Các giải pháp cho các trường THCS, THPT trong việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia - Dương Thị Kim Liên

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Mục tiêu hướng tới của các trường phổ thông hiện nay là xây dựng nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia để có điều kiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Thông qua xây dựng trường chuẩn quốc gia, tổ chức nhà trường được củng cố; các hoạt động quản lý, hoạt động chuyên môn và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể từng bước được nâng cao chất lượng, hiệu quả.

 

doc 10 trang phuongnguyen 10600
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp cho các trường THCS, THPT trong việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia - Dương Thị Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giải pháp cho các trường THCS, THPT trong việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia - Dương Thị Kim Liên

Các giải pháp cho các trường THCS, THPT trong việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia - Dương Thị Kim Liên
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
––––––––––––––––––––––––––
 Mã số: .............................
CÁC GIẢI PHÁP CHO CÁC TRƯỜNG THCS, THPT TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ CỦA TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
	Người thực hiện: DƯƠNG THỊ KIM LIÊN
 Đơn vị: PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
	Lĩnh vực nghiên cứu: 	
	Quản lý giáo dục 	x 
	Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 1
	Phương pháp giáo dục 	1
	Lĩnh vực khác: 1
	Có đính kèm:
 1 Mô hình	1 Phần mềm	1 Phim ảnh	 1 Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên:	Dương Thị Kim Liên	
Ngày tháng năm sinh:	14/04/1970
Nam, nữ:	Nữ	
Địa chỉ: 14 E3, Kp 6, P. Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai.	
Điện thoại: 0613843290 (CQ)/	(NR); ĐTDĐ: 0919684929
Fax:	E-mail: kimliensgd@gmail.com
Chức vụ: Chuyên viên	
Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục Trung học
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị: Cử nhân
Năm nhận bằng: 1991, 2007	
Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Lịch sử, Cử nhân Giáo dục chính trị.
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy và quản lí chuyên môn	
	Số năm có kinh nghiệm:	21 năm	
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
+ Biên soạn chương trình sách giáo khoa lịch sử địa phương bậc THCS;
+ Biên soạn chương trình sách giáo viên lịch sử địa phương bậc THCS.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Mục tiêu hướng tới của các trường phổ thông hiện nay là xây dựng nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia để có điều kiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Thông qua xây dựng trường chuẩn quốc gia, tổ chức nhà trường được củng cố; các hoạt động quản lý, hoạt động chuyên môn và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể từng bước được nâng cao chất lượng, hiệu quả.
	 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 
 Chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo được nâng lên; tỷ lệ học sinh yếu, kém, lưu ban, bỏ học giảm đáng kể; các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
	Thông qua phát triển trường chuẩn quốc gia các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh đã từng bước được mở rộng và hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phục vụ dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
	 Phát triển trường chuẩn quốc gia đã góp phần tăng cường gắn kết mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, góp phần huy động các nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường. 
 Để đạt được trường chuẩn quốc gia phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn theo đúng quy chế. Tuy nhiên, trong quá trình đi kiểm tra các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2011 - 2012, đoàn kiểm tra nhận thấy các đơn vị trường học trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp một số vướng mắc về việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học đạt theo đúng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
 Trước thực tế đó, đoàn kiểm tra đã đưa ra những giải pháp để tư vấn trực tiếp cho Hội đồng sư phạm nhà trường hoặc sau khi kiểm tra kĩ thuât (kiểm tra lần1), Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn chỉ đạo nhà trường, các cấp, các ban ngành của địa phương hỗ trợ tạo điều kiện cho nhà trường tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, bổ sung những mặt còn thiếu sót so với yêu cầu của 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Sau một thời gian khắc phục, giải quyết những mặt còn tồn tại, các trường có báo cáo về Sở, Sở thành lập đoàn kiểm tra để chính thức công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. 
 II. NỘI DUNG: 
1. Cơ sở lí luận:
Từ năm 1997 Bộ GD&ĐT bắt đầu ban hành Quyết định v/v ban hành Quy chế công nhận trường học chuẩn quốc gia (Quyết định số 1366/1997/GD-ĐT đối với trường tiểu học, Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT đối với trường mầm non, Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT đối với trường trung học) và từ cuối 2005 đến nay, Bộ GD&ĐT ban hành các Quyết định, Thông tư, Quy chế công nhận trường học chuẩn quốc gia thay thế cho phù hợp với yêu cầu mới (Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT đối với trường tiểu học, Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/07/2008 đối với trường mầm non, Thông tư số 06 /2010/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia). 
	Ngày 02/4/2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai có Kế hoạch số 141/KH-TU về thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 Khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
 Theo quy định, một trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn, gồm: Tổ chức quản lý nhà trường; Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; Chất lượng giáo dục; Cơ sở vật chất và thiết bị; Công tác xã hội hoá giáo dục. Có thể nói một trường học đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia không những là trường học có đầy đủ các điều kiện cho hoạt động dạy học, đạt yêu cầu về chất lượng giáo dục mà còn là điều kiện vững chắc để xây dựng một nền giáo dục phát triển trong tương lai ngang bằng với nền giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, quyết tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng dạy và học đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2010 – 2020.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thuận lợi:
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định, văn bản hướng dẫn thống nhất việc công nhận trường chuẩn quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi làm căn cứ xem xét, đề nghị công nhận trường chuẩn cũng như đầu tư thêm để công nhận trường chuẩn.
 Có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh và nhất là một số địa phương đã đưa chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
 Có sự nỗ lực tham mưu của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo trong định hướng phát triển cũng như tổ chức triển khai công nhận trường chuẩn quốc gia.
 b. Khó khăn:
 - Nhiều trường học bậc THCS, THPT khi xây dựng trường chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất không phù hợp so với quy định chuẩn (diện tích đất trên đầu học sinh thiếu, các phòng chức năng diện tích không đủ, trang thiết bị chưa được trang bị đầy đủ) đòi hỏi phải có sự cải tạo, nâng cấp để đáp ứng đúng quy cách trường chuẩn quốc gia.
 - Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viênchưa đảm bảo trình độ quản lí, trình độ giảng dạy theo quy định trường chuẩn. Đội ngũ công nhân viên, nhất là cán bộ y tế học đường, cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm ở các trường còn thiếu phải hợp đồng từ bên ngoài nhà trường hoặc giáo viên bộ môn kiêm nhiệm không đáp ứng đúng chuẩn.
 - Có trường học sinh thiếu sự quan tâm đầu tư của cha mẹ học sinh cho con em mình nên tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao.
3. Giải pháp: 
 Để đạt được mục tiêu phát triển trường chuẩn quốc gia và trường chuẩn quốc gia phải đi vào thực chất, không chạy theo số lượng, thành tích. Gắn kết trường chuẩn quốc gia với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh. Các trường THCS, THPT trong quá trình xây dựng trường chuẩn cần phải chú trọng những giải pháp sau:
 - Một là: Tập trung triển khai, thực hiện đầy đủ có hiệu quả công tác chuyên môn, nhà trường đẩy mạnh đổi mới việc dạy và học, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, có kế hoạch lâu dài để nâng cao chất lượng dạy và học. Thực hiện phụ đạo thường xuyên cho học sinh yếu kém. Có chương trình nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Hai là: Chú trọng việc hoàn thiện tổ chức quản lí của nhà trường, xây dựng đội ngũ và nâng chất lượng giáo dục toàn diện. Tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo ( đối với trường THPT), tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường THCS) để Sở và Phòng bố trí đủ đội ngũ giáo viên trong chỉ tiêu biên chế được giao cho các trường thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thực hiện điều chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu để đảm bảo số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên cho các trường xây dựng trường chuẩn. Từng bước đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn cả về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ chính trị, trình độ quản lí.
 - Ba là: Nhà trường cần phối hợp với các đoàn thể, các cấp, các ngành ở địa phương duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại lớp, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện tiếp tục trở lại lớp. Thắt chặt mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình và xã hội để quản lí, chăm sóc giáo dục học sinh một cách toàn diện.
 - Bốn là: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát huy mọi nguồn lực hỗ trợ một cách tốt nhất cho nhà trường và các em học sinh có điều kiện dạy và học đúng theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.
 - Năm là: Các trường có khó khăn về kinh phí để hoàn chỉnh một số hạng mục của trường để đáp ứng đúng chuẩn cần đề xuất, kiến nghị xin cấp kinh phí để xây dựng và hoàn thiện cơ vật chất của trường chuẩn.
 VD: Sau khi kiểm tra kĩ thuật cho 03 trường THCS của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xuân Lộc, về cơ bản các trường đã đáp ứng được các tiêu chí của trường chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa đáp ứng đúng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, cần phải có thời gian để bổ sung hoàn thiện. Vì vậy Sở giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 193/SGDĐT-GDTrH ngày 14 tháng 2 năm 2012 yêu cầu các trường và phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xuân Lộc có kế hoạch bổ sung hoàn thiện những công việc còn tồn tại, sau khi hoàn thành báo cáo về Sở, Sở thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường chuẩn.
4. Hiệu quả:
 Các giải pháp trên đã phát huy được hiệu quả, trong năm học 2011 – 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra, tư vấn giúp đỡ, có những công văn chỉ đạo kịp thời cho các trường xây dựng trường chuẩn, tính đến cuối tháng 5 năm 2012, ở bậc THCS có 09 trường được UBND tỉnh công nhận trường chuẩn quốc gia, có 02 trường đã tiến hành kiểm tra lần 1, ở bậc THPT có 01 trường được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. 
 III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: 
1. Đối với nhà trường:
 - Các trường đăng kí trường chuẩn quốc gia phải có kế hoạch cụ thể để xây dựng trường đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn theo quy chế trường chuẩn.
 - Tham mưu với chính quyền địa phương cùng các đoàn thể thấy được sự cần thiết của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Huy động sức mạnh toàn dân để xây dựng trường chuẩn quốc gia.
2. Đối với địa phương:
 - Dựa trên 5 tiêu chuẩn để khảo sát xem trường nào có đủ điều kiện để đạt chuẩn đề xuất lên Sở. Trong các trường đề xuất được kiểm tra trường chuẩn, trường nào còn khó khăn vướng mắc, chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ giúp đỡ.
 - Có kế hoạch lâu dài cho các trường của địa phương xây dựng trường chuẩn.
 - Tích cực vận động, tuyên truyền các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tham gia ủng hộ giúp đỡ để trường học tại địa phương mình có điều kiện đạt chuẩn quốc gia.
3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
 - Xây dựng một kế hoạch, một lộ trình vừa mang tính cụ thể vừa mang tính ổn định, lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng.
 - Khi các địa phương gửi tờ trình và báo cáo, Sở phải khảo sát, đề xuất đi kiểm tra để có hướng giúp đỡ.
 - Các trường THPT trực thuộc Sở, Sở phải có kế hoạch xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên cho trường.
 IV. KẾT LUẬN:
 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói riêng không phải là việc làm của riêng các trường mà là yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập. Vì vậy lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể có liên quan (trong đó nòng cốt là Sở Giáo dục và Đào tạo) phải xem đây là nhiệm vụ chính trị và cần có kế hoạch cụ thể để phối hợp với các trường thực hiện tốt lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia của tỉnh Đồng Nai, phấn đấu đạt mục tiêu:
 + THCS: Đến năm 2015, phấn đấu công nhận thêm 72 trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng tỷ lệ số trường đạt chuẩn so với tổng số trường trung học cơ sở công lập đạt tỷ lệ 58,4% (tăng 43,30% so với giai đoạn 2006 - 2010).
	+ THPT: Đến năm 2015, phấn đấu công nhận thêm 12 trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng tỷ lệ số trường đạt chuẩn so với tổng số trường công lập đạt tỷ lệ 51% (tăng 28% so với giai đoạn 2006 - 2010).
 Người viết

File đính kèm:

  • doccac_giai_phap_cho_cac_truong_thcs_thpt_trong_viec_xay_dung_v.doc