Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc rốn trẻ ở các bà mẹ: kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Mở đầu: Nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn là một vấn đề y tế công cộng vì tần số cao trong cộng đồng

và có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như tử vong ở trẻ em sơ sinh. Ơ Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ

lệ nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn dao động từ 23% đến 43%. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mỗi

năm có khoảng nửa triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn, phần lớn xảy ra ở các nước

đang phát triển. Một trong những nguyên nhân của nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn là do các bà mẹ thiếu

kiến thức, có thái độ không đúng, và thực hành chăm sóc rốn không thích hợp.

Mục tiêu: Nghiên cứu này có mục tiêu tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng thiếu kiến thức

cũng như thái độ và thực hành không đúng ở các bà mẹ.

Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế như là một cuộc khảo sát cắt ngang và mô tả. Đối tượng

nghiên cứu gồm 265 bà mẹ mới sinh con (trẻ dưới 4 tháng tuổi) cư ngụ tại huyện Cần Giờ, một huyện ngoại

ô thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Kiến thức (như phương pháp chăm sóc, hiểu biết dịch tiết, thời gian rụng

rốn), thái độ (bao gồm tháo băng, không tắm rốn, giữ cuốn rốn khô sạch), và thực hành chăm rốn (như băng

rốn, bôi rốn, tắm rốn, lau rốn) được thẩm định bằng một bộ câu hỏi đã được kiểm định trước. Ba biến số

được tính từ kiến thức, thái độ, và thực hành: KA (kiến thức và thái độ), KP (kiến thức và thực hành), và

AP (thái độ và thực hành). Các yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu là độ tuổi, nghề nghiệp, học vấn, thành

phần kinh tế, và được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp từng bà mẹ. Mô hình hồi qui đa biến logistic được

ứng dụng để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố và KA, KP và AP.

Kết quả: Trong số 265 bà mẹ, có 30% có kiến thức đúng, 69% (n = 184) có thái độ đúng, và 33% (n =

88) có những thực hành đúng hay và thích hợp về chăm sóc rốn cho trẻ em.Phân tích hồi qui logistic cho

thấy tình trạng kinh tế gia đình khó khăn có liên quan đến kiến thức + thực hành và thái độ + thực hành

chăm sóc rốn.Những bà mẹ trên 25 tuổi và kinh tế gia đình trên trung bình có thái độ và thực hành chăm

sóc trẻ em đúng hơn các bà mẹ trẻ tuổi hay tình trạng kinh tế gia đình khó khăn.Kết quả phỏng vấn trực tiếp

phát hiện 3 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành và thái độ chăm sóc trẻ em: nhân viên y

tế, người thân trong gia đình, và do chính bà mẹ

pdf 12 trang phuongnguyen 8320
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc rốn trẻ ở các bà mẹ: kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc rốn trẻ ở các bà mẹ: kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc rốn trẻ ở các bà mẹ: kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 1 
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH 
CHĂM SÓC RỐN TRẺ Ở CÁC BÀ MẸ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
DỊCH TỄ HỌC TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Huỳnh Thị Duy Hương* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn là một vấn đề y tế công cộng vì tần số cao trong cộng đồng 
và có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như tử vong ở trẻ em sơ sinh. Ơ Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ 
lệ nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn dao động từ 23% đến 43%. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mỗi 
năm có khoảng nửa triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn, phần lớn xảy ra ở các nước 
đang phát triển. Một trong những nguyên nhân của nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn là do các bà mẹ thiếu 
kiến thức, có thái độ không đúng, và thực hành chăm sóc rốn không thích hợp. 
Mục tiêu: Nghiên cứu này có mục tiêu tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng thiếu kiến thức 
cũng như thái độ và thực hành không đúng ở các bà mẹ. 
Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế như là một cuộc khảo sát cắt ngang và mô tả. Đối tượng 
nghiên cứu gồm 265 bà mẹ mới sinh con (trẻ dưới 4 tháng tuổi) cư ngụ tại huyện Cần Giờ, một huyện ngoại 
ô thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Kiến thức (như phương pháp chăm sóc, hiểu biết dịch tiết, thời gian rụng 
rốn), thái độ (bao gồm tháo băng, không tắm rốn, giữ cuốn rốn khô sạch), và thực hành chăm rốn (như băng 
rốn, bôi rốn, tắm rốn, lau rốn) được thẩm định bằng một bộ câu hỏi đã được kiểm định trước. Ba biến số 
được tính từ kiến thức, thái độ, và thực hành: KA (kiến thức và thái độ), KP (kiến thức và thực hành), và 
AP (thái độ và thực hành). Các yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu là độ tuổi, nghề nghiệp, học vấn, thành 
phần kinh tế, và được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp từng bà mẹ. Mô hình hồi qui đa biến logistic được 
ứng dụng để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố và KA, KP và AP. 
Kết quả: Trong số 265 bà mẹ, có 30% có kiến thức đúng, 69% (n = 184) có thái độ đúng, và 33% (n = 
88) có những thực hành đúng hay và thích hợp về chăm sóc rốn cho trẻ em.Phân tích hồi qui logistic cho 
thấy tình trạng kinh tế gia đình khó khăn có liên quan đến kiến thức + thực hành và thái độ + thực hành 
chăm sóc rốn.Những bà mẹ trên 25 tuổi và kinh tế gia đình trên trung bình có thái độ và thực hành chăm 
sóc trẻ em đúng hơn các bà mẹ trẻ tuổi hay tình trạng kinh tế gia đình khó khăn.Kết quả phỏng vấn trực tiếp 
phát hiện 3 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành và thái độ chăm sóc trẻ em: nhân viên y 
tế, người thân trong gia đình, và do chính bà mẹ. 
Kết luận: Tóm lại, tình trạng kinh tế gia đình và độ tuổi của bà mẹ có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ 
và thực hành chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Các kết quả này còn chỉ ra một nhu cầu cấp thiết cho một chương 
trình hướng dẫn về chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, và một chương trình như thế cần phải có sự tương tác 
giữa ba nhân tố: nhân viên y tế, người thân, và bà mẹ. 
ABSTRACT 
SOCIO-ECONOMIC CORRELATES OF KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE OF POST-
NATAL CORD CARE AMONG MOTHERS IN CẦN GIỜ DISTRICT, HCMC 
Huynh Thi Duy Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 7-16 
Background:The public health significance of umbilical infection and umbilical tetanus is well-
recognized because these disorders can lead to sepsis and increased risk of mortality among newborn infants 
* Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 2 
in developing countries. Hospital-based studies in Ho Chi Minh City suggested that the prevalence of 
umbilical infection and umbilical tetanus ranged between 23% and 43%. The World Health Organization 
estimates that annually, about half a million infants in the world, mostly from developing countries, die of 
umbilical infection and umbilical tetanus. One of the most important factors that lead to umbilical infection 
and umbilical tetanus is the traditional but unhygienic practice of cord care which has root in cultural 
background. 
Objectives: The present study was therefore designed to investigate the factors that affect the 
inadequate knowledge, attitude and practice of postnatal cord care among mothers. 
Method: The study was designed as a cross-sectional and descriptive investigation, in which 265 
mothers with newborn babies (under 4 months old) were included. The mothers were residents of the Cần 
Giờ, a semi-rural district of Ho Chi Minh City. None of the children was diagnosed with umbilical infection 
or umbilical tetanus. Knowledge (methods of care, understanding of umbilical mucus, and time of umbilical 
removal), attitude towards hygiene of natal cord, and practice of cord care were collected by a structured 
questionnaire which had previously been validated. Three outcome variables were combined from the three 
primary variables to yield: KA (knowledge and attitude), KP (knowledge and practice), and AP (attitude and 
practice). Each outcome variable was dichotomized into correct versus incorrect score. In addition, data on 
mother’s age, occupation, educational levels, family economic status, and parity were also obtained from each 
mother by direct interview. These covariates were then analyzed in relation to the three outcome variables by 
the multiple logistic regression model. 
Results: The average age of mothers was 27 (range: 22-29), with approximately 60% having age above 
25 years. Among the 265 mothers, 30%, 69% and 33% was deemed to have adequate knowledge, appropriate 
attitude, and correct practice of cord care, respectively. Mothers aged 25 or older and with economic hardship 
were found to have higher probability of poor KA, KP, and AP. Furthermore, qualitative analysis suggested 
that the practice and attitude of cord care were influenced by healthcare workers, relatives, and the mothers 
themselves. 
Conclusion: In summary, these results indicate that in the Can Gio community, economic hardship and 
mothers’ age were associated with knowledge attitude and practice of post-natal cord care. These results also 
underscore an urgent need for a educational program to help prospective mothers in the care of postnatal 
cord, and that such a program must incorporate the participation of healthcare workers and relatives. . 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tại các nước đang phát triển, uốn ván rốn 
(UVR) và nhiễm khuẩn rốn (NKR) là những 
nguyên nhân chính đưa đến tử vong ở trẻ sơ 
sinh. Mỗi năm, theo tổ chức y tế thế giới 
(TCYTTG) độ 500.000 trẻ chết do UVR và độ 
460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm 
khuẩn nặng(27). 
Một trong 3 yếu tố thường gặp sự tồn tại 
những hủ tục nuôi con, những thói quen tập 
quán có hại gây mất vệ sinh trong việc chăm 
sóc rốn trẻ ở cộng đồng dân cư. 
Từ 1984 có rất nhiều nghiên cứu, thảo luận 
quanh việc “chăm sóc rốn như thế nào là an 
toàn và lợi ích nhất”, nhằm tránh NKR, UVR 
xảy ra tại bệnh viện cũng như khi trẻ xuất viện 
về nhà, tập trung chủ yếu tại các nước phát 
triển(11,21,28,29). Tại những nước đang phát triển 
còn ít nghiên cứu về vấn đề này(9,15,19,26). 
Tại Việt Nam, tỷ lệ NKR được ghi nhận tại 
các Bệnh viện (BV) Thành phố Hồ Chí Minh 
thay đổi từ 23% đến 43% và cá biệt vài trường 
hợp nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và gây 
tử vong rất đáng tiếc(2,3,4). 
Nghiên cứu này chỉ tập trung ở yếu tố thứ 3 
làm gia tăng tần suất NKR và UVR ở những 
nước đang phát triển là “Sự tồn tại những hủ 
tục nuôi con, những thói quen tập quán có hại 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 3 
gây mất vệ sinh trong việc chăm sóc rốn trẻ ở 
cộng đồng dân cư” qua các mục tiêu: 
1. Xác định liên quan giữa các yếu tố kiến 
thức, thái độ, thực hành CSRTSS của các bà 
mẹ. 2. Thăm dò những nguyên nhân ảnh 
hưởng đến thực hành CSRTSS của các bà mẹ. 
KHÍA CẠNH DỊCH TỄ CỦA NHIỄM 
TRÙNG RỐN SƠ SINH 
Trên thế giới, tỷ lệ NKR sơ sinh tương đối 
hiếm ở các nước phát triển, nhưng những 
trường hợp đơn lẻ và các dịch nhỏ NKR vẫn 
xảy ra dù việc sinh trong các bệnh viện đã 
được thực hiện vô trùng(29). NKR thường gặp 
nhiều hơn ở những nước đang phát triển(28,29). 
Một nghiên cứu tại BV ở Ấn Độ đã cho thấy, 
trong số những trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn 
huyết thì 47% có nguồn lây từ rốn và trên những 
trẻ nhập viện 21% là do NKR(28). Theo nghiên cứu 
tổng quan của TCYTTG, mỗi năm độ 500.000 trẻ 
chết do UVR và độ 460.000 trẻ chết vì những hậu 
quả của nhiễm khuẩn nặng(27). Nguồn lây chính 
cho bệnh lý này là việc sử dụng phân bò thoa lên 
rốn, đây là một thực hành có nguồn gốc từ tôn giáo 
hay phong tục tập quán, nhất là ở Ấn Độ, Pakistan, 
Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và những quốc gia Châu 
Phi như Zạre, Nigeria, Sudan(27,28,29). Ngay tại Hoa 
kỳ năm 1998 vẫn còn báo cáo có ca UVR tại 
Montana. Một nghiên cứu tại Pakistan năm 2004 
cho thấy trong 3 năm đã có 125 bệnh nhi UVR. 
Một nghiên cứu tiền cứu trong đô thị ở Ấn Độ cho 
thấy tỷ lệ mới mắc của NKR là 30/1000, tỷ lệ bệnh 
mới mắc của NKR của sơ sinh tại bệnh viện là 2,3% 
; tại nhà là 21,3% . Theo Obimbo và cộng sự, tại 
khoa Nhi, Trường Đại học Nairobi, Kenya trong 
một nghiên cứu về KT-TĐ-TH của các bà mẹ và 
KT của NVYT liên quan đến vấn đề CSRTSS, cho 
thấy các bà mẹ có KT tốt trong việc giữ vệ sinh khi 
cắt rốn nhưng lại không biết và TH sai việc 
CSRTSS sau khi sinh(24). Tại Việt Nam, một nghiên 
cứu năm 2000 tại quận 8 TP HCM, cho thấy bà mẹ 
có KT tốt, TĐ tốt trong việc CSRTSS, nhưng TH 
còn nhiều vướng mắc và chịu nhiều ảnh hưởng 
của mẹ chồng, mẹ ruột(14). 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu định lượng 
Tiêu chí chọn vào 
Bà mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng; Mẹ cư 
trú tại Cần Giờ từ sáu tháng trở lên; Trẻ chưa 
từng được chẩn đoán NKR từ NVYT. 
Tiêu chí loại ra 
Bà mẹ bị chậm phát triển tâm thần hoặc có 
những biểu hiện bệnh lý về tâm thần kinh; Trẻ 
trong nhóm tuổi nghiên cứu không có mặt khi 
phỏng vấn viên đến phỏng vấn và đã từng 
được chẩn đoán là nhiễm tùng rốn bởi NVYT. 
Nghiên cứu định tính 
Tất cả các NVYT và bà mẹ được chọn vào 
phỏng vấn sâu có định hướng và thảo luận 
nhóm có trọng tâm đều tự nguyện và ký tên 
vào bảng thỏa thuận tham gia nghiên cứu, các 
NVYT đang làm việc tại TTYT Cần Giờ, các bà 
mẹ cư ngụ tại huyện Cần Giờ. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu định lượng (mục tiêu 1) 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu định lượng: cắt ngang, mô tả 
và phân tích(18,22,23). 
Cỡ mẫu 
Theo công thức tính cỡ mẫu cho mục tiêu 
ước lượng một tỷ lệ với sai số nhất định, với : = 
0,05; do đó Z (1-/2) = 1,96, p = là tỷ lệ các bà mẹ 
có KT, TĐ, TH đúng, mong đạt được trong 
nghiên cứu. Trong 1 nghiên cứu về KT-TĐ-TH 
về CSRTSS của các bà mẹ tại Quận 8 năm 
2000(14), tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng là 
0,35; thái độ hợp tác là 0,64; thực hành đúng la 
0,25. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn tỷ 
lệ sẽ cho mẫu được chọn là lớn nhất, do đó p = 
0,64. d= 0,07. Chúng tôi được n= 180, dự trù 
khoảng 10% các bà mẹ sẽ không trả lời đầy đủ 
các câu phỏng vấn, chúng tôi có cộng thêm 
10% của mẫu cần thu thập, tức 18 người nữa. 
Vậy mẫu cần thu thập là 180 + 18 = 198, làm 
tròn 200. Do số bà mẹ hiện cư ngụ tại địa 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 4 
phương khoảng gấp rưỡi số mẫu dự kiến nên 
chúng tôi quyết định phương pháp lấy mẫu 
toàn thể để đảm bảo tính chính xác của ước 
lượng và tránh các sai lầm có thể có do việc 
chọn mẫu không đại diện. 
Kỹ thuật chọn mẫu: lấy mẫu toàn thể 
Biến số nghiên cứu 
Các biến số về kiến thức, thái độ và thực hành (biến 
phụ thuộc) 
 Các biến số kiến thức về CSRTSS là 
biến số nhị giá với hai giá trị: kiến thức đúng và 
kiến thức chưa đúng, bao gồm các biến kiến thức 
sau đây: thời gian rốn rụng; phương pháp 
chăm sóc rốn: giữ rốn không ướt lúc tắm trẻ 
(khi rốn chưa rụng), tháo băng rốn đã được 
NVYT quấn kín lúc rời nhà bảo sanh, không 
băng rốn kín (khi rốn chưa rụng), không băng 
rốn kín (khi rốn đã rụng), giữ rốn khô và sạch; 
dịch tiết tại rốn gồm dịch sinh lý, dịch bệnh và 
biến số kiến thức chung (thời gian rụng rốn+ 
chăm sóc rốn + dịch rốn). 
 Các biến số thái đo về CSRTSS là biến 
số nhị giá với hai giá trị: thái độ hợp tác (đúng) 
hoặc không không hợp tác (chưa đúng), với 
việc:tháo băng rốn đã được NVYT băng kín lúc 
rời nhà bảo sanh; không tắm rốn đồng thời lúc 
tắm trẻ (khi rốn chưa rụng); giữ cuống rốn 
luôn khô sạch (khi rốn chưa rụng); không bôi 
bất kỳ dung dịch nào lên chồi rốn trẻ và biến 
số thái độ chung (gồm 4 thái độ về chăm sóc 
rốn kể trên). 
 Các biến số thực hành về CSRTSS là 
biến số nhị giá với hai giá trị: thực hành đúng và 
thực hành chưa đúng gồm: không băng rốn; 
không bôi thuốc lên rốn lúc rốn chưa rụng (khi 
có tiết dịch sinh lý tại rốn); không bôi thuốc lên 
rốn lúc rốn đã rụng; giữ rốn khô khi tắm trẻ (= 
không tắm rốn đồng thời với tắm trẻ); lau rốn 
(khi rốn ướt, dùng gòn sạch hay vải sạch lau 
khô rốn) và biến số thực hành chung (5 thực 
hành chăm sóc rốn kể trên). 
Các biến số về đặc trưng cá nhân và xã hội 
(ĐTCNXH) (biến độc lập) 
 Những biến số đặc trưng cá nhân và xã hội của 
bà me 
Tuổi: hai lớp: từ 25 tuổi trở lên; từ 24 tuổi 
trở xuống; nghề nghiệp: hai lớp: có nghề 
nghiệp; nội trợ: tức thất nghiệp; học vấn: hai 
lớp: từ cấp 2 trở lên; từ cấp 1 trở xuống; số con: 
hai nhóm: nhóm từ 2 con trở lên; nhóm chỉ có 
1 con; khoảng cách sinh: hai nhóm:nhóm trên 2 
năm; nhóm từ 2 năm trở xuống; nơi sinh: 2 
nhóm: nhóm sinh con tại TTYT huyện, BV TP 
HCM; nhóm sinh con tại nhà, bệnh viện tư; 
kinh tế gia đình (theo phân loại của chính quyền 
địa phương): được chia hai nhóm: nhóm 1: từ 
trung bình đến giàu; nhóm 2: nghèo. 
 Biến số đặc trưng của con: nam hoặc nữ 
Nghiên cứu định tính (mục tiêu 2) 
Thiết kế nghiên cứu: thảo luận nhóm và 
phỏng vấn sâu để tìm hiểu những nguyên 
nhân ảnh hưởng đến các bà mẹ có thực hành 
CSRTSS chưa đúng 
Cỡ mẫu với thảo luận nhóm, chúng tôi có 4 
nhóm cho mỗi đối tượng: 20 nhân viên y tế và 
30 bà mẹ. Tổng cộng 50 người. Trong phỏng 
vấn sâu, chúng tôi mời 3 người của mỗi nhóm: 
có tất cả 24 người. 
Kỹ thuật chọn mẫu: Được thực hiện với 4 
nhóm cho mỗi đối tượng là NVYT và bà mẹ, 
mỗi nhóm có từ 6-8 người. Bà mẹ được phân 
tầng theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng 
kinh tế xã hội. NVYT được phân tầng theo 
trình độ chuyên môn. Để kiểm tra tính chính 
xác, thông tin được thu thập theo phương 
pháp tam giác hóa(25). 
Biến số nghiên cứu qua thảo luận nhóm 
và phỏng vấn sâu. 
Chủ đề được thảo luận: lý do các bà mẹ 
thực hành chưa đúng việc CSRTSS. 
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ & PHÂN TÍCH 
DỮ LIỆU 
Nghiên cứu định lượng 
Phân tích đa biến các mối liên quan 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 5 
Phân tích đa biến mối liên quan giữa TH 
với KT, giữa TH với TĐ bằng phương pháp 
hồi qui đa biến với phần mềm STATA 8.0 để 
tìm  ... gười mẹ 
nuôi con khác (26/30) 
- Từ trước đến giờ, ai có con cũng đều 
chăm sóc rốn như thế, có ai làm khác đâu ? 
Làm như vậy là bình thường mà. 
- Ai nuôi con cũng đều làm rốn như vậy, ai 
mà dám làm khác. 
Lý do chăm sóc rốn trẻ sơ sinh chưa đúng thuộc 
về bà mẹ, được suy nghĩ là bảo vệ con 
Tránh xê dịch, tránh chảy máu (30/30) 
- Khi rốn xê dịch, va chạm, cọ sát với tã và 
áo sẽ dễ chảy máu rốn. 
Tránh nhiễm khuẩn, khí độc, bảo vệ con (30/30) 
- Băng rốn để che kín gió, cho sạch, không 
bị khí độc 
- Băng rốn vì nước văng vào dễ nhiễm khuẩn. 
- Rửa rốn cho sạch sẽ, vệ sinh, rửa rốn sau 
tắm cho trẻ ngủ ngon. 
- Rửa rốn ngay cả khi rốn đã rụng. 
Tránh ướt rốn (30/30) 
- Băng rốn cho rốn mau khô. 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 7 
- Rửa rốn cho đến khi khô và lành hẳn. 
Rửa rốn khi trẻ tiểu ướt. 
- Bôi rốn làm rốn mau khô, tránh nhiễm 
khuẩn, mau rụng. 
Tránh lạnh bụng (30/30) 
- Băng rốn cho ấm bụng, mau lành. 
- Băng rốn cho mau rụng, tránh rụng rốn 
kéo dài. 
- Bôi rốn làm rốn mau khô. Ướt rốn làm 
sình bụng. 
Bà mẹ tự động làm, vì lo lắng không biết hỏi ai khi 
về nhà (26/30) 
- Bác sĩ không khuyên băng rốn nhưng vẫn 
băng vì sợ trẻ đau bụng. 
- Rửa rốn cho đến khi rốn rụng cho sạch vì 
nuôi con nhỏ lần đầu không biết hỏi ai 
- Bôi rốn bằng thuốc bôi vết thương thấy 
con ngủ yên, nghĩ có tác dụng giảm đau, 
- mau khô nên cũng tốt, không bôi rốn.. em 
sợ lắm, rủi ro nhiễm khuẩn thì sao. 
BÀN LUẬN 
Liên quan đa biến giữa các yếu tố kiến 
thức, thái độ, thực hành 
Liên quan giữa KT với TH phân tầng theo 
các ĐTCNXH của các bà mẹ 
Qua phân tích đa biến, ảnh hưởng của 
“kiến thức” lên “thực hành” phân tầng theo 
các ĐTCNXH thì “thực hành” không bị tác 
động bởi yếu tố thuộc ĐTCNXH có thể do cỡ 
mẫu có thể chưa đủ lớn để những mối liên 
quan, nếu có, được cơ hội xuất hiện. 
Nghiên cứu của Obimbo E, Musoke RN, 
Were F.(24) cho thấy các biến số sau đây là độc 
lập có ảnh hưởng tốt mang ý nghĩa thống kê 
với TH CSRTSS qua phân tích đa biến: trình độ 
học vấn tăng, kinh tế khá, tuổi mẹ lớn, sống 
trong nhà gạch chứ không trong nhà vách bùn. 
Nghiên cứu ở Quận 8(14) không xét đến mối 
liên quan này. 
Liên quan giữa TĐ với TH phân tầng theo 
các ĐTCNXH của các bà mẹ 
Phân tích đa biến đã chứng minh được: ảnh 
hưởng của “thái độ “ lên “thực hành” có ý 
nghĩa thống kê, nghĩa là người mẹ có “thái độ” 
tốt sẽ có khuynh hướng “thực hành” tốt hơn. 
 Nghiên cứu ở Quận 8(14) không xét đến 
mối liên quan này. 
Liên quan giữa TH với TĐ ở nhóm bà mẹ 
nghèo 
Kết quả cho thấy rõ hơn nữa người mẹ có 
“thái độ” tốt sẽ có khuynh hướng “thực hành” 
tốt hơn. Tuy nhiên, ở nhóm nghèo, TĐ tốt 
không giúp thay đổi TH như ở nhóm có điều 
kiện kinh tế trung bình hay khá, TSC=8 có 
nghĩa là ở nhóm kinh tế khá, TĐ tốt sẽ có tác 
động rất tích cực và làm tăng khả năng người 
mẹ có TH đúng lên 8 lần. Ở nhóm kinh tế khá 
nếu TĐ không tốt thì TH cũng sẽ không đúng. 
Một lần nữa, chúng ta thấy chính TĐ hợp tác 
đã tác động vào TH và chính kinh tế tốt đã tác 
động tích cực vào việc TH đúng. Nghiên cứu ở 
Quận 8(14) không xét đến mối liên quan này. 
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực 
hành CSRTSS 
Nguyên nhân thuộc về nhân viên y tế 
Bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh cũng 
khuyên băng rốn. Bác sĩ, điều dưỡng hướng 
dẫn bôi thuốc. Các bà mẹ rất tin tưởng vào 
NVYT, do đó các bà mẹ chỉ thực hiện những gì 
bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh đã hướng dẫn, 
khuyên bảo. Nghiên cứu của Obimbo E, 
Musoke RN, Were F.(24) cho thấy NVYT là 
người tiếp cận với bà mẹ, được bà mẹ tin 
tưởng và thường làm theo những gì NVYT 
hướng dẫn. Nghiên cứu của Pezzati M, Rossi 
S, Tronchin M, Dani C, Filippi L, Rubaltelli FF 
nhận xét rằng các bà mẹ rất cần đến sự giúp đỡ 
của NVYT cho đến khi rốn rụng hoàn toàn và 
chỉ làm theo những gì NVYT chỉ bảo. Theo 
Adrea Guala, Guido Pastore, Vasco Garipoli, 
Mario Agosti, Marco Vitali, Vianni Bona(13), 
NVYT là người trực tiếp hướng dẫn cách chăm 
sóc rốn cho các bà mẹ. Khi khuyến khích các 
bà mẹ để rốn khô thoáng. NVYT của BV Nhi 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 8 
Wisconsin đã làm mẫu cho các bà mẹ bắt 
chước chăm sóc trẻ tại nhà(10). Nghiên cứu của 
Tammy P. McConnell; Connie W. Lee; Mary 
Couillard; Windsor Westbrook Sherrill(20) nhận 
xét mặc dù việc để rốn lành và khô tự nhiên 
không mất tiền, nhưng giá thành có thể gia 
tăng do những phong tục tạp quán xa hoa có 
cả sự liên quan đến NVYT, do bà mẹ làm theo 
những gì NVYT đã thực hiện, do đó chính 
NVYT phải là người thực hiện việc để rốn khô 
trước tiên. Khi sử dụng thuốc sát khuẩn cho 
trẻ, chính NVYT cũng hài lòng. Theo nghiên 
cứu của Lefber Y.(17) ĐD, NHS có vai trò rất 
quan trọng trong việc chăm sóc rốn với việc 
cập nhật các cách chăm sóc mới, sử dụng các 
chứng cứ y học dựa trên các nghiên cứu và các 
bà mẹ học tập được rất nhiều từ đây, nếu ĐD, 
NHS không cập nhật kiến thức thì sẽ hướng 
dẫn bà mẹ làm sai(17). Trong nghiên cứu của 
Vural G, Kisa S.(26), các NVYT đến tận nhà để 
hướng dẫn, làm mẫu cho các bà mẹ và các bà 
mẹ học được rất nhiều về việc CSRTSS. Tuy 
nhiên, cũng trong nghiên cứu của Obimbo E, 
Musoke RN, Were F.(24), bà mẹ nhận thông tin 
từ NVYT nhưng có đến 50% NVYT có KT chưa 
đúng về CSRTSS sau sinh theo chuẩn mực thế 
giới. Do đó chúng ta thấy để bà mẹ có TH 
đúng, trước tiên người hướng dẫn cho bà mẹ 
cũng phải đúng chuẩn, vì tất cả những hành 
động của NVYT sẽ được bà mẹ sao chép và 
thực hiện tại nhà với con mình. 
Nguyên nhân thuộc về các người thân trong 
gia đình của bà mẹ 
Các bà mẹ đã CSRTSS là tuân theo phong 
tục tập quán từ lâu đời, theo truyền thống gia 
đình, mẹ dạy con nghe, các bà mẹ không thể có 
ý kiến khác với mẹ chồng khi cả hai mẹ con 
còn đang ở tại nhà của mẹ chồng và bà mẹ 
cũng yên tâm vì đã làm đúng theo tập quán xã 
hội từ lâu đời, như việc rắc tiêu đen xay 
nhuyễn vào rốn trẻ cho ấm bụng trẻ. 
Trong y văn đã nhắc đến các cộng đồng xa 
xưa, khi trẻ chào đời tại Kwazulu Natal, 
những người trong gia đình sẽ dùng cạnh bén 
của đá hay bất cứ vật gì có cạnh sắt bén để cắt 
cuống rốn trẻ(19). Tại Thái lan và Bangladesh, 
cắt rốn theo truyền thống bằng thớ vỏ tre(27). 
Do vật cắt rốn không vô trùng nên đã có 
trường hợp uốn ván rốn xảy ra. Một cách 
chăm sóc rốn khác được thực hiện ở vùng bắc 
Pakistan là quấn chặt trẻ. Trẻ được rắc phân bò 
đã phơi khô vào rốn và được quấn chặt trong 
một thời gian. Điều này cho thấy sự dễ nhiễm 
khuẩn của rốn sau khi cắt trong những ngày 
đầu sau khi sinh. Đây cũng là phong tục tập 
quán mà bà mẹ phải tuân theo. Hơn nữa trong 
một số phong tục tập quán của các quốc gia, bà 
mẹ và trẻ sơ sinh không thể gặp những bà đỡ 
đẻ, NVYT cho tới khi cuống rốn rụng hoàn 
toàn(16), chính vì thế người trong gia đình sẽ 
thay thế NVYT để CSRTSS, bà mẹ chỉ biết 
vâng lời tuân theo. 
Nguyên nhân thuộc về bà mẹ 
Các bà mẹ giải thích việc CSRTSS đều nhằm 
mục đích tránh xê dịch cuống rốn, tránh gây chảy 
máu, tránh nhiễm khuẩn, tránh khí độc, tránh ướt 
rốn, tránh lạnh bụng, tránh rụng rốn kéo 
dài...nhằm bảo vệ con mình. 
Với những hoang mang lo lắng không biết 
chia sẻ cùng ai khi phải chăm sóc trẻ, các bà 
mẹ cảm thấy bất lực và phải nghe theo ý kiến 
của mẹ chồng, hoặc CSRTSS theo suy nghĩ của 
mình, lại làm theo truyền thống, dù không 
phải tất cả bác sĩ hay điều dưỡng khuyên bảo 
như thế nhưng các bà mẹ vẫn thực hiện băng 
rốn, rửa rốn và bôi rốn, ngay cả việc rắc tiêu 
đâm nhuyễn vào rốn trẻ. Cũng có lúc các bà 
mẹ cảm nhận việc mình đang làm không 
đúng, nhưng vẫn thực hiện vì không biết hỏi 
ai. Trong nghiên cứu của Obimbo E, Musoke 
RN, Were F.(24), 79% bà mẹ sợ rốn không lành, 
KT-TĐ-TH không tốt thường xảy ra trên các bà 
mẹ trẻ, nghèo, học vấn thấp, nhận thông tin từ 
các nguồn không phải từ NVYT, do khó tiếp 
cận với NVYT để trình bày những thắc mắc 
trong CSRTSS. Nghiên cứu của Adrea Guala, 
Guido Pastore, Vasco Garipoli, Mario Agosti, 
Marco Vitali, Vianni Bona(13) cũng nhận thấy 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 9 
các phụ huynh rất lo lắng khi rốn rụng trễ, do 
đó chất sát khuẩn nào làm rốn mau rụng được 
các bà mẹ thích sử dụng(8,26) và do vấn đề rụng 
rốn của trẻ mà bà mẹ phải cần nhiều lần đưa 
trẻ đi khám và khi tính giá thành thì phải tính 
cả về phương diện kinh tế lẫn cảm xúc của bà 
mẹ, về các tỷ lệ tử vong sơ sinh cũng như tỷ lệ 
mắc bệnh do nhiễm khuẩn rốn gây ra. 
Tóm lại, hầu hết các bà mẹ cho rằng cần 
phải băng rốn, bôi rốn và rửa rốn và cho đây là 
việc làm cần thiết nhằm bảo vệ con của mình. 
Các bà mẹ chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, 
từ mẹ chồng mẹ ruột, nhưng ở nghiên cứu này 
chúng tôi cũng ghi nhận ảnh hưởng lớn hơn 
nữa từ các NVYT, một khi bà mẹ được cơ hội 
tiếp xúc. Nếu không được chia sẻ thông tin các 
bà mẹ sẽ tự làm theo truyền thống, trong đó có 
việc bôi những dung dịch không an toàn hoặc 
rắc tiêu đâm nhuyễn vào rốn trẻ. 
KẾT LUẬN 
1. Qua nghiên cứu định lượng với 265 bà 
mẹ chúng tôi được những kết quả như sau: 
Liên quan giữa các yếu tố kiến thức, thái 
độ, thực hành CSRTSS của các bà mẹ tại huyện 
Cần Giờ: Liên quan giữa KT và TH chịu ảnh 
hưởng tốt của yếu tố kinh tế. Liên quan giữa 
TĐ và TH cho thấy chính TĐ hợp tác đã tác 
động vào TH và chính kinh tế tốt đã tác động 
tích cực vào việc TH đúng. 
2. Qua nghiên cứu định tính với 50 người 
gồm 20 NVYT và 30 bà mẹ chúng tôi có kết quả 
về ba nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến thực 
hành CSRTSS chưa đúng của bà mẹ tại Cần Giờ: 
2.1 Liên quan đến nhân viên y tế: bà mẹ làm theo 
những gì học được từ NVYT, NVYT là chuẩn 
mực cho các bà mẹ bắt chước thực hành 
CSRTSS; 2.2 Liên quan đến các người thân trong 
gia đình: CSRTSS là làm theo truyền thống mẹ 
dạy con nghe từ bao đời nay; 2.3 Liên quan đến 
bà mẹ: để bảo vệ trẻ nên cần băng rốn, rửa rốn, 
bôi rốn. Do hoang mang lo lắng khi phải chăm 
sóc con, bà mẹ tự CSRTSS theo suy nghĩ của 
mình bất kể đúng sai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bender et al, (1994), "The focus group as a tool for Health 
Research: Issues in design and analysis," Health Transition 
Review, 4(1): pp63-80. 
2. Bệnh viện Nhi Đồng1 (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003 và 
phương hướng hoạt động năm 2004 của khoa Sơ sinh. 
3. Bệnh viện Nhi Đồng1 (2003), khoa Phòng chống nhiễm khuẩn 
bệnh viện, Tình hình nhiễm 
4. Bệnh viện Nhi Đồng1 (2003), phòng Kế hoạch tổng hợp, Tình 
hình bệnh tật và tử vong tại Khoa Sơ sinh. 
5. Bernard HR, (1988), Unstructured and semistructured 
interviewing, Newbury park: Sage Publication. 
6. Bruce L, (2004), Qualitative research methods for the social 
sciences, California, Pearson. 
7. Catherine M, Gretchen B.R, (1999), Designing qualitative 
research, California, Sage publications. 
8. Capurro H, (2007), "Routine topical umbilical cord care at 
birth," The WHO Reproductive Health Library. 
9. Chamnanvanakij S, Decharachakul K, Rasamimaree P, (2005), 
"A randomized study of 3 umbilical cord care regimens at 
home in thai neonates: comparison of time to umbilical cord 
separation, parental satisfaction and bacterial colonization," J 
Med Assoc Thai, Jul;88(1): pp967-72. 
10. Children Hospital Of Wisconsin, (2007), "Umbilical Cord 
Care," Health Information, webmaster@chw.org 2007 
Children’s Hospital and Health System. 
11. Dore S, et al, (1998), "Alcohol versus natural drying for 
newborn cord care," J Obstet Gynecol Nurs, Nov-Dec;27(6): 
pp621-7. 
12. Fielding NG, Fieling JL, (1986), "Qualitative Research Method 
Series 4," London: Sage Publications: pp Linking data. 
13. Guala A, Pastore G, Garipoli V, Agosti M, Vitali M, Bona V, 
(2003), "The time of umbilical core separation in healthy full-
term newborns: a controlled clinical trial of different cord care 
practices," Eur J Pediatric, 162: pp350-351. 
14. Huỳnh Thị Duy Hương (2001), “Đánh giá KT-TĐ-TH về 
chăm sóc rốn trẻ sơ sinh ở các bà mẹ đang nuôi con dưới 4 
tháng tuổi tại quận 8 ,Thành phố Hồ Chí Minh”, Y học Thành 
phố HCM, tập 5, số 2, tr 92-98. 
15. Jeena PM, Coovadia HM, Gouws E, (1997), "Risk factors for 
neonatal tetanus in Kwazulu-Natal," S Afr Med J, Jan;87(1): 
pp46-8. 
16. JoDee M. Anderson, Alistair G.S. Philip, (2004), "Management 
of the umbilical core: care regimens, colonisation, infection 
and separation," Neoreviews, April; vol 5(N0 4): pp158-116. 
17. Lefber Y, (1994), "Midwives without training, Practices and 
beliefs of TBAs in Africa, Asia and Latin America," Van 
Gorcum, Assen, Netherlands. 
18. Lê Hoàng Ninh (1995), “Nghiên cứu mô tả”, Dịch tễ học cơ 
bản, Nhà xuất bản Y học, tr 156-180. 
19. Mapata S et al, (1988), "A study comparing rooming - in with 
separate nursing," Paediatr Indones, May-Jun;28(5-6): pp116 - 23. 
20. McConnell TP. , Lee CW., Couillard M, Sherrill WW, (2004), 
"Trends in Umbilical Cord Care: Scientific Evidence for 
Practice," Newborn & Infant Nursing Reviews, 4(4): pp211-222. 
21. Mugford M et al, (1986), "Treatment of umbilical cords: a 
randomised trial to assess the effect of treatment methods on 
the work of midwives," Midwifery, Dec;2(4): pp177 - 86. 
22. Nguyễn Đỗ Nguyên (1998), Nghiên cứu cắt ngang, Giáo trình 
Cao học. 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 10 
23. Nguyễn văn Truyền (1988), “Các thiết kế nghiên cứu can 
thiệp cộng đồng” Dịch tễ học, Nhà xuất bản Y học. TP Hồ Chí 
Minh, tr 36-38 
24. Obimbo E, Musoke RN, Were F, (1999), "Knowledge, attitudes 
and pratices of mothers and knowledge of health workers 
regarding care of the newborn umbilical cord," East Afr Med 
J, Aug;76(8): pp425-9. 
25. Pranee Liamputtong, Rice and Douglas Ezzy, (2001), 
Qualitative Research Methods: A Health Focus, Australia, 
Oxford University Press. 
26. Vural G, Kisa S, (2006), "Umbilical cord care: a pilot study 
comparing topical human milk, povidone-iodine, and dry 
care," J Obstet Gynecol Neonatal Nurs, 35(1): pp123-8. 
27. WHO, (1999), "Care of the umbilical cord "Reproductive 
Health -Technical Support, Maternal and Newborn Health / 
Safe Motherhood"," Geneva: A Review of the evidence. 
28. Zupan J, Garner P (1998), Routine topical umbilical cord care 
at birth, Pregnancy and childbirth module of the Cochrane 
database of systematic review (updated 25 February 1998), In: 
Nielson JB, Crowther CA, Duley L, Hodnett ED, Hofmeyr GJ 
(eds), Available in the Cochrane Library (database on disk 
and CDROM). The Cochrane Collab. Issue 2 Oxford: Update 
software 1998. Updated quarterly. 
29. Zupan J, Garner P, (2004), "Topical umbilical cord care at 
birth," The Cochrane Database of Systematic Reviews,(3): 
ppArt. No.: CD001057.pub2. DOI: 10.1002/14651858. 
CD001057.pub2. 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 11 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Nhi Khoa 12 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_lien_quan_den_kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_cham.pdf