Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành tài chính-kế toán Trường Đại học Lạc Hồng

TÓM TẮT. Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết cung – cầu và phát triển nghề nghiệp để xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 4

yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên, đó là yếu tố kiến thức, khả năng đáp ứng, kỹ năng mềm và vốn xã

hội. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy có 4 yếu tố

tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là vốn xã hội, yếu tố

kiến thức, kỹ năng mềm và khả năng đáp ứng.

pdf 6 trang phuongnguyen 7020
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành tài chính-kế toán Trường Đại học Lạc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành tài chính-kế toán Trường Đại học Lạc Hồng

Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành tài chính-kế toán Trường Đại học Lạc Hồng
JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JSLHU  
Tp chí Khoa hc Lc Hng      
Tp chí Khoa hc Lc Hng126
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐƯỢC TUYỂN DỤNG CỦA SINH 
VIÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
Factors influencing the students’ ability to be recruited in finance and 
accounting major, Lac Hong University 
Nguyễn Thị Ngọc Diệp1, Đoàn Thị Hồng Nga2,* 
1ngocdiep1980.dhlh@gmail.com; 2hongnga06tc3@gmail.com 
1,2Khoa Tài chính - Kế toán; Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai 
TÓM TẮT. Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết cung – cầu và phát triển nghề nghiệp để xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 4 
yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên, đó là yếu tố kiến thức, khả năng đáp ứng, kỹ năng mềm và vốn xã 
hội. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy có 4 yếu tố 
tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là vốn xã hội, yếu tố 
kiến thức, kỹ năng mềm và khả năng đáp ứng. 
TỪ KHOÁ: Được tuyển dụng; Sinh viên sau khi tốt nghiệp 
ABSTRACT. The research applied the theory of supply-demand and career development to set up a model consisting of four 
factors influencing the students’ ability to be recruited: (1) knowledge, (2) ability to respond, (3) soft skills and (4) social 
capital. The research method used was descriptive statistics and Binary logistic analysis which showed that there were four 
factors influencing the students’ability to be recruited. The most influential factor is the social capital, knowledge factor, soft 
skills and ability to respond. 
KEYWORDS: Recruited; Students after graduation 
1. GIỚI THIỆU 
Nằm trong vùng tiếp giáp với miền Trung Nam Bộ và Tây 
Nguyên, gần Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, 
Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho 
giao lưu, hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển 
kinh tế. Vị trí địa lý thuận lợi đã cho phép Đồng Nai phát 
triển các KCN và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài 
tăng dần qua các năm. Hiện nay, Đồng Nai có 30 khu công 
nghiệp và 33 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tốc 
độ tăng trưởng kinh tế nhanh, môi trường đầu tư thông 
thoáng. Do đó, nhu cầu tuyển dụng lao động hết sức phong 
phú và đa dạng. Nắm được điều đó, Trường ĐH Lạc Hồng 
(TP.Biên Hòa) đã chủ động định hướng đào tạo gắn liền với 
nhu cầu của các doanh nghiệp. 
Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, trường đã đào 
tạo và cung ứng hàng ngàn lượt lao động cho các doanh 
nghiệp trên địa bàn Đồng Nai và các tỉnh lân cận, trong đó 
với đóng góp không nhỏ là nguồn lực các chuyên viên 
chuyên ngành kinh tế, đặc biệt là nhân sự chuyên ngành Tài 
chính - Kế toán (TC-KT). 
Tuy nhiên, không riêng trường ĐH Lạc Hồng, vấn đề việc 
làm cho sinh viên (SV) sau khi ra trường cũng luôn thu hút 
sự quan tâm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ vừa rời ghế 
giảng đường. Theo Tổng cục Thống kê [26], dân số trung 
bình năm 2017 của cả nước ước tính 93,7 triệu người. Trong 
đó bao gồm dân số thành thị là 32,9 triệu người, chiếm 
35,1%. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị là 3,22%; khu 
vực nông thôn là 1,81%, điều này khiến tỉ lệ lao động thất 
nghiệp trong nước là không quá cao. Tuy nhiên, theo điều tra 
lao động việc làm của Tổng cục thống kê bình quân bốn quý 
gần nhất thì kết quả cho thấy hơn 185.000 người có trình độ 
đại học (ĐH) trở lên thất nghiệp lại là điều đáng lo ngại (Điều 
tra lao động việc làm hàng quý, [25]). Theo Bộ Lao động - 
Thương binh và Xã hội, tính đến quý II năm 2016, nhóm thất 
nghiệp có trình độ ĐH trở lên là hơn 191.000 người, tiếp đến 
là cao đẳng chuyên nghiệp 94.800 người, trung cấp chuyên 
nghiệp 59.100 người. Điều này cho thấy, tại phân khúc nhân 
lực trẻ, mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, thị trường vẫn 
có cả cung lẫn cầu. 
Từ những thực trạng nêu trên, tác giả nhận thấy vấn đề SV 
không tìm được việc sau khi tốt nghiệp đang là nỗi lo của xã 
hội nói chung và của Khoa TC-KT cùng với trường ĐH Lạc 
Hồng nói riêng. Vậy, các yếu tố nào giúp các bạn sinh viên 
tốt nghiệp khoa TC-KT của trường vượt qua những ứng viên 
khác để nắm bắt cơ hội có được một công việc phù hợp là 
một vấn đề được đặt ra hiện nay. Do đó nhóm tác giả chọn 
đề tài “Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của 
sinh viên ngành TC-KT, trường ĐH Lạc Hồng”. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Theo Business Dictionary thì Tuyển dụng là quá trình tìm 
kiếm và thuê ứng cử viên có trình độ tốt nhất (trong hoặc 
ngoài tổ chức) để thực hiện công việc một cách kịp thời và 
hiệu quả về chi phí. Quá trình tuyển dụng liên quan đến việc 
phân tích các yêu cầu của một công việc, thu hút nhân viên 
đối với công việc, sàng lọc và thẩm định người nộp đơn, 
tuyển dụng và tích hợp nhân viên mới vào tổ chức. 
2.1 Lý thuyết về cung – cầu lao động 
Theo thuyết cung – cầu lao động thì khả năng có việc làm 
của người lao động chịu sự chi phối của các yếu tố như nhân 
khẩu, kinh tế - xã hội, sự phát triển của giáo dục và khả năng 
đáp ứng của nhà tuyển dụng và người lao động. 
Theo (Fullbright [8]) thì Cung lao động là số lượng lao 
động chưa qua đào tạo hoặc đã được đào tạo có nghề nghiệp, 
có trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật khác nhau, sẵn 
sàng tham gia trên thị trường lao động tại một thời điểm nhất 
định. Cung lao động phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như nhân 
khẩu, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng dân số, 
nguồn lao động, sự phát triển của giáo dục, y tế Các nhân 
Received: January, 28th, 2018 
Accepted: June, 1st, 2018 
*Corresponding author. 
E-mail: hongnga06tc3@gmail.com 
 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 127
Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Tài Chính – Kế Toán, Trường Đại Học Lạc Hồng 
tố này tác động đến số lượng lao động và tỷ trọng lao động 
tham gia lực lượng lao động, chất lượng lao động và cơ cấu 
cung lao động. 
Trong khi đó, Cầu lao động là khả năng thuê số lượng lao 
động của người sử dụng lao động trên thị trường lao động 
trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu lao động phụ 
thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến tạo việc làm, tăng 
trưởng việc làm như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; 
Sự phát triển của các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế; 
Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Khả năng 
huy động đầu tư toàn xã hội; Khả năng mở rộng thị trường 
trong nước và quốc tế. (Fullbright [8]). 
2.2 Thông tin bất cân xứng 
Thị trường lao động là một thị trường chịu ảnh hưởng của 
vấn đề thông tin bất cân xứng. Theo R. S. Pindyck và D. L. 
Rubinfeld [17], thông tin bất cân xứng là tình trạng một số 
người có được thông tin nhiều hơn một số người khác. Trong 
thị trường lao động, người lao động sẽ có thông tin nhiều hơn 
người tuyển dụng. Trong khi đó, nhà tuyển dụng phải đưa ra 
quyết định có nhận một người lao động vào làm việc hay 
không mà không hiểu rõ toàn bộ khả năng làm việc của người 
lao động. Khi tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người 
tuyển dụng có xu hướng trả lương ở mức độ trung bình cho 
mọi lao động được tuyển dụng. Về phía người lao động đặc 
biệt là sinh viên mới tốt nghiệp là một trường hợp cụ thể. Họ 
phát tín hiệu với nhà tuyển dụng thông qua công cụ chủ yếu 
là bằng cấp. Bằng cấp chứng minh SV có đủ kiến thức và kỹ 
năng làm việc. Ngoài ra, SV còn có thể sử dụng những kinh 
nghiệm làm việc được tích lũy từ quá trình học ĐH, như: việc 
làm thêm, tham gia mùa hè xanhTóm lại, thuyết thông tin 
bất cân xứng cho rằng để có được công việc thì sinh viên cần 
nắm bắt được thông tin từ nhà tuyển dụng tương ứng với khả 
năng đáp ứng của bản thân, đó là kiến thức, thái độ và kỹ 
năng làm việc. 
2.3 Lý thuyết phát triển nghề nghiệp 
Để có được một việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như 
sự hiểu biết thấu đáo bản thân, sự hiểu biết về kiến thức nghề 
nghiệp và khả năng tạo sự hòa hợp giữa hai yếu tố trên, 
Ginzberg và cộng sự [6] cho rằng việc có được một công việc 
bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố : yếu tố thực tế, sự ảnh hưởng của 
quá trình giáo dục, yếu tố tình cảm và giá trị cá nhân. Ở mỗi 
giai đoạn trưởng thành khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có những 
quyết định lựa chọn công việc khác nhau, được hình thành 
theo 4 giai đoạn: sở thích, năng lực, giá trị và sự chuyển đổi. 
Những yếu tố này kết hợp với nhau trong suốt quá trình phát 
triển nghề nghiệp, trong đó mỗi cá nhân có thể phát triển kỹ 
năng chuyên môn, hoặc khả năng của họ để nỗ lực có được 
một công việc hoặc đạt được sự thành công nhất định. Thông 
qua một quá trình trải nghiệm học tập khả năng của con 
người sẽ gia tăng hơn nữa và tác động đến tính hiệu quả, 
niềm tin đạt được kết quả và công việc mong muốn. 
Tóm lại, các thuyết về phát triển nghề nghiệp đã cho thấy 
rằng khả năng có được việc làm là cả một quá trình lựa chọn, 
tích lũy, phân tích, tổng hợp và quyết định được hình thành 
từ nhiều giai đoạn và chịu sự tác động của các yếu tố chủ 
quan và khách quan, đó không chỉ là sự phản ánh thực tế kiến 
thức có được từ trường lớp mà còn là kỹ năng, kinh nghiệm 
mỗi cá nhân đúc kết được. 
2.4 Các nghiên cứu trước có liên quan 
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề 
này, nghiên cứu của Fang và cộng sự [4] về các yếu tố quan 
trọng ảnh hưởng đến công việc của sinh viên mới tốt nghiệp, 
được thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 742 học viên ngành 
MIS và được khảo sát tại ba trường ĐH Mỹ khác nhau. Các 
yếu tố ảnh hưởng đến công việc của sinh viên tốt nghiệp 
được tìm thấy trong nghiên cứu này là: kinh nghiệm thực tập, 
chuyên ngành kép, thời gian đào tạo, điểm trung bình và sự 
khác biệt giới tính. Chan và Murphy [1] cho thấy rằng các kỹ 
năng chính không thể được phát triển hoặc học được bằng 
cách đọc sách một mình. Staff [18] xem xét các yếu tố ảnh 
hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, nghiên cứu được thực 
hiện dựa trên ứng dụng thuyết phát triển nghề nghiệp. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến sự lựa chọn 
nghề nghiệp bao gồm: mô tả công việc, yêu cầu đào tạo và 
giáo dục, triển vọng nghề nghiệp, và tiền lương. Jun và Fan 
[13] chỉ ra rằng việc học tại các trường danh tiếng có cơ hội 
việc làm tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt 
nghiệp khối ngành kỹ thuật và kinh doanh tìm việc làm dễ 
dàng hơn, tiếp theo là khối ngành nghệ thuật và khoa học xã 
hội. Các sinh viên tốt nghiệp khối ngành pháp luật và khoa 
học tìm được việc làm khó khăn hơn. Sinh viên tốt nghiệp 
nữ tìm việc làm dễ dàng hơn sinh viên tốt nghiệp nam, đặc 
biệt là trước ngày tốt nghiệp cuối cùng và 1-2 tháng sau khi 
tốt nghiệp. 
Nghiên cứu của Jovinia Danial và ctg [12] cho thấy kỹ 
năng làm việc của học sinh trung học chuyên nghiệp có 
tương quan với giới tính và đào tạo công nghiệp, tiếp đến là 
yếu tố tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia vào 
các hoạt động phát triển nghề nghiệp và các hoạt động tương 
tự. Hầu hết các nghiên cứu ngoài nước đều cho thấy các 
kiến thức và khả năng học tập trong quá trình học và thực tập 
đóng vai trò quan trọng, tiếp đó là các mối quan hệ xã hội và 
yếu tố giới tính có tác động đến khả năng được tuyển dụng. 
Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này có Nguyễn Công 
Thùy Dung [15] xem xét vấn đề học ngoại ngữ và mối liên 
hệ giữa việc học ngoại ngữ với cơ hội nghề nghiệp của giới 
sinh viên Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Hóa và cộng sự [14] 
cho thấy 5 nhân tố chính tác động nhu cầu tuyển dụng là: (1) 
Kiến thức, (2) Thái độ, (3) Kỹ năng, (4) Đáp ứng, (5) Tin 
cậy. Huỳnh Lê Uyên Minh và cộng sự [10] cho rằng sinh 
viên sau khi tốt nghiệp không phải ai cũng có thể tìm được 
công việc đúng ngành nghề đào tạo và phải chấp nhận công 
việc trái ngành, miễn sao có được việc làm. Nhìn chung, các 
nghiên cứu trong nước đều cho thấy các yếu tố kiến thức, kỹ 
năng, thái độ và mối quan hệ xã hội có tác động đến khả năng 
có việc làm, được tuyển dụng của sinh viên. 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và 
định lượng. Nghiên cứu định tính: Dựa vào khảo sát lý thuyết 
từ các kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu trước và phương 
pháp thống kê, so sánh, phân tích những số liệu về tình hình 
sinh viên tốt nghiệp và có việc làm những thông tin thứ cấp 
về thị trường việc làm của Việt Nam những năm qua. Nghiên 
cứu định lượng: Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng 
phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi được in ra và gửi 
thư điện tử, khảo sát qua công cụ Google.docs. Nghiên cứu 
sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 để tổng hợp toàn 
bộ thông tin dữ liệu, tiến hành làm sạch dữ liệu và chạy mô 
hình, các kiểm định và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến việc được tuyển dụng của sinh viên. Trong nghiên 
cứu này nhóm tác giả chọn hình thức lấy mẫu là phi xác suất. 
Kích thước mẫu được tính theo công thức sau: 
Tp chí Khoa hc Lc Hng128
Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Đoàn Thị Hồng Nga 
2
2)*(
e
SZ
N = (*)1 
Trong đó: N: kích thước mẫu, Z: giá trị ứng với mức tin 
cậy đã chọn, S: độ lệch tiêu chuẩn, e: mức độ sai số cho phép. 
Cỡ mẫu được xác định : 
2
2
)1,0(
)67,0*96,1(
=N = 172,45 
Tuy nhiên để đảm bảo tỉ lệ hồi đáp và dự trù cho những 
bảng câu hỏi có độ phản hồi thông tin kém, 300 phiếu khảo 
sát được phát ra. Kết quả số phiếu thu về là 300 phiếu. Số 
phiếu hợp lệ: 291 phiếu. 
3.1 Lựa chọn biến nghiên cứu 
Kiến thức: Kiến thức thể hiện những nhận thức, thông tin, 
khối lượng hiểu biết mà trong suốt quá trình ngồi trên ghế 
nhà trường tổng hợp và rèn luyện được. Staff [18] xem xét 
kiến thức như là các kỹ năng chuyên môn, khả năng cần thiết 
để thực hiện một công việc cụ thể. Có nền tảng kiến thức 
vững chắc sinh viên sẽ càng được đánh giá cao từ nhà tuyển 
dụng và khả năng có việc làm sẽ gia tăng. (Nguyễn Thị Hóa 
và cộng sự, [14]). Fan và cộng sự [3] cho rằng mỗi cá nhân 
trong xã hội để có được những kiến thức cho công việc phải 
trải qua một quá trình học tập lâu dài mà thông thường được 
giáo dục và đào tạo bởi gia đình, nhà trường. Do vậy, kiến 
thức dễ dàng được đánh giá và đo lường qua điểm số, được 
kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo. 
Khả năng đáp ứng: Là khả năng đáp lại những đòi hỏi, 
yêu cầu của công việc. Người có khả năng đáp ứng tốt công 
việc là những người có đủ kinh nghiệm và các yêu cầu cơ 
bản về ngoại ngữ và tin học. Theo Dearing [2] thì kinh 
nghiệm có thể được hiểu là tất cả các kỹ năng và kiến thức 
mà người lao động có được trong thời gian làm việc của họ. 
Kinh nghiệm làm việc có thể được tích lũy từ các công việc 
như: việc làm thêm trong hè của sinh viên, công việc bán thời 
gian, thực tập, tham gia vào các dự án ngắn hạn, công việc 
trước đây. Theo đó, nhân viên, người ở mọi lứa tuổi, có thể 
có được kinh nghiệm trong thế giới công việc để phát triển 
năng lực và kỹ năng quan trọng của họ, cũng như nâng cao 
việc làm của họ. Sinh viên mới ra trường giỏi kinh nghiệm 
làm việc có thể nâng cao việc học và việc làm của mình 
(Yorke [19]). 
Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm, hay kỹ năng phi nhận thức 
 ... ổ biến trong các nghiên cứu 
thuộc lĩnh vực kinh tế- xã hội như: đánh giá độ tin cậy 
của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và 
phân tích hồi qui Logistic. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
4.1 Kết quả thống kê mô tả 
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy rằng mẫu khảo sát đủ điều kiện 
đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Vì dung lượng bài báo bị 
giới hạn theo qui định nên tác giả không phân tích kỹ hơn về 
kết quả có được trong Bảng 2 này. 
Bảng 2. Thống kê số lượng khảo sát theo từng khóa 
Khóa Tần số % % tích lũy 
2006-2010 40 13.7 13.7 
2007-2011 40 13.7 27.5 
2008-2012 39 13.4 40.9 
2009-2013 38 13.1 54.0 
2010-2014 33 11.3 65.3 
2011-2015 30 10.3 75.6 
2012-2016 31 10.7 86.3 
2013-2017 40 13.7 100.0 
Tổng 291 100.0 
Bảng 3. Thống kê mô tả các biến nhân khẩu học 
Phân bố N= 291 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
( %) 
Giới tính 
Nam 134 46.00% 
Nữ 157 54.00% 
Tình trạng hôn nhân 
Đã kết hôn 71 24.40% 
Độc thân 220 75.60% 
Thời gian được tuyển 
dụng 
Dưới 1 
tháng 
26 8.90% 
Từ 1-3 tháng 63 21.60% 
Từ 3- 6 
tháng 
91 31.30% 
Trên 6 tháng 111 38.10% 
4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 
Bảng 4. Kết quả phân tích độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha 
Biến 
Trung bình 
thang đo 
nếu loại biến 
Phương sai 
thang đo 
nếu loại biến 
Tương 
quan biến 
tổng 
Cronbach’s 
Alpha nếu 
loại biến 
Thang đo “Kiến thức”, Cronbach’s alpha = 0.757 
KT1 18.43 5.032 0.689 0.665 
KT2 18.43 5.405 0.685 0.675 
KT3 19.75 7.520 -0.058 0.867 
KT4 18.29 5.432 0.580 0.699 
KT5 18.66 5.425 0.614 0.690 
KT6 18.51 5.602 0.694 0.679 
Thang đo“Khả năng đáp ứng”, Cronbach’s alpha = 0.730 
KNDU1 10.63 4.138 0.584 0.632 
KNDU2 10.41 4.016 0.609 0.616 
KNDU3 10.34 4.072 0.610 0.616 
KNDU4 11.01 5.034 0.303 0.788 
Thang đo “Kỹ năng mềm”, Cronbach’s alpha = 0.860 
KNM1 23.17 9.784 0.277 0.906 
KNM2 23.11 10.296 0.482 0.859 
KNM3 23.13 8.891 0.729 0.827 
KNM4 23.20 8.489 0.809 0.815 
KNM5 23.11 8.942 0.727 0.828 
KNM6 23.19 8.595 0.798 0.817 
KNM7 23.24 8.604 0.752 0.823 
Thang đo “Vốn xã hội”, Cronbach’s alpha = 0.721 
VXH1 14.63 5.337 0.195 0.794 
VXH2 14.34 4.666 0.585 0.638 
VXH3 14.16 4.536 0.612 0.626 
VXH4 14.73 4.604 0.456 0.685 
VXH5 14.25 4.297 0.649 0.606 
Kiến 
thức 
Vốn 
XH 
Kỹ năng 
mềm 
Khả năng 
 đáp ứng 
Được 
tuyển dụng 
Nhân 
khẩu học 
Tp chí Khoa hc Lc Hng130
Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Đoàn Thị Hồng Nga 
Các thang đo trước hết được phân tích độ tin cậy bằng 
hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích như trong Bảng 
3 cho thấy cả các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy 
(Cronbach’s Alpha 0.6; Hệ số tương quan biến tổng của 
từng thành phần 0.3 (Thọ, 2013)). Kết quả Cronbach’s 
Alpha tại bảng 4 trừ các biến KT3, KNM1 và VXH1 có hệ 
số tương quan biến tổng <0.3 nên loại biến này khỏi các bước 
nghiên cứu tiếp theo, các biến còn lại đều có hệ số tương 
quan biến tổng >0.3. Điều này chứng tỏ thang đo phù hợp, 
các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu đều được sử 
dụng trong phân tích EFA. Nghiên cứu tiến hành phân tích 
nhân tố EFA của các biến độc lập còn lại. Kết quả cho thấy 
Factor loading của biến KNDU4, KNM2 nhỏ hơn 0.5 nên 
tiến hành loại bỏ biến này. Kết quả kiểm tra EFA sau khi loại 
biến KNDU4, KNM2 có Kết quả hệ số KMO =0.793 >0.5 
và Sig: 0.000 < 0.05 cho thấy mức ý nghĩa của tập hợp dữ 
liệu đưa vào phân tích nhân tố khá cao, chứng tỏ mô hình 
phân tích nhân tố phù hợp. Kết quả rút trích nhân tố đánh giá 
về việc được tuyển dụng cho Hệ số Eigenvalues = 2.133 
>1, tổng phương sai rút trích là 53.330% > 50%, do vậy 
giá trị phương sai đạt chuẩn. Có nghĩa là nhân tố này giải 
thích được 53.330% sự biến thiên của biến phụ thuộc. 
4.3 Kết quả phân tích hồi qui Binary Logistic 
Kết quả hồi quy được thể hiện tại Bảng 5 như sau: 
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic 
 B S.E. Wald df Sig. 
Step 
1a 
KNM 0.868 0.247 12.358 1 0.000 
KT 1.022 0.264 14.964 1 0.000 
VXH 1.981 0.355 31.097 1 0.000 
KNDU 0.589 0.213 7.671 1 0.006 
Cons -15.117 2.255 44.932 1 0.000 
 Nguồn: Nghiên cứu của Nhóm tác giả 
Ta có phương trình hồi quy theo Binary logistic như sau: 
= -15.117+1.981VXH + 1.022KT 
 + 0.868KNM + 0.589KNDU 
 Bảng 5 cho thấy Sig. của cả 4 nhân tố đều nhỏ hơn 0,05 
điều này cho thấy, các nhân tố này đều có ý nghĩa thống 
kê trong việc giải thích sự tác động đến việc được tuyển 
dụng của sinh viên. Cụ thể nhân tố Vốn xã hội có tác động 
đến việc được tuyển dụng của sinh viên nhiều nhất 
(Beta=1.981), tiếp đến là kiến thức (Beta= 1.022), tiếp đến 
là kĩ năng mềm của sinh viên (Beta=0.868), cuối cùng là 
khả năng đáp ứng (Beta=0.589). 
Bảng 6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 
 Chi-square df Sig. 
Step 1 
Step 91.898 4 0.000 
Block 91.898 4 0.000 
Mode
l 
91.898 4 0.000 
(Nguồn: Nghiên cứu của Nhóm tác giả) 
Kết quả ở Bảng 6 cho thấy: độ phù hợp tổng quát có mức 
ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 < 0.05 nghĩa là tổ hợp liên hệ 
tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa 
trong việc giải thích cho biến phụ thuộc. 
Bảng 7. Kết quả dự báo của mô hình 
 Observed 
Predicted 
DTD 
% 
0 1 
Step 
1 
DTD 
0 30 34 46.9 
1 7 220 96.9 
Overall Percentage 85.9 
 Qua Bảng 7 cho thấy trong 64 trường hợp được dự đoán 
về việc được tuyển dụng thì mô hình đã dự đoán đúng 30 
trường hợp tương ứng tỷ lệ là 46.9%. Còn 227 trường hợp 
được dự đoán về việc được tuyển dụng của sinh viên thì mô 
hình đã dự đoán trúng 220 trường hợp tương ứng với tỷ lệ là 
96.9%. Từ điều này, ta tính được tỷ lệ dự đoán đúng của toàn 
bộ mô hình là 85.9%. 
5. KẾT LUẬN 
Kết quả trên cho thấy rằng Khoa và nhà trường nên 
quan tâm đến tất cả các nhân tố liên quan để có thể nâng 
cao khả năng được tuyển dụng của sinh viên. Nhóm tác 
giả đề xuất một số khuyến nghị sau: 
Về vốn xã hội: Trên thực tế cho thấy rằng bên cạnh tài 
năng thực sự nếu như sinh viên không có mối quan hệ, và 
sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình tìm việc thì để xin 
được một công ăn việc làm tại doanh nghiệp là khó khăn. 
Do vậy, ngoài việc Nhà trường hiện nay đã thực hiện các 
lễ ký kết về cam kết có việc làm sau khi tốt nghiệp, thì đối 
với các DN cần tiếp tục duy trì và củng cố hơn nữa mối 
quan hệ này trên mọi phương diện hợp tác. Để làm được 
điều này Khoa và Trường cần có một lộ trình và kế hoạch 
hoạt động cụ thể theo từng tháng, từng quý, từng năm từ 
đó, không chỉ gia tăng hình ảnh quảng bá về Trường một 
cách thiết thực mà còn là cơ sở đảm bảo niềm tin của sinh 
viên trong tuyển dụng khi tốt nghiệp. 
Về kiến thức: Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức 
chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh 
viên trong quá trình học tập là yếu tố cung quyết định lớn 
đến khả năng được tuyển dụng trong tương lai. Theo 
thuyết cung cầu thì cung về nhân lực phải có trình độ nhất 
định sẽ dẫn đến khả năng được tuyển dụng cao hơn. Cùng 
với sự cạnh tranh của các trường với nhau về rút ngắn 
chương trình đào tạo của ngành TC-KT từ 4 năm xuống 
còn 3,5 năm theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc 
dân mới do Thủ tướng phê duyệt. Trong năm học 2017, 
nhiều trường ĐH đã thực hiện rút ngắn thời gian đào tạo 
chuyên ngành TC-KT xuống còn 3,5- 4 năm như: Trường 
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Trường ĐH Mở 
TPHCM Cũng theo xu hướng chung, BGH trường Lạc 
Hồng đã có quyết định quan trọng ngày 20/4/2018 về việc 
rút ngắn CTĐT của các khối kinh tế xuống còn 3,5 năm 
(Theo Tuyển sinh Lạc Hồng 2018- Nguyễn Vũ Quỳnh- 
Phó Hiệu trưởng nhà trường). Như vậy, sắp tới CTĐT của 
khoa TC-KT cần phải xây dựng lại theo hướng 3,5 năm. 
Việc rút ngắn thời gian đào tạo không phải là cắt xén, bỏ 
bớt môn mà phải sắp xếp sao cho hợp lý, người học phải 
tự học nhiều hơn từ nhiều nguồn để tích lũy thêm kiến 
thức. Cần có sự định hướng chung của nhà trường trong 
việc bố trí các môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng 
ra ngoài chương trình dạy để rút ngắn CTĐT, vì 2 môn 
này đã được thể hiện bằng 2 chứng chỉ cùng tên. Từ đây, 
sinh viên có thể chủ động thời gian rảnh để tham gia rèn 
luyện, tham gia kiến tập và tích lũy tín chỉ của các môn 
học ngoại khóa. 
Kỹ năng mềm: Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 
kỹ năng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc được tuyển 
dụng của sinh viên. Hiện nay, việc phụ trách giảng dạy 
các kỹ năng này lại tách ra các chứng chỉ riêng biệt, các 
giáo viên phụ trách giảng dạy đa phần không phải là giáo 
viên chuyên ngành TC-KT. Thực tế trong các khóa 2013, 
2014, 2015 trong 4 kỹ năng được đưa vào giảng dạy thì 
chỉ có một giáo viên của Khoa phụ trách giảng dạy một 
môn duy nhất là Kỹ năng học và tự học cho khóa 2015. 
Do đó, việc vận dụng các kỹ năng này vào từng chuyên 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 131
Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Tài Chính – Kế Toán, Trường Đại Học Lạc Hồng 
đề, môn học đặc thù riêng của khoa TC-KT hiện tại là 
chưa đồng đều giữa các giáo viên và các môn học. Mặt 
khác, do sự hạn chế về số tiết dạy KNM (25 tiết/kỹ năng), 
Khoa cần lưu ý đến đội ngũ giáo viên hiện có, không 
những phải nâng cao và cập nhật kiến thức thường xuyên, 
mà cần nắm bắt các kỹ năng (Kỹ năng làm việc nhóm; giải 
quyết vấn đề; giao tiếp ứng xử; làm việc độc lập, tự chủ; 
Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm và Kỹ năng bán hàng) để 
tăng cường việc vận dụng các kỹ năng trên vào từng tình 
huống của môn học, các bài tiểu luận để mang lại hiệu quả 
nhất cho các kỹ năng này nói riêng và khả năng được 
tuyển dụng nói chung cho sinh viên ngành TC-KT. 
Khả năng đáp ứng: Khả năng đáp ứng ở đây là sự kết 
hợp của việc sinh viên không những trau dồi về những 
kiến thức lý thuyết mà còn cần sự quan sát và những trải 
nghiệm thực tế cuộc sống. Nếu mục đích của các trường 
ĐH là giúp sinh viên có kiến thức chuyên ngành thì khả 
năng đáp ứng ở đây nghĩa là giúp sinh viên cần phát triển 
tầm nhìn, giúp họ có những sự lựa chọn đúng đắn và các 
lợi thế trong khi tìm việc làm. Do vậy, Khoa và nhà trường 
nên đưa ra những hoạt động xen kẽ với các chương trình 
học của mình nhằm giúp sinh viên tiếp cận với nhiều khía 
cạnh của những vấn đề thực tiễn, điều này sẽ giúp sinh 
viên phát triển sự hiểu biết và nâng cao khả năng đáp ứng. 
Bản thân sinh viên cũng cần luôn luôn tìm tòi trong thực 
tế và cuộc sống để nâng cao những hiểu biết về công việc. 
Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp sinh viên ghi điểm trong 
các đợt tuyển dụng tại Trường và có được lời mời từ các 
nhà tuyển dụng. Lý giải theo thuyết phát triển nghề nghiệp 
thì khả năng đáp ứng càng cao của ứng viên thì việc được 
tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mô hình nghiên 
cứu chỉ tập trung phân tích 4 yếu tố bao gồm: vốn xã hội, 
kiến thức, kỹ năng mềm và khả năng đáp ứng, các nghiên 
cứu tiếp theo có thể nghiên cứu thêm các yếu tố vĩ mô, có 
thể mở rộng phạm vi nghiên cứu đến tất cả các ngành nghề 
được đào tạo của trường, tại tất cả các trường ĐH trong 
tỉnh Đồng Nai và trong khu vực Đông Nam Bộ để có cái 
nhìn toàn diện hơn về các yếu tố tác động đến việc được 
tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. 
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chan, C. K. Y., & Murphy, M. Active-based key-skills 
learning in engineering curriculum to improve student 
engagement, Technological developments in education and 
automation, 2010, 79-84. 
[2] Dearing, R. Higher Education in the Learning Society, 
Norwich, UK: The National Committee of Inquiry into 
Higher Education, 1997. 
[3] Fan.C.S, Xiangdong Wei, Junsen Zhang. “Soft" Skills, 
"Hard" Skills, and the Black/White Earnings Gap, 
Discussion Paper no. 1804, 2005. 
[4] Fang X., Sooun Lee, Ted E. Lee and Wayne Huang. 
Critical Factors Affecting Job Offers for New MIS 
Graduates. Journal of Information System Education, 2004, 
15, (2), 189-204. 
[5] Fernandez, Roberto M., Emilio Castilla, and Paul Moore. 
Social Capital at Work: Networks and Employment at a 
Phone Center, American Journal of Sociology, 2000, 105: 
1288-1356. 
[6] Ginzberg, E., Ginsburg, S.W., Axelrad, S., & Herma, J.L. 
Occupational choice: An approach to a general theory. 
New York: Columbia University Press, 1951. 
[7] Granovetter Mark, Afterword. Reconsiderations and a New 
Agenda, Chicago; IL: University of Chicago Press, 1995. 
[8] Fullbright. Thông tin bất cân xứng, Ghi chú bài giảng 5 - 
Nhập môn Chính sách công - Thông tin bất cân xứng, 2010. 
[9] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Thống kê ứng 
dụng trong kinh tế- xã hội, NXB Lao động – Xã hội, 2010. 
[10] Huỳnh Lê Uyên Minh, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Kim 
Hương. Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên 
ngành tin học ứng dụng khóa 2010, Đại học Đồng Tháp, 
Hội Nghị NCKH Khoa Sư phạm Toán-Tin, tháng 05/2015. 
[11] Hunt, C. The Impact of Sales Engineers on Salesperson 
Effectiveness. Journal of Marketing Development and 
Competitiveness, 2011, vol. 5(2), 130-138. 
[12] Jovinia Danial và ctg. Factors Influencing the Acquisition 
of Employability Skills by Students of Selected Technical 
Secondary School in Malaysia. International Education 
Studies, 2014, 7 (2): 117–124. 
[13] Jun.K & Jiang Fan. Factors Affecting Job Opportunities for 
University Graduates in China, Research in World 
Economy, 2011, vol. 2, no. 1. pp.24. 
[14] Nguyễn Thị Hóa, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Bùi Thị Phương 
Thảo. Khả năng đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp khối 
ngành kinh tế đối với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp 
– Nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học 
Lạc Hồng, 2014, Tập 1, Số 1, trang 12-19. 
[15] Nguyễn Công Thùy Dung. Vấn đề học ngoại ngữ và mối 
liên hệ giữa việc học ngoại ngữ với cơ hội nghề nghiệp của 
giới sinh viên TP. Hồ Chí Minh hiện na; Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân văn, 2003. 
[16] Nguyễn Hồng Vân và cộng sự. Nhu cầu về kỹ năng mềm 
của nhân viên trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Trường 
hợp các doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh; Báo cáo tổng kết 
đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế 
Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. 
[17] Pindyck, R.S. & Rubinfeld, D.L. Kinh tế học vi mô, Đại 
học Kinh tế Quốc dân dịch, NXB Thống kê, 1999. 
[18] Staff. “What Influences Your Career Choice?”, Available 
from Online college at: < 
2011/05/17/what-influences-your-career-choice/>, 2011. 
[19] Yorke, M., “Employability in higher education: what it is – 
what it is not,” York, UK: The Higher Education Academy, 
2004. 
[20] Tham khảo website: <
hoc/viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-tot-nghiep-mot-van-
de-xa-hoi-nan-giai-215/> 
[21] Tham khảo website: <
resources/co-hoi-viec-lam-nao-cho-sinh-vien-viet-
nam/#.V_XhS-WLTIU 
[22] Tham khảo website: 
<
tuc/4745.phan-tich-thi-truong-lao-dong-nam2014-du-bao-
nhu-cau-nhan-luc-nam2015-tai-tp-ho-chi-minh.html> 
[23] Tham khảo website: <
duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-
hoc-viet-nam-389870.html> 
[24] Tham khảo website: <https://news.zing.vn/viet-nam-dang-
co-bao-nhieu-nguoi-that-nghiep-post761579.html> 
[25] Tham khảo website: <https://tuoitre.vn/loi-giai-cho-cu-
nhan-thac-si-that-nghiep-1355287.htm?> 
[26] Tham khảo website: 
. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_viec_duoc_tuyen_dung_cua_sinh_vien_n.pdf