Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên HOSE

TÓM TẮT

Tín dụng thương mại được xem là một chiến lược kinh doanh cần thiết và quan trọng, giúp các

doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận; nhưng cũng mang lại

không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 16 công ty ngành thực

phẩm trong giai đoạn 2013-2017, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng

thương mại của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu với mô hình REM cho thấy tỷ lệ khoản

phải thu khách hàng bị tác động bởi các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, sự thay đổi của doanh

thu và khả năng thanh khoản công ty.

Từ khóa: tín dụng thương mại, khoản phải thu, quy mô hoạt động.

pdf 9 trang phuongnguyen 140
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên HOSE", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên HOSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên HOSE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
26 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN HOSE 
THE FACTORS AFFECT ON TRADE CREDIT OF LISTED FOOD COMPANIES 
ON HOSE 
Ngày nhận bài: 03/01/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 23/03/2020 
Phạm Xuân Quỳnh, Trần Đức Tuấn 
TÓM TẮT 
Tín dụng thương mại được xem là một chiến lược kinh doanh cần thiết và quan trọng, giúp các 
doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận; nhưng cũng mang lại 
không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 16 công ty ngành thực 
phẩm trong giai đoạn 2013-2017, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng 
thương mại của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu với mô hình REM cho thấy tỷ lệ khoản 
phải thu khách hàng bị tác động bởi các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, sự thay đổi của doanh 
thu và khả năng thanh khoản công ty. 
Từ khóa: tín dụng thương mại, khoản phải thu, quy mô hoạt động. 
ABSTRACT 
Trade credit is considered a necessary and important business strategy, supporting companies 
expand markets, increase sales and make profits; however, this strategy also brings more risks to 
companies. Using data from financial statements of 16 food companies during the period from 
2013 to 2017, the study analyzes the factors affecting enterprises's trade credit. By using REM 
model, the result shows that he proportion of customer receivables is affected by factors such as 
scale, changing in revenue and liquidity abilty of companies. 
Keywords: trade credit, receivables, scale. 
1. Đặt vấn đề 
Một trong các chiến lược kinh doanh phổ 
biến nhất hiện nay được hầu hết các doanh 
nghiệp lựa chọn và sử dụng rộng rãi là tín 
dụng thương mại. Tín dụng thương mại 
không chỉ là nguồn tín dụng bổ sung phổ 
biến đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho quá 
trình sản xuất kinh doanh mà còn là một 
chiến lược bán hàng độc đáo tạo nên sự khác 
biệt và sức cạnh tranh mạnh mẽ cho các 
doanh nghiệp ở mọi quy mô và trong nhiều 
lĩnh vực ở các quốc gia có nền kinh tế thị 
trường phát triển. Bên cạnh đó việc tìm hiểu 
các yếu tố tác động đến tín dụng thương mại 
là vấn đề quan trọng không kém, việc này sẽ 
giúp các chủ thể trong nền kinh tế có một sự 
nhìn nhận đúng mức và hợp lý hơn về chiến 
lược thương mại quan trọng này. 
Thực phẩm được xác định là một trong 
những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt 
Nam, đã góp phần giúp Việt Nam trở thành 
một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu 
sản phẩm nông sản (Đỗ Thắng Hải-Thứ 
trưởng Bộ Công thương). Tuy nhiên bên 
cạnh sự phát triển mạnh của ngành thì vẫn 
còn tồn tại một số bất cập chưa được giải 
quyết, một trong số đó là vấn đề phải làm sao 
các doanh nghiệp mới có thể đảm bảo thị 
trường đầu ra ổn định và an toàn. Hiện nay 
nhiều doanh nghiệp kinh doanh chưa có 
những chiến lược xúc tiến bán hàng phù hợp 
và giảm số lượng hàng tồn kho cần thiết để 
Phạm Xuân Quỳnh, Trần Đức Tuấn, Trường Đại 
học An Giang - Đại học Quốc Gia Tp.HCM 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
27 
bám sát diễn biến thị trường, vì vậy sử dụng 
tín dụng thương mại phù hợp sẽ giúp các 
công ty đẩy nhanh quá trình thương mại, đáp 
ứng các nhu cầu cần thiết trong sự cạnh tranh 
của thị trường và tối đa hóa lợi nhuận cho 
các doang nghiệp. 
2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm 
2.1. Lý thuyết về tín dụng thương mại 
Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng 
trong đó người bán (nhà cung cấp) đồng ý 
cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã 
mua trong một khoảng thời gian nhất định 
(Petersen & Rajan, 1997), thông qua đó đã 
khẳng định được tầm quan trọng của tín dụng 
thương mại là công cụ quan trọng để các 
doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường 
tín dụng tài chính trung gian. Hay nói cách 
khác, hành vi mua bán chịu hàng hóa được 
xem là hình thức tín dụng – người bán chuyển 
giao cho người mua quyền sử dụng một 
lượng vốn (tín dụng) bằng với giá trị hàng 
hóa được mua bán trong một thời gian nhất 
định, và khi đến thời hạn đã thỏa thuận, người 
mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới 
hình thức tiền tệ và cả phần lãi (nếu có) cho 
người bán chịu. Tín dụng thương mại là hình 
thức tín dụng phổ biến trong các lĩnh vực sản 
xuất kinh doanh, là một nguồn tài chính quan 
trọng bên ngoài của doanh nghiệp, có thể thay 
thế cho tín dụng ngân hàng trong thời kỳ thắt 
chặt tiền tệ hay khủng hoảng tài chính, ở các 
nước đang phát triển cũng như ở các quốc gia 
phát triển (Bougheas & ctg, 2009). Các lý 
thuyết bàn về vấn đề này có thể kể đến như 
Lý thuyết lợi thế tài trợ (Financing Advantage 
Theory), Lý thuyết lợi thế phân định giá 
(Trade credit as means of price 
discrimination) và Lý thuyết về chi phí giao 
dịch (Transaction Cost Theory). 
Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải tại 
sao người mua chấp nhận với lãi suất tương 
đối cao của tín dụng thương mại, nguyên 
nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp không 
tiếp cận với các khoản vay ngân hàng thì sẽ 
có nhu cầu cao đối với tín dụng thương mại, 
vì đây là nguồn tài chính chủ yếu trong ngắn 
hạn của doanh nghiệp (Petersen và Rajan, 
1997). Mặt khác, các nhà cung cấp hàng hóa, 
dịch vụ có lợi thế hơn hẳn các tổ chức tín 
dụng khi cung cấp tín dụng cho khách hàng 
do biết rõ thông tin về khách hàng qua những 
lần mua bán, giao dịch. Hiện tượng bất cân 
xứng thông tin thường chỉ xảy ra ở lần giao 
dịch đầu tiên (Petersen và Rajan, 1997; 
Danielson và Scott, 2004), khi đã tạo được 
mối quan hệ lâu dài trong kinh doanh giữa 
người mua và nhà cung cấp, đồng thời có đầy 
đủ thông tin về chất lượng của sản phẩm thì 
việc cung cấp tín dụng thương mại sẽ dễ 
dàng hơn so với tổ chức tín dụng. Vì vậy 
theo (Smith,1987), tín dụng thương mại được 
xem là phương thức hợp đồng để đối phó với 
thông tin không cân xứng ở thị trường hàng 
hoá trung gian. Đặc biệt, việc kiểm soát 
người mua là một trong những lợi thế của 
nhà cung cấp trong trường hợp là nhà cung 
cấp độc quyền (Petersen và Rajan, 1997). 
Lúc này nhà cung cấp chủ động hơn trong 
việc kiểm soát hàng hóa, đặc biệt sẽ ngừng 
cung cấp hàng hóa nếu người mua có hành vi 
gian lận, trong khi đó, tổ chức tín dụng lại 
giới hạn về quy định pháp luật không thể đe 
dọa về tài chính. Hơn nữa, lý thuyết lợi thế 
tài trợ còn cho thấy người cung cấp có khả 
năng thu hồi hàng hoá đã được cung cấp 
trong trường hợp người mua bị phá sản hoặc 
để trả nợ cho nhà cung cấp (Petersen và 
Rajan, 1997). 
Schwart (1974) và Ferris (1981) đã xây 
dựng thành công lý thuyết về chi phí giao 
dịch. Họ lập luận rằng cả nhà cung cấp và 
khách hàng tham gia vào tín dụng thương 
mại có thể làm giảm chi phí giao dịch cho cả 
hai bên. Khách hàng không phải thanh toán 
bằng tiền mặt cho mỗi lần được cung cấp 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
28 
hàng hóa mà họ có thể thực hiện nghĩa vụ 
thanh toán hoàn trả sau đó theo định kỳ khi 
giao dịch giữa nhà cung cấp và khách hàng 
thường xuyên (Petersen và Rajan, 1997). Vì 
thế, người bán tránh được rủi ro do giao nhận 
tiền mặt thường xuyên, còn khách hàng sẽ 
chủ động trong việc quản lý tiền mặt, tổng 
hợp các hóa đơn thanh toán qua ngân hàng 
vào thời điểm cuối tháng hoặc cuối quý sẽ 
làm giảm chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, 
trong nghiên cứu của Trần Ái Kết (2014), tác 
giả có đề cập đến nghiên cứu của Danielson 
và Scott (2004) nhận định rằng trong thị 
trường độc quyền có thể sử dụng các điều 
khoản tín dụng để phân định giá cả giữa các 
khách hàng mua chịu và trả tiền mặt bằng 
cách ấn định các điều khoản tín dụng hấp dẫn 
thanh toán chậm nhưng không quá trễ. Mô 
hình này cũng được duy trì trong trường hợp 
cung ở thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. 
Người cung cấp có thể sử dụng tín dụng 
thương mại như một phương thức tài trợ cho 
những khách hàng không vay được vốn từ 
các định chế tài chính. Vì vậy, những khách 
hàng có nhiều rủi ro sẽ ưa chuộng tín dụng 
thương mại hơn các nguồn tài trợ khác 
(Atanasova, 2007). 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng 
thương mại 
Hiệu quả quản lý tín dụng thương mại là 
một trong các vấn đề quan trọng của các 
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 
hiện nay. Tín dụng thương mại là một chiến 
lược kinh doanh quan trọng mà hầu hết các 
doanh nghiệp đang không ngừng cố gắng để 
xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy quá trình 
sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. 
Việc cấp tín dụng thương mại của doanh 
nghiệp đến khách hàng chịu ảnh hưởng bởi 
các yếu tố: 
Quy mô doanh nghiệp: quy mô thể hiện 
danh tiếng của doanh nghiệp, một doanh 
nghiệp có quy mô lớn là một thuận lợi cho 
việc cấp tín dụng thương mại vì quy mô thể 
hiện được vị trí của doanh nghiệp, sức mạnh 
tài chính cũng như sức cạnh tranh vững vàng 
của doanh nghiệp trên thị trường (Nadiri, 
1969; Petersen & Rajan, 1997; Giannetti & 
ctg, 2011). Tuy nhiên Ahmed & ctg (2014) 
lại cho rằng doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ 
hạn chế các khoản phải thu khách hàng, để 
giảm thiểu rủi ro các khoản tín dụng gây ra 
và giảm được lượng vốn bị chiếm dụng bởi 
khách hàng, ngược lại doanh nghiệp nhỏ 
thường sẽ có giá trị khoản phải thu lớn hơn vì 
khoản phải thu khách hàng là một chiến lược 
quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể gia 
tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô. 
Hàng tồn kho: theo lý thuyết về chi phí 
giao dịch, nếu nhu cầu các yếu tố đầu vào 
của một doanh nghiệp có tính thời vụ cao, 
doanh nghiệp buộc phải dự trữ nhiều hàng 
tồn kho để đảm bảo cho quá trình sản xuất 
được liên tục, làm tăng chi phí dự trữ và chi 
phí sản xuất trong khi thu nhập bị chậm trễ. 
Bằng cung ứng tín dụng thương mại, người 
cung cấp có thể kích thích khách hàng mua 
sớm hơn hoặc thường xuyên hơn, bởi vì họ 
có thể quản lý tình trạng hàng tồn kho tốt 
hơn, (Petersen & Rajan, 1997). Hay nói cách 
khác, để giảm bớt áp lực của các khoản chi 
phí, doanh nghiệp sẽ chủ động tăng cường 
cấp tín dụng thương mại nhằm giảm bớt 
lượng hàng tồn kho. 
Tỷ suất lợi nhuận: tỷ suất sinh lời dùng để 
phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất 
kinh doanh và hiệu năng quản lý. Tỷ suất 
sinh lời hoạt động giúp các nhà quản lý đánh 
giá được khả năng thu được lợi nhuận của 
công ty và cũng là công cụ quan trọng đánh 
giá hiệu quả sử dụng tín dụng thương mại 
của doanh nghiệp. Theo Petersen & Rajan 
(1997), trong tín dụng thương mại tối ưu, tức 
là cách quản lý khoản phải thu một cách tối 
ưu dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận. Tác giả đã 
chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa các khoản 
phải thu và suất sinh lời của công ty. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
29 
Tài sản cố định: Tài sản cố định là nguồn 
vốn quan trọng không thể thiếu của một công 
ty, giá trị tài sản cố định thể hiện rằng công 
ty quan tâm như thế nào đến các thiết bị, máy 
móc để phục vụ quá trình sản xuất. Nếu một 
doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định lớn 
thì sẽ hạn chế việc đầu tư vốn vào các tài sản 
lưu động khác từ đó làm giảm tín dụng 
thương mại của doanh nghiệp và ngược lại 
nếu doanh nghiệp đầu tư làm tăng lượng tài 
sản lưu động của doanh nghiệp, sẽ ảnh hưởng 
đến giá trị tài sản cố định từ đó thúc đẩy gia 
tăng tín dụng thương mại của doanh nghiệp 
(Trần Ái Kết, 2014). 
Tăng trưởng doanh thu: khi doanh thu 
trong kỳ tăng, nghĩa là doanh nghiệp kinh 
doanh hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình sản 
xuất kinh doanh phát triển mạnh, trong 
trường hợp này các doanh nghiệp có xu 
hướng mở rộng tín dụng thương mại nhằm 
mục đích tiếp tục tăng trưởng doanh thu và 
tối đa hóa lợi nhuận (Petersen & Rajan, 
1997). Ngược lại, khi doanh thu thuần của 
doanh nghiệp suy giảm, doanh nghiệp sẽ tăng 
cường cung cấp các khoản tín dụng thu tạo 
sức hút đối với khách hàng nhằm mục đích 
tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá trị khoản 
phải thu khách hàng, từ đó góp phần gia tăng 
doanh thu đạt được. 
Vay ngắn hạn ngân hàng: nếu giá trị của 
khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng thấp nghĩa 
là doanh nghiệp hạn chế sử dụng nguồn tín 
dụng từ các NHTM, doanh nghiệp đang sử 
dụng chủ yếu là nguồn vốn tự có, việc này 
yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn vốn tự 
có khá mạnh để đảm bảo nhu cầu về vốn 
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, để 
duy trì nguồn vốn cho quá trình sản xuất các 
doanh nghiệp đã hạn chế hoạt động cấp tín 
dụng thương mại, quản lý chặt chẽ các KPT 
khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng khách 
hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp để 
đảm bảo nguồn vốn mọi khi cần thiết của quá 
trình sản xuất (Giannetti & ctg, 2011) 
Tính khanh khoản: tính thanh khoản của 
doanh nghiệp được đo lường thông qua tỷ lệ 
tài sản ngắn hạn và tổng tài sản của doanh 
nghiệp, nếu doanh nghiệp có tính thanh 
khoản thấp đồng nghĩa với việc giá trị tài sản 
ngắn hạn thấp. Ngược lại, tính thanh khoản 
cao nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh 
nghiệp đang ở mức cao trong đó có cả khoản 
phải thu, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng 
thu hẹp việc cấp tín dụng tín dụng thương 
mại để cân bằng lại khoản phải thu của doanh 
nghiệp (Nadiri, 1969; Ahmed & ctg, 2014) 
Số năm hoạt động: Theo lý thuyết lợi thế 
thu thập thông tin, do có sự am hiểu tường 
tận về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 
qua quá trình giao dịch, doanh nghiệp cho 
vay có thời gian hoạt động nhiều hơn có khả 
năng tìm hiểu về mức độ tín nhiệm của khách 
hàng tốt hơn những doanh nghiệp cho vay 
hoạt động ngắn hơn. Số năm hoạt động thể 
hiện kinh nghiệm hoạt động của công ty trên 
thị trường, một doanh nghiệp hoạt động lâu 
năm sẽ có xu hướng cấp tín dụng thương mại 
nhiều hơn, vì doanh nghiệp đó có đủ năng 
lực và khả năng đánh giá được chất lượng 
nguồn khách hàng. Thời gian hoạt động cho 
biết uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp 
có thời gian hoạt động càng dài thì uy tín 
càng lớn trên thị trường, do đó sẽ dễ tiếp cận 
tín dụng ngân hàng và thúc đẩy cung ứng tín 
dụng thương mại (Petersen & Rajan, 1997). 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Mô hình nghiên cứu 
Cơ sở lý thuyết vừa trình bày trên và theo 
nghiên cứu của Petersen & Rajan (1997) giúp 
hình thành mô hình nghiên cứu tác động của 
các yếu tố đến tín dụng thương mại của các 
doanh nghiệp ngành thực phẩm như sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
30 
Cách đo lường các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số ước lượng βi trong mô hình được trình 
bày và lý giải trong bảng 1. 
Bảng 1. 
Đo lường các biến và kỳ vọng dấu của các hệ số βi 
Biến Đo lường Ký hiệu 
Kỳ vọng 
dấu 
Biến phụ 
thuộc 
Khoản phải thu khách 
hàng 
Khoản phải thu khách hàng/Doanh thu 
thuần 
Y 
Biến độc 
lập 
Quy mô doanh nghiệp Logarithm tổng tài sản SIZE +/- 
Hàng tồn kho Hàng tồn kho/Tổng tài sản INV + 
Tài sản cố định Tài sản cố định/Tổng tài sản POS - 
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản PRO - 
Tăng trưởng doanh thu (Doanh thu năm t/Doanh thu năm t-1)-1 GRO +/- 
Vay ngắn hạn ngân 
hàng 
Nợ vay ngắn hạn/Tổng tài sản BOR 
+ 
Tính thanh khoản Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản LIQ - 
Số năm hoạt động Logarithm (1 + số năm hoạt động ) YEAR + 
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 16 công 
ty ngành thực phẩm niêm yết trên Sàn giao 
dịch chứng khoán Tp.HCM có đầy đủ dữ liệu 
nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2017. 
Nguồn số liệu được thu thập vào cuối mỗi 
năm của 16 công ty nên nghiên cứu gồm tổng 
cộng 78 quan sát. Các chỉ số được sử dụng 
trong nghiên cứu đo lường các biến của mô 
hình là dữ liệu thứ cấp được công bố trong 
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo 
cáo thường niên mỗi năm của các công ty. Số 
liệu được thu thập và sắp xếp theo dữ liệu 
bảng, cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ 
hai thành phần: thành phần dữ liệu chéo và 
thành phần dữ liệu thời gian 
3.3. Phương pháp ước lượng 
Hồi qui với dữ liệu bảng được ước lượng 
bằng hai mô hình: mô hình tác động cố định 
(FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên 
(REM). Kiểm định Hausman được sử dụng 
để lựa chọn mô hình FEM hay REM. Đồng 
thời, các kiểm định liên quan đến mức độ tin 
cậy của mô hình hồi qui với dữ liệu bảng 
cũng được thực hiện một cách thích hợp như: 
kiểm định đa cộng tuyến thông qua hệ số 
nhân tử phóng đại phương sai (VIF) và 
phương sai sai số thay đổi thông qua kiểm 
định Wald (Modified Wald test for 
groupwise heteroscedasticity) (Baltagi, 2008) 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 
Bảng 2 trình bày tóm tắt phần thống kê 
mô tả các biến được sử dụng trong nghiên 
cứu. Kết quả thống kê mô tả cho thấy rằng 
các biến số đo lường khoản phải thu khách 
hàng, quy mô hoạt động, hàng tồn kho, tài 
sản cố định, tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng 
doanh thu, vay ngắn hạn ngân hàng, tính 
thanh khoản và số năm hoạt động của các 
công ty trong mẫu nghiên cứu tương đối 
không đồng đều và có xu hướng biến động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
31 
giữa các năm. Tỷ lệ khoản phải thu khách 
hàng có sự tách biệt rất lớn giữa giá trị nhỏ 
nhất và giá trị lớn nhất, bên cạnh những công 
ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, 
ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh 
như công ty cổ phần GTNFOODS, thì công 
ty cổ phần Bia-Rượu- nước giải khát Sài Gòn 
năm 2017 có tỷ lệ khoản phải thu khách hàng 
rất thấp (0,37%), công ty quản lý hiệu quả và 
chặt chẽ các khoản phải thu, không để xảy ra 
tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng quá 
15 ngày, bên cạnh đó công ty tích cực đẩy 
mạnh việc cấp tín dụng thuong mại và giúp 
gia tăng doanh số bán hàng tạo nguồn lợi 
nhuận mục tiêu cho công ty. 
Bảng 2. 
Thống kê mô tả các biến 
Tên biến Số quan sát 
Giá trị trung 
bình 
Giá trị lớn nhất 
Giá trị nhỏ 
nhất 
Độ lệch chuẩn 
Biến phụ thuộc 
Y 78 0,0947 0,5240 0,0037 0,1060 
Biến độc lập 
SIZE 78 20,8982 25,0061 7,9190 3,6332 
INV 78 0,1882 0,6772 0,1410 0,1727 
POS 78 0,2466 0,6390 0,0143 0,1439 
PRO 78 0,2022 1,6460 -0,1130 0,3669 
GRO 78 0,2458 4,2183 -0,4065 0,7587 
BOR 78 0,1810 0,7271 0 0,1818 
LIQ 78 0,6376 0,9088 0,6990 0,1802 
YEAR 78 1,1576 1,4150 0,6990 0,1588 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số 
Bảng 3. 
Ma trận tương quan của các biến số 
 SIZE INV POS PRO GRO BOR LIQ YEAR 
SIZE 1,00 
INV -0,0234 1,00 
POS 0,3454 -0,3604 1,00 
PRO 0,2343 -0,1056 -0,0785 1,00 
GRO 0,0256 -0,1117 0,4388 -0,0709 1,00 
BOR -0,2097 0,7312 -0,3233 -0,2616 -0,0946 1,00 
LIQ -0,3559 0,5769 -0,5885 -0,0343 -0,1494 0,4357 1,00 
YEAR -0,4151 0,4599 -0,3347 -0,0981 0,0262 0,5257 0,5036 1,00 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
32 
Bảng 3 mô tả ma trận hệ số tương quan 
giữa các cặp biến số trong mô hình. Gujarati 
cho rằng nếu hệ số tương quan giữa các biến 
độc lập trong mô hình hồi quy vượt quá 0,8 thì 
có khả năng dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến 
cao trong mô hình ước lượng (Gujarati, 2004). 
Khi đó, dấu của các hệ số hồi quy trong mô 
hình có thể bị thay đổi, dẫn đến kết quả 
nghiên cứu bị sai lệch. Nhìn chung, hệ số 
tương quan giữa tất cả các cặp biến độc lập 
trong mô hình hồi quy đều có trị tuyệt đối nhỏ 
hơn 0,8. Ngoài ra, nhằm lượng hóa mức độ đa 
cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô 
hình hồi quy hệ số nhân tử phóng đại phương 
sai (VIF) cũng được ước lượng. Kết quả cho 
thấy hệ số VIF của tất cả các biến số đều nhỏ 
hơn 10. Vì vậy, đa cộng tuyến không là một 
vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết quả 
ước lượng của mô hình (Gujarati, 2004). 
4.3. Kết quả ước lượng 
Kết quả ước lượng mô hình hồi qui được 
trình bày trong bảng 4. Như đã trình bày ở 
phương pháp ước lượng, nghiên cứu tiến 
hành ước lượng mô hình bằng cả phương 
pháp FEM và REM, sau đó kiểm định 
Hausman được sử dụng để chọn lựa mô hình 
thích hợp. Kết quả kiểm định cho thấy rằng 
REM là phù hợp hơn. Ngoài ra, kết quả kiểm 
định cho mô hình xuất hiện hiện tượng tự 
tương quan. Để khắc phục hiện tượng tự 
tương quan, bài nghiên cứu sử dụng sai số 
chuẩn điều chỉnh (robust standard errors), 
phương pháp này sẽ giúp ước lượng cho kết 
quả tốt hơn và đưa các sai số về giá trị thật 
của nó. 
Bảng 4. 
Kết quả ước lượng 
Biến độc lập REM 
SIZE -0,0130*** 
(0,005) 
INV 0,0107 
(0,072) 
Biến độc lập REM 
POS -0,1558 
(0,116) 
PRO -0,0210 
(0,017) 
GRO 0,0616*** 
(0,018) 
BOR -0,0958 
(0,130) 
LIQ -0,1519** 
(0,069) 
YEAR 0,0727 
(0,093) 
Số quan sát 78 
R2 48,83% 
Kiểm định Wald 152,99** 
Ghi chú: *, **, *** hệ số có ý nghĩa thống kê lần 
lượt tại mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%. Giá trị sai số 
chuẩn điều chỉnh ở trong dấu ngoặc đơn. 
Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu ở 
bảng 4 cho thấy có 3 yếu tố tác động đến tín 
dụng thương mại của các công ty ngành 
thực phẩm và có ý nghĩa thống kê bao gồm 
yếu tố quy mô hoạt động của doanh nghiệp, 
tốc độ tăng trưởng doanh thu và tính thanh 
khoản. Cụ thể: 
Quy mô có tác động ngược chiều đến tín 
dụng thương mại, khi quy mô tăng thì doanh 
nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ khoản phải 
thu. Kết quả này giống với nghiên cứu của 
Ahmed & ctg (2014), Trần Ái Kết (2014), 
nhưng lại ngược với nhiều nghiên cứu trước 
đây như Nadiri (1969), Petersen & Rajan 
(1997), Giannetti &ctg (2011). Sự tác động 
tiêu cực của quy mô doanh nghiệp đến tín 
dụng thương mại của các công ty ngành thực 
phẩm giai đoạn 2013-2017 do các công ty 
nhỏ thường thấy khó khăn trong việc thực 
hiện những điều khoản tín dụng được đặt ra 
trong cùng ngành, trong khi đó các công ty 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
33 
có quy mô lớn đáp ứng được nguồn sản 
phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao thì 
sẽ có lợi thế trong việc mở rộng hay thu hẹp 
các điều khoản tín dụng trong ngành. Nói 
cách khác, đa số những doanh nghiệp có quy 
mô lớn thường có sự phát triển tốt và ổn định 
hơn, có nguồn lực tài chính mạnh hơn và có 
uy tín trên thị trường hơn so với các công ty 
có tuy mô nhỏ, nếu số lượng khách hàng 
trong nền kinh tế được ổn định thì các doanh 
nghiệp lớn rất dễ để tiếp cận các nguồn vốn 
vay bên ngoài, đồng thời doanh nghiệp lớn 
này cũng thường quản lý chặt chẽ khoản phải 
thu kỳ hạn tín dụng ngắn hạn để tối thiểu hóa 
các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp, chính vì thế việc ít 
cho khách hàng trì hoãn thanh toán, dẫn tới 
khoản phải thu giảm. Đó là lý do các doanh 
nghiệp có quy mô lớn trên thi trường sẽ ít 
cấp tín dụng thương mại như công ty cổ phần 
sữa Việt Nam, công ty cổ phần Tập đoàn 
Masan có giá tri tổng tài sản trên 34.000 tỷ 
đồng, bên cạnh đó nếu ngày càng có nhiều 
doanh nghiệp có quy mô lớn trên thị trường 
sẽ thu hẹp quy mô cấp tín dụng thương mại 
trong ngành Thực Phẩm. 
Ảnh hưởng của tăng trưởng doanh thu đến 
tín dụng thương mại thường có độ trễ về thời 
gian bởi vì khoản phải thu chỉ phát sinh sau 
một kỳ hạn nhất định. Các công ty thực hiện 
các chính sách tín dụng thương mại liên quan 
với mức tăng trưởng mục tiêu đã đề ra, nếu 
các công ty có mức doanh thu tăng trưỏng ổn 
định nghĩa là công ty đang kinh doanh hiệu 
quả, thực hiện thành công các chính sách mà 
công ty đã đề ra. Giống với nghiên cứu của 
Petersen & Rajan (1997), tác giả tìm thấy sự 
tăng trưởng doanh thu tỷ lệ thuận với tỷ lệ 
khoản phải thu khách hàng. Các công ty trong 
ngành Thực Phẩm giai đoạn 2013-2017 có 
giá trị khoản phải thu rất cao như công ty cổ 
phần GTNFOODS và công ty cổ phần Bibica, 
nghĩa là các công ty thực hiện cấp tín dụng 
thương mại rất mạnh, công ty có nhiều đối tác 
thương mại mua chịu hàng hóa, tuy nhiên giá 
trị doanh thu mà công ty đạt được là rất cao 
và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng trong 
thời gian tới do công ty không ngừng phát 
huy hiệu quả của tín dụng thương mại. Điều 
này chứng minh cho việc không phải lúc nào 
doanh thu tăng trưởng các công ty sẽ hạn chế 
việc bán chịu để giảm bớt rủi ro, rủi ro đi đối 
với lợi nhuận, nên các công ty có thể chấp 
nhận độ rủi ro để đạt được lợi nhuận mong 
muốn. Các công ty có tốc độ tăng trưởng 
doanh thu cao nghiã là các công ty đã xây 
dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng 
đắn và phù hợp với tình hình thực tế của 
doanh nghiệp và điều kiện nền kinh tế, chất 
lượng sản phẩm được nâng cao, đồng thời 
công tác quản lý hiệu quả các khoản chi phí, 
từ đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục 
phát huy các chiến lược kinh doanh của mình, 
như thúc đẩy tăng trưởng khoản phải thu để 
đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh. 
Tính thanh khoản có tác động ngược 
chiều đến tín dụng thương mại, tăng tỷ lệ tài 
sản ngắn hạn thì tỷ lệ khoản phải thu lại có 
xu hướng giảm. Tài sản đảm bảo cho các 
khoản nợ ngắn hạn là tài sản ngắn hạn, chính 
vì thế nếu khả năng thanh toán các khoản nợ 
của công ty là cao nghĩa là tài sản ngắn hạn 
của công ty lớn, trong đó bao gồm cả khoản 
phải thu chính vì thế công ty cần thu hẹp quy 
mô cấp tín dụng thương mại để giảm bớt giá 
trị khoản phải thu nhưng vẫn duy trì được 
mức doanh thu và lợi nhuận mong muốn, nếu 
khoản phải thu quá cao sẽ dẫn đến rủi ro tín 
dụng đến từ khoản vốn bị chiếm dụng của 
công ty là quá lớn. Bên cạnh đó, trong cơ cấu 
tài sản ngắn hạn, khoản phải thu là một chỉ 
tiêu quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là 
khoản phải thu khách hàng, đây là khoản 
mục dùng để đánh giá khả năng tiêu thụ hàng 
hóa tạo ra doanh thu và hiệu quả quản lý 
nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Kết 
quả này tương đồng với các nghiên cứu của 
Petersen & Rajan (1969); Ahmed & ctg 
(2014); Trần Ái Kết (2014). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
34 
5. Kết luận 
Thông qua dữ liệu tài chính của các công 
ty thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch 
chứng khoán Tp.HCM trong giai đoạn 2013 
– 2017, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quy 
mô doanh nghiệp, sự thay đổi của doanh thu 
và khả năng thanh khoản có ảnh hướng đến 
mức độ cấp tín dụng thương mại của doanh 
nghiệp. Tín dụng thương mại là một trong 
những chiến lược kinh doanh quan trọng và 
cần thiết cho các doanh nghiệp, quản lý và sử 
dụng hiệu quả chính sách này góp phần giúp 
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và mặt hàng 
kinh doanh đặc thù của từng công ty mà nên 
có những chính sách tín dụng thương mại 
phù hợp, một công ty kinh doanh các sản 
phẩm có vòng đời thấp, có thời gian sử dụng 
ngắn như ngành Thực Phẩm thì nên phát huy 
việc cấp tín dụng thương mại để hạn chế 
nguy cơ hàng hóa bị lưu kho quá lâu sẽ ảnh 
hưởng nhiều đến chất lượng cũng như là các 
tính năng của sản phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ahmed, J., Xiaofeng, H., & Khalid, J. (2014). Determinants of trade credit: The case of a 
developing economy. European Researcher, (9-2), 1694-1706. 
Atanasova, C. (2007). Access to institutional finance and the use of trade credit. Financial 
Management, 36(1), 49-67. 
Baltagi, B. H. (2008), Econometric Analysis of Panel Data, Wiley. 
Bougheas, S., Mateut, S., & Mizen, P. (2009). Corporate trade credit and inventories: New 
evidence of a trade-off from accounts payable and receivable. Journal of Banking & 
Finance, 33(2), 300-307. 
Burkart, M., & Ellingsen, T. (2004). In-kind finance: A theory of trade credit. American 
Economic Review, 94(3), 569-590. 
Cục xúc tiến thương mại. (2017). Để ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam phát triển bền 
vững. Bộ công thương Việt Nam. Truy cập từ https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-
tiet/%C4%91e-nganh-cong-nghiep-thuc-pham-viet-nam-phat-trien-ben-vung-
9518-23.html (xem 03/03/2020) 
Danielson, M. G., & Scott, J. A. (2004). Bank loan availability and trade credit 
demand. Financial Review, 39(4), 579-600. 
Ferris, J. S. (1981). A transactions theory of trade credit use. The Quarterly Journal of 
Economics, 96(2), 243-270. 
Gujarati, D. N. (2004), Basic Econometrics, 4th edition, McGraw - Hill Irwin. 
Giannetti, M., Burkart, M., & Ellingsen, T. (2011). What you sell is what you lend? 
Explaining trade credit contracts. The Review of Financial Studies, 24(4), 1261-1298. 
Hausman, J. (1978), Specification Tests in Econometrics, Econometrica, 1251 – 1271. 
Nadiri, M. I. (1969). The determinants of trade credit in the US total manufacturing 
sector. Econometrica: Journal of the Econometric Society, 408-423. 
Petersen, M. A., & Rajan, R. G. (1997). Trade credit: theories and evidence. The review of 
financial studies, 10(3), 661-691. 
Schwartz, R. A. (1974). An economic model of trade credit. Journal of financial and 
quantitative analysis, 9(4), 643-657. 
Trần Ái Kết. (2014). Vai trò tín dụng thương mại của doanh nghiệp đối với nền kinh tế thị 
trường. Tạp chí Tài chính, số 11, trang 33-39. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tin_dung_thuong_mai_cua_cac_cong_t.pdf