Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày khái niệm và nội dung chính của các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.

2. So sánh các đặc trưng giữa các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.

3. Trình bày bảng 2x2 và các ứng dụng trong dịch tễ học.

ĐẠI CƯƠNG

Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) là cách thức, công cụ, kỹ thuật hay

phương tiện được áp dụng vào các cuộc điều tra hoặc thực nghiệm nhằm thu hoạch

các kiến thức mới. Phương pháp NCKH là do mục tiêu, do đối tượng, phương tiện kỹ

thuật, điều kiện hoàn cảnh và do người sử dụng quyết định nó.

Trong y học có 2 loại phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên

cứu mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích.

pdf 76 trang phuongnguyen 10300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 50 
Giáo trình Dịch tễ học. 
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC 
BS. Nguyễn Văn Thịnh 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
1. Trình bày khái niệm và nội dung chính của các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 
2. So sánh các đặc trưng giữa các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 
3. Trình bày bảng 2x2 và các ứng dụng trong dịch tễ học. 
ĐẠI CƯƠNG 
Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) là cách thức, công cụ, kỹ thuật hay 
phương tiện được áp dụng vào các cuộc điều tra hoặc thực nghiệm nhằm thu hoạch 
các kiến thức mới. Phương pháp NCKH là do mục tiêu, do đối tượng, phương tiện kỹ 
thuật, điều kiện hoàn cảnh và do người sử dụng quyết định nó. 
Trong y học có 2 loại phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên 
cứu mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích. 
Sơ đồ 4.1: Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học 
Thử nghiệm 
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC 
Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu phân tích 
Từng ca Loạt ca Cắt ngang Sinh thái Quan sát Can thiệp 
Đoàn hệ 
Tiền cứu 
Bệnh chứng 
Hồi cứu 
cứu 
Trang 51 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ 
Là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gì vào hiện tượng mà 
mình quan tâm, chỉ đơn thuần quan sát và mô tả hiện tượng đó. 
Các thiết kế nghiên cứu mô tả thường chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng 
với một hay nhiều yếu tố được cho là yếu tố nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể 
là kết hợp nhân quả tại một thời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết. 
Mục đích của các loại thiết kế nghiên cứu quan sát mô tả để xây dựng nên một 
giả thuyết nhân - quả (chứ không chứng minh được tính nhân-quả), mô tả được cả 
bệnh và một hay nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. 
1. Nghiên cứu từng ca: 
Nghiên cứu từng ca (báo cáo một ca) là một nghiên cứu mô tả những đặc tính 
bệnh trạng của một bệnh xảy ra trên một đối tượng nghiên cứu duy nhất. Trong một 
mùa dịch, chúng ta gặp một trường hợp sốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô 
hấp. Báo cáo “Nhân một trường hợp bệnh lý sốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô 
hấp cấp” mô tả một trường hợp đặc biệt và hiếm gặp. 
Những đặc điểm của bệnh trạng cùng những yếu tố có liên quan đến sự xuất 
hiện của bệnh có thể gợi ý về một mối liên hệ giữa những yếu tố nguy cơ và bệnh. 
1.1. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từng cá thể: 
Các thiết kế này thu thập dữ kiện từ từng cá thể rồi mới tập hợp lại thành kết 
quả chung cho nghiên cứu ( trừ nghiên cứu một trường hợp). Các nghiên cứu mô tả 
lâm sàng chủ yếu sử dụng thiết kế này. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá 
thể bao gồm: 
1. 2. Mô tả một trường hợp lạ, hiếm gặp: 
Đây là thiết kế nghiên cứu cơ bản của phương pháp mô tả dịch tễ học dựa trên 
dữ kiện thu thập từ từng cá thể. Là bệnh án chi tiết, tỷ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều 
thầy thuốc. Đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỷ mỷ, đặc biệt về căn nguyên nghi ngờ của 
bệnh và kết quả là phải có một hay nhiều giả thuyết nhân quả được hình thành 
2. Nghiên cứu loạt ca: 
Tương tự như mô tả một trường hợp nhưng áp dụng để mô tả một vài hoặc 
nhiều trường hợp cùng mắc một bệnh hay cùng một hiện tượng sức khoẻ lạ, hiếm 
gặp. 
Nghiên cứu loạt ca có thể giúp chúng ta phát hiện dịch, hoặc sự xuất hiện của 
một bệnh mới. Mô tả chùm bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả 
một trường hợp đơn độc. 
Nghiên cứu từng ca và nghiên cứu loạt ca là loại nghiên cứu thường được sử 
dụng trong lâm sàng, trong các mô tả bệnh viện đặc biệt là trong các trường hợp 
không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên. 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 52 
Giáo trình Dịch tễ học. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả về bệnh đang quan tâm. Sản phẩm 
thường là tỷ lệ mắc từng triệu chứng; độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán của các 
triệu chững hoặc các bộ triệu chứng. 
Hạn chế của nghiên cứu này là phần suy lý thống kê bị hạn chế, kết quả nghiên 
cứu khó có thể ngoại suy cho quần thể, trừ trường hợp tiêu chuẩn chọn bệnh hết sức 
chặt chẽ để bệnh nhân đang nghiên cứu có thể đại diện cho một quần thể nhất định. 
3. Nghiên cứu cắt ngang: 
Áp dụng để mô tả hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố được cho là có liên quan 
đến hiện tượng sức khoẻ đó của quần thể tại một thời điểm nhất định. 
Khác với nghiên cứu một loạt trường hợp, đối tượng nghiên cứu ở đây không 
nhất thiết phải mắc bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ đang quan tâm mà chỉ nằm trong 
quần thể đang nghiên cứu là được. 
Loại thiết kế nghiên cứu này sử dụng những dữ kiện được thu thập trên từng 
cá nhân. Bệnh trạng (có hoặc không có bệnh) và sự hiện diện của yếu tố có liên quan 
đến bệnh (có hoặc không có phơi nhiễm) được ghi nhận vào cùng thời điểm khảo sát. 
Đặc trưng mô tả gồm: con người - không gian - thời gian. 
- Con người: trả lời câu hỏi ai? tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, chủng 
tộc, di truyền, nhóm máu, tầng lớp xã hội. 
- Không gian: trả lời câu hỏi ở đâu? biên giới tự nhiên, ranh giới hành chính, thành 
phố, nông thôn, người di cư, nhập cư... 
- Thời gian: trả lời câu hỏi khi nào, thường xuyên hay ít, tính chu kỳ? xu thế?. 
Trong thiết kế này cần phải tính toán cỡ mẫu theo quy định để đảm bảo kết quả 
có thể ngoại suy cho quần thể tổng quát. Sản phẩm của nghiên cứu cắt ngang thường 
là tỷ lệ hiện mắc và các giả thuyết nhân quả. Tỷ lệ mắc bệnh thường được biểu diễn ở 
dạng p (tỷ lệ có được từ mẫu nghiên cứu) và một giới hạn khoảng tin cậy 95% hoặc 
99% (95%-99% CI-Confidence Interval) tuỳ sai số do người nghiên cứu ước định. Để 
ước lượng khoảng tin cậy này người ta thường dựa vào sai số chuẩn (SE-Standard 
Error). 
Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng như một nghiên cứu mô tả để ước lượng 
tỉ lệ hiện mắc của một bệnh trong dân số, hoặc so sánh tỉ lệ hiện mắc của bệnh trong 
những nhóm khác nhau của dân số. 
Tuy nhiên, nghiên cứu cắt ngang vẫn có thể được sử dụng như một nghiên cứu 
phân tích để xác định nguyên nhân của một hiện tượng sức khỏe. Một sự kết hợp có 
ý nghĩa thống kê giữa hai biến số nếu thỏa những tiêu chí để suy diễn nhân quả (ví dụ, 
có đủ bằng chứng để xác định rằng biến số được coi là nguyên nhân xuất hiện trước 
biến số được coi là hậu quả) thì người nghiên cứu có thể khẳng định được mối quan 
hệ nhân quả. Trong trường hợp đó, nghiên cứu cắt ngang được gọi là cắt ngang phân 
tích. 
Trang 53 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
Hiện nay, nghiên cứu cắt ngang được sử dụng rộng rãi như một nghiên cứu 
phân tích để kiểm định những giả thuyết nhân-quả giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh, 
dựa trên kết quả tìm thấy của chính nghiên cứu cắt ngang cùng sự ủng hộ của những 
bằng chứng sẵn có khác. Đặc điểm để nhận ra một nghiên cứu là cắt ngang là: 
- Không có điểm xuất phát cụ thể (không bằng nguyên nhân cũng không hậu quả) 
- Không có chiều nghiên cứu rõ ràng so với chiều thời gian. 
Ưu điểm của nghiên cứu cắt ngang là có thể thực hiện nhanh, ít tốn kém, 
nhưng có khuyết điểm là không xác định được trình tự thời gian giữa nguyên nhân 
(yếu tố phơi nhiễm) và hậu quả (bệnh), vì cả hai yếu tố này được ghi nhận cùng một 
thời điểm. 
4. Nghiên cứu tương quan: 
Còn được gọi là nghiên cứu sinh thái. Áp dụng để mô tả một loạt các trường 
hợp cùng mắc bệnh hoặc có cùng một hiện tượng sức khoẻ, thường trong một giới 
hạn thời gian và không gian cộng đồng nhất định. 
Thiết kế nghiên cứu này sử dụng những dữ kiện trên toàn bộ những dân số để 
so sánh tần số bệnh của những dân số đó trong cùng thời gian, hoặc tần số bệnh của 
một dân số vào những thời điểm khác nhau ... để tìm ra mối liên quan giữa yếu tố 
nguy cơ và bệnh. Nghiên cứu tương quan thường được sử dụng để hình thành giả 
thuyết về mối liên quan giữa hai biến số, một biến số độc lập(nguyên nhân hay yếu tố 
phơi nhiễm), và một biến số phụ thuộc (hậu quả hay bệnh) 
Thiết kế tương quan đơn giản, dễ tiến hành nhưng thiết kế này cũng chỉ cho 
phép hình thành giả thuyết. Đây thường là những nghiên cứu dựa trên các số liệu 
thống kê và tính toán. Kết quả tính toán sẽ cho hệ số tương quan (r), hoặc phương 
trình hồi quy (ví dụ y = a + bx). 
Ví dụ: nghiên cứu tương quan giữa lứa tuổi và chiều cao; giữa tuổi và cao huyết 
áp; giữa các yếu tố thời tiết và mắc sốt rét  
Kết quả có thể biểu diễn như sau: 
 Biểu đồ 4.1: Tương quan giữa tuổi và chiều cao 
Chiều cao 
Tuổi 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 54 
Giáo trình Dịch tễ học. 
 Ghi chú: 
- Trục hoành là biến số 1- biến độc lập (x): ví dụ là biến tuổi. 
- Trục tung là biến số 2 - biến độc lập (y): ví dụ là biến chiều cao. 
- Các chấm tròn là các giá trị quan sát. 
- Đường thẳng là phương trình hồi quy. 
 Hệ số tương quan r: 
Hệ số r thể hiện mức độ liên quan giữa yếu tố phơi nhiễm (tiếp xúc) với xác 
suất xảy ra bệnh: 
- Nếu r > 0 thì tương quan thuận, nghĩa là càng tăng yếu tố tiếp xúc thì bệnh càng dễ 
xảy ra. 
- Nếu r < 0 thì tương quan nghịch, nghĩa là càng tăng yếu tố tiếp xúc thì xác suất xảy 
ra bệnh càng thấp hay nói cách khác, yếu tố tiếp xúc lúc này được xem là yếu tố dự 
phòng bệnh. 
Về mặt giá trị, hệ số r có giá trị từ -1 đến +1: 
- r = 0: không tương quan. 
- │r│ ≤ 0,3: tương quan yếu. 
- 0,3 <│r│ ≤ 0,7: tương quan trung bình. 
- │r│ > 0,7: tương quan mạnh. 
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH 
Gồm 2 loại thiết kế: Nghiên cứu bệnh chứng và nghiên cứu đoàn hệ. Mục đích 
của cả 2 loại thiết kế này là để kiểm định giả thuyết. 
1. Nghiên cứu bệnh chứng (Case - Control Study): 
Là nghiên cứu dọc hồi cứu. Căn cứ trên một giả thuyết nhân quả, nghiên cứu 
bệnh chứng tìm sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm không bệnh (nhóm chứng) 
trong mối liên hệ với yếu tố nguy cơ, từ đó xác định tỷ số chênh (Odds Ratio - OR) để 
đánh giá mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh. 
Điểm xuất phát của nghiên cứu bệnh chứng là bệnh. Đây cũng là đặc trưng nổi 
bật của loại nghiên cứu này. Xuất phát từ hiện tượng có hay không có bệnh đang 
được quan tâm, người ta hồi cứu về việc phơi nhiễm với yếu tố bị nghi ngờ là nguyên 
nhân của bệnh đó. 
Loại nghiên cứu này được sử dụng nhiều để kiểm định giả thuyết vì tương đối 
dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian theo dõi dài nhưng khi thiết kế phải thận trọng 
để tránh sai lầm do không xác định được nhóm bệnh hoặc nhóm chứng và chú ý hạn 
chế sai số nhớ lại. 
Trang 55 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu bệnh chứng: 
- 
Sơ đồ 4.2: Mô hình nghiên cứu bệnh chứng 
Nghiên cứu bệnh chứng có ưu điểm là tương đối ít tốn kém về thời gian và chi 
phí, nhưng vì khi bắt đầu nghiên cứu, hai biến cố phơi nhiễm và bệnh đều đã xảy ra 
nên người nghiên cứu dễ phạm vào những sai lệch chọn lựa đối tượng, sai lệch hồi 
tưởng (vì đối tượng nghiên cứu phải nhớ lại những thông tin trong quá khứ), và 
tương tự như trong nghiên cứu cắt ngang, trình tự thời gian của nguyên nhân và hậu 
quả khó xác định. 
Nghiên cứu bệnh chứng không xác định được nguy cơ quy trách nhưng có thể 
định hướng được nguyên nhân gây bệnh qua tỷ số chênh (OR). Phân tích nghiên cứu 
bệnh chứng là so sánh tần số phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và 
nhóm chứng. 
2. Nghiên cứu đoàn hệ (Cohort Study): 
Nghiên cứu đoàn hệ còn gọi là nghiên cứu mắc mới. Là nghiên cứu dọc mang 
tính theo dõi. Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ là một trong những nghiên cứu chủ yếu để 
kiểm định giả thuyết. 
Đặc trưng nổi bật của loại nghiên cứu này là xuất phát từ việc có hay không có 
phơi nhiễm với yếu tố bị nghi ngờ là nguy cơ của bệnh rồi theo dõi trong tương lai để 
ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. 
Căn cứ vào mức độ xuất hiện bệnh trong 2 nhóm có và không phơi nhiễm để 
kết luận về mối kết hợp giữa các yếu tố phơi nhiễm đó và bệnh. 
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là cần thời gian dài theo dõi và kinh phí 
lớn; số bệnh nhân bỏ cuộc và vấn đề y đức trong nghiên cứu. 
Thời gian 
Hướng điều tra 
Phơi nhiễm 
Không phơi nhiễm 
Không phơi nhiễm 
Phơi nhiễm 
Nhóm bệnh: 
Những người 
có bệnh 
Nhóm chứng: 
Những người 
không bệnh 
Quần thể 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 56 
Giáo trình Dịch tễ học. 
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu đoàn hệ: 
Sơ đồ 4.3: Mô hình nghiên cứu đoàn hệ 
Nghiên cứu đoàn hệ gồm 2 dạng: tiền cứu và hồi cứu. Nghiên cứu đoàn hệ hồi 
cứu và tiền cứu khác nhau ở đặc điểm mốc thời gian tiến hành nghiên cứu: đoàn hệ 
hồi cứu bắt đầu từ quá khứ, đoàn hệ tiền cứu bắt đầu từ hiện tại. 
Sơ đồ 4.4: Phân biệt đoàn hệ tiền cứu và hồi cứu 
Phân tích kết quả nghiên cứu đoàn hệ liên quan đến việc tính toán tỷ lệ mắc 
bệnh ở các nhóm theo dõi mà ta nghiên cứu, ở nhóm có phơi nhiễm so sánh với 
nhóm không có phơi nhiễm. 
3. Nghiên cứu can thiệp: 
Là loại nghiên cứu có giá trị thực tiễn lớn trong các nghiên cứu y học. Thiết kế 
nghiên cứu phải chặt chẻ, tỷ mỉ, thực hiện nghiên cứu nghiêm ngặt theo đề cương, 
vấn đề y đức phải được cân nhắc xem xét. Lựa chọn nhóm chứng phải xem xét về 
môi trường hoàn cảnh sống, thể trạng của đối tượng nghiên cứu. Cân nhắc các biện 
pháp đo lường được thực hiện, việc tuân thủ các đối tượng nghiên cứu đối với biện 
pháp hoặc thuốc nghiên cứu. 
Hiện tại Quá khứ Tương lai 
X X X 
Hồi cứu Tiền cứu 
Hướng điều tra 
Thời gian 
Không phơi 
nhiễm 
Phơi nhiễm 
Bệnh 
Quần thể 
Những người 
không mắc 
bệnh Bệnh 
Không bệnh 
Không bệnh 
Trang 57 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
3.1. Thử nghiệm lâm sàng: 
Thử nghiệm lâm sàng hay thử nghiệm điều trị được áp dụng trên những bệnh 
nhân mắc một bệnh nào đó, nhằm xác định khả năng của một loại thuốc, của một 
phương án điều trị có thể làm giảm triệu chứng, giảm nguy cơ chết, khỏi triệt để đối 
với bệnh đó. 
Thử nghiệm lâm sàng thuộc loại nghiên cứu can thiệp, yếu tố nguy cơ trong các 
nghiên cứu phân tích dịch tễ học (nghiên cứu đoàn hệ, nghiên cứu bệnh chứng) được 
hiểu bằng một loại thuốc điều trị khác, hoặc một phương pháp điều trị khác mong 
muốn có hiệu lực hơn. Vì là một nghiên cứu tương lai nên nhà nghiên cứu phải theo 
dõi, giám sát xác nhận sự xuất hiện của hiệu quả điều trị mong đợi trong tương lai. 
Thử nghiệm lâm sàng là một trong những nghiên cứu phân tích để kiểm định 
giả thuyết nên bao giờ cũng phải thiết lập một nhóm đối chứng, ngoài ra yếu tố ngẫu 
nhiên phải được tuân thủ để giảm các sai số, đồng thời phải tiến hành kỹ thuật “làm 
mù đôi”. 
Ngoài ra cỡ mẫu cần phải được tính toán cẩn thận để đạt lực của mẫu cần thiết 
(1-). 
3.1.1. Các loại thử nghiệm lâm sàng : 
- Phòng bệnh: Gây miễn dịch, thuốc tránh thai. 
- Điều trị: Thuốc, phẫu thuật... 
- An toàn: Tác dụng phụ. 
- Hiệu lực điều trị. 
- Chế độ điều trị, dinh dưỡng, tập luyện... 
3.1.2. Các giai đoạn của thử nghiệmTiền lâm sàng: 
- Lâm sàng: Thuốc, phẫu thuật... 
Trong thử nghiệm lâm sàng có nhiều thiết kế khác nhau: Có chứng, không 
chứng, ngẫu nhiên, không ngẫu nhiên ... nhưng thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có 
đối chứng là một phương pháp dịch tễ học lâm sàng tối ưu để so sánh các phương 
pháp điều trị. 
Đây là một phương pháp nghiên cứu phân tích để kiểm định giả thuyết. Trong 
thiết kế này có thể tiến hành v ... uả xây dựng biểu đồ (cột, dây) và bản đồ (bản đồ chấm, vùng) mô tả trung 
thực diễn biến các ca bệnh của vụ dịch nghi ngờ qua số liệu điều tra. 
Kết quả đối chiếu giữa biểu đồ thực tế mô tả diễn biến vụ dịch với đường biểu 
diễn ngưỡng xảy dịch có sẵn của địa phương, hoặc so sánh số mắc mới/chết hiện tại 
của vụ dịch nghi ngờ với số mắc/chết cùng kỳ (ví dụ cùng tháng của các năm trước) 
hoặc với của thời gian liền kề. 
Đưa ra kết luận hoặc nhận xét về sự tồn tại hay không tồn tại của vụ dịch, ở các 
mức độ: 
- Khẳng định có vụ dịch đối với bệnh đang giám sát (khi số liệu điều tra đáp ứng đúng 
tiêu chuẩn vụ dịch). 
- Có vụ dịch, nhưng vẫn cần điều tra, theo dõi thêm (khi số liệu điều tra đạt ngưỡng 
cảnh báo dịch hoặc ngưỡng xảy ra dịch, song còn những yếu tố chưa thỏa đáng). 
- Khẳng định không có dịch đối với bệnh giám sát. 
3. Mô tả và phân tích các đặc điểm vụ dịch: 
Cần liệt kê và mô tả càng chính xác và cụ thể càng tốt toàn bộ những thông tin 
về thời gian, địa điểm và con người có liên quan (ở những mức độ khác nhau) tới quá 
trình diễn biến của vụ dịch và bệnh đang được điều tra, cụ thể: 
- Thời gian (giờ, ngày, tuần) bắt đầu xảy ra ca bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên (index 
case/cluster); thời gian tới cơ sở khám bệnh, được điều trị đặc hiệu; thời điểm lấy 
bệnh phẩm, chuyển lên tuyến trên; thời điểm tử vong (nếu có) hoặc xuất hiện dấu 
hiệu lâm sàng mới. Thời gian cuộc điều tra bắt đầu, diễn biến, kết thúc. Thời gian bắt 
đầu các biện pháp can thiệp chống dịch. 
Trang 119 Viết báo cáo và trình bày kết quả ... 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
- Nơi bắt đầu phát hiện ca bệnh/chùm ca bệnh (nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí 
nghiệp, thôn, xã, huyện); địa bàn lan rộng hay thu hẹp tiếp theo; địa bàn trọng điểm 
của vụ dịch (nơi nhiều ca bệnh, nhiều ca bệnh nặng nhất, có nhiều yếu tố nguy cơ 
nhất); địa bàn có nguồn truyền nhiễm di chuyển tới (có thể làm nảy sinh 1 ổ dịch 
mới); cơ sở tiếp nhận điều trị và cách ly người bệnh, người tiếp xúc (bệnh viện, 
phòng khám đa khoa, khu cách ly). Có thể mô tả thêm những yếu tố địa lý dân cư có 
thể liên quan tới việc phát sinh, lan truyền của dịch. 
- Các đặc điểm dân số học (tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, tiền sử tiêm chủng), 
đặc điểm phơi nhiễm (địa chỉ, thời gian, phương thức phơi nhiễm); đặc điểm lâm 
sàng và cận lâm sàng (sốt, nôn, tiêu chảy, ban, bạch cầu tăng) của ca bệnh/chùm ca 
bệnh đầu tiên (và các ca tiếp theo, nếu có); các đặc điểm dân số học và địa bàn di 
chuyển, diễn biến sức khỏe của những người tiếp xúc dịch tễ với người bệnhhoặc 
nguồn truyền nhiễm, hoặc của một số nhóm người được coi là có nguy cơ cao trong 
vùng ổ dịch. Có thể đưa vào báo cáo thông tin về nhân lực y tế (số lượng, chất 
lượng) và khả năng đáp ứng chống dịch của địa phương có vụ dịch. 
Trong quá trình mô tả các đặc điểm nêu trên cần chú ý tới việc xử lý, phân tích 
nhanh các số liệu điều tra bằng các kết quả tính về tỷ lệ tấn công, tỷ suất mới mắc, mật 
độ mới mắc, tỷ suất tử vong và xây dựng các bảng số, biểu đồ, bản đồ dịch tễ, để làm 
cơ sở đưa ra định hướng sơ bộ cho các bước tiếp theo. 
4. Đưa ra những yếu tố có thể khẳng định về căn nguyên của vụ dịch 
Trên cơ sở của kết quả điều tra tại các bước 2.2, 2.3 có thể đưa ra kết luận hay 
nhận xét định hướng về những yếu tố có vai trò căn nguyên (tác nhân gây bệnh) hoặc 
yếu tố nguyên nhân của bệnh/dịch (các yếu tố sinh học cá thể, quần thể; yếu tố thời 
tiết, khí hậu, mùa vụ; yếu tố thói quen, phong tục tập quán, trình độ nhận thức xã hội 
của người dân góp phần làm dịch phát sinh, phát triển). 
5. Đưa ra những giả thuyết về căn nguyên hoặc yếu tố nguyên nhân: 
Trong một số trường hợp nhất định, khi chưa có thể khẳng định về những yếu 
tố căn nguyên của bệnh/dịch, cần thiết phải có các bước điều tra, nghiên cứu sâu thêm. 
Khi đó trước hết ta phải hình thành nên giả thuyết về căn nguyên và nguyên 
nhân của dịch, để từ đó có cơ sở đề xuất các thiết kế điều tra nghiên cứu tiếp. 
6. Đề xuất các thiết kế nghiên cứu nhằm làm rõ những giả thuyết: 
- Thiết kế nghiên cứu trường hợp bệnh (case-study) hoặc chùm ca bệnh (case - 
cluster study): Toàn bộ thông tin về ca bệnh hoặc chùm ca bệnh (nghi ngờ hoặc xác 
định) được đưa vào phân tích nghiên cứu. 
- Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng (case-control study): Thông tin của các ca bệnh 
(nhóm bệnh) và thông tin tương ứng của những người không mắc bệnh có cùng 
điều kiện tiếp cận với yếu tố nguyên nhân nghi ngờ (nhóm chứng) cùng được đưa 
vào phân tích nghiên cứu. 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 120 
Giáo trình Dịch tễ học. 
- Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ (cohort study): Thông tin của một nhóm người đã/đang 
phơi nhiễm (ví dụ cùng ăn trong một bữa cỗ nghi là nguyên nhân vụ dịch tiêu chảy 
cấp) với nguồn truyền nhiễm nghi ngờ (ví dụ cùng ăn một món ăn nghi ngờ) và một 
nhóm người không bị phơi nhiễm (ví dụ: những người không ăn món ăn nghi ngờ 
đó) cùng được đưa vào phân tích nghiên cứu. 
7. Đề xuất giải pháp, biện pháp đáp ứng dập tắt vụ dịch: 
Kết quả điều tra vụ dịch một mặt được chuyển ngay tới cơ quan YTDP cấp trên 
để tiếp tục phân tích, một mặt được nhóm điều tra tiến hành xử lý, phân tích ngay tại 
chỗ để có thể định ra những bước điều tra tiếp theo, định hướng hành động đáp ứng 
chống dịch kịp thời và tiếp tục duy trì bền vững kết quả chống dịch dựa trên kết quả 
điều tra. Nội dung đề xuất tập trung vào một số điểm sau: 
- Đánh giá mức độ hiện tại và tiên lượng tình hình phát triển của dịch. 
- Biện pháp cách ly (phương thức cách ly theo từng đường lây, thực hiện cách ly tại 
chỗ hay chuyển tuyến), khử trùng tẩy uế chất thải và điều trị đặc hiệu triệt để để hạn 
chế việc lây truyền của tác nhân gây dịch. 
- Biện pháp phát hiện nhanh, sớm, đầy đủ người bệnhmới và người tiếp xúc dịch tễ 
để quản lý, hạn chế việc phát tán nguồn truyền nhiễm. 
- Biện pháp kiểm soát, khống chế có hiệu quả một số yếu tố trung gian truyền bệnh 
nguy hiểm trước mắt (nước, thực phẩm, không khí, muỗi, dụng cụ cá nhân, dụng cụ 
y tế). 
- Biện pháp bảo vệ khẩn cấp cho nhóm người lành có nguy cơ cao với bệnh dịch, 
gồm: uống phòng kháng sinh, hóa dược; tiêm phòng vác xin khẩn cấp; các biện pháp 
bảo vệ không đặc hiệu khác (mang khẩu trang, giữ bàn tay sạch, ăn chín uống sôi, 
chống muỗi đốt). 
Trên đây là 7 điểm nội dung cần có cho 1 bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch. 
Trên thực tế một bản báo cáo có thể không bao gồm đủ cả 7 điểm nội dung như trình 
bày ở trên, hoặc có nhưng không chi tiết ở một số điểm. Những phần không đầy đủ 
trong bản báo cáo hoặc do không thực sự cần thiết (ví dụ: Đưa ra giả thuyết về căn 
nguyên/nguyên nhân vụ dịch và thiết kế nghiên cứu điều tra sâu), hoặc do thời gian gấp 
cần báo cáo rất khẩn trương để kịp thời đáp ứng chống dịch, do đó mới chỉ tập trung 
vào những nội dung cần ưu tiên. 
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỤ DỊCH 
Do đặc điểm của từng vụ dịch của từng loại bệnh truyền nhiễm có thể rất khác 
nhau, vì thế cách viết một bản báo cáo và trình bày kết quả điều tra một vụ dịch cũng 
yêu cầu khác nhau. 
Tuy nhiên một văn bản báo cáo kết quả điều tra cần được thống nhất về mục 
đích, yêu cầu, những mục nội dung chính và trình tự trình bày văn bản. 
Trang 121 Viết báo cáo và trình bày kết quả ... 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
1. Mục đích: 
Báo cáo kết quả điều tra vụ dịch nhằm cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin 
thiết yếu về vụ dịch và những yếu tố liên quan cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm 
giám sát bệnh nhiễm và ra các quyết định đáp ứng phòng chống dịch cho cộng đồng. 
2. Yêu cầu: 
Để đạt được mục đích trên, báo cáo kết quả điều tra vụ dịch cần đáp ứng những 
yêu cầu: Thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác (trong điều kiện cụ thể của cơ sở điều tra 
và địa phương có dịch), được trình bày dễ hiểu và gửi đúng địa chỉ. 
3. Những mục nội dung chính: 
Một văn bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch thường gồm 9 mục dưới đây. 
Trong một số trường hợp có thể không nhất thiết phải thể hiện đủ cả 9 mục trong 1 
báo cáo, tuy nhiên không thể không có những mục thiết yếu nhất. 
3.1. Mục đích cuộc điều tra: 
Điều tra trên địa bàn (xã, huyện) trong thời gian từ ngày/giờ nhằm xác minh vụ 
dịch nghi do bệnh trên người và những yếu tố có liên quan. 
3.2. Mô tả ca bệnh/chùm ca bệnh đầu tiên: 
- Triệu chứng lâm sàng, tử vong. 
- Liên quan dịch tễ (theo thời gian, địa điểm, con người). 
- Loại mẫu xét nghiệm đã thu thập. 
- Kết quả xét nghiệm sơ bộ (nếu có). 
Đối chiếu với định nghĩa ca bệnh chuẩn thức (ca bệnh nghi ngờ; ca bệnh xác 
định) để đưa ra nhận định sơ bộ về loại bệnh phát dịch. 
3.3. Mô tả đặc điểm chính của vụ dịch theo thời gian, địa điểm, nhóm người: 
Tính đến thời điểm làm báo cáo kết quả điều tra nếu có thêm ca bệnh mới thì 
gộp lại và trình bày chi tiết thêm tại mục này. Nếu không có thêm ca bệnh mới thì sử 
dụng kết quả của mục 3.2 để phân tích tiếp. 
3.4. Những giả thuyết định hướng về căn nguyên, nguyên nhân vụ dịch: 
- Về căn nguyên bệnh (ví dụ: loại vi khuẩn, Virus). 
- Về nguyên nhân vụ dịch (ví dụ: bệnh xâm nhập do 1 khách du lịch; mầm bệnh có tại 
chỗ từ bữa cỗ đám ma, thôn có dịch cúm gia cầm, người dân ăn thịt gia cầm ốm). 
3.5. Kết quả việc phân tích, xử lý số liệu đã mô tả từ vụ dịch: 
Các chỉ số dịch tễ của vụ dịch như tỷ lệ tấn công, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết/mắc; và 
thiết kế nghiên cứu cho việc xác định căn nguyên, nguyên nhân vụ dịch (nghiên cứu ca 
bệnh/chùm ca bệnh; nghiên cứu bệnh-chứng). 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 122 
Giáo trình Dịch tễ học. 
3.6. Kết luận dựa trên các kết quả điều tra về: 
- Căn nguyên dịch (chủng loại vi sinh: nghi ngờ hoặc đã xác định). 
- Nguyên nhân vụ dịch (chính và thứ yếu, nếu có). 
- Nguồn truyền nhiễm (chính và phụ, nếu có). 
- Đường lây truyền (chính và phụ, nếu có). 
3.7. Dự báo (tiên lượng) sự phát triển của vụ dịch trong thời gian gần: 
- Vụ dịch dừng lại, được khống chế một cách chắc chắn. 
- Vụ dịch tạm dừng, khống chế chưa chắc chắn. 
- Vụ dịch tiếp tục phát triển (mức độ chậm, trung bình, nhanh, cực nhanh); khống chế 
chưa chắc chắn, khống chế thất bại, khống chế hoàn toàn thất bại. 
3.8. Khả năng đáp ứng phòng chống dịch của địa phương có vụ dịch: Chính quyền, y tế, 
người dân, liên ngành. 
3.9. Đề xuất một số biện pháp phòng chống khẩn cấp vụ dịch, và những biện pháp lâu 
dài hơn: Biện pháp tổ chức, chuyên môn. 
4. Trình bày báo cáo: 
4.1. Người trình bày báo cáo: 
Là đội trưởng hoặc người phụ trách đội điều tra vụ dịch hoặc người được uỷ 
quyền. 
4.2. Người nghe trình bày báo cáo: 
- Thành phần thiết yếu: Cán bộ lãnh đạo chính quyền, cán bộ y tế hoặc liên ngành ở 
cùng tuyến và/hoặc tuyến trên, chịu trách nhiệm về công tác giám sát bệnh truyền 
nhiễm và ra quyết định đáp ứng chống dịch. 
- Thành phần mở rộng: Có thể thêm các cán bộ chuyên môn về dịch tễ, y tế công 
cộng, cán bộ chính quyền, ban ngành cơ sở và các thành phần khác có liên quan tới 
phòng chống dịch ở địa phương. 
4.3. Nội dung được trình bày: 
Tóm tắt toàn bộ nội dung của bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch đã được tiến 
hành. 
Trình tự báo cáo cơ bản theo như 9 mục của nội dung báo cáo điều tra vụ dịch, 
có nhấn mạnh những nội dung cần được ưu tiên, có thể lược bỏ một số mục không có 
số liệu điều tra hoặc xét thấy không thực sự cần thiết. 
4.4. Kỹ thuật trình bày: 
Có thể trình bày miệng trên cơ sở bản báo cáo kết quả điều tra vụ dịch đã được 
gửi trước cho người nghe. 
Trang 123 Viết báo cáo và trình bày kết quả ... 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
Tuy nhiên tốt nhất là trình bày bằng các phương tiện nghe - nhìn (chiếu 
powerpoint, slides, overhead, ảnh, đoạn phim minh họa, biểu đồ, bản đồ trên tờ giấy 
khổ to) kết hợp với gửi trước văn bản báo cáo cho người nghe. 
4.5. Một số điểm lưu ý trong trình bày: 
- Báo cáo được diễn đạt ngắn gọn, thông tin vừa đủ, phù hợp trình độ, kiến thức 
người nghe trình bày. 
- Nên sơ đồ hóa kết hợp sử dụng bản đồ để trình bày những thông tin phức tạp, có 
nhiều biến số (ví dụ diễn biến vụ dịch theo thời gian, địa điểm, nhóm người phơi 
nhiễm; thiết kế nghiên cứu sâu chùm ca bệnh, bệnh-chứng). 
- Quá trình trình bày có thể nêu ra những câu hỏi về những điểm còn vướng mắc, 
những giả định, biện luận của đội điều tra liên quan tới vụ dịch, và cả những điểm 
cần xin ý kiến thêm của người nghe trình bày, nhằm giúp lãnh đạo cân nhắc được 
nhiều mặt và ra những quyết định chống dịch chính xác, kịp thời nhất. 
- Kết thúc báo cáo cần chốt lại những điểm giúp người nghe xác định đúng thực trạng 
và có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Những điểm cần chốt có thể là: 
chẩn đoán (hoặc hướng chẩn đoán) căn nguyên/nguyên nhân; mức độ vụ dịch; 
nhóm người có nguy cơ cao nhất; khu vực có nguy cơ cao nhất; dự báo sự lan rộng 
(thu hẹp) của dịch; khả năng chống dịch của địa phương; những biện pháp chống 
dịch cấp thiết nhất của địa phương và hỗ trợ của tuyến trên. 
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 124 
Giáo trình Dịch tễ học. 
TỰ LƯỢNG GIÁ 
C©u 1: Đây là những nội dung kết luận trong bản báo cáo, NGOẠI TRỪ: 
A. Đường lây truyền B. Diễn tiến dịch 
C. Căn nguyên dịch D. Nguyên nhân dịch 
C©u 2: Đây là những yêu cầu của một báo cáo dịch, NGOẠI TRỪ: 
A. Nhanh B. Ngắn gọn 
C. Chính xác D. Đầy đủ 
C©u 3: Nội dung báo cáo cụ thể vụ dịch gồm: 
A. Kết quả lâm sàng B. Kết quả dịch tễ 
C. Kết quả cận lâm sàng D. Một câu trả lời khác 
C©u 4: Đây là những thông tin bắt buộc phải có trong báo cáo khi mô tả vụ dịch, NGOẠI TRỪ: 
A. Nơi phát hiện ca đầu tiên B. Tình trạng hôn nhân của đối tượng 
C. Đặc điểm giới tính, nghề nghiệp D. Nơi ca bệnh di chuyển đến 
C©u 5: Trong phần đề xuất giải pháp, báo cáo cần tập trung những điểm sau, NGOẠI TRỪ: 
A. Biện pháp bảo vệ khẩn cấp B. Kinh phí kiểm soát, can thiệp nhanh 
C. Tiên lượng phát triển dịch D. Phương thức cách ly 
C©u 6: Khi mô tả đặc điểm chính của vụ dịch, nếu có thêm ca bệnh mới thì: 
A. Gộp lại và trình bày chi tiết vào mục 3.3 B. Gộp lại và trình bày chi tiết vào mục 3.2 
C. Tách riêng và trình bày vào mục 3.2 D. Tách riêng và trình bày vào mục 3.3 
C©u 7: Người trình bày báo cáo vụ dịch: 
A. Lãnh đạo cơ sở y tế B. Phụ trách đội điều tra dịch 
C. Cán bộ chuyên trách về dịch tễ D. Lãnh đạo địa phương 
Trang 125 Tài liệu tham khảo. 
 Giáo trình Dịch tễ học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Văn Dũng (2009) Hướng dẫn sử dụng STATA – Tiếp cận hướng vấn 
đề, Bộ môn Dân số – Thống kê y học và tin học – khoa Y tế công cộng. 
Tp. Hồ Chí Minh. 
2. Đỗ Văn Dũng (2010) Xác suất thống kê cơ bản, Khoa Y tế công cộng - Đại 
học Y dược Tp. Hồ Chí Minh. 
3. Lê Hoàng Ninh và cộng sự (1995) Dịch tễ học cơ bản, Nhà xuất bản Y 
học – chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. 
4. Lê Hoàng Ninh (2011) Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu trong 
nghiên cứu y học, Nhà xuất bản Y học – chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. 
5. Lê Hoàng Ninh (2011) Các bệnh lây truyền từ thực phẩm – Lâm sàng, dịch 
tễ điều tra bùng phát dịch, Nhà xuất bản Y học – chi nhánh Tp. Hồ Chí 
Minh. 
6. RICHARD J. LARESEN & RICHR L. MARS (1986) An Introduction to 
Mathematical statistics I is applications. (Prentice - Hall international). 
Inc second edition. 

File đính kèm:

  • pdfcac_phuong_phap_nghien_cuu_dich_te_hoc.pdf