Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngành Ngân hàng có vai trò trung gian đặc biệt thể hiện qua việc hỗ trợ

tài chính cho các ngành khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy, nếu kết hợp

tiêu chuẩn xanh vào các quyết định cho vay của mình, hệ thống ngân hàng

thương mại (NHTM) không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp

xây dựng một thế giới xanh và sạch hơn. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm

tìm ra những yếu tố có khả năng thúc đẩy một ngân hàng áp dụng các hoạt

động ngân hàng xanh. Tác giả tiến hành khảo sát 500 nhân viên thuộc 31

NHTM Việt Nam từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018. Bằng cách sử dụng

phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy, kết quả cho thấy 4

yếu tố bao gồm: Áp lực từ các bên có liên quan, các lợi ích về kinh tế, sự

quan tâm đến môi trường, các yếu tố về chính sách và pháp lý có ảnh hưởng

chính đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam. Từ kết

quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc áp

dụng các hoạt động ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam.

Từ khóa: các yếu tố, áp dụng ngân hàng xanh, ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 12 trang phuongnguyen 180
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 208- Tháng 9. 2019
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng 
xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nguyễn Thị Lệ Huyền
Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Tài chính- Kế toán
Ngày nhận: 16/02/2019 Ngày nhận bản sửa: 14/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019
Ngành Ngân hàng có vai trò trung gian đặc biệt thể hiện qua việc hỗ trợ 
tài chính cho các ngành khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy, nếu kết hợp 
tiêu chuẩn xanh vào các quyết định cho vay của mình, hệ thống ngân hàng 
thương mại (NHTM) không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp 
xây dựng một thế giới xanh và sạch hơn. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm 
tìm ra những yếu tố có khả năng thúc đẩy một ngân hàng áp dụng các hoạt 
động ngân hàng xanh. Tác giả tiến hành khảo sát 500 nhân viên thuộc 31 
NHTM Việt Nam từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018. Bằng cách sử dụng 
phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy, kết quả cho thấy 4 
yếu tố bao gồm: Áp lực từ các bên có liên quan, các lợi ích về kinh tế, sự 
quan tâm đến môi trường, các yếu tố về chính sách và pháp lý có ảnh hưởng 
chính đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam. Từ kết 
quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc áp 
dụng các hoạt động ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: các yếu tố, áp dụng ngân hàng xanh, ngân hàng thương mại Việt Nam
Factors affecting the application of green banking in Vietnamese commercial banks
Abstract: Banking sector has a special intermediary role, expressed through financial support for various 
industries in the economy. Therefore, if combining green standards with its lending decisions, the commercial 
banks system not only promotes economic development but also helps build a cleaner and greener world. The 
objective of this study is to find out the possible factors that motivate a bank to apply green banking activities. 
The author conducted a survey of 500 employees of 31 Vietnamese commercial banks from August to October 
2018. By using EFA exploratory factor analysis and regression model, the results showed 4 factors including: 
pressure from stakeholders, economic benefits, environmental concerns, policy and legal factors that have a 
major impact on the application of green banking in Vietnamese commercial banks. From the research results, 
the author made some recommendations to improve the willingness to implement green banking activities of 
Vietnamese commercial banks.
Keywords: factors, application of green banking, Vietnamese commercial banks.
Huyen Thi Le Nguyen, MEc.
Email: nguyenthilehuyen@tckt.edu.vn
Banking and Finance Department, University of Finance and Accoutancy
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 20192
1. Giới thiệu
Môi trường xanh đang trở thành mục tiêu 
quan trọng hàng đầu khi mà khắp mọi nơi 
trên thế giới đều đang kêu gọi bảo vệ môi 
trường nhằm hướng đến phát triển bền 
vững. Các quốc gia đang theo đuổi cuộc 
cách mạng xanh, theo đó, phát triển các 
ngành nghề kinh tế chỉ được khuyến khích 
khi không gây ra hậu quả tiêu cực đối với 
môi trường. Trong tiến trình đó, xanh hóa 
hệ thống các tổ chức tài chính đóng vai trò 
vô cùng quan trọng vì đây là nguồn tài trợ 
chính để đầu tư phát triển các dự án thuộc 
mọi ngành nghề kinh tế.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, 
Chính phủ Việt Nam đang cố gắng xây 
dựng và thực hiện những chiến lược khác 
nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm 
tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi 
trường. Ngày 7/8/2018, Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức 
phê duyệt Đề án phát triển Ngân hàng 
xanh tại Việt Nam, bao hàm mục tiêu và 
giải pháp trong hoạt động quản lý nhà 
nước của NHNN và hoạt động kinh doanh 
của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm 
tăng cường nhận thức và trách nhiệm của 
hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ 
môi trường, chống biến đổi khí hậu; góp 
phần từng bước xanh hóa hoạt động ngân 
hàng, tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh 
và phát triển bền vững. 
Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu 
khẳng định ngân hàng xanh là sự phát 
triển tất yếu của các ngân hàng trong 
tương lai, khi nhận thức về môi trường, 
xã hội dân sự, sự biến đổi khí hậu... của 
dân chúng ngày càng cao, tạo áp lực cho 
các ngân hàng phải thực hiện chiến lược 
xanh hóa (Syed Samar Hasnain và cộng 
sự, 2018). Tuy nhiên, sự chủ động của các 
ngân hàng nói chung và các NHTM Việt 
Nam nói riêng đối với việc “xanh hóa” 
chưa thật sự cao, nhiều ngân hàng chỉ thực 
hiện những biện pháp đối phó nhằm tránh 
hậu quả tiêu cực thay vì hi sinh cho những 
chiến lược phát triển bền vững và lâu dài. 
Như vậy, để thực hiện hiệu quả chiến lược 
xanh hóa, câu hỏi đặt ra là: Các yếu tố nào 
ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng 
xanh của các NHTM Việt Nam hiện nay? 
Hiểu được những yếu tố này sẽ là cơ sở 
đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng 
cao tính chủ động, tích cực của hệ thống 
ngân hàng để mang đến một khu vực tài 
chính xanh làm tiền đề cho phát triển kinh 
tế bền vững.
2. Tổng quan về ngân hàng xanh
2.1. Khái niệm ngân hàng xanh
Ngày nay, xuất phát từ sự quan tâm ngày 
càng cao của xã hội về các vấn đề môi 
trường, tất cả các tổ chức đều đang đứng 
trước tiến trình “xanh hóa”. Đóng vai trò 
quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã 
hội của một quốc gia, các NHTM bước 
đầu triển khai các hoạt động ngân hàng 
xanh nhằm bảo vệ môi trường và giảm 
lượng phát thải cacbon. Có 2 hướng tiếp 
cận về ngân hàng xanh: Thứ nhất, ngân 
hàng xanh tập trung vào việc chuyển đổi 
xanh hoạt động nội bộ của ngân hàng. 
Nghĩa là các ngân hàng áp dụng các biện 
pháp thích hợp để tận dụng năng lượng tái 
tạo, tự động hóa và các biện pháp khác để 
giảm thiểu lượng khí thải cacbon từ các 
hoạt động ngân hàng; Thứ hai, ngân hàng 
xanh thể hiện qua việc các ngân hàng áp 
dụng các tiêu chuẩn môi trường vào lĩnh 
vực tín dụng thông qua việc đo lường rủi 
ro môi trường của từng dự án trước khi 
đưa ra quyết định cho vay, đồng thời, có 
chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với những 
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 3
dự án “xanh” (Deepa và Karpagam, 2018).
Xuất phát từ cách kết hợp các tiêu chuẩn 
xanh vào lĩnh vực ngân hàng, Hiệp hội 
Ngân hàng Ấn Độ (IBA, 2014) cho rằng 
“ngân hàng xanh giống như một ngân 
hàng bình thường nhưng xem xét tất cả 
các yếu tố xã hội và môi trường, sinh thái 
với mục đích bảo vệ môi trường và bảo 
tồn tài nguyên thiên nhiên”. Viện Nghiên 
cứu và Phát triển về Khoa học và Ngân 
hàng (IDRBT) được thành lập bởi Ngân 
hàng Dự trữ Ấn độ (RBI, 2013) đưa ra 
một định nghĩa rộng hơn về ngân hàng 
xanh, theo đó: “Ngân hàng xanh là một 
thuật ngữ chung chỉ các hoạt động và các 
nguyên tắc giúp cho các ngân hàng trở nên 
bền vững về kinh tế, môi trường và các 
khía cạnh xã hội. Mục đích của ngân hàng 
xanh nhằm sử dụng tiến bộ công nghệ và 
cơ sở vật chất hiện đại để mang lại hiệu 
quả cao nhất có thể, với tác động bằng 
không hoặc tối thiểu đến môi trường”.
Trong bài nghiên cứu này, ngân hàng 
xanh được hiểu là bất kỳ hoạt động nào 
của ngân hàng hướng đến phát triển bền 
vững thông qua việc giảm lượng phát thải 
cacbon bên trong ngân hàng và tài trợ cho 
các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn xanh.
2.2. Các nghiên cứu trước đây
Gần đây chúng ta thường xuyên được 
nghe thấy những thuật ngữ như: phát triển 
bền vững, kinh tế xanh, tiêu dùng xanh 
trong đó có cả “ngân hàng xanh”. Theo 
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới 
(WCED), “Phát triển bền vững là phát 
triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà 
không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng 
nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Smith, 
Rees và Gareth 1998). Trong đó, ngân 
hàng xanh được coi là một trong những 
công cụ để đạt được mục tiêu phát triển 
bền vững. Do đó, các nhóm bảo vệ môi 
trường trên thế giới luôn cố gắng thúc đẩy 
cộng đồng tài chính thực hiện nghiêm túc 
các chính sách về ngân hàng xanh. 
Nghiên cứu của Nigamananda Biswas 
(2011) về cách tiếp cận ngân hàng xanh 
bền vững kết luận rằng, mặc dù ngân hàng 
xanh chưa phải là lý do chính trong việc lựa 
Bảng 1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh
Tác giả Mục tiêu nghiên cứu Biến độc lập
Dhamayanthi 
Arumugam and 
Teresa Chirute 
(2018)
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc 
áp dụng ngân hàng xanh tại các 
NHTM ở Malaysia
Lợi ích môi trường, áp lực từ các bên 
có liên quan, hướng dẫn chính sách, 
yếu tố kinh tế, nhu cầu vay
Heim, G. and 
Zenklusen, O. 
(2005)
Các lựa chọn chiến lược cho một 
tổ chức tài chính khi thực hiện 
mục tiêu phát triển bền vững
Nhu cầu của khách hàng, nhận thức 
của ngân hàng về môi trường, tiết kiệm 
chi phí
Hartmann; Ibá-ez; 
và Sainz (2005)
Kiểm tra tác động của thương 
hiệu xanh đối với nhận thức của 
khách hàng về thương hiệu
Định vị thương hiệu xanh về chức năng 
và cảm xúc khác biệt
Sabrin Sultana and 
Md. Jakir Hasan 
Talukder (2015)
Đo lường các yếu tố gây trở ngại 
trong việc phát triển ngân hàng 
xanh ở Bangladesh
Điều tiết chiến lược, hoạt động kinh 
doanh, yếu tố môi trường, yếu tố pháp 
lý
 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 20194
chọn TCTD của khách hàng nhưng nhu cầu 
của khách hàng và nhận thức về môi trường 
ngày càng tốt hơn đang khiến một số tổ 
chức tài chính trở nên “xanh” hơn. 
Theo nghiên cứu của Heim và Zenklusen 
(2005) về các lựa chọn chiến lược cho một 
tổ chức tài chính khi thực hiện mục tiêu 
phát triển bền vững, nhóm tác giả nhận 
định rằng ngoài yếu tố nhu cầu của khách 
hàng và nhận thức của ngân hàng về môi 
trường thì tiết kiệm chi phí là một yếu tố 
quan trọng quyết định đến việc áp dụng 
ngân hàng xanh của các ngân hàng. Cùng 
quan điểm trên, Jeucken (2001) cũng cho 
rằng ngân hàng xanh sẽ giảm thiểu rủi ro, 
giúp quản lý môi trường hiệu quả và gia 
tăng lợi nhuận hoạt động. 
Ở khía cạnh khác, nhóm tác giả Hartmann; 
Ibáñez; và Sainz (2005) đã tìm kiếm mối 
liên hệ giữa ngân hàng xanh và thương 
hiệu xanh bằng cách kiểm tra tác động của 
thương hiệu xanh đối với nhận thức của 
khách hàng về thương hiệu. Kết quả cho 
thấy một chiến lược định vị xanh nếu được 
triển khai tốt sẽ dẫn đến nhận thức tốt hơn 
về thương hiệu của một ngân hàng.
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã đưa 
ra nhận định về những yếu tố tác động 
đến ngân hàng trong quyết định triển 
khai chiến lược “xanh hóa” của mình, 
bao gồm: Áp lực từ các nhóm bảo vệ môi 
trường, nhu cầu của khách hàng, nhận 
thức về môi trường, tiết kiệm chi phí, 
thương hiệu xanh
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ngân 
hàng xanh có thể kể đến như: Huân (2014) 
nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế 
về ngân hàng xanh và rút ra bài học kinh 
nghiệm cho Việt Nam, tác giả nhận định 
rằng có khá ít tổ chức tài chính tại Việt 
Nam đi tiên phong trong việc thực hiện 
ngân hàng xanh. Nghiên cứu của Tú và 
Hảo (2016) về phát triển ngân hàng xanh 
tại Việt Nam cho rằng “ngân hàng xanh 
sẽ là nguồn lực quan trọng để thực hiện 
Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 
2020” và đưa ra một số gợi ý chính sách 
trên cơ sở thực trạng phát triển ngân 
hàng xanh tại Việt Nam hiện nay và kinh 
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 
Nhìn chung, các tác giả đều đề cao vai 
trò của ngân hàng xanh trong việc thực 
hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững 
dài hạn cũng như nhận thấy được những 
bất cập trong công tác xanh hóa hệ thống 
ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có 
nghiên cứu phân tích cụ thể những yếu 
tố nào tác động đến các ngân hàng khi 
ra quyết định về việc “xanh” hay “chưa 
xanh” của mình. Đây là khoảng trống 
nghiên cứu mà đề tài đề cập đến.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh 
giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp 
dụng ngân hàng xanh của các NHTM 
Việt Nam. Cụ thể, dựa trên kết quả phỏng 
vấn sơ bộ và các nghiên cứu trước đây, 
tác giả đề xuất tìm hiểu vai trò của 5 yếu 
tố: (i) Áp lực từ các bên có liên quan 
(Dhamayanthi et al, 2018), (ii) lợi ích tiềm 
năng (Dhamayanthi et al, 2018; Heim, 
G. et al, 2005), (iii) sự quan tâm đến môi 
trường (Sabrin Sultana, 2015), (iv) giảm 
thiểu rủi ro và (v) nâng cao thương hiệu 
(Hartmann et al, 2005) đến việc thực hiện 
chiến lược ngân hàng xanh của ngân hàng. 
Trong đó, yếu tố giảm thiểu rủi ro được 
tác giả thêm vào với nhận định ban đầu 
rằng việc áp dụng ngân hàng xanh sẽ giúp 
các ngân hàng tránh được các rủi ro khi 
cấp tín dụng. Yếu tố này cũng được chấp 
nhận qua phỏng vấn sơ bộ.
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 5
4. Mô hình nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả 
xây dựng mô hình nghiên cứu cho thấy 
mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và 5 
biến độc lập (Hình 1).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Lấy mẫu và thu thập dữ liệu
Trước khi sử dụng bảng câu hỏi để thu 
thập dữ liệu, tác giả thực hiện phỏng vấn 
sơ bộ và khảo sát thí điểm tại một số ngân 
hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Bảng 
câu hỏi được thiết lập sau khi phỏng vấn 
sơ bộ và được sửa đổi, bổ sung dựa trên 
kết quả khảo sát thí điểm. Thang đo Likert 
được sử dụng để mã hóa dữ liệu với 1 
điểm là điểm tối thiểu (không đồng ý) và 
5 điểm là điểm tối đa (hoàn toàn đồng ý). 
500 bảng câu hỏi chính thức được gửi đến 
các nhân viên ngân hàng làm việc tại 31 
NHTM Việt Nam vào tháng 9/2018, trong 
đó có 452 bảng câu hỏi được phản hồi.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân 
tầng được sử dụng để tiến hành khảo 
sát. Tiêu thức quan tâm hoạt động ngân 
hàng xanh của các ngân hàng được sử 
dụng nhằm phân tầng hệ thống NHTM 
Việt Nam. Việc phân tầng này được thực 
hiện dựa trên các dữ liệu thứ cấp về các 
hoạt động ngân hàng xanh hiện có ở mỗi 
NHTM. Cụ thể, 31 ngân hàng được phân 
làm 5 tầng với các mức độ triển khai các 
hoạt động xanh từ thấp đến cao. Sau đó, 
ở mỗi tầng, tác giả chọn mẫu dựa trên 
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn 
giản. Cách chọn mẫu này có số thống kê 
với độ chính xác cao hơn phương pháp 
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Với 31 NHTM 
Việt Nam được lựa chọn, tác giả phân làm 
5 tầng và chọn 100 mẫu từ mỗi tầng, tổng 
cộng 500 mẫu.
5.2. Phương pháp phân tích
Thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và 
các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xác 
định một số biến ban đầu được coi là có 
ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động 
xanh của các ngân hàng. Sau đó, phương 
pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) 
được sử dụng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh 
hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh 
của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng, tác 
Áp lực từ các bên có liên quan
Lợi ích tiềm năng
Nâng cao thương hiệu
Giảm thiểu rủi ro
Sự quan tâm đến môi trường Áp dụng Ngân hàng xanh
Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên kết quả phỏng vấn sơ bộ và các  ... 4
PRO2 Giảm chi phí tiện ích (điện, nước...) .529
PRO1 Giảm chi phí giao dịch khi không sử dụng giấy tờ .506
ENV1 Sử dụng hiệu quả năng lượng quốc gia .732
ENV2 Cải thiện tình trạng nóng lên toàn cầu .714
RIS1 Tránh những rủi ro pháp lý liên quan đến khách hàng .842
PRE4 Chính sách của chính phủ .603
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, phần mềm hỗ trợ SPSS 22.0
Bảng 6. Đặt tên lại nhân tố và các biến đo lường
Factor Factor importance
(% variance explained)
Loading Variables included in the factor
F1 Áp lực từ các bên có 
liên quan
.612 Áp lực từ các tổ chức bảo vệ môi trường
.725 Áp lực từ các tổ chức quốc tế
.709 Nhu cầu của khách hàng về tín dụng xanh
F2 Các lợi ích về kinh tế .506 Giảm chi phí giao dịch khi không sử dụng giấy tờ
.529 Giảm chi phí tiện ích (điện, nước...)
.843 Gia tăng lợi nhuận hoạt động
.687 Nâng cao hình ảnh thương hiệu
.631 Hiệu quả lao động của nhân viên
.894 Giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay xanh
F3 Sự quan tâm đến môi 
trường
.732 Sử dụng hiệu quả năng lượng quốc gia
.714 Cải thiện tình trạng nóng lên toàn cầu
F4 Các yếu tố về chính 
sách và pháp lý
.842 Tránh những rủi ro pháp lý liên quan đến khách hàng
.603 Chính sách của Chính phủ
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, phần mềm hỗ trợ SPSS 22.0
Bảng 7. Kết quả phân tích hồi quy
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .845a .723 .781 .69229
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 296.941 10 43.912 75.735 .000a
Residual 95.462 442 .537
Total 392.403 452
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 9
6.3. Tổng biến thiên
Tất cả các biến đo lường đều có hệ số tải 
nhân tố (factor loading) > 0,5 cho thấy 
phân tích nhân tố EFA có ý nghĩa thực 
tiễn. Từ ma trận xoay nhân tố ở trên, tác 
giả rút trích được 4 nhân tố chính ảnh 
hưởng đến quyết định thực hiện hoạt động 
ngân hàng xanh của NHTM. Ngoài nhân tố 
sự quan tâm đến môi trường, một số biến 
quan sát của các nhân tố còn lại nhóm lại 
với nhau tạo ra các nhân tố mới. Tình trạng 
này có thể giải thích do sự tương đồng giá 
trị của các biến quan sát trong các nhóm 
khác nhau. Các nhân tố được đặt tên lại, thể 
hiện ở Bảng 6.
6.4. Phân tích hồi quy
Tác giả thực hiện phân tích hồi quy để xác 
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: 
Áp lực từ các bên có liên quan, các lợi ích 
về kinh tế, sự quan tâm đến môi trường, 
các yếu tố về chính sách và pháp lý đến 
việc áp dụng ngân hàng xanh của các 
NHTM Việt Nam. Kết quả phân tích hồi 
quy tại Bảng 7.
Bảng Model Summary cho thấy R2 đã hiệu 
chỉnh là .781 cho biết 78,1% sự thay đổi 
của việc áp dụng ngân hàng xanh được giải 
thích bởi các biến độc lập của mô hình. Giá 
trị Sig.=0.000 < 0.01 nên hệ số hồi quy của 
các biến độc lập khác 0, nghĩa là các biến 
độc lập có tương quan tuyến tính với biến 
phụ thuộc với độ tin cậy 99%.
Kết quả Coefficients ở Bảng 7 cho thấy 
hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các 
nhân tố đều nhỏ hơn 10, vì vậy không xảy 
ra hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc 
lập không có tương quan với nhau. Mức ý 
nghĩa Sig. <0.05 cho thấy tất cả các nhân 
tố đều có ý nghĩa thống kê. Thứ tự ảnh 
hưởng của các biến xếp theo hệ số Beta 
được chuẩn hóa là: F1, F4, F3 và F2. Các 
biến độc lập đều có tác động cùng chiều 
đến biến phụ thuộc. Như vậy, có thể kết 
luận rằng áp lực từ các bên có liên quan, 
các lợi ích về kinh tế, sự quan tâm đến 
môi trường và các yếu tố về chính sách và 
pháp lý tỷ lệ thuận với việc áp dụng ngân 
hàng xanh của các NHTM Việt Nam. 
Kết quả kiểm định cho thấy các nhân tố 
F1 và F4 có ảnh hưởng cao đến việc áp 
dụng ngân hàng xanh của các NHTM với 
hệ số beta lần lược là 0,451 và 0,324. Điều 
này cho thấy các ngân hàng đánh giá cao 
việc áp dụng ngân hàng xanh trong việc 
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients
Standardized 
Coefficients T Sig. Collinearity Statistic
B Std.Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -.157 .203 -.745 .000 .378 1.786
F1 .451 .028 .451 2.343 .001 .467 1.872
F2 .206 .074 .206 2.612 .000 .761 2.129
F3 .215 .032 .215 .658 .000 .366 1.092
F4 .324 .065 .324 1.231 .000 .478 2.918
a. Dependent Variable: APP
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, phần mềm hỗ trợ SPSS 22.0
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201910
giúp giảm thiểu các rủi ro về pháp lý, tuân 
thủ theo các chính sách của Nhà nước và 
tránh áp lực từ các bên có liên quan. Nhân 
tố F2 có ảnh hưởng thấp nhất với hệ số 
beta bằng 0,206 cho thấy mặc dù việc áp 
dụng ngân hàng xanh mang lại lợi nhuận 
nhờ tiết kiệm chi phí nhưng đây không 
phải lý do duy nhất khiến các ngân hàng 
chú trọng xanh hóa hoạt động của mình 
mà còn nhằm nâng cao hình ảnh thương 
hiệu của ngân hàng trên thị trường, đặc 
biệt là với đối tượng khách hàng có ý thức 
về môi trường. Ngoài ra, sự quan tâm đến 
môi trường cũng chính là một trong những 
lý do quan trọng khiến các ngân hàng áp 
dụng ngân hàng xanh.
7. Kết luận và khuyến nghị
Kết quả mô hình nghiên cứu xác định 
có 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
ngân hàng xanh của các NHTM Việt 
Nam theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ 
cao đến thấp, bao gồm: Áp lực từ các bên 
có liên quan, các yếu tố về chính sách 
và pháp lý, sự quan tâm đến môi trường, 
các lợi ích về kinh tế. Kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Dhamayanthi 
Arumugam and Teresa Chirute (2018) 
và Sabrin Sultana and Md. Jakir Hasan 
Talukder (2015) về việc áp dụng ngân 
hàng xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
sự phù hợp đối với hệ thống NHTM Việt 
Nam, khi việc áp dụng ngân hàng xanh 
còn đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa 
mang lại những lợi ích rõ ràng về mặt kinh 
tế. Trong khi đó, áp lực từ các bên có liên 
quan và các yếu tố về chính sách và pháp 
lý luôn là những yếu tố tác động mạnh mẽ 
đến các NHTM trong điều kiện hiện nay- 
khi mục tiêu bảo vệ môi trường được đặt 
lên hàng đầu trong các chương trình hành 
động của mỗi quốc gia, khu vực và trên 
toàn thế giới.
Nghiên cứu đã xác định được các nhân 
tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến việc 
áp dụng ngân hàng xanh của các NHTM 
Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên 
cứu là chỉ xem xét việc áp dụng ngân 
hàng xanh đứng trên góc độ ngân hàng- là 
người cung cấp dịch vụ. Như vậy, nếu 
đứng trên góc độ khách hàng- người sử 
dụng dịch vụ thì việc áp dụng ngân hàng 
xanh sẽ có ý nghĩa như thế nào? Hướng 
nghiên cứu này sẽ được tác giả thực hiện ở 
các bài nghiên cứu tiếp theo.
Những năm gần đây, Việt Nam là một 
trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng 
nặng nề của vấn đề ô nhiễm môi trường 
toàn cầu. Với vai trò gián tiếp bảo vệ môi 
trường thông qua việc hạn chế các hoạt 
động ô nhiễm môi trường, cho vay các 
dự án thân thiện với môi trường, hạn chế 
đầu tư vào các lĩnh vực gây ô nhiễm môi 
trường, có thể nói ngân hàng xanh là mắt 
xích quan trọng nhằm chống lại ô nhiễm 
trong nội bộ quốc gia và khu vực, đồng 
thời hướng tới một khái niệm rộng hơn là 
phát triển bền vững.
Nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng 
đang tiếp cận ngân hàng xanh vì một số các 
nguyên nhân khác nhau. Ngày càng nhiều 
ngân hàng đưa tiêu chuẩn “xanh” vào hoạt 
động kinh doanh của mình. Các ngân hàng 
nhận ra rằng ngân hàng xanh không những 
không làm giảm thiểu lợi nhuận mà còn 
giúp ngân hàng giảm các chi phí hoạt động 
và giảm rủi ro. Ngoài ra, các hoạt động 
xanh của ngân hàng còn giúp tăng giá trị 
thương hiệu của ngân hàng trong mắt khách 
hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số 
gợi ý được đưa ra nhằm thúc đẩy tiến trình 
xanh hóa hệ thống NHTM Việt Nam trong 
thời gian tới:
7.1. Đối với Chính phủ
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 11
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về 
chính sách và pháp lý có ảnh hưởng cao 
đến việc áp dụng ngân hàng xanh của ngân 
hàng, trong đó bao gồm các chính sách 
của Chính phủ, thể hiện vai trò quan trọng 
của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển 
ngân hàng xanh. Vì vậy Chính phủ cần 
có các chính sách thích hợp về thuế, phí, 
lệ phí để một mặt hỗ trợ các ngân hàng 
trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ 
xanh; mặt khác, khuyến khích các doanh 
nghiệp đầu tư vào các dự án thân thiện 
với môi trường. Ngoài ra, Chính phủ cũng 
cần nâng cao nhận thức của khách hàng về 
ngân hàng xanh, từ đó hướng khách hàng 
đến việc lựa chọn những ngân hàng có tiêu 
chuẩn “xanh” cao hơn.
7.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố các lợi 
ích về kinh tế là một trong những lý do 
dẫn đến việc áp dụng ngân hàng xanh của 
các NHTM. Vì vậy, NHNN cần nâng cao 
nhận thức của các NHTM về ngân hàng 
xanh, bắt đầu bằng việc nâng cao nhận 
thức của các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo 
cấp cao của các ngân hàng để từ đó họ có 
kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm thiết lập 
chiến lược phát triển xanh ở từng cấp độ 
phù hợp với từng ngân hàng. Ngoài ra, với 
vai trò là trung tâm điều hành của hệ thống 
ngân hàng, NHNN cần ban hành các chính 
sách, quy định cụ thể nhằm hướng dẫn các 
NHTM thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi 
trường, đặc biệt là thông qua việc triển 
khai hoạt động ngân hàng xanh.
7.3. Đối với các ngân hàng thương mại
Các NHTM nên xem ngân hàng xanh như 
Tài liệu tham khảo
1. Biswas, N. (2011). ‘Sustainable Green Banking Approach: The Need of the Hour’, Business Spectrum, Volume-I, 
No.-1, January -- June 2011.
2. Dhamayanthi Arumugam and Teresa Chirute (2018). “Factors determining the adoption of green banking amongst 
commercial banks in Malaysia”, Electronic Journal of Business & Management 2 (2018) 50 – 62.
3. Hartmann, P., Ibáñez, V.A. and Sainz, F.J.F. (2005). ‘Green branding effects on attitude: Functional versus 
emotional positioning strategies’, Marketing Intelligence & Planning,Vol.23, No. 1, PP. 9–29.
4. Heim, G. and Zenklusen, O. (2005). ‘Sustainable Finance: Strategy Options for Development Financing 
Institutions’ Eco: Fact, Stampfenbachstrass, Zurich, 2005.
5. Hồ Ngọc Tú và Nguyễn Mai Hảo (2016). “Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số 
gợi ý”, Viện chiến lược và chính sách tài chính.
6. IDRBT (2013). Green banking for Indian banking sector. Indian Institute for Development and Research in 
Banking Technology.
7. Indian Banks’ Association (2014). Green Banking Innovations. Retrieved from The Indian Banks’ Association: 
8. Jeucken, M. (2001). ‘Sustainable Finance and Banking, The finance Sector and The Future of the Planet’, London, 
Earthscan.
9. Nguyễn Hữu Huân (2014). “Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 14(24).
10. Nigamananda Biswas (2011). “Sustainable Green Banking Approach: The Need of the Hour”, Business Spectrum, 
Volume-I, No.-1, January -- June 2011.
11. P Deepa and Dr. CR Karpagam (2018). “A study on customer’s awareness on green banking in selected public 
and private sector banks with reference to Tirupur”, International Journal of Advanced Research and Development, 
Volume 3; Issue 1; January 2018; Page No. 58-63.
12. Sabrin Sultana and Md. Jakir Hasan Talukder (2015). “A Study on Determining Factors of Obstacles to Develop 
Green Banking in Bangladesh”.
13. Smith, Rees, and Gareth (1998). Economic Development (2nd edition). Basingstoke: Macmillan. ISBN 0-333-
72228-0.
14. Syed Samar Hasnain et al (2018). “Concept paper on green banking”, State Bank of Pakistan.
xem tiếp trang 23
ThS. NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 23
động của các cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ 
và Hy Lạp. Ở Việt Nam, mua bán nợ xấu 
mới bắt đầu hình thành từ năm 1999 theo 
Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 
ngày 19/4/1999 của Thống đốc NHNN về 
việc ban hành Quy chế mua bán nợ của 
các TCTD. Qua quá trình phát triển, cơ 
chế mua bán nợ xấu ngày càng được hoàn 
Tài liệu tham khảo
1. Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2012-2018, tại www.datc.vn
2. Công ty Quản lý tài sản (VAMC), Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2012-2018, tại www.sbvamc.vn
3. Công ty Quản lý tài sản (VAMC), Báo cáo tài chính các năm 2014-2017
4. TS. Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC (2018), “Nhìn lại 5 năm phát triển của VAMC”, tại 
https://sbvamc.vn/index.php?f=news&do=detail&id=1172
5. PGS.TS. Hoàng Trần Hậu, Giám đốc trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài 
chính, “Thị trường mua bán nợ- thực trạng và triển vọng phát triển ở Việt Nam”, tại 
chi-tiet/369/chuyen-de-24-thi-truong-mua-ban-no-thuc-trang-va-trien-vong-phat-trien-o-viet-nam.html
6. Đào Duy Huân (2013), Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển, Tạp chí Phát triển và 
Hội nhập, Số 8(18)
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2012-2018, tại 
8. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD
9. PGS. TS. Kiều Hữu Thiện (2015), “Thực trạng hoạt động của VAMC và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí ngân hàng, Số 2
10. VAMC tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019, 
11. https://vietstock.vn/2018/08/vi-sao-cac-ngan-hang-muon-mua-lai-no-xau-da-ban-cho-vamc-757-625993.htm
thiện, thể hiện rõ vai trò của mình trong 
quá trình hoạt động kinh doanh của các 
TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD cơ 
cấu lại nợ, sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, 
góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng 
phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ■
một chiến lược phát triển cho toàn bộ hoạt 
động của mình. Tuy nhiên, để triển khai các 
sản phẩm, dịch vụ xanh đòi hỏi các nhân 
viên ngân hàng phải có khả năng kiểm tra, 
đánh giá, phân tích các tác động về môi 
trường của các dự án. Vì vậy, để thực hiện 
các biện pháp xanh hóa hoạt động nội bộ, 
khuyến khích tài trợ các dự án xanh các 
ngân hàng cần chú trọng nâng cao năng lực 
của đội ngũ nhân viên, tạo nền tảng để phát 
triển xanh và bền vững.
7.4. Đối với các bên có liên quan
Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như kết 
quả nghiên cứu, các bên liên quan khác 
nhau như các tổ chức bảo vệ môi trường, 
tổ chức quốc tế, khách hàng có ảnh 
hưởng đáng kể đến ngân hàng khi áp dụng 
tiếp theo trang 11 ngân hàng xanh. Chính vì vậy, các tổ chức 
này cần thường xuyên tuyên truyền, phát 
động những chiến dịch bảo vệ môi trường 
nhằm gây áp lực lên các tổ chức kinh tế, 
tổ chức tài chính nói chung và hệ thống 
NHTM nói riêng, gia tăng nhận thức về 
tầm quan trọng của môi trường trong phát 
triển bền vững. Đối với khách hàng, để tạo 
nên một môi trường sống lành mạnh và 
an toàn, khách hàng nên từng bước thay 
đổi thói quen tiêu dùng của mình, ưu tiên 
các hàng hóa và sản phẩm “xanh”, từ đó 
tạo áp lực lên nhà sản xuất, buộc họ phải 
thực hiện các dự án “xanh”. Đồng thời, 
nhận thức của khách hàng nâng cao sẽ ảnh 
hưởng đến việc lựa chọn thương hiệu ngân 
hàng dựa trên tiêu chuẩn “xanh”, từ đó 
thúc đẩy các ngân hàng xanh hóa các hoạt 
động của mình. ■ 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_viec_ap_dung_ngan_hang_xanh_tai_cac.pdf