Các yếu tố ảnh hưởng đến khả nẳng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành điện-điện tử (Giai đoạn 2009-2014)

Đế xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu của 4.199 doanh nghiệp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2009-2014. Ngược lại, kết quả hồi quy cho thấy quy mô, năng suất lao động, mức độ thâm dụng vốn có tác động tích cực đến khả năng tạo việc làm. Tiền lương, số năm hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến khả năng tạo việc làm, và cho thấy có sự khác biệt về tăng trưởng lao động giữa các hình thức sở hữu vốn, vùng hoạt động và khả năng xuẩt khẩu của doanh nghiệp.

doc 8 trang phuongnguyen 8860
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả nẳng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành điện-điện tử (Giai đoạn 2009-2014)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả nẳng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành điện-điện tử (Giai đoạn 2009-2014)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả nẳng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành điện-điện tử (Giai đoạn 2009-2014)
Đối với nền kinh tế, lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu lao động. Thừa lao động không có chuyên môn, tay nghề, thiếu lao động lành nghề, có trình độ cao. Có những ngành sẽ tăng nhu cầu sử dụng lao động nhưng cũng có lĩnh vực sẽ giảm lao động do áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất kỉnh doanh. Ket quả nghiên cứu giúp cho xã hội định hướng được nghề nghiệp, các doanh nghiệp xác định được nhu cầu sử dụng lao động trong tương lai, đồng thời có thể giúp cho các nhà hoạch định chính
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NẲNG TẠO VIỆC LÀM
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
(GIAI ĐOẠN 2009 - 2014)
Huỳnh Mỹ Hằng1 Mai Thị Hồng Đào2
1 Trung tâm Kỹ thuật KV3 - TCT VTNet,2 Trường Đại học Văn Hiến
1myhanghuynh@viettel. com. vn,2 daomth@vhu. edu. vn
Ngày nhận bài: 04/8/2017; Ngày duyệt đăng: 05/9/2017
TÓM TẮT
Đế xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu của 4.199 doanh nghiệp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2009-2014. Ngược lại, kết quả hồi quy cho thấy quy mô, năng suất lao động, mức độ thâm dụng vốn có tác động tích cực đến khả năng tạo việc làm. Tiền lương, số năm hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến khả năng tạo việc làm, và cho thấy có sự khác biệt về tăng trưởng lao động giữa các hình thức sở hữu vốn, vùng hoạt động và khả năng xuẩt khẩu của doanh nghiệp.
Từ khóa: việc làm, tạo việc làm, ngành Điện - Điện tử
ABSTRACT
Factors affecting job creation of enterprises in the electrical - electronic industry,
in the period of 2009 - 2014
To identify factors affecting the creation ofjobs in enterprises in the electrical-electronic industry, the research uses ordinary least squares (OLS) regression -with data collected from 4.199 enterprises in the period of2009-2014. The regression result shows that size of enterprise, labor productivity, and capital intensity have a positive impact on job creation ofenterprises. Conversely, wages, age, and debt ratios of enterprises have a negative impact on job creation, and there is a difference in labor growth among various forms of capital ownership, areas of activity and the potential export market for the enterprise.
Keywords: job, job creation, electrical - electronic industry
Đặt vấn đề
Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Đồng thời, được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, và đóng vai trò lớn trong xuất khẩu. Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan họng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, ngành Điện - Điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
sách đưa ra các quyết định, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành để góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.
Tổng quan
Krauss (2015) nghiên cứu về tạo việc làm và tiêu hủy việc làm tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mồ nhỏ (số lượng lao động ít) thì tạo việc làm nhiều hơn những doanh nghiệp với quy mô lớn. Tương tự, với kết quả hồi quy mô hình các yếu tố tác động đến tăng trưởng việc làm và khả năng sinh lợi trong các doanh nghiệp sản xuất tại Hy Lạp của Agiomirgianakis và cộng sự (2006) cho thấy số lượng lao động trong doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp và khẳng định điều này phù hợp với ghi nhận của Krauss (2015) và Trần Đình Triết (2015). Tuy nhiên, Vlachvei và Notta (2008), khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của các công ty ở Hy Lạp lại cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời Masso và cộng sự (2005) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổng dòng chảy việc làm ở Estonia thì cũng cho kết quả hồi quy là quy mô của doanh nghiệp đồng biến với tăng trưởng của lao động trong doanh nghiệp.
Cùng với số lượng lao động trong doanh nghiệp thì độ tuổi của doanh nghiệp cũng là một trong những đặc tính được nhiều nghiên cứu xét đến khi đề cập đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Kỳ vọng rằng các doanh nghiệp trẻ sẽ phát triển nhanh hơn các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm. Một số nghiên cứu (Glancey, 1998; Davidsson và cộng sự, 2002; được trích bởi Vlachvei, Notta, 2008) đã chứng minh rằng có mối liên hệ nghịch biến giữa tuổi của doanh nghiệp và tăng trưởng lao động, các doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ tăng trưởng lao động chậm hơn các doanh nghiệp mới thành lập. Bằng cách sắp xếp theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, Evans (1987a và 1987b, được trích bởi Vlachvei, Notta, 2008) đã chỉ ra rằng tuổi của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để xác định tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Tăng trưởng lao động được kỳ vọng sẽ giảm dần theo tuổi của doanh nghiệp, Oliviera, Fortunato (2006, được trích bởi Vlachvei, Notta, 2008) Robson and Benneti (2000, được trích bởi Vlachvei, Notta, 2008) đã hỗ trợ cho quan điểm này với giải thích rằng các doanh nghiệp lớn tuổi đã có được một vị trí an toàn trên thị trường mà họ cạnh tranh và đã trải qua quy mô hiệu quả tối ưu theo sản lượng.
Krauss (2015) nghiên cứu về tạo việc làm và tiêu hủy việc làm tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho thấy có mối liên hệ nghịch biến giữa tiền lương và tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Masso và cộng sự (2005) và Trần Đình Triết (2015) đã nghiên cứu cho thấy năng suất của người lao động đồng biến với tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Điều đó cho thấy rằng khi năng suất lao động tăng, doanh nghiệp có xu hướng tuyển thêm lao động do sản phẩm biên và giá trị sản phẩm biên tăng.
Trần Đình Triết (2015) và Nguyễn Quốc Trí (2013) cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa mức độ thâm dụng vốn và tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Masso và cộng sự (2005) thì cho kết quả ngược lại.
Theo Agiomirgianakis và cộng sự (2006) thì chưa có lý thuyết cụ thể nào nói về mối liên hệ giữa doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng. Tuy nhiên, gần đây do thị trường EU có sự ưu đãi đối với thuế xuất khẩu nên ông đã đưa biến này vào mô hình trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng việc làm và khả năng sinh lợi trong các doanh nghiệp sản xuất tại Hy Lạp. Ket quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu với tăng trưởng trong doanh nghiệp và có sự khác biệt về hiệu suất giữa doanh nghiệp có và không có định hướng tham gia hoạt động xuất khẩu. Đồng quan điểm với Agiomirgianakis và cộng sự còn có Krauss (2015). Khi doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì doanh nghiệpsẽ sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải có nhiều lao động hơn để tham gia vào quá trình sản xuất.
Nghiên cứu của Masso và cộng sụ (2005), Acquisti và Lehman (2000), Krauss (2015) và Trương Quyết Thắng (2009) đã cho thấy có sự tác động của hình thức sở hữu vốn đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu về tạo việc làm và tiêu hủy việc làm ở Estonia về tái phân bổ lao động và chuyển đổi cơ cấu của Masso và cộng sự (2005) cho thấy rằng doanh nghiệp nhà nước tạo ra thêm 11% và tiêu hủy 14% số lượng việc làm mỗi năm, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo thêm 15% số lượng việc làm và chỉ tiêu hủy 8% số lượng việc làm mỗi năm. Còn nghiên cứu của Acquisti và Lehman (2000) chỉ ra rằng các doanh nghiệp tư nhân tạo ra việc làm vượt trội so với các doanh nghiệp nhà nước cùng kích cỡ.
Nghiên cứu của Trương Quyết Thắng (2009) cho thấy tính chất các vừng kinh tế khác nhau cũng ảnh hưởng tới cầu lao động, tại các vùng đồng bằng thì doanh nghiệp có cầu lao động cao hơn so với các vùng trung du, miền núi.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Để lượng hóa tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm trong ngành Điện - Điện tử tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14 để tính toán các bài toán về thống kê mô tả và phân tích hồi quy dữ liệu chéo bằng mô hình hồi quy đa biến OLS (Ordinary Least Square) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử giai đoạn 2010 - 2014.
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn từ năm 2009 - 2014. Dữ liệu được trích xuất với 4.199 quan sát của nhóm mã ngành 26 đến 27 bao gồm sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, sản xuất thiết bị điện. Sau khi đã lọc dữ liệu và loại trừ những doanh nghiệp có số lao động bằng không, tổng tài sản bằng không, vốn chủ sở hữu âm...
Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết và các lập luận ở trên, mô hình nghiên cứu có dạng như sau: Yit = f (quy mô của doanh nghiệp, tuổi của doanh nghiệp, thu nhập của người lao động, năng suất của người lao động, mức độ thâm dụng vốn, tỷ số nợ, có tham gia hoạt động xuất khẩu, hình thức sở hữu vốn, vị trí địa lý).
Tăng trưởng
việc làm
Tăng trưởng việc làm
của doanh nghiệp (so sánh
với năm trước)
Quy mô doanh
nghiệp tính theo số
lượng lao động
Size
Số lượng lao động
trong doanh nghiệp
Masso và cộng sự
(2005), Vlachvei, Notta
(2008)
Tuổi của
doanh nghiệp
Age
Số năm hoạt động của doanh nghiệp
Masso và cộng sự
(2005), Vlachvei, Notta
(2008), Trần Đình Triết
(2015), Trương Quyết
Thắng (2009)
Bảng 1: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biển Ký hiệu	Mô tả	Tác giả	Kỳ vọng
Davis và Haltiwanger
(1992, trích bởi
Acquisti và Lehmann,
2000)
Tên biển
Ký hiệu
Mô tả
Tác giả
Kỳ vọng
Thu nhập của người lao động
Wage
Mức lưong bình quân trả cho người lao động
Trương Tôn Toại (2015), Trần Đình Triết (2015), Krauss (2015)
-
Năng suất lao động
Prod
(Doanh thu - đầu vào trung gian)/tổng số lao động
Vlachvei và Notta (2008)
+
Mức độ thâm dụng vốn
Capit
Von cố định/tổng số lao động trong doanh nghiệp
Masso và cộng sự (2005)
+
Tỷ số nợ
Lev
Tổng nợ/tổng tài sản
Vlachvei và Notta (2008)
-
Hoạt động xuất khẩu
Exp
Exp = 1: có tham gia XK hàng hóa
Exp = 0: không tham gia XK hàng hóa
Krauss (2015)
+
Hình thức sở hữu
FDI
FDI = 1: có vốn đầu tư nước ngoài
Masso và cộng sự (2005), Acquisti, Lehman (2000), Krauss (2015), Trương Quyết Thắng (2009)
vốn
FDI = 0: Không có vốn đầu tư nước ngoài
Vùng kinh tế
Are
Vùng kinh tế trọng điểm = 1 Không phải vùng kinh tế trọng điểm = 0
Trương Tôn Toại (2015), Trương Quyết Thắng (2009)
-
4. Kết quả nghiên cứu
Ket quả ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy có trọng so WLS (Weighted least squares regression), khắc phục phương sai sai số thay đổi Ương mô hình OLS, mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (độ tin cậy 99%), trong 09 biến độc lập đưa vào mô hình, có 08 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (độ tin cậy 99%) và
01 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (độ tin cậy 90%).
Hệ số xác định R2 = 99%, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đã giải thích được 99% sự thay đổi của tăng trưởng lao động (khả năng tạo việc làm) của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử (Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả hồi quy mô hình
OLS
Robust
WLS
(1)
(2)
(3)
Y
Y
Y
InSize	0,0349***
0,0349***
0,0349***
(10,24)
(8,64)
(178,69)
Age	-0,00725***
-0,00725***
-0,00715***
(-10,56)
(-11,55)
(-104,88)
Wage	-0,000726***
-0,000726***
-0,000290*
(-8,39)
(-11,08)
(-1,87)
Prod	-0,0000984***
-0,0000984**
0,000368***
(-3,13)
(-2,06)
(147,26)
OLS
Robust
WLS
Capit
0,0000303**
0,0000303
0,0000274***
(2,00)
(1,19)
(12,14)
Lev
-0,0270***
-0,0270**
-0,0337***
(-6,21)
(-2,00)
(-19,70)
Exp
0,0146
0,0146
0,0143***
(1,25)
(1,07)
(16,54)
FDI
0,0261**
0,0261*
0,0257***
(2,04)
(1,68)
(28,61)
Are
-0,0565***
-0,0565**
-0,0591***
(-2,90)
(-2,27)
(-51,08)
-Cons
0,0376*
0,0376
-0,183***
(1,70)
(1,37)
(-88,58)
N
4199
4199
4199
F
0,0000
0,0000
0,0000
R-squared
0,0956
0,0967
0,9995
* ** *** Tương ứng với mức ỷ nghĩa 10%, 5% và 1%
Size (quy mô của doanh nghiệp, tính theo số lao động): Mang dấu dương (+) và có tác động đến biến phụ thuộc, thể hiện tác động tích cực của quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động đến sự tăng trưởng việc làm của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử. Ket quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Vlachvei và Notta (2008) khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của các công ty ở Hy Lạp và Masso và cộng sự (2005) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổng dòng chảy việc làm ở Estonia, các nghiên cứu này cho thấy rằng tăng trưởng lao động (khả năng tạo việc làm) có xu hướng tăng theo số lượng lao động trong doanh nghiệp.
Age (số năm hoạt động của doanh nghiệp): Mang dấu âm (-), thể hiện tác động ngược chiều giữa số năm hoạt động của doanh nghiệp đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Kết quả cho thấy rằng những doanh nghiệp trẻ sẽ tăng trưởng lao động nhanh hơn các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm. Ket quả nghiên cứu này phù hợp một số một số nghiên cứu (Glancey, 1998; Davidsson và cộng sự, 2002; được trích bởi Vlachvei, Notta, 2008) đã chứng minh rằng có mối liên hệ nghịch biến giữa tuổi của doanh nghiệp và tăng trưởng lao động. Tăng trưởng lao động sẽ giảm dần theo tuổi của doanh nghiệp, Oliviera, Fortunato (2006), được trích bởi Vlachvei và Notta, 2008), Robson and Ben- neti (2000, được trích bởi Vlachvei, Notta, 2008) đã hỗ trợ cho quan điểm này với giải thích rằng các doanh nghiệp hoạt động lâu năm đã có được một vị trí an toàn trên thị trường mà họ cạnh tranh và đã trải qua quy mô hiệu quả tối ưu theo sản lượng.
Wage (thu nhập, mức lương bình quân trả cho người lao động): Mang dấu âm (-), thể hiện tác động trái chiều của thu nhập của người lao động đến tăng trưởng lao động của các doanh nghiệp trong ngành.
Prod (năng suất của người lao động): Mang dấu dương (+), cho thấy năng suất lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động của các doanh nghiệp trong ngành. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Masso và cộng sự (2005) và Trần Đình Triết (2015), cho thấy rằng khi năng suất lao động tăng, doanh nghiệp có xu hướng tuyển thêm lao động do sản phẩm biên và giá trị sản phẩm biên tăng.
Capit (mức độ thâm dụng vốn): Mang dấu dương (+) thể hiện mức độ thâm dụng vốn có tác động cùng chiều với tăng trưởng lao động của các doanh nghiệp trong ngành và hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Masso và cộng sự (2005). Khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất (theo chiều rộng hay chiều sâu) đều phải đầu tư vào tài sản. Việc tài sản tăng thêm (hay giảm đi) sẽ kéo theo tăng thêm một là về quy mô hoặc là về chất lượng sản xuất, từ đó kéo theo sự tăng thêm (hay giảm đi) về nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đầu tư mua thêm máy móc sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, như vậy rõ ràng doanh nghiệp sẽ phải thuê thêm lao động để vận hành thiết bị sản xuất, làm cho cầu lao động trong doanh nghiệp tăng lên.
Lev (tỷ số nợ): Mang dấu âm (-), cho thấy tỷ số nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Vlachvei và Notta (2008) khi cho rằng khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp và có tác động tiêu cực đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Exp (tham gia hoạt động xuất khẩu): Trong nghiên cứu này, hoạt động xuất khẩu là biến dummy, với những doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ có Exp=l và theo kết quả hồi quy mô hình của nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp về khả năng tạo việc làm liên quan đến doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, những doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu thì có khả năng tạo việc làm cao hơn 1,43% so với những doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu hàng hóa. Ket quả này giống với kỳ vọng và hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Krauss (2015).
FDI (hình thức sở hữu von): Là biến dummy, thể hiện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khi đó FDI = 1). Ket quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có/ không có von FDI đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp có vốn FDI sẽ có khả năng tạo việc làm cao hơn 2,57% so với doanh nghiệp không có von FDI. Ket quả này giống với kỳ vọng là doanh nghiệp có vốn FDI sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp và phù hợp với nghiên cứu của Masso và cộng sự (2005), Acquisti và Lehman (2000), Krauss (2015), Trương Quyết Thắng (2009) khi cho rằng có sự khác nhau giữa các hình thức sở hữu vốn trong doanh nghiệp.
Are (vùng kỉnh tế): Là biến dummy thể hiện doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm (Are=l). Ket quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp ở các vùng kinh tế đến tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp. Điều này phù hợp với thực tế các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử ở nước ta, vì lao động làm việc trong những ngành này đòi hỏi phải có kỹ năng nhất định nên các doanh nghiệp ở vùng kinh tế không trọng điểm khó tuyển được lao động nên có nhu cầu lao động cao hem các doanh nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước là có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp ở những vùng địa lý khác nhau, như nghiên cứu của Trương Quyết Thắng (2009).
5. Kết luận
Kết luận
Đa phần các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, sử dụng các nguồn lực mà mình có nhằm sản xuất ra các sản phẩm bán được trên thị trường (thị trường hàng hóa). Đối với một doanh nghiệp, lao động cũng là một nguồn lực mà doanh nghiệp cần có cho quá trình sản xuất ra sản phẩm của mình bên cạnh nguồn lực tài chính, vật thể và các nguồn lực khác.
Cùng với các ngành nghề kinh tế khác, ngành Điện - Điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Ket quả nghiên cứu cho thấy khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Có năm yếu tố có tác động tích cực đến tăng trường việc làm của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử đó là quy mô của doanh nghiệp, năng suất của người lao động, mức độ thâm dụng vốn, có tham gia xuất khẩu hàng hóa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó thì có bốn yếu tố có tác động tiêu cực, đó là số năm hoạt động của doanh nghiệp, tiền lương của lao động, tỷ số nợ và vùng kinh tế trọng điểm.
Kiến nghị
Kết quả phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng lao động của các doanh nghiệp trong ngành Điện - Điện tử cho thấy yếu tố CÓ tham gia xuất khẩu hàng hóa, quy mô của doanh nghiệp, năng suất của lao động, mức độ thâm dụng vốn và doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng việc làm của các doanh nghiệp trong ngành. Qua đó, để giải quyết việc làm cho một số lao động có kỹ năng nghiệp vụ, bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mở rộng quy mô. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, có những chính sách thuế thu hút, đồng thời thu hẹp sự khác biệt về các thể chế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tăng khả năng thu hút các doanh nghiệp có von FDI, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế cũng như góp phần tạo việc làm cho xã hội.
Doanh nghiệp trong ngành cần quan tâm hom đến các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động, mạnh dạng đầu tư vào các thiết bị hiện đại để có thể sản xuất ra những thiết bị có tính công nghệ, có khả năng xuất khẩu cao. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu, cũng như lợi nhuận và sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất và tạo thêm nhiều việc làm trong ngành.
Cũng từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi doanh nghiệp có độ tuổi càng lớn thì tốc độ tăng trưởng lao động sẽ giảm, vì vậy nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp non trẻ để tạo điều kiện cho họ phát triển trong giai đoạn đầu, mở rộng quy mô. Việc phát triển tốt trong giai đoạn đầu sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng lao động tăng nhanh và từ đó giảm áp lực về vấn đề việc làm cho xã hội.
Ngoài ra, tiền lương là một phần chi phí khá lớn của doanh nghiệp. Neu nhà nước có xu hướng tăng chi phí này lên trong tương lai thông qua việc tăng bảo hiểm xã hội hay thuế thu nhập cá nhân thì sẽ làm tăng thêm gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành.
Doanh nghiệp cần hạn chế vốn vay vì sẽ phát sinh chi phí vay và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho những doanh nghiệp mới thành lập với lãi suất ưu đãi để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng lao động của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Acquisti, A. and Lehmann, H. (2000). Job creation and Job destruction in Russia: Some preliminary evidence from enterprise-level data. Trinity Economic Technical Paper, 1/00. Available from:  quisti_JCJD.pdf [Accessed 18th Mar 2016].
Agiomirgianakis, G., Voulgaris, F. and Papadogonas, T. (2006). Financial factors affecting profitability and employment growth: the case of Greek manufacturing. Int. J. Financial Services Management,
' 1, Nos. 2/3, pp. 235-245. '
Trần Xuân cầu và Mai Quốc Chánh (2008). Giáo trình Kinh tế nguồn nhãn lực. Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Chính phủ (2009). Nghị định sổ 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tham khảo tại: thuvienphapluat.vn [Truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2016].
Nguyễn Thúy Hà (2013). Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp. Tham khảo tại :  gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ChinhSach/View_De- tail.aspx?ItemID=178 [Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016].
Hướng nghiệp Việt (2016). Ngành Điện - Điện tử là gì, làm gì. Tham khảo tại:  hiepviet.com/v3/huong-nghiep/nganh-nghe/ky- thuat-cong-nghe/11849-nganh-dien-dien-tu-la-gi- lam-gi [Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2016].
Haltiwanger, J. c., Ron s. Jarmin, R. s. and Miranda, J. (2010). Who creates jobs? Small vs. large vs.young. National Bureau of Economic research. Available from:  W16300 [Accessed 15th May 2017].
Krauss, A. (2015). Creating and destroying jobs across East Asia Pacific: A country-level analysis on wages, exports, finance, regulation and infrastructure. Journal of Labor and Development. Available from: DOI 10.1186/s40175-015-0032-8 [Accessed 18th Mar 2016].
Đặng Hoàng Linh (2013). Moi liên hệ qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực: Thách thức và cơ hội tại các nền kinh tế chuyển đổi và Việt Nam. Nghiên cứu Quốc tế, 3 (94), tr. 63-76, Tham khảo tại:  tholib. org. vn/Database/Content/1162 .pdf [Truy cập ngày 09 tháng 03 năm 2016].
Mankiw, N. G. (2008). Principles of economics (5th ed.f United States of America: Cengage Learning, 392-454.
Masso, J., Eamets, R. and Philips, K. (2005). Job creation and destruction in Estonia: Labour reallocation and structural changes. IZA Discus- sionPaper, 1707, Available from:  iza.org/en/webcontent/publications/papers/ viewAbstract?dp_id=1707 [Accessed 20th Mar 2016],
Quốc hội (2013). Luật việc làm. Tham khảo tại: http:// moj .gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20 php%201ut/ view_detail.aspx?itemid=28845 [Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016].
Trương Quyết Thắng (2009). Sử dụng mô hình kinh tể lượng phân tích một sổ các yểu tố ảnh hường tới cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tham khảo tại:  [Truy cập ngày 22 tháng 03 năm 2016],
The Worldbank (2014). Việc làm là nền tảng căn bản cho phát triển theo Báo cáo phát triển Thế giới năm 2013. Bảo cảo phát triển Thế giới năm 2013. Tham khảo tại: www.worldbank.org (tiếng Việt) [Truy cập ngày 26 tháng 02 năm 2016].
Trương Tôn Toại (2015). Các yểu tổ tác động đến việc thuê lao động của hộ kinh doanh ở Bĩnh Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tổng Cục Thống kê (2015). Niên giám thổng kê năm 2015. Tham khảo tại:  [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017].
Trần Đình Triết (2015). Các yểu tổ ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tinh Gia Lai. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện nghiên cứu lập pháp (2011). Một sổ khái niệm về lao động và thị trường lao động. Tham khảo tại: vnclp.gov.vn/ct/cms/Lists/ DeTaiNghienCuu/ View_Detail.aspx?ItemID=57 [Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016].
Vlachvei, A. and Notta, o. (2008). Finn Growth, Size and Age in Greek firms. International Conference on Applied Economics-ICOAE, pp.915-921). Availble from:  wp-content/uploads/articles/2011/10/107-2008. pdf [Accessed 9th Jun 2016].

File đính kèm:

  • doccac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_tao_viec_lam_cua_cac_doanh.doc