Cải thiện mức độ hở hai lá sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim

TÓM TẮT

Mục tiêu: Chúng tôi nghiên cứu thay đổi tình

trạng hở hai lá trước và sau cấy máy tạo nhịp tái

đồng bộ tim.

Phương pháp và kết quả: 48 bệnh nhân với

tuổi trung bình 55,79 ± 12,05 năm được cấy máy

tạo nhịp tái đồng bộ thành công. Các bệnh nhân

được đánh giá mức độ hở hai lá sau cấy 1 tuần, sau 1

tháng, 3 tháng, 6 tháng bằng siêu âm tim. Đã có tình

trạng thoái triển hở hai lá ngay sau 1 tuần cấy máy

(trước cấy 7,60 ± 4,23 cm2 so với sau cấy 1 tuần 5,97

± 3,87 cm2; p=0,001). Nhưng không thay đổi qua

thời gian theo dõi (sau 1 tuần 5,97 ± 3,87 cm2 so với

sau 1 tháng 5,16 ± 2,97 cm2; p=0,77), (sau 1 tháng

5,16 ± 2,97 cm2 so với sau 3 tháng 6,05 ± 4,64 cm2;

p=0,47) (sau 3 tháng 6,05 ± 4,64 cm2 so với sau 6

tháng 5,36 ± 3,30; p=0,88).

Kết luận: Hở hai lá thường cải thiện ngay sau

cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim và ít thay đổi sau

thời gian theo dõi trong 6 tháng.

pdf 5 trang phuongnguyen 4880
Bạn đang xem tài liệu "Cải thiện mức độ hở hai lá sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải thiện mức độ hở hai lá sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim

Cải thiện mức độ hở hai lá sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201874
Cải thiện mức độ hở hai lá sau cấy máy tạo nhịp 
tái đồng bộ tim
Đỗ Kim Bảng*, Phạm Như Hùng**, Phạm Thị Tuyết Nga*
Phạm Thị Hồng Ngọc*, Đặng Thanh Hương*, Nguyễn Đức Tâm*
Viện Tim mạch Việt Nam*
Bệnh viện Tim Hà Nội**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi nghiên cứu thay đổi tình 
trạng hở hai lá trước và sau cấy máy tạo nhịp tái 
đồng bộ tim.
Phương pháp và kết quả: 48 bệnh nhân với 
tuổi trung bình 55,79 ± 12,05 năm được cấy máy 
tạo nhịp tái đồng bộ thành công. Các bệnh nhân 
được đánh giá mức độ hở hai lá sau cấy 1 tuần, sau 1 
tháng, 3 tháng, 6 tháng bằng siêu âm tim. Đã có tình 
trạng thoái triển hở hai lá ngay sau 1 tuần cấy máy 
(trước cấy 7,60 ± 4,23 cm2 so với sau cấy 1 tuần 5,97 
± 3,87 cm2; p=0,001). Nhưng không thay đổi qua 
thời gian theo dõi (sau 1 tuần 5,97 ± 3,87 cm2 so với 
sau 1 tháng 5,16 ± 2,97 cm2; p=0,77), (sau 1 tháng 
5,16 ± 2,97 cm2 so với sau 3 tháng 6,05 ± 4,64 cm2; 
p=0,47) (sau 3 tháng 6,05 ± 4,64 cm2 so với sau 6 
tháng 5,36 ± 3,30; p=0,88).
Kết luận: Hở hai lá thường cải thiện ngay sau 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim và ít thay đổi sau 
thời gian theo dõi trong 6 tháng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong 
những nguyên nhân tim mạch. Tại Mỹ, hiện có 
5.000.000 bệnh nhân suy tim. Số tử vong do suy tim 
hàng năm tại Mỹ là 250.000 bệnh nhân [1]. Tiến 
triển của suy tim thường đi kèm với những thay 
đổi về chức năng và tái cấu trúc của thất trái. Trong 
những năm gần đây, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim 
(CRT) đã được chứng minh là có hiệu quả trong 
điều trị. Đặc biệt máy tạo nhịp tái đồng bộ tim đã 
cho thấy làm cải thiện triệu chứng, khẳ năng gắng 
sức và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim. 
Các thử nghiệm lâm sàng ngày càng củng cố hiệu 
quả điều trị của phương pháp này [2-4]. Tại Việt 
Nam, chúng tôi đã tiến hành ca cấy máy tạo nhịp 
tái đồng bộ tim đầu tiên vào tháng 10/2001 [5] và 
đến nay đã có hàng trăm bệnh nhân được cấy máy 
tạo nhịp tái đồng bộ tim tại nước ta. Rất nhiều bệnh 
nhân suy tim có tình trạng hở hai lá. Đánh giá mức 
độ cải thiện hở hai lá trên bệnh nhân cấy máy tạo 
nhịp tái đồng bộ chưa được đánh giá đầy đủ ở nước 
ta. Bài báo này của chúng tôi nhằm đánh giá cải 
thiện mức độ hở hai lá trên bệnh nhân cấy máy tạo 
nhịp tái đồng bộ tim.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân: 48 bệnh nhân được cấy máy tạo 
nhịp tái đồng bộ thành công tại Viện Tim mạch 
Việt Nam. Bệnh nhân đặt máy được chỉ định dựa 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 75
trên những tiêu chuẩn như Hướng dẫn của Hội Tim 
mạch học Hoa Kỳ năm 2008 [6]: (1) bệnh nhân suy 
tim có độ NYHA III và IV; (2) Siêu âm tim có EF 
35%; (3) Nhịp xoang; (4) có rối loạn mất đồng bộ 
tim (chẩn đoán qua điện tâm đồ với QRS 120 ms và 
siêu âm doppler mô tim); (5) Bệnh nhân được điều 
trị tối ưu bằng các thuốc chống suy tim.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt 
ngang có theo dõi dọc trong thời gian 6 tháng.
Cách thức tiến hành: Tất cả bệnh nhân được 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim được ghi nhận các 
chỉ số lâm sàng và siêu âm trước khi cấy máy. Bệnh 
nhân được tiến hành cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ 
tim tại Phòng thông tim Viện Tim mạch Việt Nam. 
Sau cấy máy bệnh nhân được theo dõi ở các thời 
điểm 1 tuần sau cấy máy, 1 tháng sau cấy máy, 3 
tháng sau cấy máy và 6 tháng sau cấy máy.
Các thông số đánh giá: Độ NYHA, Các thông 
số siêu âm tim bao gồm: đường kính tâm chương 
thất trái (Ds), đường kính tâm thu thất trái (Dd), 
thể tích cuối tâm chương thất trái (Vd), thể tích 
cuối tâm thu thất trái (Vs), Phân số tống máu thất 
trái (EF), diện tích hở hai lá, áp lực động mạch phổi.
Xử lý số liệu: Các số liệu của nghiên cứu đều 
được nhập và xử lý theo các thuật toán thống kê trên 
máy tính với sự trợ giúp của phần mềm SPSS for 
Windows version 17.0. (SPSS. Inc South Wacker 
Drive, Chicago, IL).
KẾT QUẢ
48 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tái đồng 
bộ tại Viện Tim mạch Việt Nam. Đặc điểm chung 
của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được trình bày ở 
bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Các thông số Trung bình ± độ lệch chuẩn, (%)
Tuổi 55,79 ± 12,05
Tỷ lệ nam/nữ (%) 39/9 (81,2%)
Độ NYHA 3,25 ± 0,64
Tần số tim 82,83 ± 15,60
Độ rộng phức bộ QRS 156,83 ± 22,19
Chỉ số tim ngực 63,2 ± 6,36
Nồng độ pro- BNP 814,36 ± 1110,74
Một số thông số về siêu âm tim ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước khi cấy máy CRT được trình bày 
ở bảng 2.
Bảng 2. Một số thông số siêu âm tim ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Thông số Nhỏ nhất Lớn nhất
Trung bình ± độ lệch chuẩn
(n = 48)
Đường kính nhĩ trái (mm) 27 69 44,65 ± 7,96
Dd (mm) 50 93 71,46 ± 9,24
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201876
Ds (mm) 42 84 61,67 ± 8,89
Vd (ml) 69 522 229,73 ± 87,07
Vs (ml) 46 364 171,46 ± 70,14
EF trung bình (%) 17 43 27,00 ± 5,96
Đường kính thất phải (mm) 16 49 26,52 ± 5,91
Cung lượng tim (CO) (l/ph) 1,8 5,8 3,02 ± 0, 93
Diện tích HoHLtrung bình
(lấy trung bình 2B và 4B) (cm2)
1,4 20,8 7,60 ± 4,23
Chênh áp qua van ba lá (mmHg) 15 64 32,81 ± 10,17
Sóng E của VHL (cm/s) 18 156 70,98 ± 32,82
Sóng A của VHL (cm/s) 18 140 67,92 ± 31,91
dP/dt thất trái (mmHg/s) 276 1136 529,98 ± 227,41
Tei thất phải 0,20 1,00 0,51 ± 0,19
Tei thất trái 0,38 1,20 0,58 ± 0,17
Tei mô 0,34 0,89 0,55 ± 0,13
E/é 2,68 37 15,85 ± 8,34
E’ (cm/s) 2,0 12,8 4,90 ± 1,88
A’ (cm/s) 2,0 10,0 5,45 ± 2,02
S (cm/s) 2,0 6,4 3,55 ± 1,10
Biểu đồ 1. Thay đổi mức độ hở hai lá trước và sau khi 
cấy CRT theo thời gian
Mức độ hở hai lá cải thiện ngay sau khi cấy. Sau 
đó không thay đổi theo thời gian đến tháng thứ 6.
Biểu đồ 2. Đường kính tâm trương thất trải giảm dần 
theo thời gian trên siêu âm tim qua các thời điểm 1 
(trước cấy CRT), 2 (sau 1 tuần),3 (sau 1 tháng), 4 
(sau 3 tháng) và 5 (sau 6 tháng).
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 77
Biểu đồ 3. Cải thiện của phân số tống máu thất trái (đo 
bằng phương pháp simpson mặt cắt 4 buồng) qua các 
thời điểm 1 (trước cấy CRT), 2 (sau 1 tuần), 3 (sau 1 
tháng), 4 (sau 3 tháng) và 5 (sau 6 tháng). 
BÀN LUẬN
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, sự cải 
thiện mức độ hở hai lá xuất hiện ngay sau khi cấy 
máy tạo nhịp tái đồng bộ tim. Tuy nhiên, lại không 
thay đổi sau thời gian theo dõi lên đến 6 tháng. 
Trong khi đó ngược lại, phân số tống máu và đường 
kính cuối tâm trương thất trái lại cải thiện từ từ qua 
thời gian theo dõi đến tháng thứ 6. Điều này có thể 
cho thấy mức độ cải thiện hở hai lá sau cấy CRT là 
do mức độ cải thiện của cơ chế mất đồng bộ trong 
suy tim hơn là do cải thiện chức năng hay đường 
kính của quả tim.
Hở van hai lá là một yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh 
nhân suy tim. Máy tạo nhịp tái đồng bộ có tác dụng 
giảm hở van hai lá. Cũng như thể tích thất trái, các 
nghiên cứu trên thế giới cũng như chúng tôi đều có 
giảm mức độ hở van hai lá có ý nghĩa thống kê sau 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ. Nghiên cứu của Yu 
Jia Liang tại Hồng Kông trên 106 bệnh nhân được 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim [7]. Kết quả sau 
cấy máy tạo nhịp 3 tháng, Yu Jia Liang và cộng sự 
nhận thấy có sự giảm cả tình trạng hở van hai lá tiền 
tâm thu và cuối tâm thu. Giảm hở van hai lá tiền tâm 
thu là nhờ sự tái đồng bộ nhĩ – thất còn giảm hở 
hai lá cuối tâm thu là do giảm áp lực qua van hai lá, 
làm giảm mất đồng bộ của 2 cột cơ [109]. Số lượng 
bệnh nhân trong nghiên cứu khá lớn, phương pháp 
nghiên cứu và thiết kế hợp lý tuy nhiên phần ghi 
nhận kết quả giảm hở hai lá tiền tâm thu sau cấy máy 
tạo nhịp 3 tháng chưa nêu bật được vai trò của tái 
đồng bộ nhĩ thất trong giảm hở van hai lá. Nghiên 
cứu đã giúp khẳng định cơ chế giảm hở van hai lá 
của máy tạo nhịp tái đồng bộ.
Nghiên cứu của Tetsuari Onishi ở Hoa Kỳ trên 
147 bệnh nhân suy tim nặng được cấy máy tạo nhịp 
tái đồng bộ tim với các thông số mất đồng bộ tương 
đồng với nghiên cứu của chúng tôi về giảm mức độ 
hở van hai lá. Thời điểm đánh giá trung bình 1,5 ± 
2,2 tháng sau cấy máy. Hở hai lá trong nghiên cứu 
đánh giá bằng phương pháp PISA. Nhóm hở van 
hai lá nhiều có vena contracta 0,7. Đáp ứng với máy 
tạo nhịp khi có giảm 1 độ hở van [8]. Nhóm có đáp 
ứng với tạo nhịp tái đồng bộ có mức độ hở van hai lá 
giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,03 [9]. Trong 
nghiên cứu này, các tác giả nhận xét những bệnh nhân 
có mất đồng bộ trên siêu âm, không giãn thất trái quá 
nhiều có giảm mức độ hở hai lá sau cấy máy tạo nhịp 
tái đồng bộ nhiều hơn bệnh nhân không có mất đồng 
bộ trong thất trái nhưng buồng tim lại giãn nhiều.
KẾT LUẬN
Hở hai lá thường cải thiện ngay sau cấy máy tạo 
nhịp tái đồng bộ tim và ít thay đổi sau thời gian theo 
dõi trong 6 tháng. Nghiên cứu này xác định tình 
trạng hở hai lá cải thiện là do cải thiện tình trạng 
mất đồng bộ nhiều hơn là do cải thiện tình trạng 
suy tim.
Regression of mitral regurgitation after CRT implantation
Objective: We investigate the changing of mitral regurgitation before and after cardiac resynchronization 
therapy (CRT).
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201878
Method and Results: 48 patients with mean aged 55,79 ± 12,05 years were implanted CRT. All patients 
were assess the mitral regurgitation by echocardiography before, after one week, one month, 3 months and 
6 months of CRT implantation. There were the immediately regression of mitral regurgitation in one week 
after CRT implantation (before CRT implantation 7,60 ± 4,23 cm2 versus one week after CRT implantation 
5,97 ± 3,87 cm2; p=0,001). There were no change of mitral regurgitation in next 6 months follow-up (after 
one week CRT implantation 5,97 ± 3,87 cm2 verus after one month CRT implantation 5,16 ± 2,97 cm2; 
p=0,77), (after one month CRT implantation 5,16 ± 2,97 cm2 verus after 3 months CRT implantation 
6,05 ± 4,64 cm2; p=0,47) (after 3 months CRT implantation 6,05 ± 4,64 cm2 versus after 6 months CRT 
implantation 5,36 ± 3,30; p=0,88).
Conclusion: There were the immediately regression of mitral regurgitation after CRT implantation and 
there were the little bite change in next 6 months follow up.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haldeman GA, Croft JB, Giles WH et al. Hospitalization of pts with heart failure: National Hospital 
Discharge Survey, 1985 to 1995. Am Heart J 1999; 137: 352-360.
2. Linde C, Abraham WT, Gold MR et al. Randomized trial of cardiac resynchronization in mildly 
symptomatic heart failure patients and in asymptomatic patients with left ventricular dysfunction and 
previous heart failure symptoms.. J Am Coll Cardiol 2008;52:1834-43.
3. Moss AJ, Hall WJ, Cannom DS et al. Cardiac-Resynchronization Therapy for the Prevention of 
Heart-Failure Events. NEJM 2009;361: 1329-1338
4. Phạm Như Hùng, Tạ Tiến Phước, Nguyễn Lân Việt. Tái đồng bộ tim điều trị suy tim tại Viện Tim 
mạch Việt Nam. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2008 Số 50:15-24.
5. Phuoc TT, Tuoc NN, Hung PN. Preliminary experiences of resynchronization therapy for dilated 
cardiomyopathy in Vietnam. PACE 2003, Feb, Vol 26, No 2: 818- p S20.
6. Epstein EA, DiMarco JP et al. ACC/AHA/HRS 2008 guidelines for Device-Based therapy of cardiac 
Rhythm Abnormalities.; JACC .2008;21:1-62.
7. Yu – Jia Liang, Quing Zhang et al (2010). Different determinants of improvement of early and lats systolic 
mitral regurgitation contributed after cardiac resynchonization therapy. J. JASE, 2010: 23(11), 1160 -1167.
8. Ihab G Diab; Ross J Hunter; Ravindu Kamdar; Thomas Berriman; Edward Duncan; Laura 
Richmond; Victoria Baker; Dominic Abrams; Mark J Earley; Simon Sporton; Richard J Schilling 
(2011), Does ventricular dyssynchrony on echocardiography predict to cardiac resynchronization therapy? 
J. Euro Heart. 2011: 97(17), 1410-1416.
9. Tetsuari Onishi, Toshinari Onishi, Olusegun A et al (2011). Predict of improvement in mitral 
regurgitation in heart faillure patients following cardiac resynchronization theraphy. JASE 2011: 24( 5), 39.

File đính kèm:

  • pdfcai_thien_muc_do_ho_hai_la_sau_cay_may_tao_nhip_tai_dong_bo.pdf