Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
TÓM TẮT
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, cải thiện hiệu
quả tài chính luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp để điều hành kinh doanh ổn định và phát
triển bền vững. Để đo lường hiệu quả tài chính, các chỉ số về lợi nhuận được sử dụng phổ biến
như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Chúng tôi đã
thực hiện tổng quan tài liệu và nhận thấy: đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính là
một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên,
đã có một số nghiên cứu cho kết quả khác nhau, cho thấy có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các
nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau
hoặc các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động của các nhân tố đến hiệu
quả tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai
đoạn từ 2013-2017. Các nhân tố bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô công ty, tốc độ
tăng trưởng, thời gian hoạt động của doanh nghiệp và tính thanh khoản. Bằng phương pháp xử
lý dữ liệu bảng, mô hình FEM được tìm thấy phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu. Trong nghiên
cứu này, biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) được sử dụng để đo lường hiệu quả tài chính của
các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô công ty và tốc
độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Trong khi đó,
tính thanh khoản có tác động cùng chiều. Nhưng, không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa
ROA và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô và thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh
hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính công ty. Phát hiện của bài nghiên cứu sẽ giúp chỉ ra các
biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên HNX.
Từ khoá: Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, thời gian hoạt động,
tính thanh khoản, hiệu quả tài chính
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế- Luật, ĐHQG.HCM, Việt Nam Liên hệ Hồ Xuân Thủy, Trường Đại học Kinh tế- Luật, ĐHQG.HCM, Việt Nam Email: hoxuanthuy@uel.edu.vn Lịch sử Ngày nhận: 19/3/2020 Ngày chấp nhận: 5/5/2020 Ngày đăng: 11/9/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i3.663 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Hồ Xuân Thủy*, Đinh LêMinh Hiếu, Dzoãn Khoa Danh, Phạm Phú Thành Đạt, Nguyễn Hồng Ngọc, PhạmNhư Ngọc Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, cải thiện hiệu quả tài chính luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp để điều hành kinh doanh ổn định và phát triển bền vững. Để đo lường hiệu quả tài chính, các chỉ số về lợi nhuận được sử dụng phổ biến như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)... Chúng tôi đã thực hiện tổng quan tài liệu và nhận thấy: đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu cho kết quả khác nhau, cho thấy có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau hoặc các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ 2013-2017. Các nhân tố bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, thời gian hoạt động của doanh nghiệp và tính thanh khoản. Bằng phương pháp xử lý dữ liệu bảng, mô hình FEM được tìm thấy phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) được sử dụng để đo lường hiệu quả tài chính của các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Trong khi đó, tính thanh khoản có tác động cùng chiều. Nhưng, không cómối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ROA và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô và thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính công ty. Phát hiện của bài nghiên cứu sẽ giúp chỉ ra các biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên HNX. Từ khoá: Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, thời gian hoạt động, tính thanh khoản, hiệu quả tài chính GIỚI THIỆU Trong 10 năm trở lại đây, hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (DN) đã được nhiều nghiên cứu quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thước đo khác nhau để đo lường hiệu quả tài chính như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS). Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cũng khá đa dạng. Chẳng hạn, các nghiên cứu Abor (2008)1, Pouraghajan et al (2012)2, Gatsi et al (2013)3đã chỉ ra tác động của quymôDN đến hiệu quả tài chính DN. Nghiên cứu của Amidu (2007) 4, Pouraghajan et al (2012) 2 đưa ra kết luận vềmối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả tài chính của DN. Durah et al (2016) 5, Al-Qadi & Khanji (2018)6 nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản và hiệu quả tài chính của công ty đã đưa ra thêmmột giả thuyết bên cạnh giả thuyết về sự tăng trưởng củaDN... Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện không đồng nhất. Abor (2008)1, Gatsi et al (2013)3 khẳng định quymôDN tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính DN. Trái lại, kết luận từ nghiên cứu của Pitulice et al (2018) 7 cho rằng quymô không tác động đến hiệu quả tài chính. Hay, nghiên cứu Pouraghajan et al (2012)2 khẳng định tốc độ tăng trưởng tương quan cùng chiều với hiệu quả tài chính nhưng với nghiên cứu của Makman & Gartner (2003) 8 đã đưa ra kết quả là không tác động... Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán trong những năm gần đây dần được phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2008, kinh tế Việt Nam bước vào chu kỳ tăng trưởng cao và ổn định đã giúp cho thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường cũng có sự phân hóamạnhmẽ về giá vàmức độ tăng trưởng đối với từng mã cổ phiếu, từng ngành khác nhau. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân mà chúng ta có thể phân thành hai nhóm do yếu tố bên Trích dẫn bài báo này: Thủy H X, Hiếu D L M, Danh D K, Đạt P P T, Ngọc N H, Ngọc P N. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(3):948-963. 948 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 ngoài và yếu tố bên trong. Các yếu tố bên ngoài: tình hình kinh tế vĩ mô, yếu tố đặc thù ngành,; các yếu tố bên trong như: hiệu quả tài chính, triển vọng tăng trưởng,Trong đó, hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc định giá công ty. Vì vậy, nhiều nghiên cứu của Việt Nam cũng tập trung nghiên cứu về hiệu quả tài chính 9–12. Dù vậy, các nghiên cứu trước đây của Việt Nam hầu hết tập trung vào Sàn giao dịch chứng khoán Thành phốHồChíMinh (HOSE)mà ít có những nghiên cứu nào về HNX. Do đó, mục đích của bài nghiên cứu này là xây dựng và kiểm định mô hình để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên HNX. Từ đó, đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tài chính DN. TỔNGQUAN Các nghiên cứu nước ngoài Abor (2008)1, Pouraghajan et al (2012) 2, Gatsi et al (2013)3, Manh Dung Tran et al (2019) 13 đã khẳng định tác động của quymôDN đến hiệu quả tài chính. Đa số quan điểm của các tác giả đều đồng nhất rằng DN có quy mô càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao. Ngoài ra, Rohaya et al (2010)14, Gatsi et al (2013)3, Pitulice et al (2018)7 cho rằng có mối tương quan nghịch giữa thuế thu nhập DN và hiệu quả tài chính khi thực hiện nghiên cứu tác động của thuế đối với các quyết định tài chính của công ty. Bên cạnh sự đồng nhất trong các nghiên cứu, nhân tố thời gian hoạt động củaDNcũng được các nghiên cứu kiểm định mối quan hệ với hiệu quả tài chính, nhưng vẫn tồn tại 2 quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Makman&Gartner (2003)8, Abor (2008)1, Gatsi et al (2013)3cho rằng DN có thời gian hoạt động càng lâu thì hiệu quả tài chính càng tăng. Ngược lại, nghiên cứu của Pouraghajan et al (2012) 2khám phá tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran, với mẫu chọn là 400 công ty niêm yết đã cho kết quả thời gian hoạt động không có mối liên hệ ý nghĩa với hiệu quả tài chính. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của DN cũng là một trong những nhân tố có quan hệ với hiệu quả tài chính và cũng có nhiều kết luận trái chiều. Gatsi et al (2013)3 bằng phương pháp hồi quy thực hiện nghiên cứu với 10 công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana trong khoảng thời gian từ 2005-2012 cho thấy sự tăng trưởng của các công ty sản xuất có một mối quan hệ tích cực với hiệu quả tài chính. Nhưng kết luận ngược lại được cung cấp bởi Park (2011) 15, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của các DN trong lĩnh vực nhà hàng, chạy hồi quymẫu bằng phương pháp GMMđã khẳng định tăng trưởng có tác động ngược chiều đối với lợi nhuận của công ty. Davidsson et al (2009)16 cũng gần như đồng quan điểm khi cho rằng những DN kiếm được lợi nhuận nhưng có tốc độ tăng trưởng thấp thì có cơ hội tốt hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hơn và gia tăng lợi nhuận. Tăng trưởng đã được coi là một yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh bền vững cùng với sự gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó, nghiên cứu của Makman & Gartner (2003) 8 lại cho rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp không có tác động đối với lợi nhuận của công ty. Tương tự, Manh Dung Tran et al (2019)13, sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 269 công ty niêm yết lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thực hiện chạy mô hình hồi quy phân vị và OLS để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu khẳng định tốc độ tăng trưởng không có tác động đến hiệu quả tài chính. Một số nghiên cứu khác cũng kiểmđịnh thêmnhân tố tính thanh khoản trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Durrah et al (2016) 5 thực hiện nghiên cứu để kiểmđịnhmối quan hệ giữa tỷ số thanh khoản và các chỉ số về hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ngành công nghiệp thực phẩm trong giai đoạn từ 2012-2014. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có mối tương quan thuận chiều giữa tỷ số thanh khoản và ROA. Các nghiên cứu của Irawan & Faturohman (2015)17, Al-Qadi & Khanji (2018) 6 cũng đồng quan điểm. Trái lại, kết quả nghiên cứu của Manh Dung Tran et al (2019)13 thì cho thấy giữa khả năng thanh khoảnngắnhạn và hiệu quả tài chínhDNcómối quan hệ ngược chiều. Trong khi đó, Gatsi et al (2013) 3 nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản và hiệu quả tài chính của công ty lại cho kết quả giữa tính thanh khoản và hiệu quả tài chính không tồn tại mối quan hệ tương quan. Các nghiên cứu ở Việt Nam Kế thừa nghiên cứu của nước ngoài, các nghiên cứu của VN cũng quan tâm nhiều đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. Dựa trên lý thuyết “Lợi thế kinh tế nhờ quy mô”, Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011)18 tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh với quy mô của các DN ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Kết quả nghiên cứu khẳng định biến quy mô DN không có ý nghĩa thống kê, tác giả giải thích điều này do các DN có quy mô lớn thì lợi nhuận tăng nhưng phần tăng lại không đủ lớn để khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải (2015) 11 đã thực hiện phân tích 112 DN 949 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 niêm yết trong giai đoạn 2009- 2014 cũng cho kết quả biến quy mô DN không có ý nghĩa thống kê. Cũng là nghiên cứu trong ngành xây dựng và cũng sử dụng lý thuyết “Lợi thế kinh tế nhờ quy mô”, Võ Thị Tuyết Hằng (2015)10 đã mở rộng phạm vi từ 40 DN lên 107 DN ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quymôDN càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao, điều này phù hợp với lý thuyết “Lợi thế kinh tế nhờ quy mô”, các DN có quy mô lớn thì càng phát huy tốt hiệu qủa tài sản qua đó tăng được tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, NgôThịQuyên (2015) 9 dựa trên lý thuyết “Lựa chọn” cho kết quả trái ngược. Nghiên cứu này kiểm định nhân tố quymôDNảnh hưởng đến hiệu quả tài chính dựa trên số liệu 230 công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE. Kết quả hồi quy bội chỉ ra rằng quy mô công ty có tác động ngược chiều đối với hiệu qủa tài chính. Nghiên cứu khác của Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) 12 thì cho kết quả song đôi. Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh của 180 DN phi tài chính niêm yết trên Sàn HOSE giai đoạn 2011 đến 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô DN chỉ có ý nghĩa đối với ROE và không có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Ngoài nhân tố quy mô, các nghiên cứu cũng xác định được các nhân tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính DN.Thời gian hoạt động DN càng cao thì hiệu quả tài chính càng cao được khẳng định qua nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải (2015) 11, Quan Minh Nhựt (2014) 19 khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 58 DN bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016)12 đưa ra hoàn toàn trái ngược, thời gian hoạt động của DN có mối tương quan ngược chiều ở cả hai mô hình hồi quy ROA và ROE. Hơn nữa, trong mô hình của các nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu còn khẳng định tốc độ tăng trưởng của DN tác động tích cực đến hiệu quả tài chính10,12. Hay, khả năng thanh toán không có tác động đến hiệu quả tài chính 9. Như vậy có thể nhận thấy, có khá nhiều nghiên cứu thực hiện để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính DN trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này vẫn còn một số điểm cần phải bàn luận thêm. Cụ thể, kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện là không đồng nhất, có những nhân tố tác động ởnghiên cứunày thì lại không tác độnghoặc cóhướng tác động ngược lại, hoặc chiều hướng tác động mạnh yếu của các nhân tố cũng khác nhau. Thêm nữa, các nghiên cứu thực hiện thường gắn với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của từng quốc gia, cho nên khó có thể đưa ra các kết luận cho tất cả các quốc gia. Hơn nữa, các nghiên cứu ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở sànHOSE, hoặc nghiên cứu thực hiện ở cả hai sàn HOSE và HNX thì lại tập trung vào một ngành nhất định (bất động sản, xây dựng), trong khi đó hai sàn có những đặc điểm khác nhau và số liệu phân tích các giai đoạn cũng khác nhau. Vì vậy, nhu cầu nghiên cứu bổ sung cho các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính vẫn rất cần thiết ở các khía cạnh cơ sở lý thuyết, phạm vi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Do đó, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi khái quát cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính và những nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính, sử dụngdữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HNX để thực hiện kiểm địnhmô hình nghiên cứu và đối chiếu, bàn luận với kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện. CÁC LÝ THUYẾT NỀN ĐƯỢC ÁP DỤNGĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNGĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DN Lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quymô Lý thuyết này xuất phát từ Adam Smith với ý tưởng mongmuốn thu được lợi nhuận sản suất lớn hơn nhờ phân công lao động. Việc giảm chi phí bình quân và chi phí cận biên kéo dài do sự gia tăng quy mô một đơn vị vận hành như một nhà máy. Tính kinh tế về quy mô có thể là trong nội bộ một tổ chức (giảm chi phí do các yếu tố công nghệ và quản lý) hoặc bên ngoài (giảm chi phí do hiệu quả của công nghệ trong ngành). Trong quá trình sản xuất, DN luôn có một lượng chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay. Vì vậy, khi sản lượng tăng, DN sẽ đạt được lợi thế nhờ quymô vì những chi phí cố định này có thể được chia cho nhiều đơn vị sản lượng hơn nên làm giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Do tính chuyên môn hóa ... hiện công tác kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng: DN cần phải thực hiện việc lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, đúng quy định của Bộ Tài chính. Đối với cơ quan nhà nước Thứnhất, đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và một cửa liên thông trong các ngành, các cấp chính quyền. Chấp hành đúng quy định về thời gian, thời hạn khi giải quyết những khó khăn, vướngmắc cho người nộp thuế. Chấp hành đúng kỷ cương, kỷ luật nội ngành, những tiêu chuẩn cần xây, những điều cần chống. Xoá bỏ kịp thời những quy định không cần thiết, mẫu hoá thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ, thủ tục có nhu cầu trong giải quyết công việc. 957 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 Thứ hai, khuyến khích đổi mới ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất: động viên doanh nghiêp cải tiến và đổi mới thiết bị máy móc hiện đại, hỗ trợ ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, liên kết với các cơ quan nghiên cứu chuyển giao các thành tựu khoa học. Thứ ba, Nhà nước xem xét lại khuôn khổ của chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm giảm lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, giảm lãi suất, ngăn chặn cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường chứng khoán, đảm bảo hệ thống ngân hàng an toàn và vững chắc; bình ổn giá những mặt hàng quan trọng, ngăn chặn tăng giá độc quyền. Thứ tư, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến các văn bản pháp luật tại các DN. Cập nhật kiến thức định kỳ cho người làm công tác kế toán. Nên tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo chuyên sâu về thuế TNDN và cập nhật kịp thời chuẩnmực quốc tế cho người làm kế toán để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới. Đưa ra những quy định cụ thể bắt buộc về việc kiểm toán đối với các công ty có quy mô lớn hoặc cả với những công ty có quy mô vừa và nhỏ để nâng cao chất lượng thông tin Báo cáo tài chính. KẾT LUẬN Bằng phương pháp định lượng trong mô hình hồi qui bội thông qua phân tích dữ liệu từ 180 công ty niêm yết phi tài chính trên HNX trong giai đoạn từ 2013- 2017, nhóm tác giả đã chứng minh được mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả tài chính của DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: thuế TNDN, tăng trưởng công ty, tính thanh khoản và quy mô công ty. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là thuế thu nhập DN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng đã đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và với các DN nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các DN trên HNX thông qua các biện pháp tác động lên tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, quy mô DN và các chính sách về thuế TNDN. DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FEM: Fixed effects modal FGLS: Feasible Generalized Least. Squares GMM: Generalized Method of Moments HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hổ Chí Minh OLS: Ordinary least squares POLS: Pooled ordinary least squares REM : Random Effects Model R&D: Research & development ROA: Return on assets ROE: Return on equity ROS: Return on sales DN: Doanh nghiệp TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TUYÊN BỐ XUNGĐỘT Nhóm tác giả xin camđoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ Toàn bộ nội dung bài viết do nhóm tác giả thực hiện, cụ thể như sau: • Hồ Xuân Thủy: xác định định hướng nghiên cứu, hệ thống tất cả tài liệu liên quan đến đề tài, xác định và biện luận phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, chịu trách nhiệm viết chính. • Đinh LêMinhHiếu: thu thập tài liệu tham khảo và lược khảo tổng quan • Dzoãn Khoa Danh: phụ trách thu thập và xử lý dữ liệu • Phạm Phú Thành Đạt & Nguyễn Hồng Ngọc: phụ trách nội dung cơ sở lý thuyết • Phạm Như Ngọc: phụ trách các nội dung về gợi ý chính sách. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Abor J. Determinants of the Capital Structure of Ghanaian Firms. AERCResearchAfrican EconomicResearchConsortium, Nairobi. 2008;p. 176. 2. Pouraghajan A, Malekian E, Emamgholipour M, Lotfollahpour V, Bagheri MM. The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange. International Journal of Business and Commerce. 2012;1(9):166–181. 3. Gatsi JG, Gadzo SG, Kportorgbi HK. The Effect of Corporate In- come Tax on Financial Performance of Listed Manufacturing Firms in Ghana. Research Journal of Finance and Accounting. 2013;4(15):118–124. 4. Amidu M. Determinants of Capital Structure of Banks in Ghana: An Empirical Approach. Baltic Journal of Manage- ment. 2007;2(1):67–79. Available from: https://doi.org/10. 1108/17465260710720255. 5. Durrah O, Abdul Aziz Abdul Rahman AAA, Jamil S.A, Nour Aldeen Ghafeer NA. Exploring the Relationship between Liq- uidity Ratios and Indicators of Financial Performance: An An- alytical Study on Food Industrial Companies Listed in Amman Bursa. International Journal of Economics and Financial Is- sues. 2016;6(2):435–441. 6. Al-Qadi AS, Khanji IM. Relationship Between Liquidity and Profitability: An Empirical Study of Trade Service Sector in Jordan. Research Journal of Finance and Accounting. 2018;9(7):153–157. 958 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 Bảng 9: Kết quả ước lượng hồi quy với POLS . regress ROAThueTNDN TinhTK TangTruong QuyMo TuoiCty Source df MS Number of obs = 900 F (5, 894) = 15,36 Prob > F = 0,0000 1. R- Adj R-squared = 0,0740 RootMSE = ,05424 Model ,225919584 5 ,04518917 Residual 2.63001781 894 ,002941854 Total 2.8559374 899 ,003176794 ROA Coef. Std. Err. t p > | t | [95% Conf. Interval] ThueTNDN -,0324883 ,0076601 -4,24 0,000 -,0475221 -,0174544 TinhTK ,0024769 ,0008293 2,99 0,003 ,0008492 ,0041046 TangTruong -,0053922 ,0036183 -1,49 0,137 -,0124935 ,0017091 QuyMo -,0069524 ,0014009 -4,96 0,000 -,0097018 -,004203 TuoiCty ,0005976 ,0005157 1,16 0,247 -,0004146 ,0016098 _cons ,2484179 ,0391326 6,35 0,000 ,1716155 ,3252203 Bảng 10: Kết quả ước lượng hồi quy với FEM . xtreg ROAThueTNDN TinhTK TangTruong QuyMo TuoiCty, fe Fixed-effects (within) regression Group variable: macty R-sq: within = 0,0289 between = 0,0699 overall = 0,0580 Number of obs = 900 Number of groups = 180 Obs per group: min = 5 avg = 5.0 max = 5 F (5, 715) = 4,25 Prob > F = 0,0008 ROA Coef. Std. Err. t p > | t | [95% Conf. Interval] ThueTNDN -,001001 ,0053761 -0,19 0,852 - ,0115559 ,0095539 TinhTK ,0028986 ,0009086 3,19 0,001 ,0011148 ,0046824 TangTruong - ,0007534 ,0028358 -0,27 0,791 - ,0063209 ,0048141 QuyMo - .0124769 ,005133 -2,43 0,015 - ,0225544 -,0023994 TuoiCty ,0010623 ,0009279 1,14 0,253 - ,0007594 ,0028839 _cons ,3793374 ,1295063 2,93 0,004 ,1250793 ,6335954 sigma_u ,04751873 sigma_e ,03193375 rho ,68888692 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i=0 F(179, 715) = 10,44 Prob > F = 0,0000 959 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 Bảng 11: Kết quả ước lượng hồi quy với REM . xtreg ROAThueTNDN TinhTK TangTruong QuyMo TuoiCty, re Random-effects GLS regression Group variable: macty R-sq: within = 0,0267 between = 0,0787 overall = 0,0650 Number of obs = 900 Number of groups = 180 Obs per group: min = 5 avg = 5.0 max = 5 Wald chi2 (5) = 35,35 Prob > chi2 = 0,0000 ROA Coef. Std. Err. t p > | z | [95% Conf. Interval] ThueTNDN - ,0052833 ,0053009 -1,00 0,319 - ,0156729 ,0051063 TinhTK ,002774 ,0008159 3,40 0,001 ,0011748 ,0043733 TangTruong - ,0024286 ,0025487 -0,95 0,341 - ,0074239 ,0025668 QuyMo - ,0076001 ,0021942 -3,46 0,001 - ,0119007 -,0032995 TuoiCty ,0005714 ,0006252 0,91 0,361 - ,0006539 ,0017967 _cons ,2580488 ,0578106 4,46 0,000 ,1447421 ,3713555 sigma_u ,04280476 sigma_e ,03193375 rho ,64244032 (fraction of variance due to u_i) Bảng 12: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Lagrange . xttest0 Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects ROA [macy,t] = Xb + u[macty] + e[macty, t] Estimated results: Var sd=sqrt(Var) ROA ,0031768 ,0563631 e ,0010198 ,0319338 u ,0018322 ,0428048 Test: Var(u) = 0 Chibar2(01) = 726,33 Prob > chibar2 = 0,0000 960 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(3):948-962 Bảng 13: Kết quả kiểm định Hausman —- Coefficients —— (b) Fixed (B) Random (b-B) Difference sqrt(diag(V_b-V_B) S.E. ThueTNDN -,001001 -,0052833 ,0042823 ,0008962 TinhTK ,0028986 ,002774 ,0001246 ,0003996 TangTruong -,0007534 -,0024286 ,0016752 ,0012434 QuyMo -,0124769 -,0076001 -,0048767 ,0046403 TuoiCty ,0010623 ,0005714 ,0004909 ,0006856 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha; efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(5) = (b-B)’ [(V_b-V_B)^(-1)] (b-B) = 27,84 Prob>chi2 = 0,0000 7. Pitulice IC, S, tefănescu A, Mînzu VG. The impact of income tax over financial performance of companies listed on the Bucharest Stock Exchange. Accounting andManagement In- formation Systems. 2018;17(4):626–640. Available from: https: //doi.org/10.24818/jamis.2018.04006. 8. Makman G, Gartner W. Is extraordinary growth profiable? A study of Inc. 500 high-growth companies. Entrepreneurship: Theory and Practice. 2003;27(1):65 –75. Available from: https: //doi.org/10.1111/1540-8520.t01-2-00004. 9. Thủy CTT, Huyền NT, Quyên NT. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổphầnphi tài chínhniêmyết trên Sởgiaodịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 2015;215:59–66. 10. Hằng VTT. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các DN xây dựng niêm yết trên Sàn chứng khoản Việt Nam [Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh]. Trường Đại học Đà Nẵng. 2015;. 11. Khải NQ. Những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của DN niêm yết tại Việt Nam [Luận văn thạc sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 2015;. 12. Phượng HTT. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết. Tap chí Tài chính. 2016;p. 47–50. 13. Tran MD, Dang NH, Vu TTV, Hoang TVH, Pham QT. De- terminants influencing financial performance of listed firms: Quantile regression approach. Asian Economic and Financial Review. 2019;9(1):78–90. Available from: https://doi.org/10. 18488/journal.aefr.2019.91.78.90. 14. Rohaya MN, NurSyazwani MF, Nor’Azam M. Corporate Tax Planning: A Study on Corporate Effective Tax Rates of Malaysian Listed Companies. International Journal of Trade, Economics and Finance. 2010;1(2):1–5. Available from: https: //doi.org/10.7763/IJTEF.2010.V1.34. 15. Park K. Inter- relationship between firm growth and prof- itability. International journal of hospitality management. 2011;30(4):1027–1035. Available from: https://doi.org/10. 1016/j.ijhm.2011.03.009. 16. Davidsson P, Steffens P, Fitzsimmons JR. Growing profitable or growing from profits: Putting the horse in front of the cart? Journal of business venturing. 2009;24(4):388–406. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jbusvent.2008.04.003. 17. Irawan A, Faturohman T. A. Study of liquidity and profitability relationship: Evidence from Indonesian capital market. Pro- ceedings of 31st The IIER International Conference, Bangkok, Thailand, 2nd. 2015;p. 64. 18. Ngọc DDT. Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [Luận văn thạc sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 2011;. 19. NhựtQM. Phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động của các DN bất động sản đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Khoa học, trường Đại học Cần Thơ. 2014;33(2014):65–71. 20. Akakpo VKA. Principles, Concepts and Practice of Taxation. 3rd ed, Accra: BlackMask Ltd. 2009;. 21. Abbasi A, Malik QA. Firms’ size moderating financial per- formance in groing firms: An empirical evidence from Pak- istan. International Journal of Economics and Financial Issues. 2015;5(2):334–339. 961 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(3):948-962 Open Access Full Text Article Research Article University of Economics and Law, VNU-HCM Correspondence Ho Xuan Thuy, University of Economics and Law, VNU-HCM Email: hoxuanthuy@uel.edu.vn History Received: 19/3/2020 Accepted: 5/5/2020 Published: 11/9/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i3.663 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. The factors affect financial performance of companies listed on Hanoi stock exchange Ho Xuan Thuy*, Dinh LeMinh Hieu, Dzoan Khoa Danh, Pham Phu Thanh Dat, Nguyen Hong Ngoc, PhamNhu Ngoc Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT Profit maximization is an important goal of any business entities, lead to big concern about how to improve financial performance so as to run businesses in a stability and sustainability. Furthermore, in measuring financial performance, several profitability indicators are widely in use as return on assets (ROA), return on equity (ROE)... We did conduct literature reviews and conclude: evaluating the impact of factors on entity financial performance is such an essential topic which has drawn the attention of researchers all over the world and yet Vietnam. However, many studies gave dissimilar results, which indicates there might be differences in nature of the relationship, or factors affiliation in enterprises of different sectors or different countries. This study aims to determine the effect of factors on the financial performance of companies listed on the Hanoi Stock Exchange (HNX) from 2013-2017. The factors include corporate income tax, firms'size, growth of the firm, age of the firm and liquidity. The study used panel data methodology, the FEM model was found to be consistent with data. In this study, variables of return on assets (ROA) used tomeasure the financial performance of companies.The research revealed that corporate income tax, firms'size and growth of the firm show a significant negative relationship with financial performance. On the other hand, there is a significant positive relationship between liquidity and financial performance. But, the relationship between ROAwith the firm age is not significant. Firms' size and corporate income tax have the greatest influence on financial of companies. The findings of the study will improve the financial performance of companies listed on the HNX. Key words: Corporate income tax, firms' size, growth, age, liquidity, financial performance Cite this article : Thuy H X, Hieu D L M, Danh D K, Dat P P T, Ngoc N H, Ngoc P N. The factors affect financial performance of companies listed on Hanoi stock exchange. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(3):948-962. 962
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_tai_chinh_cua_cac_cong_ty.pdf