Các nhân tố ảnh hưởng đến siêu hiệu quả của nông hộ nuôi xen ghép tôm sú-cá kình ở phá Tam Giang

Tóm tắt. Để giảm thiểu rủi ro mất mùa do dịch bệnh, mô hình nuôi xen ghép tôm

sú với các đối tượng khác (đặc biệt là tôm sú – cá kình) được áp dụng ngày càng

phổ biến thay cho mô hình tôm sú độc canh ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Kết

quả phân tích hàm tuyến tính trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả sử dụng đầu

vào không những được quy định trực tiếp bởi các yếu tố thuộc về hộ nuôi thủy sản

mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Tăng cường dịch vụ khuyến ngư cho

nông dân, áp dụng mật độ tôm sú hợp lý và chú trọng khâu xử lý, tu bổ ao hồ trước

khi nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi.

pdf 6 trang phuongnguyen 620
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến siêu hiệu quả của nông hộ nuôi xen ghép tôm sú-cá kình ở phá Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến siêu hiệu quả của nông hộ nuôi xen ghép tôm sú-cá kình ở phá Tam Giang

Các nhân tố ảnh hưởng đến siêu hiệu quả của nông hộ nuôi xen ghép tôm sú-cá kình ở phá Tam Giang
29 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 
 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SIÊU HIỆU QUẢ CỦA NÔNG HỘ 
NUÔI XEN GHÉP TÔM SÚ – CÁ KÌNH Ở PHÁ TAM GIANG 
Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 
Tóm tắt. Để giảm thiểu rủi ro mất mùa do dịch bệnh, mô hình nuôi xen ghép tôm 
sú với các đối tượng khác (đặc biệt là tôm sú – cá kình) được áp dụng ngày càng 
phổ biến thay cho mô hình tôm sú độc canh ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Kết 
quả phân tích hàm tuyến tính trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả sử dụng đầu 
vào không những được quy định trực tiếp bởi các yếu tố thuộc về hộ nuôi thủy sản 
mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Tăng cường dịch vụ khuyến ngư cho 
nông dân, áp dụng mật độ tôm sú hợp lý và chú trọng khâu xử lý, tu bổ ao hồ trước 
khi nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi. 
1. Mở đầu 
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá lớn nhất 
và tiêu biểu nhất của Việt Nam. Dân số vùng đầm phá chiếm khoảng 1/3 dân số tỉnh 
Thừa Thiên Huế. Ước tính 30% tổng lao động của vùng đầm phá sống dựa vào nuôi và 
đánh bắt hải sản đầm phá [2]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nuôi tôm độc canh 
mất mùa thua lỗ nặng do đầm phá bị ô nhiễm và dịch bệnh [5,6]. Quy hoạch lại vùng 
nuôi và nuôi xen ghép tôm sú với các đối tượng khác được xem là các giải pháp tốt cho 
vấn đề trên [1, 7]. Mô hình tôm sú (Peneaus monodon) – cá kình (Siganus oramin) hiện 
đang được áp dụng ngày càng nhiều ở vùng đầm phá, đặc biệt ở hai huyện Quảng Điền 
và Hương Trà nhằm hạn chế rủi ro và dịch bệnh [4]. Để có căn cứ xác đáng cho việc 
thiết lập các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi xen ghép tôm sú – cá kình, 
chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của yếu tố quy hoạch và các yếu tố khác đến 
hiệu quả kỹ thuật mô hình nuôi xen ghép này ở phá Tam Giang sử dụng phương pháp 
phân tích tương quan hồi quy. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Siêu hiệu quả (super efficiency) và mô hình hồi quy tương quan 
Siêu hiệu quả được Andersen và Petersen sử dụng năm 1993. Siêu hiệu quả là 
thuật ngữ để chỉ mức hiệu quả lớn hơn 1. Xem xét trường hợp sử dụng 2 yếu tố đầu vào 
để sản xuất ra một sản phẩm đầu ra, nếu sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu chuẩn 
(standard Data Envelopment Analysis) thì các hộ nuôi B, C, D nằm trên màng bao và 
30 
đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1. Tuy nhiên, nếu tính siêu hiệu quả (super efficiency) thì hộ 
C bị loại bỏ, B và D lúc này hình thành nên một màng bao mới và mức siêu hiệu quả 
của hộ C lúc này chính là tỷ lệ của OC’ và OC [3] và mức siêu hiệu quả của hộ C lớn 
hơn 1. Mức siêu hiệu quả cũng được ước lượng bằng phương pháp màng bao dữ liệu 
(Data Envelopment Analysis). Giống như hiệu quả kỹ thuật, siêu hiệu quả thể hiện khả 
năng tối đa hoá khối lượng sản phẩm sản xuất đầu ra từ một lượng các yếu tố đầu vào 
cho trước, với công nghệ nhất định. 
Hình 1. Siêu hiệu quả (super efficiency) 
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi xen 
tôm sú – cá kình ở đầm phá Tam Giang, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được 
sử dụng. Dạng hàm tuyến tính được sử dụng để định dạng mối quan hệ giữa siêu hiệu 
quả với các biến độc lập. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy (Y) là siêu hiệu quả của 
nông hộ nuôi xen ghép tôm sú – cá kình. 
Biến độc lập bao gồm: X1 là trình độ học vấn của chủ hộ (lớp); X2 là số năm 
kinh nghiệm nuôi thủy sản của chủ hộ (năm); X3 là số lần tham gia tập huấn nuôi trồng 
thuỷ sản; X4 là số vụ nuôi đã được thực hiện trên ao đó (vụ); 
X5 là chi phí tu bổ ao nuôi (triệu đồng); 
X6 là mật độ tôm sú (con/m2); X7 là mật độ cá kình (con/ m2); D là biến giả; D = 
0 cho ao nuôi ngoài vùng quy hoạch, D=1 cho ao nuôi trong vùng quy hoạch. 
2.2. Dữ liệu 
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ phòng Thống kê và 
phòng Nông nghiệp của hai huyện Quảng Điền và Hương Trà. Số liệu sơ cấp được thu 
B 
S 
C’ 
A 
x2 
x1 S’ 
C 
D 
E 
O 
31 
thập thông qua điều tra chọn mẫu các nông hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở xã Quảng An 
và Quảng Thành thuộc huyện Quảng Điền và xã Hương Phong thuộc huyện Hương Trà. 
Các xã này được chọn để nghiên cứu vì có nhiều hộ áp dụng mô hình nuôi xen ghép 
tôm sú – cá kính. Mẫu điều tra gồm 44 hộ, trong đó có 17 hộ ở xã Quảng An, 10 hộ ở xã 
Quảng Thành, và 17 hộ ở xã Hương Phong, thuộc huyện Hương Trà. Việc chọn hộ điều 
tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong mẫu điều tra có 10 
hộ nuôi xen tôm sú-cá kình trong khu vực đã được quy hoạch và 34 hộ còn lại nuôi ở 
địa bàn chưa được quy hoạch. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Đặc điểm của chủ hộ và mật độ nuôi 
Đặc điểm của chủ hộ điều tra và mật độ nuôi được thể hiện ở Bảng 1. Các chủ 
hộ khá kinh nghiệm trong việc nuôi thuỷ sản. Bình quân mỗi hộ thực hiên nuôi thủy sản 
hơn 10 năm. Hơn nữa, các hộ cũng đã tham gia khá nhiều các lớp tập huấn về kỹ thuật 
nuôi do cơ quan khuyến ngư của tỉnh, huyện kết hợp với các dự án và sự hỗ trợ của các 
cơ quan khác cùng tổ chức. Trung bình mỗi hộ tham gia đến trên 15 lớp tập huấn. Tuy 
nhiên, từ tập huấn đến thực tế là cả một vấn đề. Hơn nữa, trình độ học vấn bình quân 
của các hộ nuôi là chưa cao, chỉ khoảng từ lớp 6 đến lớp 7. Điều này có thể ảnh hưởng 
đến khả năng tiếp thu kiến thức trong quá trình tham gia tập huấn và khả năng quyết 
định đầu tư kinh doanh. Xét về mật độ thuỷ sản nuôi, bình quân mỗi hộ thả khoảng 12 
con tôm sú và 1 đến 2 con cá kình trên 1 m2 ao hồ nuôi. 
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của chủ hộ và mật độ nuôi thuỷ sản 
Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chuẩn 
Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp) 6,5 2,6 
Kinh nghiệm nuôi thủy sản của chủ hộ (năm) 10,6 3,5 
Số khóa tập huấn nuôi trồng thủy sản đã thám 
gia (lần) 
15,1 21,6 
Mật độ tôm sú (con/m2) 11,9 6,3 
Mật độ cá kình (con/m2) 1,4 0,9 
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009). 
3.2. Siêu hiệu quả 
Bảng 2 cho thấy mức siêu hiệu quả bình quân của các hộ nuôi xen tôm sú – cá 
kình là 91%. Điều này có nghĩa là, các hộ nuôi sản xuất vẫn chưa đạt hiệu quả. Trung 
bình mỗi hộ vẫn có thể giảm bớt 9% các yếu tố đầu vào nhưng vẫn thu hoạch được một 
mức sản lượng như hiện tại. Trong số các hộ điều tra, có những hộ đạt mức siêu hiệu 
32 
quả rất thấp, các đầu vào đã sử dụng một cách lãng phí. Bên cạnh đó, cũng có những hộ 
nuôi rất hiệu quả với mức siêu hiệu quả 241%. 
Bảng 2. Siêu hiệu quả của các nông hộ điều tra 
Chỉ tiêu 
Mức siêu hiệu quả trung bình 0,91 
Độ lệch chuẩn của siêu hiệu quả 0,46 
Mức siêu hiệu quả thấp nhất 0,19 
Mức siêu hiệu quả cao nhất 2,41 
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009). 
3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến siêu hiệu quả 
Kết quả ước tính mô hình tương quan hồi quy về tác động của các yếu tố khác 
nhau đến siêu hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi thủy sản được thể hiện ở Bảng 3. Hệ số 
xác định của mô hình là 0,623 cho thấy khoảng 62,3% sự biến động mức siêu hiệu quả 
của các hộ nuôi xen ghép tôm sú – cá kình ở đầm phá Tam Giang là do ảnh hưởng của 
các yếu tố trong mô hình. Các yếu tố như số lần tham gia tập huấn nuôi trồng thủy sản, 
chi phí tu bổ ao nuôi, mật độ tôm sú, và vùng quy hoạch có ảnh hưởng có ý nghĩa đến 
mức siêu hiệu quả của hộ nuôi. Các biến còn lại không có quan hệ có ý nghĩa thống kê 
với mức độ hiệu quả của các hộ nuôi. 
Việc tham gia tập huấn khuyến ngư, tăng chi phí tu bổ ao nuôi, và quy hoạch lại 
vùng nuôi thủy sản đã có tác động tích cực, làm tăng siêu hiệu quả kỹ thuật. Điều này 
chứng tỏ các khóa tập huấn về khuyến ngư là phù hợp và người nuôi đã áp dụng có hiệu 
quả các kiến thức học được. Tăng chi phí tu bổ ao nuôi góp phần làm giảm nguy cơ bị 
bệnh của tôm cá. Tương tự như vậy, quy hoạch lại vùng nuôi thủy sản đã góp phần cải 
thiện chất lượng môi trường nước ở vúng nuôi. Tăng mật độ tôm sú làm giảm siêu hiệu 
quả kỹ thuật. Điều này chứng tỏ mật độ tôm sú hiện tại là quá cao. 
Bảng 3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến siêu hiệu quả kỹ thuật 
Chỉ tiêu Hệ số 
Hệ số A 0,805** 
- Trình độ học vấn chủ hộ (X1) -0,005 
- Kinh nghiệm nuôi thủy sản (X2) 0,026 
- Tham gia tập huấn nuôi thủy sản (X3) 0,007* 
- Số vụ đã nuôi (X4) -0,005 
33 
- Chi phí tu bổ (X5) 0,025** 
- Mật độ tôm sú (X6) -0,024** 
- Mật độ cá kình (X7) -0,055 
- Ao nuôi vùng quy hoạch (D) 0,111* 
R2 0,623 
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) 
Ghi chú: (**), (*) có ý nghĩa thống kê tương ứng tại các mức 95% và 90% 
4. Kết luận 
Nghiên cứu này sử dụng số liệu điều tra nông hộ đã ước lượng siêu hiệu quả 
(super-efficiency) của các nông hộ nuôi xen ghép tôm sú – cá kình và phân tích các 
nhân tố ảnh hưởng đến mức siêu hiệu quả của các hộ. Kết quả phân tích cho thấy siêu 
hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi xen tôm sú – cá kình bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như 
đặc điểm của chủ hộ nuôi, mật độ thuỷ sản nuôi, chi phí tu bổ ao nuôi, và việc quy 
hoạch lại vùng nuôi. Tham gia tập huấn nuôi trồng thuỷ sản cho phép nông hộ đạt hiệu 
quả kỹ thuật cao hơn. Ao nuôi càng được chú trọng khâu xử lý, tu bổ thì sử dụng các 
yếu tố đầu vào khác càng có hiệu quả. Ao nuôi trong vùng quy hoạch đạt được hiệu quả 
cao hơn so với ao nuôi ngoài vùng quy hoạch. Tuy nhiên, mật độ tôm sú thả nuôi như 
hiện tại là khá cao; nếu tăng mật độ nuôi thì siêu hiệu quả kỹ thuật sẽ giảm. 
Từ kết quả trên cho thấy cần tăng cường công tác khuyến ngư cho người dân, tổ 
chức thêm các lớp tập huấn cũng như khuyến khích người dân tham gia các lớp tập 
huấn này là rất cần thiết để cải thiện hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Người 
nuôi cũng nên chú trọng xử lý, tu bổ ao hồ trước khi nuôi, đảm bảo loại bỏ yếu tố dịch 
bệnh từ vụ trước và tạo môi trường nuôi mới để sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả 
hơn. Các địa phương cần quy hoạch lại vùng nuôi để đảm bảo tăng hiệu quả và phát 
triển nuôi thủy sản bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phap, T. T. and L. T. N. Thuan, Tam Giang Lagoon aquatic systems health assessment, 
FAO corporate document repository, (2002), 225-234. 
2. Sở Thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ 
sản đầm phá Thừa Thiên Huế, 2004. 
3. Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, et al., An Introduction to Efficiency and 
Productivity Analysis, Second Edition, Springer, 2005. 
4. Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả thực hiện mô hình 
" Nuôi Cá Dìa giống sinh sản nhân tạo (Siganus Guttatus) kết hợp với Rong Câu chĩ 
34 
vàng (Gracilaria Verrucosa) và tôm sú (Penaeus Monodon)" , 2007. 
5. Tuyen, T. V., Scale up of Participatory planning for resource governance: A case in 
Sam Chuon lagoon, Vietnam, 2005. 
6. Xuân, M. V., Lượng giá giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang, Kỷ yếu hội nghị 
khoa học lần thứ II, (2008), 186-197. 
7. Xuân, M. V. and P. V. Hòa, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú vang 
tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, Sở khoa 
học và công nghệ Thừa Thiên Huế, (2005), 169-181. 
FACTORS DETERMINING SUPER EFFICIENCY 
OF HOUSEHOLDS ADOPTING PRAWN – RABBITFISH POLY-CULTURE 
IN TAM GIANG LAGOON 
Ton Nu Hai Au, Bui Dung The 
College of Economics, Hue University 
Abstract. The adoption of prawn-rabbit fish poli-culture has been increasing in 
Tam Giang – Cau Hai lagoon system. Using household survey data, the present 
study estimates the super-efficiency of households adopting this aquaculture model. 
There is a significant variation in super-efficiency across aquaculture households. 
The level of super-efficiency attained by an aquaculture household is significantly 
and positively affected by the participation of the household head in extension 
training, cost to maintain aquaculture pond as well as the rearrangements of 
aquaculture areas/zones. Farmers would improve super-efficiency by reducing 
prawn density appropriately. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_sieu_hieu_qua_cua_nong_ho_nuoi_xen.pdf