Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Tiền Giang
TÓM TẮT
Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý kinh tế -
chính trị khá thuận lợi nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam
Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về sản xuất nông nghiệp mà kinh tế hộ gia
đình là một trong những tiềm năng kinh tế hàng đầu. Do đó, để thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp thì nguồn vốn tín dụng là một nguồn lực rất quan trọng cho phép hộ
nông dân mở rộng hoạt động sản xuất hoặc áp dụng các công nghệ mới. Nghiên cứu
này thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
của 200 hộ nông dân tại Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác
động đến khả năng tiếp cận tín dụng là: (1) Nhu cầu vay (X8), (2) Tài sản thế chấp
(X1), (3) Thu nhập tích lũy (X3) và (4) Trình độ học vấn của chủ hộ (X2), trong đó
yếu tố “Nhu cầu vay” có tác động lớn nhất, với phương pháp phân tích hồi quy
Binary logistic. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị với
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Tiền Giang
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 43 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢƠNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH TIỀN GIANG Lâm Thái Bảo Ngọc 1 TÓM TẮT Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về sản xuất nông nghiệp mà kinh tế hộ gia đình là một trong những tiềm năng kinh tế hàng đầu. Do đó, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn tín dụng là một nguồn lực rất quan trọng cho phép hộ nông dân mở rộng hoạt động sản xuất hoặc áp dụng các công nghệ mới. Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của 200 hộ nông dân tại Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng là: (1) Nhu cầu vay (X8), (2) Tài sản thế chấp (X1), (3) Thu nhập tích lũy (X3) và (4) Trình độ học vấn của chủ hộ (X2), trong đó yếu tố “Nhu cầu vay” có tác động lớn nhất, với phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Từ khóa: Tín dụng chính thức, khả năng tiếp cận tín dụng, Binary logistic, Tiền Giang 1. Giới thiệu Đối với các hộ gia đình, vấn đề thiếu vốn là trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các khu vực nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam [1], dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 27.284.906 ha, chiếm 82,37% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,99% tổng diện tích đất đã sử dụng. Với số diện tích đất đai chiếm tỷ trọng lớn có thể thấy khu vực nông nghiệp và nông thôn sở hữu một lượng lớn tư liệu lao động, tuy nhiên mức đóng góp vào tăng trưởng GDP năm 2018 chỉ tăng 3,76% so với năm 2017 và góp một phần không đáng kể là 8,7% vào GDP cả nước. Có thể thấy các quyết sách của Chính phủ về hỗ trợ tín dụng phát triển ngành nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia chưa thực sự được đầu tư tương xứng. Có nhiều nguyên nhân để giải thích vấn đề này, tuy nhiên có thể thấy việc Chính phủ ban hành các Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP chưa thực sự đem lại hiệu quả tương xứng, sự tiếp cận nguồn vốn này thực sự cũng không dễ dàng. Tại Tiền Giang, uớc tính có 2.440 trang trại vừa và nhỏ, trong đó có 1.640 trang trại nông nghiệp, chủ yếu là lập vườn quả chuyên canh và sản xuất lúa gạo. Các trang trại trên có tổng quy mô đất sản xuất 4.522 ha, sử dụng gần 1Học viện Hành chính Quốc gia Email: lamthaibaongoc@yahoo.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 44 2.000 lao động. Những năm trở lại đây, người dân tại các huyện, xã tại Tiền Giang đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nghề vườn và xây dựng, chuyên canh sản xuất lúa, nhân rộng những mô hình kinh tế VAC, VAC kết hợp biogas, trồng cây ăn quả theo tiêu chí GAP, tạo ra những nông sản hàng hóa chất lượng, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường hướng đến xuất khẩu có giá trị thương phẩm cao hơn. Tuy nhiên, các hộ dân còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, nguyên nhân chính là do những hộ này còn nghèo, không đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của tổ chức tín dụng khi cho vay như tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay, hoặc số tiền vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD) còn bị hạn chế không đủ để phục vụ sản xuất. Với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn này, bài viết gồm: phần 2 cơ sở lý thuyết, phần 3 phương pháp nghiên cứu, phần 4 kết quả nghiên cứu và phần 5 là kết luận, khuyến nghị. 2. Cơ sở lý thuyết Theo các nghiên cứu trước, việc không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức thường do các nông hộ thường gặp các vấn đề khách quan như thiên tai, dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh... trong khi tài sản thế chấp thường không có giá trị lớn, không có cơ chế bảo hiểm cây trồng, vật nuôi do đó các TCTD chính thức thường từ chối hoặc hạn chế cho vay [2]. Theo lý thuyết Thông tin bất cân xứng thì có hạn chế trong thị trường tín dụng nên sẽ có một số người không vay được mặc dù họ chấp nhận trả lãi suất cao hơn [3]. Nghiên cứu của Diagne A. và cộng sự [4] đã đưa ra phương pháp đo lường mức độ hộ nông dân tiếp cận tín dụng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tìm ra giới hạn tín dụng của hộ đối với nguồn tín dụng nhất định. Nghiên cứu cho thấy các TCTD sẽ lựa chọn giới hạn tín dụng đối với người vay cụ thể và giới hạn này là số tiền tối đa mà người cho vay sẵn sàng cho vay. Vì vậy, giới hạn tín dụng là một hàm của sự đánh giá chủ quan của người cho vay về khả năng trả nợ, vỡ nợ và các đặc tính khác của người vay. Vì thế, việc tìm giới hạn tín dụng của nông hộ từ bất kỳ nguồn cung cấp tín dụng nào là cách đo lường tốt nhất đối với mức độ tiếp cận tín dụng đó. Cũng do vậy, có các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức như sau: Tài sản thế chấp: Đây là tổng tài sản thuộc sở hữu của nông hộ bao gồm nhà ở, đất canh tác và các loại đất khác. Tài sản này phải có quyền sở hữu hợp pháp và được quy giá tương đương theo Bảng giá đất Số: 09/2017/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tiền Giang công bố ngày 14/4/2017. Đối với các nông hộ, các tài sản thế chấp này là cơ sở quan trọng để các TCTD căn cứ xét duyệt cho vay. Nếu quy mô đất canh tác càng lớn thì nhu cầu về máy móc thiết bị canh tác cũng như nhà xưởng để sơ chế nông sản sau thu hoạch càng được đầu tư hiện đại để tăng giá trị nông phẩm [5], [6]. Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ phản ánh khả năng tiếp cận và am hiểu thông tin TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 45 về tín dụng cũng như các thủ tục về cho vay của các TCTD. Nghiên cứu Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời cho thấy trình độ học vấn có quan hệ tích cực giữa việc tạo thu nhập và trình độ giáo dục [7]. Thu nhập tích lũy: Thu nhập tích lũy ổn định được xem là nguồn thanh toán nợ khả dụng cho các khoản vay ngân hàng. Theo Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính thì thu nhập tích lũy thể hiện tổng thu nhập bình quân tích lũy của hộ trong tháng, được tính bằng tổng thu nhập của cả hộ trừ đi chi phí sinh hoạt tối thiểu cho các thành viên trong hộ [8]. Tổng thu nhập của hộ bao gồm thu nhập nông nghiệp hay thu nhập từ kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp (cày cấy, thu hoạch...), tiền lương khác và thu nhập khác. Chi phí sinh hoạt tối thiểu căn cứ vào mức lương cơ bản do nhà nước quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và nguồn thu nhập này sẽ được các nhân viên của các TCTD thẩm định, hoặc căn cứ vào phương án sử dụng vốn của khách hàng đề nghị vay để dự đoán khả năng thanh toán nợ của hộ nông dân. Thói quen tiết kiệm: Dzadze P. và cộng sự cho thấy thói quen tiết kiệm có ảnh hưởng đến việc TCTD chính thức của hộ gia đình [9]. Theo Chauke và cộng sự thì nghiên cứu tại Ghana về văn hóa tiết kiệm được thực hiện bởi chính quyền địa phương và Bộ Phát triển Nông thôn Ghana thu thập từ 900 người trả lời, trong số những người xin cấp tín dụng thành công cho thấy 58% số người được hỏi có sở hữu tài khoản tiết kiệm trong đó 42% người thì không [6]. Khoảng cách từ nông hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất: Khoảng cách đến TCTD xa sẽ làm tăng chi phí đi lại, nghĩa là làm tăng chi phí và làm giảm tổng thu nhập của nông hộ. Do đó, các nông hộ nếu gần các TCTD thì sẽ có lợi thế hơn do có thể liên hệ với người vay dễ dàng cũng như thuận tiện trong việc các cán bộ tín dụng kiểm tra, thẩm định sau cho vay [9]. Lịch sử tín dụng: Vai trò quan trọng của thông tin về người vay đối với quyết định chấp thuận cho vay của các TCTD cho thấy mức độ tín nhiệm của người xin vay. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay, các TCTD phải nghiên cứu nhiều khía cạnh của người xin vay: mục đích sử dụng tiền vay, khả năng tạo ra thu nhập và khả năng tạo ra đủ tiền mặt từ các nguồn thu nhập và tài sản thuộc sở hữu của nông hộ cũng như lịch sử những lần vay trước của nông hộ. Bertola và cộng sự chỉ ra rằng, trong thực tế, các giao dịch tín dụng trên cơ sở các đặc điểm quan sát được, bên cạnh việc các TCTD sử dụng thông tin thống kê liên quan đến lịch sử khả năng trả nợ của người đi vay [10]. Tham gia vào các tổ chức xã hội: Theo Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính [8], Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương [11] thì khi tham gia vào các tổ chức xã hội ở địa phương như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức đoàn thể khác.. thì hộ nông dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin tín dụng chính thức hơn những hộ khác do các chương trình tài chính vi mô thường được phổ biến thông qua các tổ chức đoàn thể. Trong nghiên cứu này, biến này là biến giả mang giá trị 1 nếu thành viên nông TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 46 hộ có tham gia vào các tổ chức xã hội và mang giá trị 0 nếu không tham gia. Nhu cầu vay: Theo Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính [8] thì thông thường, các hộ nông dân nếu có nhu cầu vay sẽ tìm hiểu các thủ tục vay cũng như các thông tin về lãi suất, thời gian vay, số tiền được vay... của TCTD. Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu do tác giả tổng hợp 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Dựa vào lý thuyết thông tin bất cân xứng [3] và các nghiên cứu của Diagne A. và cộng sự [4], Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính [8], Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương [11], tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến tại bảng 1. Bảng 1: Bảng tóm tắt các biến và dấu kỳ vọng Tên biến Ý nghĩa của biến số Dấu kỳ vọng Tài sản thế chấp (X1) Tổng giá trị tài sản của hộ (triệu đồng). + Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) Số năm đi học của chủ hộ + Thu nhập tích lũy (X3) Tổng thu nhập của cả hộ trừ đi chi phí sinh hoạt tối thiểu cho các thành viên trong hộ (triệu đồng) + Thói quen tiết kiệm (X4) Là biến giả mang giá trị 1 nếu hộ gia đình có gởi tiền tiết kiệm tại bất kỳ TCTD nào trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, và mang giá trị 0 nếu hộ không có tài khoản tiết kiệm. + Khoảng cách từ nông hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất (X5) Biến này thể hiện khoảng cách (km) từ nơi cư trú của hộ gia đình đến tổ chức tín dụng gần nhất mà hộ biết. + Khả năng tiếp cận tín dụng Tài sản thế chấp Trình độ học vấn của chủ hộ Thu nhập tích lũy Thói quen tiết kiệm Khoảng cách từ nông hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất Lịch sử tín dụng Tham gia vào các tổ chức xã hội Nhu cầu vay TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 47 Tên biến Ý nghĩa của biến số Dấu kỳ vọng Lịch sử tín dụng (X6) Là biến giả mang giá trị 1 nếu hộ gia đình có lịch sử tín dụng tốt, và mang giá trị 0 nếu có lịch sử tín dụng xấu. +/- Tham gia vào các tổ chức xã hội (X7) Là biến giả mang giá trị 1 nếu hộ gia đình có tham gia vào các tổ chức xã hội, và mang giá trị 0 nếu không tham gia. + Nhu cầu vay (X8) Là biến giả mang giá trị là 1 nếu nông hộ có nhu cầu vay tại các TCTD chính thức và mang giá trị 0 nếu không có nhu cầu tham gia từ nguồn này. + (Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả) Nghiên cứu này tiếp cận theo mô hình hồi quy Binary Logistic với phần mềm xử lý số liệu SPSS 20. Đây là mô hình phi tuyến tính sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Theo Studenmund (1992) thì phương trình hồi quy như sau: )1/(1()/1( )( bXiaeXiYEPi Trong đó Pi là kỳ vọng xác suất Y=1 (tiếp cận nguồn vốn được tín dụng chính thức) với điều kiện Xi đã xảy ra. Xi là biến độc lập. Hay viết cách khác: bXiaPi))Ln(Pi(1Li (2) Với Li là tỷ số giữa xác suất Y=1 và xác suất Y = 0. Áp dụng phương pháp tuyến tính hoá, mô hình dự kiến được viết thành: Y e e Pi Pi Ln Y 1 ] 1 [ (3) Với: Y= 0 + 1X1 + 2X2+ 3X3+ 4X4+ 5X5+ 6X6+ 7X7+ 8X8+ui (4) Trong đó Y là biến phụ thuộc, trong mô hình này là biến giả (biến dummy) chỉ nhận 2 giá trị 0 và 1, và X1, X2.....X8 là các biến độc lập. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, người thực hiện sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Tiền Giang. Hình thức lấy mẫu phi xác suất thông qua điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vào tháng 5 năm 2019. Các huyện được chọn đại diện bao gồm: huyện Gò Công Tây, Gò Công Ðông, huyện Cái Bè. Mỗi huyện chọn 3 xã đại diện và mỗi xã khảo sát ngẫu nhiên 20 hộ căn cứ vào danh sách do địa phương cung cấp. Tổng số hộ được khảo sát là 225, số phiếu khảo sát thu về đảm bảo đầy đủ thông tin là 200. Các hộ gia đình được (1) TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 48 phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn về các thông tin cần thiết cho nghiên cứu bao gồm: đặc điểm nhân khẩu và kinh tế - xã hội của hộ, như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số nhân khẩu diện tích đất ở và diện tích đất sản xuất có giấy chứng nhận quyền sử dụng, mục đích vay vốn, tổng thu nhập và chi phí sinh hoạt bình quân, tài sản thế chấp, số lần vay vốn, nông hộ có hay không gởi tiết kiệm tại các TCTD, khoảng cách từ hộ đến TCTD gần nhất. Từ thông tin của 200 nông hộ được thu thập, quy mô nông hộ (số nhân khẩu trong hộ) cũng như số lao động bình quân ở mức phổ biến chung ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, giá trị độ lệch chuẩn cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân/năm của nông hộ. Đặc điểm nhân khẩu và kinh tế của hộ được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Kinh tế và nhân khẩu nông hộ TT Chỉ tiêu ĐVT Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Giá trị tài sản năm 2018 Triệu đồng/ hộ 120 1.258 452,5 168,1 2 Thu nhập bình quân/năm Triệu đồng/ hộ 17 342 57,4 43,5 3 Số nhân khẩu Người 1 7 4,7 1,6 4 Số lao động chính Người 1 5 2,7 0,8 (Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 5/2019) 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả hồi quy Theo kết quả kiểm định hệ số tương quan Pearson tại bảng 3 cho thấy, hệ số này giữa biến Thói quen tiết kiệm và Khoảng cách từ nông hộ đến TCTD gần nhấ ... 642 4 ,0000 Model 91,642 4 ,0362 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 20) Qua bảng 6 cho thấy trong 65 trường hợp được dự đoán về việc tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức thì mô hình đã dự đoán đúng 35 trường hợp, tương ứng tỷ lệ là 53,8%. Còn 200 trường hợp được dự đoán về Biến B S.E. Wald df Sig. Nhu cầu vay (X8) ,1853 ,0813 4,086 1 ,039 Tài sản thế chấp (X1) ,1074 ,1377 2,893 1 ,042 Thu nhập tích lũy (X3) ,0029 ,0082 23,143 1 ,000 Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) ,0485 1,399 3,737 1 ,043 Constant -1,0210 2,598 11,618 1 ,001 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 50 khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình thì mô hình đã dự đoán trúng 188 trường hợp, tương ứng với tỷ lệ là 94%, và tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 83,8%. Bảng 6: Kết quả dự báo của mô hình Observed Predicted TCTD % 0 1 Step 1 TCTD 0 30 35 53,8 1 12 188 92,1 Overall Percentage 83,8 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 20) Như vậy, mô hình (6) được lựa chọn do tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Như vậy, mô hình này là mô hình tối ưu trong nghiên cứu này và được sử dụng trong phân tích, nhận xét và đưa ra các khuyến nghị. 4.2. Giải thích kết quả của các hệ số hồi quy Binary Logistic Hệ số hồi quy biến Tài sản thế chấp (X1): Biến Tài sản thế chấp có Sig.= 0,042< 0,05. Do đó, biến này có tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức với độ tin cậy là 95%. Khi Tài sản thế chấp càng cao, cụ thể nếu Tài sản thế chấp (X1) tăng lên 1 đơn vị với điều kiện Nhu cầu vay (X8); Thu nhập tích lũy (X3) và Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) là như nhau thì Log của tỷ lệ xác suất có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và xác suất không có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ tăng thêm 0,1074 đơn vị (lần). Các nghiên cứu của Mohamed K [5], Chauke, P.K và cộng sự [6] và Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính [8] cho thấy biến này cũng có tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Hệ số hồi quy biến Trình độ học vấn của chủ hộ (X2): Trình độ học vấn của chủ hộ có tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, kết quả này phù hợp với kỳ vọng và cũng như kết luận của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời [7]. Khi Thu nhập tích lũy càng cao, cụ thể nếu Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) tăng lên 1 đơn vị với điều kiện Nhu cầu vay (X8); Tài sản thế chấp (X1) và Thu nhập tích lũy (X3) là như nhau thì Log của t tỷ lệ xác suất có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và xác suất không có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ tăng thêm 0,0485 đơn vị (lần). Hệ số hồi quy biến Thu nhập tích lũy: Kết quả thu được của nghiên cứu này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính [8]. Bảng 2 cho thấy biến Thu nhập tích lũy có Sig.= 0,000 < 0,01. Do đó, biến này có tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc là khả năng tiếp cập tín dụng chính thức. Khi Thu nhập tích lũy càng cao, cụ thể nếu Thu nhập tích lũy (X3) tăng lên 1 đơn vị với điều kiện Nhu cầu vay (X8); Tài sản thế chấp (X1) và Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) là như nhau thì Log của t tỷ lệ xác suất có khả năng tiếp cận tín dụng TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 51 chính thức và xác suất không có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ tăng thêm 0,0029 đơn vị (lần). Hệ số hồi quy biến Nhu cầu vay: Biến Nhu cầu vay có Sig.= 0,039 < 0,05. Do đó, biến này có tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc là khả năng tiếp cập tín dụng chính thức với độ tin cậy là 95%. Khi nhu cầu vay tăng cao, cụ thể nếu Nhu cầu vay (X8) tăng lên 1 đơn vị với điều kiện Tài sản thế chấp (X1); Thu nhập tích lũy (X3) và Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) là như nhau thì Log của t tỷ lệ xác suất có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và xác suất không có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ tăng thêm 0,1853 đơn vị (lần). Kết quả của nghiên cứu này đồng nhất với kết quả thu được trong nghiên cứu của Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính [8]. 5. Kết luận và hàm ý quản lý Qua việc nghiên cứu thông qua việc khảo sát 200 hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang, kết quả phân tích hồi qui mô hình Binary Logistic cho thấy có 4 yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, đó là: Trình độ học vấn của chủ hộ, Nhu cầu vay, Tài sản thế chấp và Thu nhập tích lũy và Trình độ học vấn của chủ hộ. Các nhân tố này có tác động tích cực đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các TCTD. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường tín dụng nông thôn như sau: Thứ nhất, cần đa dạng hóa các hình thức thế chấp sẽ làm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Hiện tại, đa phần các TCTD thường căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý cao nhất để cho vay. Tuy nhiên, trong thực tế, tài sản của các nông hộ còn ở các tài sản trên đất canh tác như vườn cây lâu năm, hoa màu đang tác trên đất... Ngoài ra, cần linh hoạt trong tài sản thế chấp và định giá tài sản thế chấp theo giá trị thị trường vì nếu áp theo khung giá của Nhà nước quy định thường thấp hơn rất nhiều, gây thiệt hại cho các hộ nông dân khi họ muốn định giá tài sản thế chấp sát với giá thị trường nhằm có thể vay được nguồn vốn tín dụng cao hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Cần rút ngắn thời gian xét duyệt và giải ngân ngay trong ngày với chính sách kiểm soát sau và áp dụng mức lãi suất hợp lý, đủ bù đắp rủi ro trong cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa, cần phát triển loại hình cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nhằm giúp cho các hộ nông dân đổi mới công nghệ trước và sau khi thu hoạch nhằm đem lại năng suất và chất lượng nông sản cao hơn. Thứ hai, cần nâng cao trình độ của chủ nông hộ, có thể nói một bộ phận nông hộ, nhất là nông hộ ở những vùng chưa phát triển sản xuất hàng hóa, vẫn quen sống tự cấp tự túc nên việc tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng chính thức rất ít. Do đó, để tiếp cận nguồn vốn này cũng như đổi mới cách thức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa là rất khó khăn. Vì thế, phải nâng cao trình độ nhận thức, đổi mới tư duy của các nông hộ để tự họ thấy rằng, muốn giàu lên thì phải cơ cấu lại lao động và ruộng đất, giảm lao động chân tay mà thay vào đó cần đổi mới công nghệ sản xuất, tạo ra sản phẩm nông sản có giá trị thương TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 52 phẩm cao. Điều này cần có sự điều phối của Chính phủ thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân như khuyến khích liên kết bốn nhà; hỗ trợ lãi suất vay vốn trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao khoa học, kỹ thuật và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cũng như vào địa bàn nông thôn tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, các TCTD trên địa bàn tỉnh cần đào tạo đội ngũ các chuyên viên tư vấn tín dụng tại chỗ, nghĩa là phối hợp tổ chức các hoạt động đoàn thể, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các huyện phối hợp với việc tuyên truyền các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp của TCTD góp phần nâng cao nhận thức của các nông hộ. Thứ ba, nâng cao Thu nhập tích lũy của các nông hộ bắt nguồn từ nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. Tại Tiền Giang có hai sản phẩm nông sản nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc và vú sữa Lò Rèn vào top 15 loại nông sản nổi tiếng Việt Nam được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Thật sự đây là niềm tự hào to lớn cho người dân tỉnh Tiền Giang vì đang sở hữu hai thương hiệu trái cây nổi tiếng không những trong nước mà cả trên thế giới. Nhưng hiện nay, các cơ chế chính sách của Tiền Giang chưa có các chính sách phối hợp với các hộ nông dân về việc bao tiêu sản phẩm. Trong trường hợp giá nông sản hạ sâu, người nông dân lỗ nặng thì việc các công ty thu mua nông sản thường chậm trễ thu mua gây nên sự bức xúc đối với các hộ dân. Ngược lại, khi các tổ chức nhà nước tại Tiền Giang ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông sản và chăn nuôi với các nông hộ, nhưng khi nông sản được mùa, chăn nuôi thắng vụ thì các hộ nông dân sẵn sàng hủy bỏ các giao kèo ký kết đối với các công ty bao tiêu, thu mua nông sản. Điều này cho thấy chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, sự kết nối giữa hộ nông dân với các chính sách điều tiết, bao tiêu sản phẩm. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cần có các chương trình như cung cấp con giống, các chế phẩm bảo vệ thực vật hay các loại kháng sinh trong chăn nuôi nhằm kiểm soát được chất lượng đầu ra, đảm bảo sản xuất khép kín nhằm đem lại hiệu quả kinh tế của chuỗi sản xuất đạt cao hơn sản xuất đại trà. Tỉnh nên khuyến khích hỗ trợ các hộ gia đình ứng dụng công nghệ cao gồm: trồng rau thủy canh, rau hữu cơ trong nhà màng; trồng rau hữu cơ và rau theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài trời đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ bản quyền, mã vạch và tem điện tử để truy xuất nguồn gốc là điều cần thiết đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như xoài cát Hòa Lộc và vú sữa Lò Rèn. Cần xây dựng các mô hình khuyến nông theo chuỗi quản trị khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nâng cao trình độ sản xuất, quản lý và xây dựng nhiều mô hình trình diễn cho nông, ngư dân áp dụng. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất như: làm đất, gieo sạ, thu hoạch bằng máy nhằm nâng cao giá trị và sản lượng nông sản, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, tăng thu nhập tích lũy của các nông hộ. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 53 Thứ tư, về Nhu cầu vay của nông hộ, thông qua kết quả khảo sát có thể nói hiện nay nhu cầu vay của các hộ nông dân tại các xã rất lớn tại các xã thuộc ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (chuyên về xoài cát Hòa Lộc) và các huyện Gò Công Tây, Gò Công Ðông. Tuy nhiên, sự tiếp cận các thông tin về thủ tục cho vay ở các TCTD rất hạn chế do sự khó khăn trong khâu tiếp cập nông hộ vì khoảng cách tới các TCTD huyện thuộc tỉnh Tiền Giang là rất lớn. Do đó, các TCTD cần cải thiện các thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, cũng như làm công tác quảng bá các sản phẩm tín dụng đến các nông hộ. Từ đó sẽ góp phần hướng các nông hộ có nhu cầu vay vốn đến các TCTD. Nên xem xét các hình thức thanh toán, trả nợ nhất là các trường hợp thanh toán các khoản nợ tín dụng trước hạn, không nên áp dụng các hình thức lãi phạt hoặc phí phạt trả trước hạn đối với các hộ nông dân. Điều này gây nên tâm lý hoang mang, dè dặt và lo ngại đối với các nông hộ khi phát sinh các nhu cầu vay đối với các TCTD. Đặc biệt, mặt bằng dân trí của các nông hộ tại các huyện, xã của Tiền Giang không cao, từ đó vô tình đẩy các hộ gia đình tiếp cận đến các hình thức tín dụng phi chính thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Thống kê (2019), “Công bố kết quả tổng điều tra dân số năm 2019”, tradanso.vn/cong-bo-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-2019.hlml, (truy cập ngày 19/12/2019) 2. Joanna Ledherwood (2006), Hoạt động ngân hàng bền vững cho người nghèo - Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội 3. Stiglitz, J.E., and A. Weiss (1981), “Credit rationing in markets with imperfect information”, part I, American Economic Review. 71, 393-410 4. Diagne, Aliou, Manfred Zeller, and Manohar Sharma (2000), “Empirical measurements of households’ access to credit and credit constraints in developing countries: Methodological issues and evidence”, IFPRI FCND Discussion, No. 90. Washington, DC: IFPRI 5. Mohamed K (2003), “Access to formal and quasi-formal credit by smallholder farmers and artisanal fishermen: a case study of Zanzibar”, Tanzania: Mkuki na Nyota Publishers, ISBN 9987-686-75-3 6. Chauke, P.K., and Anim, F.D.K (2013), “Predicting Access to Credit by Smallholder Irrigation Farmers: A logistic Regression Approach”, J Hum Ecol, 42 (3): 195-202 (2013) 7. Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 27 (2013), tr. 17-24 8. Nguyễn Nhan Như Ngọc và Phạm Đức Chính (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh An Giang”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 18. Số Q1, tr. 28-39 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 54 9. Dzadze P., Osei Mensah J., Aidoo R. and Nurah G. K (2012), “Factors determining access to formal credit in Ghana: A case study of smallholder farmers in the AburaAsebu Kwamankese district of central region of Ghana”, Journal of Development and Agricultural Economics. Vol. 4(14), pp. 416-423 10. Duy V.Q (2012), “Determinants of household access to formal cerdit in the rural areas of the Making Delta, Viet Nam”, MPRA paper No.38202 11. Bertola, G. Disney, R. & Grant, C. (2006), “The Economics of Consumer Credit Demand and Supply”, The MIT Press Cambridge, Massachusetts London, England 12. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống kê, Hà Nội FACTORS AFFECTING ACCESS TO FORMAL CREDIT BY SMALLHOLDER FARMERS IN TIEN GIANG PROVINCE ABTRACT Tien Giang is a province in the Mekong Delta, with a quite favorable socio- political geographic location adjacent to Ho Chi Minh City and the Southeast. It is also the southern key economic region in agricultural production in which the household economy is one of the leading economic potentials. Therefore, to promote agricultural production, credit capital is a very important resource that allows farmers to expand production activities or apply new technologies. This study aims to identify factors affecting the access to credit of 200 farmer households in Tien Giang. The research results show that there are 4 factors affecting access to credit: (1) Loan demand (X8); (2) Collateral (X1); (3) Cumulative income (X3) and (4) Educational attainment of the head of household (X2), in which the demand for loan has the greatest impact, with Binary logistic regression analysis. From the research results, the article also gives some recommendations to the People's Committee of Tien Giang Province and credit institutions in the area. Keywords: Fomal credit, smallholder, Binary logictic, Tien Giang (Received: 1/10/2019, Revised: 17/10/2019, Accepted for publication: 25/10/2019)
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_kha_nang_tiep_can_tin_dung_cua_ho.pdf