Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhiên cứu dùng mẫu c NHTMCP, NHTMNN, NHLD) với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tương ủa 37 ngân hàng thương mại VN (Gồm

quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect,

nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh

khoản của các ngân hàng thương mại tại VN. Cụ thể là, “Tỷ lệ vốn chủ sở

hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận; ngược

lại, “Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch với khả năng

thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này

không tìm thấy ảnh hưởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “Quy mô

ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại

VN.

pdf 18 trang phuongnguyen 5560
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
32
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng từ việc cho 
vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ra vào 
tháng 8 năm 2007 đã nhấn chìm 
toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như 
hệ thống tài chính toàn cầu. Ủy 
ban Basel về giám sát ngân hàng 
(BCBS 2004) chỉ ra rằng một trong 
những nguyên nhân gốc rễ của 
cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh 
khoản, đã phần lớn bị bỏ qua trong 
quá khứ. Cuộc khủng hoảng chỉ ra 
rằng những ngân hàng dựa nhiều 
vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài 
trợ cho các tài sản hoạt động của họ 
có xu hướng bị vấn đề thanh khoản 
rất lớn. 
Từ cuộc khủng hoảng trên, đa 
số các ngân hàng thương mại đã 
quan tâm đến vấn đề thanh khoản 
vì nó chính là vấn đề sống còn của 
các ngân hàng trong thời kỳ hiện 
đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. 
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề 
thanh khoản trong hệ thống ngân 
hàng là vô cùng cần thiết, nếu 
các ngân hàng có khả năng thanh 
khoản tốt thì không những có thể 
giúp cho thị trường tài chính ổn 
định mà nền kinh tế đất nước sẽ 
vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều 
kiện của VN hiện nay, những vấn 
đề về thanh khoản đang được quan 
tâm hàng đầu và thường được đưa 
ra từ đầu năm để trong năm đó có 
thể quản lý tốt. Xuất phát từ những 
lý do trên, tác giả đã chọn đề tài 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh 
khoản của các ngân hàng thương 
mại VN” để nghiên cứu.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Những vấn đề cơ bản về 
thanh khoản ngân hàng
a. Thanh khoản và rủi ro thanh 
nay. Ở VN, hơn hai thập kỷ qua, kể 
từ khi hệ thống ngân hàng VN thực 
hiện quá trình cải cách các ngân 
hàng thương mại (NHTM) đã có 
bước phát triển mới cả về lượng 
và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh 
khoản dường như chưa được quan 
tâm đúng mức. Một trong những 
nhiệm vụ quan trọng mà các nhà 
quản lý ngân hàng cần thực hiện 
là đảm bảo khả năng thanh khoản 
hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng 
có khả năng thanh khoản tốt, hay 
nói cách khác là ngân hàng không 
gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có 
được nguồn vốn khả dụng với chi 
phí hợp lý vào đúng thời điểm mà 
ngân hàng cần. Điều này có nghĩa 
nếu ngân hàng không có đủ nguồn 
vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu 
cầu của thị trường sẽ có thể mất khả 
năng thanh toán, mất uy tín và dẫn 
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản 
của các ngân hàng thương mại Việt Nam
VŨ THỊ HỒNG
Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thủy II 
Nghiên cứu dùng mẫu của 37 ngân hàng thương mại VN (Gồm NHTMCP, NHTMNN, NHLD) với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tương 
quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect, 
nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh 
khoản của các ngân hàng thương mại tại VN. Cụ thể là, “Tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận; ngược 
lại, “Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch với khả năng 
thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này 
không tìm thấy ảnh hưởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “Quy mô 
ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại 
VN. 
Từ khóa: Ngân hàng thương mại VN, khả năng thanh khoản, thanh 
khoản, chính sách quản lý.
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
33
khoản
Ủy ban Basel về giám sát 
ngân hàng cho rằng: “Thanh 
khoản là một thuật ngữ chuyên 
ngành nói về khả năng đáp ứng 
các nhu cầu về sử dụng vốn khả 
dụng phục vụ cho hoạt động kinh 
doanh tại mọi thời điểm như chi 
trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, 
giao dịch vốn...”
Theo Duttweiler (2009), có 
hai khía cạnh khác nhau về thanh 
khoản cần phải đặc biệt quan 
tâm, đó là thanh khoản tự nhiên 
và thanh khoản nhân tạo. Trong 
đó, thanh khoản tự nhiên nghĩa là 
các dòng lưu chuyển xuất phát từ 
tài sản hoặc nợ nhưng có thời gian 
đáo hạn theo luật định. Trong lĩnh 
vực ngân hàng, khi một giao dịch 
với khách hàng thường được tái 
tục, có thể với cùng số tiền hoặc 
với số tiền nhỏ hơn/lớn hơn thì 
nhìn chung nhóm khách hàng 
này thường hành động gần như 
theo cách có thể dự đoán được. 
Điều này không chỉ đúng với 
các tài sản mà còn đúng với các 
khoản nợ. Còn thanh khoản nhân 
tạo lại được tạo ra thông qua 
khả năng chuyển tài sản thành 
tiền mặt trước ngày đáo hạn. Ở 
đây có thể thấy hầu như lúc nào 
cũng có thể dễ dàng chuyển một 
chứng khoán cụ thể thành tiền 
mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty 
nào muốn chuyển chứng khoán 
thành tiền mặt thì thị trường vẫn 
còn khả năng chấp nhận các giao 
dịch.
Từ trước đến nay đã có nhiều 
khái niệm khác nhau về rủi ro 
thanh khoản. Nhưng rủi ro thanh 
khoản có thể được hiểu là rủi ro 
khi NHTM không có khả năng 
thanh toán tại một thời điểm 
nào đó, hoặc phải huy động các 
nguồn vốn với chi phí cao để đáp 
ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do 
các nguyên nhân chủ quan khác 
làm mất khả năng thanh toán 
của NHTM, theo đó nó sẽ kéo 
theo những hậu quả không mong 
muốn. (Duttweiler, 2009)
b. Nguyên nhân gây ra rủi ro 
thanh khoản
Nhiều nghiên cứu đã tương 
đối thống nhất khi chỉ ra rằng rủi 
ro thanh khoản có thể đến từ bên 
tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ 
hoạt động ngoại bảng của bảng cân 
đối tài sản của NHTM (Valla và 
Escorbiac, 2006).
Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn 
Tiến (2010), có ba nguyên nhân 
tiền đề khiến cho ngân hàng phải 
đối mặt với rủi ro thanh khoản 
thường xuyên là: 
“Thứ nhất, ngân hàng huy động 
và đi vay vốn thời gian ngắn, sau 
đó cứ tuần hoàn chúng để cho vay 
thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân 
hàng phải đối mặt với sự không 
trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa 
tài sản có và tài sản nợ.”
“Thứ hai, sự nhạy cảm của tài 
sản tài chính với thay đổi lãi suất. 
Khi lãi suất tăng, nhiều người 
gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm 
nơi gửi khác có mức lãi suất cao 
hơn. Những người có nhu cầu tín 
dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số 
dư hạn mức tín dụng với lãi suất 
thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay 
đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời 
đến luồng tiền gửi cũng như luồng 
tiền vay, và cuối cùng là đến thanh 
khoản của ngân hàng.”
“Thứ ba, ngân hàng luôn phải 
đáp ứng nhu cầu thanh khoản một 
cách hoàn hảo. Những trục trặc về 
thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm 
tin của dân chúng vào ngân hàng.”
c. Đo lường khả năng thanh 
khoản
Nghiên cứu về tính thanh khoản 
rất quan trọng đối với thị trường tài 
chính và các ngân hàng, đặc biệt là 
từ sau khủng hoảng kinh tế 2008. 
Theo Aspachs (2005) và Nikolau 
(2009), tính thanh khoản không 
đơn giản phụ thuộc vào các yếu 
tố khách quan bên ngoài (chẳng 
hạn như thị trường hiệu quả, cơ 
sở hạ tầng, chi phí giao dịch thấp, 
số lượng lớn người mua và người 
bán, đặc tính minh bạch của tài sản 
giao dịch) mà điều quan trọng là 
nó ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong, 
đặc biệt là các phản ứng của người 
tham gia thị trường khi đối mặt với 
sự không chắc chắn và thay đổi giá 
trị tài sản. Cho tới nay nghiên cứu 
của một số tác giả như Aspachs & 
cộng sự (2005), Rychtárik (2009), 
Praet và Herzberg (2008) đã tập 
trung vào 4 tỷ số thanh khoản như 
sau:
L1 = Tài sản thanh khoản/ Tổng 
tài sản
Tỷ số này cung cấp một thông 
tin chung về khả năng thanh khoản 
của ngân hàng. Tức là trong tổng 
tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài 
sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ 
số này cao tức là khả năng thanh 
khoản của ngân hàng rất tốt.
L
2
 = Tài sản thanh khoản / (Tiền 
gửi + Vốn huy động ngắn hạn)
Tỷ số thanh khoản L
2
 sử dụng 
tài sản thanh khoản để đo lường 
khả năng thanh khoản là rất tốt. 
Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung 
vào mức độ nhạy cảm của ngân 
hàng khi lựa chọn các loại kinh phí 
(bao gồm tiền gửi của các hộ gia 
đình, doanh nghiệp và các tổ chức 
tài chính khác). Tỷ số này cũng 
giống L
1
, tức là tỷ số này cao cũng 
thể hiện thanh khoản của ngân 
hàng là tốt.
L
3 
= Khoản cho vay / Tổng tài 
sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
34
phần trăm khoản cho vay trên tổng 
tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này 
cao tức là khả năng thanh khoản 
của ngân hàng yếu.
L
4
 = Khoản cho vay/ (Tiền gửi 
+ Nguồn vốn ngắn hạn)
Tỷ số này cũng giống L
3
, tức là 
nếu cao thì khả năng thanh khoản 
của ngân hàng yếu.
Các tỷ số này tương ứng với 
nhiều nghiên cứu khác nhau sẽ sử 
dụng làm biến phụ thuộc để xem 
xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả 
năng thanh khoản của các ngân 
hàng thương mại. 
d. Dự trữ thanh khoản
Theo Duttweiler (2009), để duy 
trì khả năng thanh toán, một mặt 
ngân hàng thương mại phải đảm 
bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải 
lớn hơn các khoản nợ ở mọi thời 
điểm. Nếu trong kinh doanh vốn 
cho vay không có khả năng thu 
hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng 
khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có 
xuống thấp hơn tài sản nợ và như 
vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả 
năng thanh toán, có thể phải đóng 
cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân 
hàng khác. 
Trong các nguồn dự trữ để đảm 
bảo khả năng thanh khoản cho các 
ngân hàng có hai nguồn quan trọng 
mà các nhà quản lý trong ngân 
hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là: 
Nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự 
trữ thứ cấp. (Duttweiler, 2009)
Dự trữ sơ cấp là các khoản 
mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi 
ở Ngân hàng Trung ương, tiền gửi 
các ngân hàng khác. Các khoản 
dự trữ này được sử dụng để dự 
trữ theo quy định của Ngân hàng 
Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất 
thường về tiền mặt cho khách hàng 
hoặc để thực hiện các khoản thanh 
toán cho ngân hàng khác trong việc 
thanh toán giữa các ngân hàng.
Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại 
chứng khoán có khả năng chuyển 
thành tiền dễ dàng như: Trái phiếu 
kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền 
của ngân hàng...Dự trữ thứ cấp 
được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ 
cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh 
toán giữa các ngân hàng và vay 
mượn của khách hàng đã được dự 
kiến trước. 
e. Các lý thuyết về đo lường 
thanh khoản và các yếu tố ảnh 
hưởng đến thanh khoản của các 
NHTM.
 Các lý thuyết về đo lường thanh 
khoản: 
Trước đây, người ta thường 
sử dụng các tỷ lệ thanh khoản để 
đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro 
thanh khoản tốt hơn. Tỷ lệ mà các 
nghiên cứu trước đây sử dụng bao 
gồm tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng 
tài sản (ví dụ như Aspachs & cộng 
sự (2005), Rychtárik (2009), Praet 
và Herzberg (2008); Demirgüç-
Kunt & cộng sự năm 2003), Tỷ 
lệ tài sản thanh khoản/tiền gửi 
khách hàng (Aspachs & cộng sự 
năm 2005; Rychtárik năm 2009; 
Praet and Herzberg năm 2008), Tỷ 
lệ tài sản thanh khoản/Tổng huy 
động ngắn hạn (Indriani, 2004). 
Nếu các tỷ lệ thanh khoản này cao 
chứng tỏ ngân hàng hoạt động có 
hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bên cạnh 
đó, một số nghiên cứu sử dụng 
tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản (ví dụ 
như Demirgüç-Kunt và Huizinga 
năm 1999; Athanasoglou & cộng 
sự, 2006.), tỷ lệ cho vay ròng với 
khách hàng/tài trợ ngắn hạn (ví dụ 
như Pasiouras và Kosmidou, 2007; 
Naceur và Kandil, 2009) để đánh 
giá rủi ro thanh khoản của ngân 
hàng. Nếu các tỷ số này cao có thể 
dẫn đến rủi ro thanh khoản của các 
ngân hàng.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả 
năng thanh khoản:
Từ lúc thanh khoản trở thành 
vấn đề đáng được quan tâm của 
các ngân hàng thương mại thì đã 
có rất nhiều lý luận, nhiều tác giả 
đề cập đến những yếu tố có thể ảnh 
hưởng đến khả năng thanh khoản. 
Tuy nhiên, những nghiên cứu cho 
kết quả đáng tin cậy nhất đa số 
tập trung vào các nghiên cứu về 
ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ. 
Những nghiên cứu trên tập trung 
vào hai nhóm yếu tố chính có thể 
ảnh hưởng đến khả năng thanh 
khoản của các ngân hàng thương 
mại:
Nhóm thứ nhất là những yếu tố 
nội tại của chính bản thân các ngân 
hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở 
hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên 
huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ 
dự phòng rủi ro tín dụng...
Nhóm thứ hai đề cập đến các 
yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng 
kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm 
phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ 
bản của NHTW, lãi suất bình quân 
liên ngân hàng...
Tuy nhiên, nghiên cứu này 
chỉ tập trung vào các yếu tố nội 
tại, chưa đi sâu vào phân tích ảnh 
hưởng của các yếu tố vĩ mô đến 
khả năng thanh khoản của các 
ngân hàng. 
2.2. Các nguyên tắc của Basel về 
quản lý thanh khoản trong ngân 
hàng
Ủy ban Basel về giám sát ngân 
hàng là một diễn đàn cho sự hợp 
tác thường xuyên về các vấn đề 
liên quan đến giám sát hoạt động 
ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban 
là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu 
chốt trong việc giám sát hoạt động 
ngân hàng và nâng cao chất lượng 
giám sát hoạt động ngân hàng trên 
toàn cầu.
Trong các công việc về giám 
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
35
sát khả năng thanh khoản, Ủy ban 
Basel đã nỗ lực mở rộng cách hiểu 
về cách thức một ngân hàng quản 
lý khả năng thanh khoản của mình 
ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở bù trừ 
các giao dịch trong nội bộ. Những 
tiến bộ gần đây về phương diện tài 
chính và công nghệ đã cung cấp 
cho các ngân hàng những phương 
pháp mới để cấp vốn cho các hoạt 
động của mình và quản lý khả năng 
thanh khoản. 
Vì vậy, Ủy ban Basel đã đưa 
ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm 
đánh giá công tác quản lý thanh 
khoản trong ngân hàng như sau: 
(Ngân hàng thanh toán quốc tế, 
2009) 
Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng 
cần thống nhất về một chiến lược 
quản lý khả năng thanh khoản hàng 
ngày. Chiến lược này cần được 
truyền đạt trong toàn ngân hàng.
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị 
của một ngân hàng phải là cơ quan 
kiểm duyệt chiến lược và các chính 
sách cơ bản liên quan đến quản lý 
khả năng thanh khoản của ngân 
hàng. Hội đồng quản trị cũng cần 
đảm bảo là các cán bộ quản lý cao 
cấp của ngân hàng thực hiện những 
biện pháp cần thiết để theo dõi và 
kiểm soát rủi ro thanh khoản. 
Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng 
cần có một cơ cấu quản lý để thực 
hiện có hiệu quả chiến lược về khả 
năng thanh khoản. Cơ cấu này cần 
bao gồm sự tham gia thường xuyên 
của các thành viên thuộc nhóm cán 
bộ quản lý cao cấp. 
Nguyên tắc 4: Một ngân hàng 
cần có hệ thống thông tin đầy đủ 
cho việc đo lường, theo dõi, kiểm 
soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. 
Các báo cáo cần được cung cấp kịp 
thời cho hội đồng quản trị của ngân 
hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và 
các cán bộ có thẩm quyền khác.
Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng 
cần xây dựng một quy trình cho 
việc theo dõi và đo lường liên tục 
các yêu cầu cấp vốn ròng.
Nguyên tắc 6: Các ngân hàng 
cần phân tí ... suy 
yếu đi thì các nhà quản lý cần quán 
triệt chính sách tăng vốn lên ở mức 
độ vừa phải nhằm đảm bảo khả 
năng thanh khoản được duy trì ổn 
định. (Nguyên tắc 1,2)
Thứ hai, do tỷ lệ cho vay trên 
huy động có mối quan hệ nghịch 
biến với thanh khoản nên ngân 
hàng cần biết cân đối giữa cho vay 
và huy động bằng cách duy trì một 
nguồn dự phòng phù hợp. (Nguyên 
tắc 8, 9)
Thứ ba, do lợi nhuận có mối 
quan hệ đồng biến với khả năng 
thanh khoản nên ngân hàng cần 
luôn đảm bảo nguồn lợi nhuận này. 
Vì vậy, ngân hàng cần trang bị cho 
mình một hệ thống thông tin chắc 
chắn và đầy đủ (Nguyên tắc 4, 13); 
thêm vào đó, cần luôn luôn nhìn 
nhận, đánh giá về lợi nhuận một 
cách khách quan nhất để có thể 
đánh giá một cách chính xác nhất 
về tính thanh khoản trong từng thời 
kỳ (Nguyên tắc 10, 11). Từ đó, các 
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
47
nhà quản lý có thể đưa ra những 
chính sách tốt nhất nhằm quản lý 
tốt vấn đề thanh khoản này.
Cuối cùng, do nợ xấu có mối 
quan hệ đồng biến với thanh khoản 
nhưng lý do chính là do nguồn huy 
động tăng quá nhanh trong thời 
gian nghiên cứu. Vì vậy, các nhà 
quản trị cần nghiên cứu, rà soát lại 
những nguyên nhân sâu xa đối với 
ngân hàng của mình, phát huy vai 
trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, 
không ngừng đưa ra những tình 
huống xấu nhất có thể xảy ra và 
đưa ra biện pháp khắc phục chúng. 
(Nguyên tắc 6, 7, 12).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu 
trên sẽ giúp các nhà quản lý thanh 
khoản dựa trên những nguyên tắc 
cụ thể của Basel đưa ra những 
chính sách phù hợp nhất với sự ổn 
định, phát triển của từng ngân hàng 
cũng như cả hệ thống ngân hàng 
nói chung.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết quả đạt được từ nghiên 
cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy 
rằng các yếu tố ảnh hưởng đến 
khả năng thanh khoản của các 
NHTMVN bao gồm: Tỷ lệ vốn 
chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên huy 
động, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu chỉ ra vốn chủ sở 
hữu, lợi nhuận sau thuế sẽ có tác 
động mạnh mẽ đến khả năng thanh 
khoản của các ngân hàng thương 
mại VN. Cụ thể là nếu ngân hàng 
có thể duy trì ổn định nguồn vốn 
chủ sở hữu thì khả năng thanh 
khoản của ngân hàng có thể được 
đảm bảo, mỗi sự suy giảm của 
nguồn vốn chủ sở hữu dù là ít 
chăng nữa cũng có thể gây nên hậu 
quả là ngân hàng thiếu thanh khoản 
và có thể dẫn đến sự đổ vỡ. Bên 
cạnh đó, lợi nhuận sau thuế cũng 
có ảnh hưởng không nhỏ đến khả 
năng thanh khoản. Trong thời gian 
qua khi nền kinh tế của cả thế giới 
đang trong giai đoạn phục hồi, lợi 
nhuận của các ngân hàng thương 
mại VN vẫn đang có xu hướng 
giảm do đầu tư không hiệu quả thì 
khả năng thanh khoản của các ngân 
hàng cũng giảm theo.
Tiếp đó, sự so sánh giữa tổng 
cho vay và tổng huy động được 
trong ngắn hạn cũng cho thấy sự 
ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh 
khoản. Nếu các ngân hàng chỉ 
quan tâm đến việc cho vay nhiều 
mà không quan tâm đến nguồn huy 
động được thì chắc chắn trong một 
giai đoạn nào đó sẽ gây ra thiếu 
hụt thanh khoản và từ đó có thể 
gây ra những hậu quả rất nghiêm 
trọng. Điều đó cũng có nghĩa nếu 
các ngân hàng có những biện pháp 
cân đối giữa nguồn huy động được 
và cho vay trong ngắn hạn thì có 
thể tháo gỡ được rất nhiều khó 
khăn liên quan đến khả năng thanh 
khoản.
Cuối cùng, nợ xấu cũng là vấn 
đề rất quan trọng khi nghiên cứu 
khả năng thanh khoản của các ngân 
hàng thương mại VN. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy quan hệ đồng 
biến giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng 
thanh khoản, cũng có nghĩa là khi 
phát sinh nợ xấu thì các ngân hàng 
mới thực sự quan tâm đến việc 
trung hòa nó bằng các tài sản thanh 
khoản. Thông thường, khi bất kỳ 
khoản nợ xấu nào phát sinh thì các 
ngân hàng mới đưa ra những giải 
pháp để hạn chế nó và cân đối rủi 
ro bằng những tài sản thanh khoản 
lại đang là một giải pháp được sử 
dụng có hiệu quả nhất.
5.2. Các kiến nghị
a. Đối với các ngân hàng 
thương mại
- Quản lý tốt các tài sản thanh 
khoản.
Tài sản thanh khoản được hiểu 
là tài sản có thể dễ dàng chuyển 
đổi thành tiền mặt với chi phí thấp 
nhất. Những loại tài sản này có 
thể dễ dàng được mua bán trên thị 
trường thứ cấp hoặc được Chính 
phủ chiết khấu. 
Cơ cấu của loại tài sản này phụ 
thuộc vào các yếu tố:
+ Quy định về dự trữ bắt buộc 
của NHTW.
+ Khả năng tạo ra thu nhập của 
loại tài sản.
+ Quản lý chủ động danh mục 
tài sản thanh khoản.
+ Quản lý tốt các quỹ thanh 
toán.
- Nâng cao khả năng tiếp cận 
các nguồn vốn.
Các ngân hàng cần phải định kỳ 
đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và 
duy trì các mối quan hệ với các chủ 
sở hữu, duy trì tính đa dạng hoá của 
các nguồn vốn. Việc xây dựng các 
mối quan hệ vững mạnh với những 
nhà cung cấp vốn then chốt (Các 
đối tác, các NH đại lý, các khách 
hàng lớn, hệ thống thanh toán) 
sẽ cung cấp một tấm đệm thanh 
khoản khi NH gặp khó khăn về 
thanh khoản và hình thành nên một 
phần không thể thiếu trong chính 
sách quản lý thanh khoản .
Sự tập trung vào một số ít nguồn 
vốn làm tăng rủi ro thanh khoản. Do 
đó, để kiểm tra tính đa dạng đầy đủ 
của nguồn, cần phải kiểm tra mức 
độ phụ thuộc vào những nguồn 
vốn nhất định. Bộ phận nguồn vốn 
hoặc bộ phận cụ thể khác trong 
NH phải có trách nhiệm theo dõi 
lựa chọn các nguồn vốn khác nhau 
và các xu hướng hiện hành trong 
lựa chọn đó. Những nguồn vốn có 
thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu 
thanh khoản bao gồm:
+ Các loại tài sản đã đáo hạn 
và chưa đáo hạn nhưng có thể bán 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
48
được, các chứng khoán hoặc các 
công cụ đầu tư ngắn hạn khác có 
thể được chuyển dễ dàng thành tiền 
mặt.
+ Tiền gửi huy động bao gồm 
cả phát hành chứng chỉ tiền gửi dài 
hạn.
+ Các hạn mức tín dụng mà NH 
khác cam kết cấp cho NH này.
+ Hạn mức chiết khấu do 
NHNN cấp. 
+ Tiền mặt ngoại tệ nhập khẩu 
từ NH ở nước ngoài.
+ Khai thác các cơ chế mà theo 
đó NH có thể thế chấp tài sản để 
vay hay ký các hợp đồng mua lại 
(repo) với các NH khác để có được 
vốn nhanh nhất. Repo bao gồm 
một hợp đồng giữa người mua và 
người bán, thường sử dụng trái 
phiếu chính phủ hoặc các tài sản 
tài chính, trong đó người bán trái 
phiếu cho người mua kết hợp đồng 
thời với một hợp đồng mua lại 
những chứng khoán đó ở một mức 
giá đã thỏa thuận tại một thời điểm 
nhất định trong tương lai.
- Xử lý tốt nợ xấu và nâng cao 
chất lượng tín dụng
Để từng bước xử lý nợ xấu một 
cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia 
tăng nhằm khơi thông dòng vốn, 
bảo đảm an toàn hoạt động ngân 
hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 
và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh 
tế, một số giải pháp sau đây cần 
được các ngân hàng triển khai:
Thứ nhất, các ngân hàng chủ 
động phối hợp với khách hàng vay 
để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả 
nợ và xem xét giảm lãi suất một 
cách hợp lý cho khách hàng có khó 
khăn tài chính tạm thời, có chiều 
hướng cải thiện sản xuất kinh 
doanh tích cực, được đánh giá có 
khả năng trả nợ theo thời gian cơ 
cấu lại nợ.
Thú hai, tăng cường trích lập, 
sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý 
nợ xấu theo quy định của pháp luật. 
Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các 
tài sản bảo đảm của các khoản nợ 
xấu để thu hồi vốn.
Thứ ba, tăng cường hiệu quả, 
hiệu lực công tác thanh tra, giám 
sát ngân hàng để bảo đảm các 
TCTD tuân thủ đúng các quy định 
về hoạt động ngân hàng, đặc biệt 
là quy định về cấp tín dụng, phân 
loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro 
và quy định về an toàn hoạt động 
tín dụng.
Cuối cùng, cần thúc đẩy thị 
trường mua bán nợ phát triển thông 
qua ban hành và triển khai có hiệu 
quả các quy định, chính sách về 
mua bán nợ.
b. Đối với Chính phủ
Chính phủ cần tăng cường hệ 
thống kiểm tra giám sát nội bộ 
của hệ thống NHTM VN, nhất 
là đối với các NHTM QD hoặc 
các NHTM QD đã cổ phần hóa 
nhưng Nhà nước vẫn chiếm đại 
đa số cổ phần vì những ngân hàng 
này luôn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 
trong hệ thống khi so sánh với các 
NHTMCP khác hay NHLD.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần 
không ngừng hoàn thiện hành lang 
pháp lý. Hệ thống các quy định 
pháp lý liên quan đến công tác 
quản trị rủi ro thanh khoản trong 
các hoạt động của NHTM mới chỉ 
dừng lại ở mức sơ khai, cần phải 
hoàn thiện thêm nhiều khía cạnh, 
cần ban hành một quy chế về rủi ro 
thanh khoản để hướng dẫn cho các 
NHTM trong quá trình hoạt động.
Quy chế này cần có các quy 
định rõ về:
- Các chỉ tiêu đo lường rủi ro 
thanh khoản.
- Chất lượng tài sản có, các tài 
sản thanh khoản.
- Năng lực đi vay. 
- Dòng tiền, sự phân bố tài sản 
và nghĩa vụ tài chính (công nợ) 
theo ngày đến hạn.
Ngoài ra, quy chế về rủi ro 
thanh khoản cũng cần phải quy 
định các nguyên tắc nhằm nâng 
cao hiệu quả của công tác thanh tra 
tại chỗ, giám sát từ xa của Chính 
phủ đối với các NHTM nhằm phát 
hiện sớm những dấu hiệu rủi ro 
thanh khoản và có biện pháp xử lý 
kịp thời.
c. Đối với Ngân hàng Nhà 
nước
Trước hết, NHNN cần nâng cao 
vai trò định hướng trong quản lý và 
tư vấn cho các ngân hàng thương 
mại thông qua việc thường xuyên 
tổng hợp, phân tích thông tin thị 
trường, đưa ra các nhận định và dự 
báo khách quan, mang tính khoa 
học để các ngân hàng thương mại 
có cơ sở tham khảo, định hướng 
trong việc hoạch định chính sách 
thanh khoản của mình sao cho vừa 
đảm bảo phát triển hợp lý, vừa 
phòng ngừa được rủi ro. 
Tiếp đó, NHNN cần có sự kiểm 
tra, kiểm soát có hiệu quả những 
hoạt động kinh doanh của các ngân 
hàng thương mại, đảm bảo sự phát 
triển bền vững và an toàn. 
Cuối cùng, cần phải hoàn thiện 
mô hình tổ chức bộ máy thanh tra 
NH theo ngành dọc từ Trung ương 
đến địa phương và sự độc lập tương 
đối về điều hành, hoạt động nghiệp 
vụ trong tổ chức bộ máy NHNN; 
ứng dụng những nguyên tắc cơ bản 
về giám sát hiệu quả hoạt động NH 
của uỷ ban Basel, tuân thủ những 
nguyên tắc thận trọng trong công 
tác thanh tra.
6. Hạn chế của đề tài và đề xuất 
hướng nghiên cứu mới
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng 
để hoàn thành luận văn nghiên cứu 
nhưng do thời gian, kinh nghiệm 
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
49
thực tế và do năng lực có hạn nên 
nghiên cứu này còn rất nhiều hạn 
chế:
Thứ nhất, bộ dữ liệu còn khá ít 
(vì dữ liệu bảng nhưng không cân 
xứng và chỉ lấy trong 6 năm 2006-
2011).
Thứ hai, biến phụ thuộc trong 
mô hình có thể sử dụng 4 biến 
nhưng nghiên cứu mới chỉ sử dụng 
một biến. 
Thứ ba, nghiên cứu chưa xét 
đến độ trễ của dữ liệu, mối quan hệ 
phi tuyến.
Thứ tư, nghiên cứu chưa xét 
đến một số yếu tố khác có thể ảnh 
hưởng đến khả năng thanh khoản 
như lãi suất cho vay, lãi suất huy 
động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ 
lệ lạm phát  .
Từ những hạn chế nêu trên, 
hướng nghiên cứu tiếp theo có thể 
đưa ra là tăng số lượng mẫu nghiên 
cứu thêm. Bên cạnh đó, khoảng 
thời gian nghiên cứu có thể mở 
rộng thêm để tăng cường tính giải 
thích cho mô hình nghiên cứu. Tiếp 
đó, biến phụ thuộc trong mô hình 
mới chỉ sử dụng một biến là Tài 
sản thanh khoản/Tổng huy động 
ngắn hạn nên chúng ta có thể thay 
thế bằng các biến khác như Tài sản 
thanh khoản/Tổng tài sản, Tổng 
cho vay/Tổng tài sản hay Tổng cho 
vay/Tổng huy động ngắn hạn. Cuối 
cùng, nghiên cứu này chưa xét đến 
ảnh hưởng của một số yếu tố vĩ mô 
và một số yếu tố khác đến khả năng 
thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, 
có thể đưa thêm một vài biến vĩ mô 
hoặc các biến nội tại khác vào mô 
hình để tăng thêm khả năng giải 
thích cho biến phụ thuộcl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), 
Liquydity, Banking Regulation and 
macroeconomics. Proof of shares, bank 
liquydity from a panel the bank’s UK-
resident, Bank of England working 
paper.
Athanasolou, P. P, Delis, M. D, Staikouras, 
C. K, (2006), Determinants of bank 
profitability in the South Eastern 
European Region, Bank of Greece 
working paper, No. 47.
Bank for International Settlement (2009), 
International framework for liquydity 
risk measurement, standards and 
monitoring.
Baltagi B. (2005), Econometric Analysis of 
Panel Data, 3rd Edition.
Bonfim, D., Kim, M. (2008), “Liquydity 
risk in banking: Is there herding?”, 
International Economic Journal, vol. 
22, no. 3, pp. 361-386.
Berger, N. A., Bouwman, C. (2006), The 
Measurement of Bank Liquydity Creation 
and the Effect of Capital.
Bunda, I., Desquylbet, J-B., (2003), The 
bank liquydity smile across exchange 
rate regimes.
Thứ ba, thực hiện việc cải cách môi trường kinh doanh, cải cách thể 
chế theo hướng trong sạch, lành mạnh nhằm góp phần nâng cao hạn mức 
tín nhiệm quốc gia. Khi hạn mức tín nhiệm quốc gia được cải thiện, việc 
tiếp cận dòng vốn vay trên thị trường quốc tế trở nên dễ dàng hơn và chi 
phí thấp hơn. Việc tiếp cận nguồn vốn này chắc chắn sẽ bổ sung nguồn 
vốn đầu tư giúp nâng tầm chất lượng hạ tầng và góp phần thu hút đầu tư 
cả trong và ngoài nước.
Cuối cùng, các quốc gia cần nổ lực để kiểm soát tốt chỉ số giá và giữ 
lạm phát ở một mức thích hợp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng sản 
xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù nghiên cứu này dựa được tính toán và dựa trên số liệu thống 
kê từ các nguồn đáng tin cậy nhưng tác giả tin rằng nghiên cứu này vẫn 
còn một số hạn chế nhất định. Một trong số đó chính là nghiên cứu chưa 
xét tới yếu tố cú sốc do khủng hoảng kinh tế năm 2008. Thứ hai là sự nghi 
ngờ về độ trễ nhất định về thời gian của các chỉ số này nhưng chưa được 
xem xét và đưa vào mô hình hồi quy. Hạn chế trên cũng là hướng nghiên 
cứu tiếp theol
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdual Qayyam Khan & Naeem-ur-Rehman Khattak (2008), An Analysis of Short-Term Effect 
of Budget Deficits on Macroeconomics Variables: Evidence from Pakistan (1960-2005).
Abdul Khaliq, Ilan Noy (2007), Foreign Direct Investment and Economic Growth: Empirical 
Evidence from Sectoral Data in Indonesia.
Barro, Robert (1995), Inflation and Economic Growth.
Brender, A., Pisani, F., Ganga, E. (2013), The Sovereign Debt Crisis Placing a Curb on 
Growth.
Dr Muhammad Ramzan, Sarfra Saleem, Izhar Mazhar Butt (5/2013), Budget Deficit and 
Economic Growth: A Case Study of Pakistan
Fisher, Standley (1993), The role of Macroeconomic Factors in Growth.
Goher Fatima, M.A (2012), Consequential Effect of Budget Deficit on Economic growth of 
Pakistan
Haruna Mohammed Aliero, Yahya Zakari Abdullahi, Nasiru Adamu (2013), Private Sector 
Creditand Economic Growth Nexus in Nigeria: An Autoregressive Distributed Lag Bound 
Approach.
Tác động của thâm hụt...
(Tiếp theo trang 23)

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_thanh_khoan_cua_cac_ngan_hang_thuon.pdf