nhiều văn phòng ở khắp các châu lục. 
- Google ra đời năm 1998, khi đó trên thị trường đã có hàng loạt công cụ tìm kiếm 
Internet có tên tuổi như Yahoo, Altavista hay Lycos. Sinh sau đẻ muộn, mới chỉ hơn 7 
năm tồn tại, công cụ tìm kiếm Google đã có những bước phát triển lớn. Google hiện đã 
chiếm tới 70% thị phần trong lĩnh vực này. Hàng ngày, trên toàn thế giới có tới 200 triệu 
lượt người truy cập, tìm kiếm thông tin nhờ Google. 
- Người sáng lập ra Google là Larry Page và Sergey Brin. Họ đã sáng lập ra Google từ ý 
tưởng đam mê ban đầu, khi họ chỉ mới 23, 24 tuổi. Từ nguồn vốn cá nhân và tài trợ của 
một số quĩ đầu tư mạo hiểm, tổng cộng 1 triệu USD, ngày 7 tháng 9 năm 1998, Công ty 
Google ra đời. 
- Lonelyplanet là thương hiệu nổi tiếng về xuất bản sách du lịch được thành lập vào đầu 
những năm 1970 bởi vợ chồng Tony và Maureen Wheeler ở Úc. Ngày nay, có hơn 400 
nhân viên của Lonelyplanet làm việc ở Melbourne, Oakland và Luân Đôn với đội ngũ 
cộng tác viên hơn 150 tác giả có kinh nghiệm viết về du lịch trên toàn cầu. Dựa trên 
thông tin đã có, Lonelyplanet xây dựng website www.lonelyplanet.com để phục vụ việc 
quảng bá Lonelyplanet, phục vụ người xem những thông tin cơ bản nhất về du lịch khắp 
mọi miền trên thế giới và đồng thời cũng tận dụng lượng người xem đông đảo của 
website này để cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các doanh nghiệp khác. 
- Website www.vitanco.com là website của công ty Thương mại điện tử Vĩ Tân, vừa phục 
vụ việc giới thiệu công ty, dịch vụ, vừa phục vụ việc trang bị miễn phí kiến thức TMĐT 
cho người đọc thông qua các bài viết, sách điện tử, bản tin về TMĐT... Người xem có 
thể yêu cầu tư vấn hỗ trợ qua email, qua chat trực tuyến thông qua website này. 
- Amazon.com là website nổi tiếng thế giới về bán lẻ qua mạng. Lúc mới thành lập vào 
năm 1995, website này chỉ bán sách qua mạng, với số vốn đầu tư ban đầu là 100.000 
dollar Mỹ. Amazon hiện nay là công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới và gây 
được niềm tin lớn cho các nhà đầu tư. 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 78 
Kết Luận 
TMĐT đã rất phát triển ở Mỹ, Châu Âu, và các nước phát triển, mang lại lợi nhuận kinh tế to 
lớn trong cả lĩnh vực B2B và B2C. 
Hiện nay, TMĐT ở Châu Á đang khởi sắc, dẫn đầu là Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản... 
ASEAN cũng có nhiều hoạt động chú trọng việc thúc đẩy TMĐT phát triển trong khu vực. 
Việt Nam cũng đang tích cực tìm cách đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh, xúc 
tiến xuất khẩu... 
Bản thân TMĐT với những đặc tính riêng và ưu điểm của nó, có thể giúp doanh nghiệp rất 
nhiều trong việc marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng... đặc biệt là trong phạm vi quốc tế. 
TMĐT thực sự là công cụ rất hữu ích và thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả 
năng cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa hiện nay. 
Để có thể khai thác, tận dụng được thế mạnh, lợi ích do TMĐT mang lại, doanh nhân cần phải 
am hiểu chiến lược áp dụng, khai thác TMĐT phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp. Khi đã quyết định đầu tư ứng dụng TMĐT, điều quan trọng nhất là cách thức triển 
khai, vận hành website, e-marketing, hỗ trợ khách hàng... thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp. 
TMĐT không khó triển khai. Điều khó nhất trong TMĐT là khai thác hiệu quả những lợi ích 
TMĐT có thể mang lại cho doanh nghiệp và vận hành thành công mô hình TMĐT. Những 
kiến thức trong quyển sách này cơ bản giúp doanh nghiệp biết cách đầu tư, triển khai, áp dụng 
TMĐT có hiệu quả trong giai đoạn khởi sự. 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 79 
Giới thiệu về tác giả 
Thạc sĩ Dương Tố Dung với kiến thức chuyên môn trong cả hai lĩnh vực: công nghệ thông tin 
và quản trị kinh doanh, đã nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực TMĐT trong hơn năm năm 
qua, nguyên Giám đốc Công nghệ và Giải pháp TMĐT của Công ty V.E.C, hiện là Giám Đốc 
Điều hành kiêm Giám đốc Giải pháp TMĐT của Công ty TMĐT Vĩ Tân (VITANCO). Ngoài 
ra, cô còn là Giảng viên Thỉnh giảng của một số trường Cao đẳng, Đại học, chương trình 
MBA, đào tạo cho doanh nghiệp... về TMĐT. 
Quá trình học tập, nghiên cứu và hoạt động về TMĐT của Thạc sĩ Dương Tố Dung như sau: 
- Giám Đốc Điều hành kiêm Giám đốc Giải pháp TMĐT của Công ty TMĐT Vĩ Tân 
(VITANCO) (2005 – 2006) 
- Nguyên Giám đốc Công nghệ và Giải pháp TMĐT, Công ty V.E.C (2004 – 2005) 
- Tham gia giảng dạy về TMĐT tại các trường Cao đẳng, Đại học, Cao học (MBA), các lớp 
đào tạo cho doanh nghiệp (2004 – 2005) 
- Kinh nghiệm ba năm làm việc cho các công ty, tập đoàn quốc tế, phụ trách mảng TMĐT 
(2001 – 2003) 
- Thạc sĩ Khoa học về Kinh doanh Quốc tế, chuyên môn về Thương mại điện tử, tốt nghiệp 
tại Pháp năm 2002 
- Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, chuyên môn về Quản lý Công nghệ, tốt nghiệp tại Viện 
Công nghệ Châu Á, Thái Lan, năm 2001 
- Kỹ sư Máy Tính, Đại học Bách Khoa Tp.HCM, tốt nghiệp năm 2000 
- Kỹ sư Hóa, Đại học Bách Khoa Tp.HCM, tốt nghiệp năm 1998 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 80 
Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐT 
Affiliate/Affiliate Program: chương trình cộng tác, website bán hàng trả tiền hoa hồng cho 
các website cộng tác khi các website cộng tác này dẫn khách hàng đến website bán hàng. 
ALT Tag: phần khai báo thông tin về hình trên trang web, nằm trong mã HTML của trang 
web 
ARPANet: tiền thân của Internet 
Authentication: chứng thực 
B2B (business-to-business): giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp 
B2C (business-to-consumer): giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp là người bán và cá nhân 
người tiêu dùng là người mua 
Bandwidth: băng thông, chỉ khả năng truyền dữ liệu qua Internet, bao nhiêu mega bit trên 
giây 
Banner: những hình chữ nhật xuất hiện trên các trang web dùng để quảng cáo, thu hút người 
xem click vào để đến một thông điệp quảng cáo hay một website khác 
Bluetooth: công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu trong phạm vi 10 mét với tốc độ tối 
đa 1Mbps 
Click-and-mortar: doanh nghiệp có website online và có hạ tầng cơ sở vật lý (nhà xưởng, 
văn phòng...) 
Credit Card: thẻ tín dụng (Visa, MasterCard...) 
CRM (Customer Relationship Management): quản lý mối quan hệ khách hàng 
Database: cơ sở dữ liệu 
Debit Card: thẻ ghi nợ (như ATM) 
DoS (Denial of Service): tấn công từ chối phục vụ, khi host server bị tấn công dồn dập bởi các 
lệnh, làm tràn khả năng xử lý nên tạm ngưng hoạt động làm cho website bị ngưng hoạt động 
trong thời gian đó 
Digital Signature: chữ ký điện tử, là một dãy ký tự được mã hóa có tác dụng chứng thực 
Directory: danh bạ, như danh bạ website (web directory) 
Domain: tên miền của website, ví dụ www.abc.com 
Download: tải file về máy tính người dùng 
e-book: sách điện tử, ở dạng .exe, .pdf... 
e-business: doanh nghiệp điện tử, kinh doanh điện tử 
e-commerce: TMĐT 
EDI (Electronic Data Exchange): mạng trao đổi dữ liệu điện tử 
e-mail: thư điện tử 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 81 
e-payment (Electronic Payment): thanh toán điện tử 
EAI (Enterprise Application Integration): quá trình tích hợp các hoạt động kinh doanh với 
web 
e-marketing: marketing qua mạng Internet 
ERP (Enterprise Resource Planning): hệ thống chương trình hoạch định tài nguyên trong 
doanh nghiệp 
FAQ (Frequently Asked Questions): mục những câu hỏi thường gặp, thường thấy trên 
website, để cung cấp thông tin trợ giúp cho người xem website 
FTP (File Transfer Protocol): giao thức truyền file 
Firewall: bức tường lửa, có thể là phần cứng, có thể là phần mềm 
Form: mẫu biểu 
Freeware: những phần mềm miễn phí 
Gbps: Giga Bit trên giây 
Hacker: kẻ tấn công trên mạng 
HTML (Hyper Text Mark-up Language): ngôn ngữ siêu văn bản, là ngôn ngữ cơ bản nhất để 
tạo các trang web 
HTTP (Hyper-Text Transfer Protocol): giao thức truyền siêu văn bản, là giao thức truyền dữ 
liệu chính trong WWW 
Hyperlink, hay link: siêu liên kết, dùng trong Web 
ID (Identification): thông số nhận dạng 
IT (Information Technology): công nghệ thông tin 
Integrity: tính toàn vẹn (trong thông tin, đảm bảo thông tin không bị thay đổi) 
Internet: mạng toàn cầu 
Internet Marketing: marketing qua Internet, hay marketing qua mạng, hay e-marketing 
IP (Internetworking Protocol): giao thức liên mạng 
Kbps: Kilo Bit trên giây 
LAN (Local Area Network): mạng nội bộ trong phạm vi gần 
Logistics: hậu cần, cung ứng 
Marketplace: sàn giao dịch 
Mbps: Mega Bit trên giây 
Merchant: người bán 
Merchant Account: tài khoản người bán, là tài khoản thanh toán trực tuyến mà người bán 
phải đăng ký với ngân hàng để có thể tự xử lý thanh toán qua mạng 
Merchant Server: server của website của người bán 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 82 
META Tag: phần khai báo thông tin về lĩnh vực, từ khóa của website, nằm trong phần mã 
HTML 
m-commerce (Mobile Commerce): thương mại di động (không dây) 
Network: mạng 
Non-Repudation: chứng minh một hành động đã xảy ra 
Online: trực tuyến 
Open-source Code: mã nguồn mở 
OS (Operating System): hệ điều hành 
Pay-per-click: chương trình cộng tác trả tiền theo từng click 
Pay-per-lead: chương trình cộng tác trả tiền theo từng lead (hành động quy định trước của 
người xem, như đăng ký email, điền thông tin vào phiếu yêu cầu thông tin...) 
Pay-per-sale: chương trình cộng tác trả tiền theo doanh số bán hàng 
PDA (Personal Digital Assistants): thiết bị kỹ thuật số trợ giúp cá nhân, như Palm, điện thoại 
di động có nhiều chức năng hỗ trợ... 
PDF (Portable Data Format): dạng văn bản chỉ đọc, đọc với Adobe Acrobat Reader 
POP (Post Office Protocol): giao thức để nhận email trong các chương trình quản lý email 
như Outlook Express, Microsoft Outlook... 
Privacy: quyền riêng tư 
Privacy Policy: tuyên bố trên các website về chính sách đảm bảo quyền riêng tư của người 
xem 
Procurement: mua hàng 
Protocol: giao thức, cách thức thông tin, truyền dữ liệu 
Real time: thời gian thực, công nghệ xử lý dữ liệu và thực thi chương trình ngay lập tức, 
không phải chờ đợi 
Search engine: bộ tìm kiếm 
SET (Secure Electronic Transaction): giao dịch điện tử an toàn, được dùng trong thanh toán 
qua mạng 
Server: máy chủ 
Shopping Cart: giỏ mua hàng 
SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): giao thức gửi email từ các chương trình quản lý 
email như Outlook Express, Microsoft Outlook... 
Spam: thư rác 
Spamming: gửi thư rác 
Stickiness: khả năng thu hút người xem quay lại xem website 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 83 
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internetworking Protocol): giao thức đang được 
dùng để truyền dữ liệu trong Internet hiện nay 
Third party: bên thứ ba, chỉ các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng khi từ này 
được dùng trong chủ đề thanh toán qua mạng 
Trojan: virus Trojan, làm gián điệp theo dõi hành vi của người sử dụng máy tính bị nhiễm 
virus này 
URL (Uniform/Universal Resource Locator): địa chỉ web, ví dụ www.abc.com/xyz.html 
Upload: tải thông tin từ máy tính cá nhân lên máy chủ hay lên mạng 
Virus: chương trình máy tính có thể tự nhân bản và lây lan sang các máy tính khác thông qua 
các file bị nhiễm 
WAP (Wireless Application Protocol): giao thức truyền mạng không dây 
Wi-Fi: công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu trong phạm vi 100 mét với tốc độ tối đa 
lên đến 11Mbps 
Worm: sâu máy tính, có thể tự lây lan trong mạng nội bộ, trên Internet 
WWW (World Wide Web): tập hợp những văn bản, nội dung trên Internet 
Thc sĩ D	
ng T
 Dung – Công ty Th	
ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 84 
Tài liệu tham khảo 
1. H.M. Deitel, P.J. Deitel, K. Steinbuhler. e-Business and e-Commerce for Manager. New 
Jersey: Prentice Hall, 2001. 
2. Monwarul Islam, R. Badrinath et al. Secrets of Electronic Commerce: A guide for small 
and medium-sized exporters. Geneva, International Trade Centre UNCTAD/WTO, 2001. 
3. Joseph P. Caccamo. The 10 Basic Principles for e-Business Success. Canada: IQNetCom 
Corp., 2001. 
4. Edwin S. Soriano. Nets, Webs and The Information Infrastructure. e-ASEAN Task Force, 
UNDP-APDIP, 2003. 
5. Zorzyda Ruth Andam. e-Commerce and e-Business. e-ASEAN Task Force, UNDP-
APDIP, 2003. 
6. Arnoud Engelfriet. e-Commerce Business Models. , 2001. 
7. Richard Jewson. E-Payments: Credit Cards on the Internet. , 2001. 
8. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004. Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương 
mại. 
9. 
10. David Callan. Yahoo Feature. 
11. 
12. 
13. 
14. 

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_thuong_mai_dien_tu_cho_doanh_nhan_duong_to_dung.pdf