Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp khoa học, trong đó có sự khai thác thông tin và kinh nghiệm

thực tiễn từ phía người nộp thuế lẫn cơ quan thuế cùng với mô hình hồi quy Probit trên mẫu nghiên

cứu gồm 187 doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra thuế tại TP.Hồ Chí Minh niên độ 2013-2017,

bài viết xác định có 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: (1) Vốn

lưu động/Tổng tài sản; (2) Doanh thu/Tổng tài sản; (3) Tổng nợ/Tổng tài sản; (4) Lỗ năm trước liền

kề; (5) Khoản phải thu/Doanh thu; (6) Quy mô doanh nghiệp; (7) Tiền phạt vi phạm hành chính về

thuế/Số thuế phải nộp; (8) Ngành nghề kinh doanh. Trong đó, sự không tuân thủ thuế được nghiên

cứu là những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của các doanh nghiệp trong việc khai báo thiếu số

thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước.

Từ khóa: không tuân thủ thuế, doanh nghiệp

pdf 20 trang phuongnguyen 760
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh

Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh
1Các yếu tố ảnh hưởng đến...
Kinh tế
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ THU 
NHẬP DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Loan1, Lê Thị Tuyết Hoa2, 
 Nguyễn Việt Hồng Anh 3 
TÓM TẮT
Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp khoa học, trong đó có sự khai thác thông tin và kinh nghiệm 
thực tiễn từ phía người nộp thuế lẫn cơ quan thuế cùng với mô hình hồi quy Probit trên mẫu nghiên 
cứu gồm 187 doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra thuế tại TP.Hồ Chí Minh niên độ 2013-2017, 
bài viết xác định có 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: (1) Vốn 
lưu động/Tổng tài sản; (2) Doanh thu/Tổng tài sản; (3) Tổng nợ/Tổng tài sản; (4) Lỗ nĕm trước liền 
kề; (5) Khoản phải thu/Doanh thu; (6) Quy mô doanh nghiệp; (7) Tiền phạt vi phạm hành chính về 
thuế/Số thuế phải nộp; (8) Ngành nghề kinh doanh. Trong đó, sự không tuân thủ thuế được nghiên 
cứu là những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của các doanh nghiệp trong việc khai báo thiếu số 
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Từ khóa: không tuân thủ thuế, doanh nghiệp
THE FACTORS AFFECT CORPORATE INCOME TAX NON-
COMPLIANCE: THE RESEARCH IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
By combining many researching methods, including the exploitation of information and practical 
experiences from both taxpayers and tax authorities with Probit regression model on a sample of 187 
enterprises which have been inspected or examined by tax authorities in Ho Chi Minh city during the 
period from 2013 to 2017, the article identified 8 factors affecting corporate income tax (CIT) non-
compliance. They are: (1) Working capital / Total assets; (2) Revenue / Total assets; (3) Total debt / 
Total assets; (4) Loss in the previous year; (5) Receivables / Revenue; (6) The size of enterprises; (7) 
Tax administrative penalties / Tax payable; (8) Business field. In particular, the tax non-compliance 
was studied as the violation of Vietnamese tax laws of enterprises in the declaration of the insufficient 
amount of CIT payable to the State budget.
Key words: tax non-compliance, enterprise
1 PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Email: loannt@buh.edu.vn
2 PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Email: hoaltt@buh.edu.vn
3 ThS. Chi Cục thuế Bình Thạnh TP.HCM, Email: nvhanh.hcm@gdt.gov.vn
2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế là một khái niệm xuất hiện từ rất 
lâu đời. Ở các nước, chính phủ đều xây dựng 
những quy định và ban hành các chính sách 
pháp luật về thuế để quản lý thu thuế nhằm điều 
tiết nền kinh tế vĩ mô. Theo Noor và cộng sự 
(2013), chính phủ ngày càng quan tâm nhiều 
hơn về vấn đề không tuân thủ thuế, trốn thuế 
vì các hoạt động này làm giảm nỗ lực thu ngân 
sách của quốc gia. Từ những nĕm 1990, công 
trình của Kamdar (1997) đã nghiên cứu tác động 
của các yếu tố về chính sách có ảnh hưởng đến 
sự không tuân thủ thuế tại Mỹ trong giai đoạn 
1961-1987. Tiếp theo, Noor và cộng sự (2012) 
có nghiên cứu về các yếu tố tài chính ảnh hưởng 
đến gian lận thuế thu nhập của doanh nghiệp tại 
Malaysia. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ 
Tài chính (2016) trong các giai đoạn 2001-2005; 
2006-2010 và 2011-2015, cơ cấu thu ngân sách 
theo sắc thuế cho thấy thuế TNDN luôn là một 
trong các nghĩa vụ thuế chiếm tỷ trọng cao so 
với những loại thuế còn lại. Theo Điều 6, Điều7, 
Điều 8 và Điều 9 của Luật Quản lý thuế tại Việt 
Nam số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy 
định về quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế 
cũng như trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan 
quản lý thuế thì doanh nghiệp có nghĩa vụ khai 
báo và nộp thuế hằng nĕm cho CQT, đồng thời 
CQT có nhiệm vụ hỗ trợ, kiểm tra việc kê khai, 
nộp thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo 
thống kê trong nĕm 2016 có đến 91.419 doanh 
nghiệp qua thanh kiểm tra đã bị kiến nghị thu 
hồi ngân sách 17.285 tỷ đồng, truy hoàn thuế 
1.400 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế là 79 tỷ đồng 
(Kien and Nga 2017). Sang nĕm 2017, CQT các 
cấp đã thực hiện hơn 97.000 cuộc thanh tra kiểm 
tra doanh nghiệp và truy thu 17.960 tỷ đồng, 
giảm lỗ hơn 34.118 tỷ đồng (tính đến ngày 
25/12/2017) (Tạp chí Thuế 2018). Như vậy, có 
thể thấy thực trạng không tuân thủ thuế là một 
vấn đề đã xuất hiện kể từ khi nghĩa vụ thuế được 
xác lập và nhiều nhà khoa học trên thế giới đã 
nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự tĕng lên của số thuế 
truy thu và những vi phạm về thuế qua thanh 
tra, kiểm tra hằng nĕm cho thấy vẫn còn không 
ít các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa 
vụ thuế của họ.
Vì vậy, bài viết với mục tiêu nghiên cứu 
các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế 
TNDN phù hợp với thực trạng quản lý thuế đối 
với doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhóm tác giả sẽ 
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân 
thủ thuế TNDN của doanh nghiệp thể hiện qua 
những vi phạm pháp luật thuế. Nội dung bài viết 
bao gồm 5 phần, sau Phần 1- Đặt vấn đề sẽ là 
Phần 2 nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và tổng 
quan các nghiên cứu trước đây, Phần 3 trình bày 
phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên 
cứu, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở 
Phần 4. Cuối cùng, dựa vào kết quả ở Phần 4, 
Phần 5 sẽ đưa ra kết luận về nội dung nghiên 
cứu của bài viết.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN 
 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Khái niệm không tuân thủ thuế TNDN
Theo Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012), 
quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ 
yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết các doanh 
nghiệp về bản chất là không tự nguyện tuân thủ 
và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế 
của CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. 
Từ khá lâu, nghiên cứu của Alm (1991) đã đưa 
ra khái niệm về tuân thủ thuế là việc khai báo 
một cách chính xác thu nhập và chi phí được 
quy định bởi Luật thuế.
Mô hình của BISEP (Organization for 
Economic Cooperation and Development 2004) 
đưa ra khái niệm không tuân thủ thuế phụ thuộc 
vào mức độ của chi phí tuân thủ và áp lực. Theo 
tổng hợp của Alabede và cộng sự (2011), không 
tuân thủ thuế xuất hiện dưới nhiều dạng khác 
nhau. Bất kỳ hành vi không tuân thủ nào của 
người nộp thuế mà kết quả là không khai báo 
chính xác về thu nhập chịu thuế dẫn đến không 
thanh toán hoặc không nộp thuế đúng quy định 
được xem là trốn thuế, trong đó có cả hành vi 
3Các yếu tố ảnh hưởng đến...
gian lận thuế. Theo Singh (2003), không tuân 
thủ thuế TNDN ở doanh nghiệp xảy ra khi xuất 
hiện các vi phạm về Luật thuế như không báo 
cáo chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định chủ 
yếu do khai thiếu doanh thu hoặc khai khống 
chi phí được trừ. Những doanh nghiệp không 
khai báo đúng hai yếu tố: thu nhập và chi phí 
hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đều 
được hiểu là không tuân thủ thuế TNDN (Tan 
và Sawyer 2003). Các biểu hiện không phù hợp 
về số liệu trên báo cáo tài chính sẽ dẫn đến sự 
không phù hợp của các báo cáo thuế, đây là một 
trong những biểu hiện của sự không tuân thủ thuế 
TNDN (Frank và cộng sự 2004). Theo United 
States Government Accountability Office - Vĕn 
phòng Chính phủ Hoa Kỳ (2012), sự không tuân 
thủ thuế TNDN được đo lường bởi những chênh 
lệch về thuế trong nhiều trường hợp. Đó là các 
hành vi khai báo thu nhập ít hơn hoặc kê khai 
chi phí cao hơn so với thực tế, vi phạm những 
quy định của Luật thuế.
Theo quy định tại Điều 103 Luật quản lý 
thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của 
Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật về 
thuế của người nộp thuế bao gồm: (1) Vi phạm 
các thủ tục về thuế; (2) Chậm nộp tiền thuế; (3) 
Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc 
tĕng số tiền thuế được hoàn; (4) Trốn thuế, gian 
lận thuế. Tuy nhiên, khá nhiều công trình khoa 
học đã nghiên cứu không tuân thủ thuế TNDN 
là việc khai báo sai thu nhập liên quan đến thông 
tin phản ánh nghĩa vụ thuế TNDN không đúng 
quy định vì đó là hành vi tác động chủ yếu đến 
số thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Trong 
cơ chế tự khai tự nộp thuế tại Việt Nam, việc 
khai báo thông tin xác định nghĩa vụ thuế là rất 
quan trọng, phản ánh rõ nét sự tuân thủ thuế của 
doanh nghiệp. Bài viết nghiên cứu không tuân 
thủ thuế TNDN là việc không khai báo đúng 
nghĩa vụ thuế của mình liên quan đến thu nhập 
có được, phản ánh số thuế TNDN phải nộp đối 
với nhà nước. Đó là những vi phạm của doanh 
nghiệp về pháp luật thuế Việt Nam trong việc 
khai thuế TNDN, được biểu hiện qua các số liệu 
trên báo cáo tài chính đã kê khai cho cơ quan 
quản lý thuế.
2.2. Lý thuyết nghiên cứu không tuân thủ thuế
2.2.1. Lý thuyết mô hình ngĕn chặn kinh tế 
(Economic Deterrence Model)
Nguyên lý của các mô hình ngĕn chặn kinh 
tế lần đầu tiên được khám phá vào những nĕm 
1960 từ tác phẩm của Becker (1968), nhà nghiên 
cứu đã phân tích các hành vi trái pháp luật sử 
dụng cùng một khung lý thuyết kinh tế. Becker 
(1968) đề xuất một luận cứ hẹp rằng các biện 
pháp ngĕn chặn như xác suất phát hiện xử phạt 
và những hình phạt có ảnh hưởng đến sự tuân 
thủ. Đến những nĕm 1970, dựa trên “Thuyết 
hữu dụng”, Allingham và Sandmo (1972) cho 
rằng người nộp thuế sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi 
ích của họ để thực hiện các quyết định tuân thủ 
trong các báo cáo thuế; nơi mà việc trốn thuế 
xuất hiện nếu như các lợi ích về mặt tài chính 
thấp hơn các chi phí tài chính. Từ đó, mô hình 
ngĕn chặn kinh tế được phát triển với quan điểm 
nghiên cứu rằng, sự ngĕn chặn có tác động đến 
hành vi tuân thủ (Devos 2014).
Sau đó, mô hình ngĕn chặn kinh tế đã xuất 
hiện nhiều phiên bản nhưng nhìn chung, theo 
quan điểm này, các nhà khoa học đã kết luận 
rằng các yếu tố quyết định chi phí tài chính có 
ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế như: sự phức 
tạp của hệ thống thuế; thuế suất, xác suất phát 
hiện vi phạm, mức thu nhập và cấu trúc hình 
phạt. Tuy nhiên ít bằng chứng thực nghiệm 
chứng minh được những dự đoán của mô hình 
ngĕn chặn kinh tế là hoàn toàn đúng đắn (Devos 
2014). Một phương pháp tiếp cận khác mô hình 
ngĕn chặn kinh tế đã xuất hiện là mô hình tâm lý 
xã hội và tài chính.
2.2.2. Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài 
chính (Fiscal and Social Psychology Models)
Hướng tiếp cận của mô hình tâm lý xã hội 
và tài chính là kiểm tra các yếu tố của con người 
ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tuân thủ thuế. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được 
4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nhận định theo quan điểm của mô hình này biến 
đổi từ những chuẩn mực xã hội và đặc điểm cá 
nhân đến sự nhận thức về công bằng và thái độ 
của người nộp thuế (Devos 2014). Một trong 
những nghiên cứu sớm nhất về trốn thuế đã 
khám phá ra khái niệm “tư duy thuế” được trình 
bày bởi Schmolders (1959). Do đó, nếu người 
nộp thuế càng có thái độ tích cực về thuế cũng 
như cách làm việc với CQT, họ càng sẵn sàng 
đóng thuế. Kinsey (1986) diễn giải khái niệm 
“sẵn sàng hợp tác” có liên quan đến sự tuân 
thủ, trong đó những người nộp thuế rất hợp tác 
với CQT, có thể sẽ tuân thủ nhiều hơn những 
người không hợp tác. Spicer (1974) đã đề cập 
đến yếu tố bất bình đẳng giữa các khoản thuế 
trả cho hàng hóa so với dịch vụ công do chính 
phủ cung cấp. Hai nghiên cứu tiếp theo, Vogel 
(1974); Song và Yarborough (1978) đã kiểm tra 
tác động của các giá trị đạo đức khi tuân thủ của 
người nộp thuế và đưa ra nhận định rằng cả hai 
biến số phi kinh tế, công bằng và đạo đức đều có 
liên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ. Lewis 
(1982) cũng đã tiến hành một nghiên cứu tâm 
lý học về thuế, kiểm tra thái độ và nhận thức 
của người nộp thuế nhằm hiểu rõ hành vi tuân 
thủ, đặc biệt là trốn thuế. Trong suốt những nĕm 
1990 và đầu những nĕm 2000, các biến số khác 
xuất hiện trong các mô hình tâm lý xã hội và tài 
chính cũng không có trong mô hình ngĕn chặn 
kinh tế (Devos 2014). Như vậy, trong suốt nhiều 
nĕm nghiên cứu, nền tảng lý thuyết về tuân thủ 
thuế đã xuất hiện như mô hình ngĕn chặn kinh 
tế và mô hình tâm lý xã hội và tài chính. Tuy 
nhiên, các kết luận của những nhà nghiên cứu 
vẫn còn nhiều tranh cãi.
2.2.3. Lý thuyết Tam giác gian lận của 
Cressey (1953)
Theo Alabede và cộng sự (2011), không 
tuân thủ thuế bao gồm khái niệm gian lận thuế 
nên lý thuyết hành vi gian lận được đề cập để 
phân tích nhằm tìm ra khung nghiên cứu cho bài 
viết. Kết quả của Cressey (1953) đã đưa ra mô 
hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) với nội 
dung: hành vi gian lận hay tổng quát hơn là tội 
phạm hoặc những vi phạm pháp luật chỉ được 
thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố. Đó là: cơ 
hội, áp lực (động cơ) và thái độ, cá tính hay sự 
hợp lý hóa hành vi gian lận của con người. Cụ 
thể là:
+ Áp lực (động cơ): Khởi nguồn của việc 
thực hiện vi phạm pháp luật là do người thực 
hiện chịu những áp lực. Các áp lực có thể do 
những khó khĕn về tài chính, ví dụ như: hao hụt 
về tiền bạc trong cuộc sống mà cá nhân phải 
vượt qua; hoặc mối quan hệ không suôn sẻ giữa 
người chủ và nhân viên. Theo lý giải của mô 
hình tam giác gian lận, khi áp lực tĕng thì gian 
lận xuất hiện.
+ Cơ hội: Yếu tố này còn thể hiện phương 
thức thực hiện hành vi vi phạm. Một khi đã tồn 
tại những áp lực thúc đẩy như đã đề cập, nếu có 
cơ hội thì hành vi gian lận sẽ được thực hiện.
+ Thái độ của con người hay khả nĕng hợp 
lý hóa hành vi gian lận của con người: Cressey 
(1953) cho thấy rằng, tùy theo cá tính của mỗi 
người mà hành vi gian lận có được tiến hành 
thực hiện hay không. Có những người khi có cơ 
hội và chịu áp lực họ sẽ thực hiện hành vi gian 
lận với lý lẽ tự an ủi rằng họ sẽ không để chuyện 
này lặp lại. Cressey (1953) cũng cho rằng, đây 
là phản ứng tự nhiên của con người, lần đầu tiên 
làm những điều trái với lương tâm và đạo đức 
của mình họ sẽ bị ám ảnh, nhưng ở những lần 
kế tiếp họ thực hiện gian lận sẽ không cảm thấy 
bĕn khoĕn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ 
được chấp nhận hơn. Do đó, ảnh hưởng của thái 
độ đến hành vi gian lận còn phụ thuộc vào quan 
điểm, nhận định của người thực hiện. Tam giác 
gian lận của Cressey (1953) được dùng để lý 
giải rất nhiều vụ gian lận hoặc vi phạm các quy 
định của Luật pháp và được áp dụng trong việc 
nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh 
trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.
Nội dung nghiên cứu là không tuân thủ 
thuế TNDN, được định hướng nghiên cứu qua 
những vi phạm pháp luật về thuế TNDN dẫn đến 
5Các yếu tố ảnh hưởng đến...
thất thu thuế, gian lận thuế mà lý thuyết Tam 
giác gian lận của Cressey (1953) đã được sử 
dụng khá phổ biến để nghiên cứu những yếu tố 
tác động đến các vi phạm pháp luật trước đây 
trong nước và trên thế giới ở lĩnh vực kinh tế 
tài chính. Mặt khác, theo Devos (2014), thái độ 
và cơ hội là những yếu tố đã được phát hiện có 
tác động đến sự tuân thủ thuế trong quá trình 
phát triển nghiên cứu dựa trên mô hình tâm lý xã 
hội và tài chính; áp lực là yếu tố có ảnh hưởng 
đến quá trình biến đổi hành vi từ tuân thủ thuế 
đến không tuân thủ thuế mà tam giác tuân thủ 
của BISEP đưa ra (Organization for Economic 
Cooperation and Development 2004). Vì vậy, 
lý thuyết Tam giác gian lận Cressey (1953) sẽ 
được nhóm tác giả sử dụng làm cơ sở phân tích 
và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến 
khôn ...  (*) đã cho thấy 
trong 11 yếu tố đề xuất qua quá trình nghiên cứu 
bằng cách thảo luận lấy ý kiến, chỉ có 8 yếu tố 
tác động đến sự không tuân thủ thuế của doanh 
nghiệp được xác định qua phương pháp định 
lượng. Đó là: Vốn lưu động/Tổng tài sản; Doanh 
thu/Tổng tài sản; Lỗ nĕm trước liền kề; Tổng 
nợ/Tổng tài sản; Khoản phải thu/Doanh thu; 
Quy mô doanh nghiệp; Tiền phạt vi phạm hành 
chính về thuế/Số thuế phải nộp và ngành nghề 
kinh doanh. Bằng cách phân loại các doanh 
nghiệp theo các ngành nghề kinh doanh chính 
trong mẫu nghiên cứu, bài viết đã có kết luận 
yếu tố ngành nghề có ảnh hưởng đến sự không 
tuân thủ thuế TNDN.
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý RÚT RA TỪ 
NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu bám sát với thực tế 
môi trường kinh doanh và cơ chế quản lý thuế 
hiện nay tại Việt Nam cho thấy có 8 yếu tố ảnh 
hưởng đến sự không tuân thủ thuế TNDN:
• Vốn lưu động/Tổng tài sản: Kết quả nghiên 
cứu cho thấy tỷ số này có mối quan hệ nghịch 
chiều với không tuân thủ thuế TNDN nghĩa là 
doanh nghiệp kê khai tỷ số này càng thấp càng 
có khả nĕng không tuân thủ thuế cao. Yếu tố 
này phản ánh khả nĕng thanh toán của doanh 
nghiệp nên tạo áp lực trong việc tuân thủ thuế. 
Do đó, nếu Nhà nước có những quy định phân 
loại về từng trường hợp nộp thuế TNDN cụ thể 
theo quy mô, lợi nhuận kinh doanh cho phù hợp 
sẽ càng giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp khi 
thực hiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp thiếu 
hụt khả nĕng thanh toán.
• Doanh thu/Tổng tài sản: Kết quả nghiên 
cứu cho thấy tỷ lệ này có mối quan hệ thuận 
chiều với sự không tuân thủ thuế của doanh 
nghiệp. Chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu 
càng cao càng có khả nĕng không tuân thủ thuế 
TNDN bởi áp lực từ phía chủ đầu tư muốn chia 
sẻ lợi nhuận với việc thực hiện nghĩa vụ thuế. 
Do đó, việc tĕng cường quản lý vấn đề xuất và 
kê khai hóa đơn giá trị gia tĕng rất quan trọng, 
tránh tình trạng kê khai thiếu doanh thu làm ảnh 
hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN.
• Lỗ nĕm trước liền kề: Kết quả nghiên cứu 
cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê và yếu tố 
kê khai lỗ nĕm trước liền kề có tác động rõ ràng 
đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Do 
đó, doanh nghiệp kê khai lỗ có khả nĕng không 
tuân thủ thuế TNDN cao nên cần có những quy 
định giới hạn về việc chuyển lỗ cho hợp lý cũng 
như kế hoạch kiểm tra sớm về việc kê khai lỗ 
hoạt động sản xuất kinh doanh để hạn chế tình 
trạng doanh nghiệp lợi dụng số lỗ mà không 
thực hiện nộp thuế.
• Tổng nợ/Tổng tài sản: Kết quả nghiên cứu 
cho thấy tỷ lệ này có mối quan hệ cùng chiều 
với không tuân thủ thuế TNDN do doanh nghiệp 
kinh doanh phụ thuộc vào vốn vay để có chi phí 
lãi vay làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN. Vì vậy, 
cần có những quy định cụ thể để khống chế việc 
sử dụng vốn vay trong hoạt động của doanh 
nghiệp nhằm hạn chế sự không tuân thủ thuế 
TNDN. 
• Khoản phải thu/Doanh thu: Kết quả định 
lượng hoàn toàn phù hợp với những nhận định 
thực tế từ phía CQT và doanh nghiệp khi thảo 
luận. Điều này đã được lý giải khi doanh nghiệp 
có nợ phải thu treo nhiều nĕm sẽ tận dụng việc 
_cons 2.192
(0.621)***
Số quan sát 935
* p<0.1; ** p<0.05; *** p<0.01
Ghi chú: Sai số chuẩn được thể hiện trong dấu ngoặc đơn.
*** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1: có ý nghĩa thống kê ở mức lần lượt là 1%; 5%; 10%
(Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 12.0)
17
Các yếu tố ảnh hưởng đến...
trích lập chi phí dự phòng theo quy định của 
pháp luật Việt Nam nhằm làm giảm thu nhập 
chịu thuế TNDN ở mỗi nĕm. Đây cũng là hành 
vi được phát hiện trong quá trình nghiên cứu 
thông tin thảo luận, thuộc nhóm vi phạm kê khai 
tĕng chi phí được trừ dẫn đến không tuân thủ 
thuế TNDN. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến 
ar có ý nghĩa thống kê với mối quan hệ nghịch 
chiều (do khoản phải thu trên báo cáo tài chính 
đã trừ phần chi phí dự phòng) chứng tỏ tại các 
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc ghi nhận 
nợ phải thu không đúng thực tế là rủi ro khá 
phổ biến. Tuy nhiên để quản lý và có cơ sở phát 
hiện vấn đề này là một khó khĕn cho CQT. Do 
đó, việc quản lý xuất hóa đơn giá trị gia tĕng và 
những quy định về các khoản chi phí của doanh 
nghiệp bắt buộc thanh toán qua ngân hàng cần 
phải nghiêm ngặt hơn giúp hạn chế không tuân 
thủ thuế TNDN.
• Quy mô doanh nghiệp: quy mô doanh 
nghiệp càng nhỏ càng có khả nĕng không tuân 
thủ thuế TNDN vì thiếu sự đầu tư cho lĩnh vực 
pháp lý thuế và kế toán. Do vậy, đây là một 
yếu tố tạo cơ hội cho doanh nghiệp không tuân 
thủ pháp luật thuế nếu như Nhà nước không có 
những biện pháp tích cực tuyên truyền giáo dục, 
hướng dẫn việc thực thi chính sách thuế cũng 
như xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, chuyên 
biệt đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
• Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số 
thuế phải nộp: tại Việt Nam, hình thức phạt tiền 
đối với doanh nghiệp khi phát hiện doanh nghiệp 
có hành vi không tuân thủ thuế là phổ biến. Nếu 
số tiền phạt so với số thuế TNDN phải nộp thấp 
thì doanh nghiệp sẽ có khả nĕng không tuân thủ 
thuế cao. Vì thế, Nhà nước cần có những quy 
định nghiêm khắc hơn, phù hợp hơn về mức 
hình phạt đối với những vi phạm pháp luật thuế.
• Ngành nghề kinh doanh: kết quả nghiên cứu 
cho thấy ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng 
đến không tuân thủ thuế TNDN do đặc thù hoạt 
động của các ngành, đối tượng khách hàng,...
Kết quả nghiên cứu định lượng tại TP.HCM cho 
thấy có sự phù hợp với những nghiên cứu trước 
đây; tuy nhiên, hệ số và dấu của biến ngành nghề 
có thể khác nhau do ảnh hưởng của môi trường 
kinh doanh ở mỗi nước, mỗi khu vực được chọn 
làm mẫu nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdixhiku, L. 2013. Determinants Of Business 
Tax Evasion In Transition Economies. Doctor 
Of Philosophy, Staffordshire University 
Business School.
Alabede, J. O., Ariffin, Z. B. Z. & Idris, K. M. 
2011. Determinants Of Tax Compliance 
Behaviour: A Proposed Model For Nigeria. 
International Research Journal Of Finance 
And Economics, 121-136.
Allingham, M. G. & Sandmo, A. 1972. Income 
Tax Evasion: A Theoretical Analysis. 
Journal Of Public Economics, 1, 323-338.
Alm, J. 1991. A Perspective On The Experimental 
Analysis Of Taxpayer Reporting. Accounting 
Review 66, 577.
Awan, A. G. & Hannan, A. 2014. The 
Determinants Of Tax Evasion In Pakistan 
– A Case Study Of Southern Punjab. 
International Journal Of Development And 
Economic Sustainability, 2, 50-69.
Becker, G. S. 1968. Crime And Punishment: An 
Economic Approach. Journal Of Political 
Economy, 76, 169-217
Bộ Tài Chính 2016. Báo Cáo Quyết Toán NSNN.
Braithwaite, V. 2009. Defiance In Taxation And 
Governance: Resisting And Dismissing 
Authority In A Democracy, Uk: Edward Elgar.
Brautigam, Deborah, Odd-Helge Fjeldstad and 
Mick Moore (eds.) 2008, Taxation andstate-
building in developing countries. Capacity 
and consent, Cambridge University Press.
Bùi Ngọc Toản 2017. Các yếu tố ảnh hưởng đến 
hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh 
nghiệp - Nghiên Cứu Thực Nghiệm Trên Địa 
Bàn Tp.Hcm. Tạp Chí Khoa Học - Đại Học 
Huế, 126, 77-88.
18
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Chan, K. H. & Mo, P. L. L. 2000. Tax Holidays 
And Tax Noncompliance: An Empirical 
Study Of Corporate Tax Audits In China’s 
Developing Economy. The Accounting 
Review: October 2000, 75, 469-484.
Chipeta, C. 2002. The Second Economy and 
Tax Yield in Malawi,Research Paper No. 
113, African Research Consortium, Nairobi
Cressey, D. R. 1953. Other People’s Money: 
A Study Of The Social Psychology Of 
Embezzlement. New York, Ny, Us: Free 
Press.
Devos, K. 2014. Factors Influencing Individual 
Taxpayer Compliance Behaviour, Springer 
ScienceBusiness Media Dordrecht.
Duong, C. M. 2011. How Market Mispricing 
Affects Investor Behaviour, Corporate 
Investment And Real Earnings Management: 
The Uk Evidence. University Of Kent.
Fishlow, A. and J. Friedman 1994. Tax evasion, 
inflation and stabilization,Journal of 
Development Economics, Vol. 43, No. 1, pp. 
105-123
Frank, M. M., Lynch, L. J. & Rego, S. O. 2009. 
Tax Reporting Aggressiveness And Its 
Relation To Aggressive Financial Reporting. 
Accounting Review, 84.
Giz Sector Programme Public Finance 
2010. Addressing Tax Evasion And Tax 
Avoidance In Developing Countries. 
Deutsche Gesellschaft Fur Internationale 
Zusammenarbeit.
Green, S. B. 1991. How Many Subjects Does 
It Take To Do A Regression Analysis, Uk, 
Routledge.
Hanlon, M., Mills, L. F. & Slemrod, J. 2005. 
An Empirical Examination Of Corporate 
Tax Noncompliance. Cambridge University 
Press, 171-225.
Joulfaian, D. 2000. Corporate Income Tax 
Evasion And Managerial Preferences. The 
Review Of Economics And Statistics, 82, 
698-701.
Kamdar, N. 1997. Corporate Income Tax 
Compliance: A Time Series Analysis. 
Atlantic Economic Journal, 25, 37-49.
Kien and Nga 2017. 2017 Budget Collection 
Task To Need New Thinking And New 
Human Resources. Viet Nam Taxation, 
The Magazine Of General Department Of 
Taxation, 1, 6-7.
Kinsey, K. A. 1986. Theories And Models Of 
Tax Cheating. Criminal Justice Abstracts, 
18.
Kirchler, E., Muehlbacher, S., Kastlunger, B. & 
Wahl, I. 2007. Why Pay Taxes? A Review Of 
Tax Compliance Decisions. Working Paper, 
07-30.
Lewis, A. 1982. The Social Psychology 
Of Taxation. British Journal Of Social 
Psychology, 21, 151-158.
Lê Xuân Trường & Nguyễn Đình Chiến 2013. 
Nhận diện các hành vi gian lận thuế. Tạp Chí 
Tài Chính.
Lieberman, E. 2002, Taxation Data as Indicators 
of State-Society Relations:Possibilities and 
Pitfalls in Cross-National Research,Studies 
of Comparative International Development 
36(1), pp. 89-115
Lisowsky, P. 2010. Seeking Shelter: Empirically 
Modeling Tax Shelters Using Financial 
Statement Information. The Accounting 
Review, 85, 1693-1720.
Loebbecke, J. K., Eining, M. M. & Willingham, 
J. J. 1989. Auditors’ Experience With 
Material Irregularities: Frequency, Nature, 
& Detectability. Auditing: A Journal Of 
Practice & Theory, 9.
Lou, Y. I. & Wang, M. L. 2009. Fraud Risk 
Factor Of The Fraud Triangle Assessing 
The Likelihood Of Fraudulent Financial 
Reporting. Journal Of Business And 
Economics Research, 7.
Mills, L. F. 1996. Corporate Tax Compliance 
And Financial Reporting. National Tax 
Journal, 49, 421-435.
19
Các yếu tố ảnh hưởng đến...
Mo, P. L. L. 2003,Tax avoidance and anti-
avoidance measures in major developing 
economies, Westport
Murray, M. N. 1995. Sales Tax Compliance And 
Audit Selection. National Tax Journal, 48, 
515-530.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 
2009. Nghiên Cứu Thị Trường, Tp.HCM, 
NXB Lao Động.
Nguyễn Đình Thọ 2011. Phương pháp nghiên 
cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao 
Động Xã Hội.
Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Hoàng Quân 2012. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ 
thuế của doanh nghiệp tư nhân-xét khía cạnh 
nộp thuế đúng hạn. Tạp Chí Công Nghệ 
Ngân Hàng, 80, 23-34.
Nguyễn Thị Lệ Thúy. 2009. Hoàn thiện quản lý 
thu thuế của nhà nước nhằm tĕng cường sự 
tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu 
tình huống của Hà Nội). Luận Án Tiến Sĩ, 
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Noor, R. M., Aziz, A. A. & Mastuki, N. A. 2012. 
Tax Fraud Indicators. Malaysian Accounting 
Review, 11, 43-57.
Noor, R. M., Jamaludin, N. E., Omar, N. & 
Aziz, R. A. 2013. Measuring Tax Gap In The 
Service Industry. Finance And Economics 
Conference. Rydges Melbourne, Australia.
Organization For Economic Cooperation And 
Development 2004. Compliance Risk 
Management: Managing And Improving 
Tax Compliance. Centre For Tax Policy And 
Administration.
Pashev, K. 2005. Tax Compliance of Small 
Business in Transition Economies: Lessons 
fromBulgaria. Working paper 05-10. 
Andrew Young School of Policy Studies. 
Atlanta Georgia.
Persons, O. S. 1995. Using Financial Statement 
Data To Indentify Factors Associated With 
Fraudulent Financial Reporting. Journal Of 
Applied Business Research, 11, 38-46.
Rice, E. 1992. The Corporate Tax Gap: Evidence 
On Tax Compliance By Small Corporations. 
In: Slemrod, J. (Ed.) Why People Pay Taxes: 
Tax Compliance And Enforcement. Ann 
Arbor, Mi: University Of Michigan.
Sapiei, N. S., Kasipillai, J. & Eze, U. C. 2014. 
Determinants Of Tax Compliance Behaviour 
Of Corporate Taxpayers In Malaysia. 
Ejournal Of Tax Research, 12, 383-409.
Schilit, H. 2002. Financial Shenanigans, New 
York, Mcgraw-Hill.
Schmolders, G. 1959. Fiscal Psychology: A 
New Branch Of Public Finance. National 
Tax Journal, 12, 340-345.
Singh, V. 2003. Tax Compliance And Ethical 
Decision-Making: A Malaysian Perspective. 
Pearson Malaysia Sdn. Bhd.
Skousen, C. J., Smith, K. R. & Wright, C. J. 
2009. Detecting And Predicting Financial 
Statement Fraud: The Effectiveness Of The 
Fraud Triangle And Sas No. 99. Advances In 
Financial Economics, 13, 53-81.
Spathis, C. T. 2002. Detecting False Financial 
Statements Using Published Data: Some 
Evidence From Greece. Managerial Auditing 
Journal, 17, 179-191.
Spicer, M. W. 1974. A Behavioral Model Of 
Income Tax Evasion. Ph.D. Thesis.
Song, Y. & Yarbrough, T. E. 1978. Tax Ethics 
And Taxpayer Attitudes: A Survey. Public 
Administration Review, 38, 442-452.
Summers, S. L. & Sweeney, J. T. 1998. 
Fraudulently Misstated Financial Statements 
And Insider Trading: An Empirical Analysis. 
Accounting Review, 131-146.
Tan, L. M. & Sawyer, A. J. 2003. A Synopsis 
Of Taxpayer Compliance Studies: Overseas 
Vis-À-Vis New Zealand. New Zealand 
Journal Of Taxation Law And Policy, 9, 431-
454.
Tạp chí thuế 2018, ’10 sự kiện công tác thuế 
2017’, truy cập tại <
vn/tin-tuc-su-kien/148-tieu-diem/12869-10-
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
su-kien-cong-tac-thue-217.html>[ngày truy 
cập: 09/08/2018]
United States Government Accountability 
Office 2012. Sources Of Noncompliance 
And Strategies To Reduce It. Gao-12-651t 
Washington Dc, April 19, 2012.
Vogel, J. 1974. Taxation And Public Opinion In 
Sweden: An Interpretation Of Recent Survey 
Data. National Tax Journal, 27, 499-513.
Vũ Hữu Đức và cộng sự 2009. Sử dụng các tỷ 
số trên báo cáo tài chính để phát hiện sai lệch 
thuế. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, 56-61.
Yahyapour, Y., Boroujeni, A. G. & Kheradyar, S. 
2015. The Influence Of Factors On Corporate 
Tax Evasion: Evidence From The Firms Of 
Guilan Province. International Journal Of 
Review In Life Sciences, 5, 567-574.
Yalama, G. O. & Gumus, E. 2013. Determinants 
Of Tax Evasion Behavior: Empirical 
Evidence From Survey Data. International 
Business And Management, 6, 15-23.
Yusof, N. A. M., Ling, L. M. & Wah, Y. B. 
2014. Tax Noncompliance Among Smcs 
In Malaysia: Tax Audit Evidence. Applied 
Accounting Research, 15, 215-234.
Zainal Abidin, M. Y., Hasseldine, J. & Paton, D. 
2010. An Analysis Of Tax Non-Compliance 
Behaviour Of Small And Medium-Sized 
Corporations In Malaysia. In: K. Datt, T.-
N., B., And Bain, K (Ed.) International Tax 
Administration: Building Bridges. Sydney: 
Cch Australia Limited.
Từ viết tắt: Cơ quan thuế (CQT), Thu nhập 
doanh nghiệp (TNDN)

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_khong_tuan_thu_thue_thu_nhap_doanh.pdf