Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 23 ngân hàng thương mại trong giai đoạn
2009- 2018, sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm
toán của các ngân hàng. Phân tích hồi quy theo GLS cho thấy khả năng sinh lời, hiệu
quả hoạt động, thu nhập ngoài lãi cận biên và niêm yết cổ phiếu ảnh hưởng cùng chiều
đến thanh khoản. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng, lượng tiền gửi của khách hàng,
quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, quản lý tài sản ảnh hưởng ngược chiều đến thanh
khoản. Ngoài ra, thanh khoản còn được giải thích bởi quan hệ bổ sung của tăng trưởng
tín dụng và lượng tiền gửi của khách hàng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra
các gợi ý, khuyến nghị nhằm duy trì và gia tăng thanh khoản cho các ngân hàng.
Từ khóa: thanh khoản, các yếu tố ảnh hưởng, ngân hàng thương mại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 220- Tháng 9. 2020 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Lê Hoàng Vinh Trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia Trần Phi Dũng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tuy An, tỉnh Phú Yên Ngày nhận: 24/12/2019 Ngày nhận bản sửa: 15/01/2020 Ngày duyệt đăng: 05/02/2020 Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 23 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009- 2018, sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng. Phân tích hồi quy theo GLS cho thấy khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, thu nhập ngoài lãi cận biên và niêm yết cổ phiếu ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng, lượng tiền gửi của khách hàng, quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, quản lý tài sản ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản. Ngoài ra, thanh khoản còn được giải thích bởi quan hệ bổ sung của tăng trưởng tín dụng và lượng tiền gửi của khách hàng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các gợi ý, khuyến nghị nhằm duy trì và gia tăng thanh khoản cho các ngân hàng. Từ khóa: thanh khoản, các yếu tố ảnh hưởng, ngân hàng thương mại. Factors affecting liquidity of Vietnam joint stock commercial banks Abstract: This paper studies factors affecting the liquidity of Vietnam joint stock commercial banks. Research data is collected from audited financial statements of 23 commercial banks in the period of 2009- 2018. Regression analysis with GLS shows that loan growth, the level of deposit, bank size, asset management and asset quality have strong and statistically significant negative effects on the liquidity; while profitability, operating efficiency, non-interest margin and stock listing have positive effects on the liquidity. In addition, the interaction effect between loan growth and the level of deposit has statistically significant effects on the liquidity. According to research results, this paper provides some recommendations related to the target of ensuring and increasing the liquidity of Vietnam joint stock commercial banks, with expecting they will be matching decisions according to bank-specific factors. Keywords: liquidity, factors, commercial bank. Vinh Hoang Le Email: vinhlh@buh.edu.vn University of Economic&Law, Vietnam National University of Ho Chi Minh City Dung Phi Tran Email: dungtranphi@gmail.com Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development- Tuy An Branch, Phu Yen Province LÊ HOÀNG VINH - TRẦN PHI DŨNG 39Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 1. Đặt vấn đề Thanh khoản có ý nghĩa góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của các chủ thể. Với chức năng trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn cân nhắc và xem xét đến thanh khoản như là một trong những mục tiêu quan trọng khi đưa ra các quyết định. Diamond và Dybvig (1983) cho rằng đảm bảo thanh khoản là cần thiết để phòng tránh các rủi ro thanh khoản đối với các NHTM. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam, từ đó cung cấp thông tin hữu ích để đưa ra các quyết định nhằm duy trì và gia tăng thanh khoản cho các ngân hàng này. 2. Cơ sở lý thuyết Theo Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes (Keynes Liquidity Preference Theory), nắm giữ tiền không vì mục tiêu lợi nhuận và nếu muốn sinh lời thì phải đầu tư, chẳng hạn như mua chứng khoán kinh doanh. Tiền là yếu tố tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên việc nắm giữ nhiều tiền sẽ có lợi là tăng thanh khoản, tuy nhiên mất đi cơ hội tạo ra lợi nhuận và do đó, bất kỳ chủ thể nào cũng phải chấp nhận sự đánh đổi giữa mục tiêu thanh khoản với mục tiêu lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao thì buộc phải giảm bớt tài sản thanh khoản để đầu tư vào các tài sản ít thanh khoản hơn, và ngược lại. Dựa trên nghiên cứu về chi phí phá sản dự kiến (Expected bankruptcy costs) của Berger (1995) thì những NHTM có lợi nhuận thấp thường sẽ tập trung vào mục đích tăng lợi nhuận và do đó họ sẽ tập trung gia tăng đầu tư vào các danh mục có rủi ro cao hơn, kết quả là giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản và dẫn đến thanh khoản giảm (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016). Ngược lại, các ngân hàng có lợi nhuận cao thường chú trọng đến sự an toàn và hạn chế tăng trưởng tín dụng quá mức và tăng cường tài sản thanh khoán nhiều hơn để tránh rủi ro vỡ nợ (Bunda và Desquilbet, 2008). Moulton (1918) cũng đề xuất Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability theory) với gợi ý rằng các NHTM có thể phòng ngừa rủi ro thanh khoản thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao trong cơ cấu tài sản. Theo Lý thuyết này các khoản cho vay là mâu thuẫn cơ bản giải thích cho vấn đề thanh khoản. Lý thuyết này gợi ý rằng cho vay thương mại sẽ không đảm bảo thanh khoản của NHTM khi có vấn đề, yếu tố có thể đảm bảo thanh khoản là khả năng tạo ra lợi nhuận và tích lũy vốn, và khả năng chuyển đổi của tài sản. Prochnow (1949) đề xuất Lý thuyết thu nhập dự kiến (Anticipated Income theory), cho rằng các khoản thu nhập từ tài sản không chỉ xảy ra khi tài sản đến hạn mà còn có được vào nhiều thời điểm trong suốt thời hạn của tài sản; chẳng hạn trường hợp NHTM cho vay trung và dài hạn, NHTM thường thực hiện thu hồi vốn gốc và thu tiền lãi theo nhiều kỳ, khi đó thu nhập dự kiến sẽ làm tăng tính thanh khoản của tài sản. Lý thuyết này đã đặt nền tảng quan trọng cho nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn của tài sản, và thu nhập dự kiến của tài sản được xem như là một biện pháp đảm bảo thanh khoản. Với chức năng là một trung gian tài chính, các NHTM có thể duy trì danh mục tài sản nghiêng về nhóm có khả năng sinh lời hơn nhóm có khả năng thanh khoản, và sử dụng các khoản huy động vốn mới như một kênh đáp ứng cho thanh khoản của bản thân NHTM. Theo Lý thuyết tín hiệu- Signalling theory (Spence, 1973), quy mô NHTM có quan hệ Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020 cùng chiều với thanh khoản, các NHTM có quy mô lớn hơn sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho hoạt động huy động vốn, có thể mở rộng huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau và góp phần tăng thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, Lý thuyết quá lớn để đổ vỡ- The too big to fail theory (Greg, 2009) lại chỉ ra rằng quy mô càng lớn sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng; theo đó, các ngân hàng có quy mô lớn thường lại có xu hướng mạo hiểm hơn, mạnh dạn chấp nhận đầu tư vào các tài sàn sinh lời với mức độ rủi ro cao hơn với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận và điều này có thể gây tổn hại đến thanh khoản của bản thân ngân hàng. Căn cứ chức năng trung gian tài chính của NHTM, cho vay vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, là chiếc cầu nối giữa chủ thể thừa vốn với chủ thể thiếu vốn, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng dựa vào chênh lệch lãi suất (Claessens, 2010). Tuy nhiên, cho vay có thực sự mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động cho vay tạo ra, theo đó tăng trưởng cho vay có thể mang đến sự gia tăng rủi ro thanh khoản cho bản thân ngân hàng; đặc biệt là những khoản cho vay có kỳ hạn dài thường đem lại lợi nhuận nhiều hơn nhưng đây cũng lại là những tài sản có tính thanh khoản kém hơn. Như vậy, kết quả lược khảo các lý thuyết cho thấy thanh khoản của NHTM có thể chịu ảnh hưởng bởi quy mô NHTM, khả năng sinh lời, tăng trưởng cho vay, cấu trúc tài sản cũng như chất lượng tài sản nói chung và chất lượng các khoản cho vay nói riêng Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện và cung cấp các minh chứng ủng hộ cũng như kiểm chứng lý thuyết, chẳng hạn nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008), Aspachs và cộng sự (2005), Vodová (2011), Vũ Thị Hồng (2015), Al-Homaidi và cộng sự (2019) và Assfaw (2019), tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm không nhất quán, có thể do sự khác nhau về phạm vi không gian hoặc thời gian kèm theo những điều kiện khác nhau về môi trường hay chính sách liên quan hoạt động cho vay, hoặc kỹ thuật xử lý khác nhau. Theo đó, bài viết nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp cụ thể là các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018. 3. Mô hình nghiên cứu Căn cứ mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Al-Homaidi và cộng sự (2019) và Assfaw (2019) kết hợp bổ sung biến tương tác giữa tăng trưởng tín dụng với lượng tiền gửi của khách hàng và biến giả NHTM đã niêm yết hay chưa niêm yết, bởi: Thứ nhất, bản chất của NHTM là trung gian tài chính, theo đó sự kết hợp hài hòa giữa huy động vốn với đại diện là lượng tiền gửi của khách hàng với sử dụng vốn với đại diện là tăng trưởng tín dụng sẽ không chỉ giúp NHTM có được lợi nhuận phù hợp mà còn có thể đảm bảo tốt hơn cho thanh khoản của NHTM; như vậy sự tương tác theo hướng quan hệ bổ sung cho nhau giữa tăng trưởng tín dụng và lượng tiền gửi của khách hàng sẽ làm tăng thanh khoản cho NHTM. Thứ hai, theo lý thuyết bất cân xứng thông tin, các NHTM đã niêm yết thường dễ dàng huy động vốn để gia tăng cung thanh khoản; bên cạnh đó, các điều kiện ràng buộc để niêm yết cổ phiếu nên hầu hết NHTM cổ phần niêm yết tại Việt Nam đều là những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản lớn, hoạt động ổn định và có LÊ HOÀNG VINH - TRẦN PHI DŨNG 41Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hiệu quả. Như vậy, tình trạng đã niêm yết hay chưa niêm yết cổ phiếu có thể dẫn đến sự khác biệt về thanh khoản, cụ thể thường là NHTM đã niêm yết sẽ có thanh khoản tốt Bảng 1. Đo lường các biến và kỳ vọng ảnh hưởng của biến độc lập Biến Cách đo lường các biến Kỳ vọng ảnh hưởng Dấu Nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Biến phụ thuộc Thanh khoản (LIQ) Tài sản thanh khoản Tổng tài sản Al-Homaidi và cộng sự (2019), Assfaw (2019), Munteanu (2012), Horváth và cộng sự (2014), Cucinelli (2014), Roman và Camelia (2015), Moussa (2015), Singh và Sharma (2016), Tabash (2018), Malik và Rafique (2013) Biến độc lập Tăng trưởng tín dụng (LGR) Mức tăng/giảm dư nợ cho vay trong năm Tổng dư nợ cho vay đầu năm – Assfaw (2019), Valla và các cộng sự (2006) Tiền gửi của khách hàng (DEP) Tiền gửi của khách hàng Tổng nguồn vốn – Shah và cộng sự (2018), Assfaw (2019), Mahmood và cộng sự (2019) Tương tác giữa tăng trưởng tín dụng với lượng tiền gửi của khách hàng (LGR*DEP) Theo cách đo lường biến LGR và biến DEP + -/- Khả năng sinh lời (PROF) Thu nhập lãi thuần Tài sản sinh lời bình quân – Al-Homaidi và cộng sự (2019), Assfaw (2019, Moussa (2015), Roman và Camelia (2015), Trenca và cộng sự (2015), Singh và Sharma (2016), Tabash and Hassan (2017), Sopan và Dutta (2018), Valla và cộng sự (2006), Vodova (2012) Quy mô ngân hàng (SIZE) Logarit của tổng tài sản bình quân + Al-Homaidi và cộng sự (2019), Assfaw (2019), Cucinelli (2014), Roman và Camelia (2015), Moussa (2015), Sopan và Dutta (2018), Shah và cộng sự (2018), Avdalović (2017), Vodova (2012) Chất lượng tài sản (AQ) Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ cho vay + Al-Homaidi và cộng sự (2019), Cucinelli (2014), Munteanu (2012), Sopan và Dutta (2018)¸ Vũ Thị Hồng (2015) Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020 hơn NHTM chưa niêm yết. Căn cứ những luận giải trên, các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam được kiểm định với mô hình nghiên cứu như sau: LIQ i,t = β 0 + β 1 LGR i,t + β 2 DEP i,t + β 3 (LGR i,t * DEP i,t ) + β 4 PROF i,t + β 5 SIZE i,t + β 6 AQ i,t + β 7 CAP i,t + β 8 AM i,t + β 9 EFF i,t + β 10 NOM i,t + β 11 LIST i + ε i,t Bảng 1 tổng hợp cách đo lường các biến và thống kê kỳ vọng về xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. 4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Bài viết được thực hiện cho trường hợp 23 NHTM cổ phần Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2018. Nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM thông qua hệ thống dữ liệu FiinPro do Công ty cổ phần StoxPlus cung cấp. Danh sách chi tiết các NHTM tại Bảng 2. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu, bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: Thống kê mô tả (Descriptive statistics), phân tích tương quan (Correlation analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression) theo mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Nếu có xảy ra các vi phạm như đa cộng tuyến nghiêm trọng, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan thì kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 5.1. Thống kê mô tả Thống kê mô tả biến phụ thuộc LIQ tại Vốn chủ sở hữu (CAP) Vốn chủ sở hữu bình quân Tổng tài sản bình quân + Al-Homaidi và cộng sự (2019), Munteanu (2012), Roman và Camelia (2015), Singh và Sharma (2016), Vũ Thị Hồng (2015), Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2011), Shah và cộng sự (2018), Avdalović (2017), Vodova (2013) Quản lý tài sản (AM) Tổng thu nhập hoạt động Tổng tài sản bình quân – Al-Homaidi và cộng sự (2019), Rashid và Jabeen (2016), Vodova (2013) Hiệu quả hoạt động (EFF) Chi phí hoạt động Tổng thu nhập hoạt động + Al-Homaidi và cộng sự (2019), Rashid và Jabeen (2016). Thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM) Thu nhập ngoài lãi thuần Tổng tài sản bình quân + Al-Homaidi và cộng sự (2019), Ahamed (2017). Niêm yết cổ phiếu (LIST) Biến giả: Đã niêm yết = 1, Chưa niêm yết = 0 + -/- Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của nhóm tác giả LÊ HOÀNG VINH - TRẦN PHI DŨNG 43Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Bảng 3 chỉ ra thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam không đồng đều, trung bình gần 20% tổng giá trị tài sản là những tài sản thanh khoản với độ lệch chuẩn 9,65%. Ngoài ra, Bảng 3 còn cho thấy: (i) Các NHTM có xu hướng mở rộng tăng trưởng tín dụng, đây là cơ sở để tạo ra lợi nhuận tăng thêm, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng không đồng đều; (ii) Tiền gửi của khách hàng chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, phù hợp với chức năng trung gian tài chính cũng như đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng; (iii) Sự khác biệt tương đối nhiều về vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng cũng như sự đa dạng về khả năng đảm bảo cho sự an toàn vốn, và khẳng định đặc trưng của NHTM với cơ cấu nguồn vốn ... hiện triệt để chức năng trung gian tài chính, cùng với gia tăng lượng vốn huy động vốn tiền gửi thì các NHTM sẽ tất yếu tăng cường các nghiệp vụ sử dụng vốn nói chung và mở rộng tăng trưởng tín dụng nói riêng nhằm tạo ra thu nhập lãi, là cơ sở để trang trải chi phí lãi phát sinh từ các khoản tiền gửi của khách hàng. Kết quả là hạn chế dự trữ thanh khoản và làm giảm thanh khoản của NHTM. Thứ tư, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập PROF là 1,4257 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy khả năng sinh lời có ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả này ngược lại với kỳ vọng. Tuy nhiên kết quả ảnh hưởng cùng chiều này lại ủng hộ đúc kết từ nghiên cứu thực nghiệm của Mahmood và cộng sự (2019), Cucinelli (2013), Vodova (2013), nếu NHTM đồng thời tạo ra khả năng sinh lời cao với duy trì thanh khoản tốt là cơ sở để đạt mục tiêu tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu; hay theo lý thuyết trật tự phân hạng, các NHTM có được khả năng sinh lời cao sẽ ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, hạn chế gia tăng các nguồn tài trợ bên ngoài và theo đó thanh khoản sẽ cải thiện hơn. Thứ năm, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập SIZE là -0,0525 với mức ý nghĩa 1% cho thấy quy mô NHTM có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả này ngược lại với kỳ vọng. Tuy nhiên kết quả ảnh hưởng ngược chiều này lại ủng hộ Lý thuyết quá lớn để sụp đổ (too big to fail), cũng như đúc kết từ nghiên cứu thực nghiệm của Vũ Thị Hồng (2015), Bunda và Desquilbet (2008), Mahmood và cộng sự (2019), Vodova (2013), theo đó có thể giải thích rằng các NHTM có quy mô càng lớn thường mạo hiểm hơn bởi tâm lý tự tin, khả năng chịu đựng tổn thất nếu rủi ro xảy ra và do đó ít dự trữ thanh khoản hơn và dẫn đến Bảng 5. Hệ số phóng đại phương sai Biến Hệ số phóng đại phương sai LGR 1,1792 DEP 1,8143 PROF 3,3829 SIZE 3,0123 AQ 1,1688 CAP 2,8515 AM 4,4233 EFF 2,0168 NOM 1,9934 Nguồn: Trích xuất từ xử lý số liệu trên Eview 10 LÊ HOÀNG VINH - TRẦN PHI DŨNG 47Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng thanh khoản giảm sút, và ngược lại. Thứ sáu, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập AQ là 2,4877 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy chất lượng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả này ngược lại với kỳ vọng, có thể giải thích rằng các NHTM sẽ có xu hướng thận trọng hơn, chính sách khắt khe hơn khi sử dụng vốn cho mục đích sinh lời khi chất lượng tài sản có xu hướng kém đi, điều này dẫn đến các NHTM sẽ dự trữ thanh khoản nhiều hơn và thanh khoản sẽ gia tăng. Thứ bảy, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập CAP là -0,1483 nhưng không đảm bảo mức ý nghĩa 1%, 5% hay 10%, cho thấy vốn chủ sở hữu NHTM không ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả này có thể giải thích rằng, bản chất NHTM là trung gian tài chính, theo đó nguồn vốn chủ yếu của các NHTM là tiền gửi của khách hàng và do đó vốn chủ sở hữu kém ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu tài chính, trong đó có mục tiêu thanh khoản của NHTM. Thứ tám, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập AM là -4,8667 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy quản lý tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng cũng như ủng hộ kết Bảng 6. Kết quả hồi quy Biến Pooled OLS FEM REM Hệ số β P-value Hệ số β P-value Hệ số β P-value LGR -0,1697** 0,0365 -0,2430*** 0,0054 -0,1693** 0,0228 DEP -0,4406*** 0,0000 -0,4088*** 0,0000 -0,5110*** 0,0000 LGR*DEP 0,3063** 0,0162 0,4017*** 0,0029 0,3068*** 0,0081 PROF 1,2346*** 0,0002 1,4177*** 0,0000 1,0650*** 0,0030 SIZE -0,0399*** 0,0095 -0,0111 0,5267 -0,0511*** 0,0048 AQ 3,3299*** 0,0005 2,6610** 0,0105 1,5843* 0,0984 CAP -0,0912 0,5484 -0,0042 0,9781 -0,3263** 0,0324 AM -5,1129*** 0,0000 -5,1358*** 0,0000 -4,1961*** 0,0000 EFF -0,1915*** 0,0000 -0,1212** 0,0156 -0,1231*** 0,0073 NOM 3,0435*** 0,0049 2,8311*** 0,0090 2,9880*** 0,0049 LIST 0,0216* 0,0554 0,0079 0,5291 0,0245 0,1589 C 0,9352*** 0,0000 0,6534*** 0,0001 1,0535*** 0,0000 --- R2 = 0,5848 R2 = 0,6204 R2 = 0,5862 Kiểm định Breusch-Pagan 0,0000 Kiểm định Redundant Fixed Effects 0,0146 Kiểm định Hausman 0,0252 Kiểm định White 0,0000 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu nghiên cứu bằng Eviews 10.0 (***) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%, và (*) Mức ý nghĩa 10% Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020 luận từ các nghiên cứu thực nghiệm của Al-Homaidi và cộng sự (2019), Rashid và Jabeen (2016), Vodova (2013); mối quan hệ này có thể được giải thích rằng NHTM có khả năng quản lý tài sản tốt hơn sẽ có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn, mạo hiểm hơn khi phân bổ vốn đầu tư và do do hạn chế phân bố vốn vào các tài sản thanh khoản, tập trung vốn vào các tài sản sinh lời để tạo thu nhập, dẫn đến thanh khoản của NHTM giảm. Thứ chín, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập EFF là -0,1828 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng cũng như ủng hộ kết luận từ các nghiên cứu thực nghiệm của Al-Homaidi và cộng sự (2019), Rashid và Jabeen (2016); mối quan hệ này có thể được giải thích rằng NHTM có hiệu quả hoạt động tốt hơn sẽ được thị trường đánh giá cao hơn, uy tín của NHTM sẽ gia tăng và khách hàng tin tưởng hơn và cơ hội thu hút khách hàng tốt, dễ dàng huy động vốn hơn và theo đó thanh khoản của NHTM sẽ gia tăng, và ngược lại. Thứ mười, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập NOM là 3,9149 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy thu nhập ngoài lãi cận biên có ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng cũng như ủng hộ kết luận từ các nghiên cứu thực nghiệm của Al-Homaidi và cộng sự (2019), Ahamed (2017), được giải thích rằng NHTM có thể đa dạng hóa đầu tư nhằm gia tăng các nguồn thu nhập và do đó thanh khoản sẽ cải thiện. Cuối cùng, hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập LIST là 0,0207 với mức ý nghĩa 5%, cho thấy NHTM cổ phần niêm yết sẽ có thanh khoản tốt hơn so với NHTM cổ phần chưa niêm yết. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng, được giải thích rằng các NHTM cổ phần niêm yết sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn các quy định về công bố thông tin, theo đó giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin kết hợp với những tiêu chuẩn để niêm yết cổ phiếu dẫn đến các NHTM cổ phần niêm yết sẽ phải duy trì thanh khoản tốt hơn so với các NHTM chưa niêm yết. Hay kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng NHTM cổ phần niêm yết sẽ thuận lợi hơn trong việc tạo ra cung thanh khoản với nhiều cách thức khác nhau và theo đó thanh khoản của NHTM sẽ gia tăng. 6. Kết luận và gợi ý Kết quả phân tích hồi quy đúc kết rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam bao gồm: tăng Bảng 7. Kết quả hồi quy theo GLS Biến Hệ số β P-value LGR -0,1834** 0,0170 DEP -0,4136*** 0,0000 LGR*DEP 0,3251*** 0,0075 PROF 1,4257*** 0,0000 SIZE -0,0525*** 0,0000 AQ 2,4877*** 0,0055 CAP -0,1483 0,2562 AM -4,8667*** 0,0000 EFF -0,1828*** 0,0000 NOM 3,9149*** 0,0000 LIST 0,0207** 0,0446 C 1,0019*** 0,0000 R2 = 0,6925 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu nghiên cứu bằng Eviews 10.0 (***) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5%, và (*) Mức ý nghĩa 10% LÊ HOÀNG VINH - TRẦN PHI DŨNG 49Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng trưởng tín dụng, lượng tiền gửi của khách hàng, khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, niêm yết cổ phiếu, sự tương tác giữa tăng trưởng tín dụng với lượng tiền gửi của khách hàng... Theo kết quả này, để duy trì và gia tăng thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam, cần xem xét các vấn đề như sau: - Chú trọng quan hệ cân đối giữa chính sách tăng trưởng tín dụng với mục tiêu duy trì thanh khoản, có thể lựa chọn chính sách mở rộng tăng trưởng tín dụng trong trường hợp ngân hàng thừa quá nhiều tài sản thanh khoản và bản thân ngân hàng phải chịu chi phí cơ hội quá lớn từ những tài sản này, hay các ngân hàng chủ động thu hẹp tăng trưởng tín dụng nếu ngân hàng rơi vào tình trạng yếu thanh khoản và các nguồn cung thanh khoản khác chưa thể tiếp cận được. - Cân đối giữa nguồn vốn huy động tiền gửi từ khách hàng với nhu cầu sử dụng vốn, từ đó lựa chọn chính sách thu hút lượng tiền gửi của khách hàng phù hợp, tránh đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi nhưng không tìm được đầu ra, có thể sẽ làm căng thẳng thanh khoản cho bản thân ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần quan tâm thiết lập chính sách tăng trưởng tín dụng tương ứng với khả năng huy động và kỳ hạn huy động vốn để giảm chênh lệch kỳ hạn giữa các khoản huy động và cho vay. - Xem xét đến chính sách tích lũy vốn từ lợi nhuận giữ lại, qua đó góp phần giúp NHTM tăng năng lực tài chính vững chắc, tự chủ tài chính hơn và khi đó thanh khoản sẽ cải thiện tốt hơn. - Thường xuyên đánh giá chất lượng tài sản để chủ động phòng ngừa nhằm đảm bảo cho thanh khoản cũng như hạn chế thiệt hại, cần chú trọng mối quan hệ đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro khi đưa ra các quyết định. Nếu NHTM tập trung quản lý tài sản theo hướng phân bổ vốn đầu tư nhiều hơn vào các tài sản sinh lời thì đồng thời cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tương ứng. - Cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua nâng cao trình độ quản trị của ban điều hành, đánh giá và phát triển năng lực nghiệp vụ cho nhân viên, thường xuyên rà soát chi phí nhằm phân định các mức chi tiêu hợp lý, hoặc thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các NHTM nên tăng cường mở rộng các hoạt động phi tín dụng. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có chính sách, lộ trình yêu cầu các NHTM cổ phần Việt Nam thực hiện niêm yết cổ phiếu, theo đó bản thân các NHTM sẽ được chuẩn hóa hơn trong quản lý, trong điều hành cũng như đưa ra quyết định kinh doanh, và do đó thanh khoản của ngân hàng sẽ đảm bảo tốt hơn. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần đánh giá chặt chẽ tình trạng thanh khoản của các NHTM khi có đề xuất mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch,... nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân từng NHTM mà còn an toàn chung cho cả hệ thống ngân hàng ■ Tài liệu tham khảo 1. Al-Homaidi E. A. và cộng sự (2019), The determinants of liquidity of Indian listed commercial banks: A panel data approach, Cogent Economics & Finance (2019), 7: 1616521. 2. Aspachs, O. và cộng sự (2005), Liquidity. Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank’s UK - resident. Bank of England Working paper. 3. Assfaw A. M. (2019), Firm-Specific and Macroeconomic Determinants of Banks Liquidity: Empirical Investigation Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 2020 from Ethiopian Private Commercial Banks, Journal of Accounting, Finance and Auditing Studies 5/2 (2019) 123-145 4. Avdalović, S. M. (2017), The impact of bank-specific factors on the liquidity of commercial banks in Serbia, Original scientific paper udk: 005.332:336.717(497.11) 657.422. 5. Bunda, I và Desquilbet, J. B. (2008), The Bank Liquidity Smile Across Exchange Rate Regimes. International Economic Journal, 22(3), pp.361 - 386. 6. Claessens, R. (2010), What is a bank?, AuthorHouse, ISBN: 978-1-4490-7985-7 (sc). 7. Cucinelli, D. (2014), The determinants of bank liquidity risk within the context of Euro Area. Interdisciplinary Journal of Research in Business, 2(10), 51–64. 8. Diamond. D. W. và Dybvig, P. H. (1983), Bank runs, Deposit Insurance and Liquidity, The Journal of Political Economy, Vol. 91. No. 3, pp, 401 -419. 9. Greg, N. G. (2009), The banking crisis handbook, CRC Press, Taylor & Francis Group, pp 543. 10. Horváth, R., Seidler, J., & Weill, L. (2014). Bank capital and liquidity creation: Granger-causality evidence. Journal of Financial Services Research, 45(3), 341–361. 11. Mahmood H. và cộng sự (2019), Impact of Macro Specific Factor and Bank Specific Factor on Bank Liquidity using FMOLS Approach, Emerging Science Journal Vol. 3, No. 3, June, 2019. 12. Malik, M. F. & Rafique, A. (2013), Commercial Banks Liquidity in Pakistan: Firm Specific and Macroeconomic Factors, The Romanian Economic Journal. 13. Moulton, H. G. (1918), Commercial banking and capital formation, The Journal of Political Economy, 705-731. 14. Moussa, M. A. B. (2015), The determinants of bank liquidity: Case of Tunisia, International Journal of Economics and Financial Issues, 5(1), 249–259. 15. Munteanu I. (2012), Bank liquidity and its determinants in Romania, Emerging Market Queries in Finance and Business, Procedia Economics and Finance 3 ( 2012 ) 993 – 998 16. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 9, tháng 05/2016. trang 22-26. 17. Prochnow, H. V. (1949). Term Loans and Theories of Bank Liquidity, Prentice-Hall. 18. Roman, A. và Camelia, A. (2015). The impact of bank-specific factors on the commercial banks liquidity: Empirical evidence from CEE countries. Procedia Economics and Finance, 20(15), 571–579. 19. Shah, S. Q. A. và cộng sự (2018), Factors Affecting Liquidity of Banks: Empirical Evidence from the Banking Sector of Pakistan, Colombo Business Journal. (9)1, 1-18 20. Singh, A., và Sharma, A. K. (2016). An empirical analysis of macroeconomic and bank-specific factors affecting liquidity of Indian banks. Future Business Journal, 2 (1), 40–53. 21. Sopan, J., và Dutta, A. (2018). Determinants of liquidity risk in Indian banks: A panel data analysis, Asian Journal of Research in Banking and Finance, 8(6), 47–59. 22. Spence, M. (1973), Job Market Signaling, Quarterly Journal of Economics 87 (3): 355–374. doi:10.2307/1882010. JSTOR 1882010 23. Tabash, M. I. (2018). An empirical investigation between liquidity and key financial ratios of Islamic banks of United Arab Emirates (UAE). Business and Economic Horizons, 14(3), 713–724. 24. Trenca, I. và cộng sự (2015), Impact of macroeconomic variables upon the banking system liquidity, Procedia Economics and Finance, 32 (15), 1170–1177. 25. Valla, N. và cộng sự (2006), Bank liquidity and financial stabilily. Banque de France financial stablility review, pp,89 - 104. 26. Vodová, P. (2011), Liquidity of Czech Commercial Banks and its Determinants, International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, pp, 1060 - 1067. 27. Vũ Thị Hồng (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 23 (33), tháng 07-08/2015, trang 32 - 49.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_thanh_khoan_cua_cac_ngan_hang_thuon.pdf