Bước đầu nghiên cứu khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên

Tóm tắt

Khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên gồm 6 loài sau đây:

Coprinus sterquilinus (Fr.)Fr., Coprinus lagopus (Fr.)Fr., Coprinus heterothrix Kuhner.,

Coprinus disseminatus (Pers.)Gray, Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. và Coprinus

ephemeroides (Bull.)Fr., Trong đó loài Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. được sử dụng làm

thực phẩm. Các loài nấm thuộc chi nấm mực thường sống hoại sinh trên phân hoặc trên

đất vào mùa mưa.

pdf 14 trang phuongnguyen 2800
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu nghiên cứu khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu nghiên cứu khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên

Bước đầu nghiên cứu khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 6, Số 4, 2016 405–418 405 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KHU HỆ NẤM CHI COPRINUS PERS. ET GRAY 
TRÊN CAO NGUYÊN LÂM VIÊN 
 Lê Bá Dũnga*, Lê Khắc Duẩna 
a Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 01 tháng 07 năm 2016 | Chỉnh sửa ngày 26 tháng 08 năm 2016 
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 09 năm 2016 
Tóm tắt 
Khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên gồm 6 loài sau đây: 
Coprinus sterquilinus (Fr.)Fr., Coprinus lagopus (Fr.)Fr., Coprinus heterothrix Kuhner., 
Coprinus disseminatus (Pers.)Gray, Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. và Coprinus 
ephemeroides (Bull.)Fr., Trong đó loài Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. được sử dụng làm 
thực phẩm. Các loài nấm thuộc chi nấm mực thường sống hoại sinh trên phân hoặc trên 
đất vào mùa mưa. 
Từ khóa: Coprinus; Lâm Viên; Tây Nguyên; Việt Nam. 
1. MỞ ĐẦU 
Cao nguyên Lâm Viên ở phía nam Tây Nguyên, có độ cao trung bình trên 
1.500m, vì thế khí hậu mang đặc trưng là khí hậu Á nhiệt đới núi cao: Nhiệt độ trung 
bình hàng năm là 18.3oC, lượng mưa trung bình là 1800mm và chia làm hai mùa rõ rệt: 
Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11; Mùa khô từ tháng 12 tới hết tháng 4 năm sau. Đất đai 
chủ yếu được phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến 
chất Địa hình bị cắt xẻ nhiều bởi những đồi núi cao, do đó đất đai có độ dốc lớn nên 
bị xói mòn nhiều. Với điều kiện tự nhiên như trên, thảm thực vật phát triển rất phong 
phú và đa dạng, bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao lá kim lá rộng và rừng lá rộng, đó 
là điều kiện rất thuận lợi cho khu hệ nấm lớn nói chung và khu hệ nấm thuộc chi 
Coprinus Pers. et Gray nói riêng. 
Chi nấm mực (Coprinus Pers. et Gray) là chi nấm rất đa dạng thuộc họ nấm 
phân (Coprinaceae) gồm khoảng 660 loài phân bố trên thế giới (Mycobank, 2016). 
Coprinus bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “Kopros” nghĩa là phân (Redhead và ctg., 2001). 
* Tác giả liên hệ: Email: dunglb@dlu.edu.vn 
406 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
Do đó, những loài thuộc chi này được tìm thấy phân bố chủ yếu trên phân. Tuy nhiên, 
những nấm này cũng được tìm thấy trên các cơ chất khác như đất, gỗ hoặc vụn hữu cơ 
vùi trong đất. Chính vì vậy, các loài nấm thuộc chi nấm mực có ý nghĩa quan trọng với 
vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm sạch môi trường, ngoài ra một số loài được 
sử dụng làm thực phẩm cho con người. 
Năm 1797, chi nấm mực (Coprinus Pers. et Gray) chính thức được thành lập bởi 
Persoon và vị trí hệ thống học của chi nấm này được xác định như sau: chi nấm mực 
(Coprinus Pers. et Gray) thuộc họ nấm phân (Coprinaceae), bộ nấm tán (Agaricales)... 
Từ khi được thành lập năm 1797 tới nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vị trí 
hệ thống học và phân loại các loài trong chi Coprinus Pers. et Gray như Masse và 
Permington (1896); Bessey (1950); Lange (1953); Singer (1962, 1986); Gorlenko 
(1976); Alexopoulos (1996); Teng (1996); Hopple (1999); và Trịnh (1980, 1981, 2013), 
nhìn chung các tác giả trên đều thống nhất chi Coprinus Pers. et Gray là một chi lớn 
trong họ Coprinaceae của bộ Agaricales. Redhead và ctg. (2001), trong bài báo 
“Coprinus Persoon and the disposition of Coprinus species sensu lato”, bằng Dẫn liệu 
về sinh học phân tử của các loài đã tách chi nấm mực [Coprinus Pers. et Gray, (1797)] 
thành 4 chi và xếp chúng vào 4 họ khác nhau trong bộ nấm tán (Agaricales): chi 
Coprinus sesu stricto thuộc họ nấm tán (Agaricaceae), Chi Coprinellus P. Karst. thuộc 
họ Psathyrellaceae, Chi Coprinopsis P. Karst. thuộc họ Psathyrellaceae và Chi Parasola 
thuộc họ là Psathyrellaceae. Năm 2001 cũng là một dấu mốc quan trọng giải đáp về 
nguồn gốc của các loài thuộc chi nấm mực [Coprinus Pers. et Gray, (1797)] và từ đây 
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học nghiên cứu chi nấm này. Tuy nhiên, quan 
điểm trên chưa được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận. Do đó, trong 
nghiên cứu này chúng tôi theo quan điểm phân loại chi nấm mực (Coprinus Pers. et 
Gray) thuộc họ nấm phân (Coprinaceae), bộ nấm tán (Agaricaceae) của Trịnh (1980) và 
Singer (1986). 
Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về chi Coprinus sensu lato. Trịnh 
(1980, 1981, 2013) trong các công trình “Nấm lớn ở Việt Nam” đã công bố 32 loài. 
Phan (1996) trong luận văn tiến sĩ đã công bố 13 loài nấm chi Coprinus Pers. et Gray 
Lê Bá Dũng và Lê Khắc Duẩn 407 
phân bố ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Lê (2003) trong tác phẩm “Nấm lớn Tây 
Nguyên” đã công bố 2 loài. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Các loài thuộc chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thu thập, xử lý và lưu trữ tiêu bản nấm 
Thu thập tiêu bản nấm trên cao nguyên Lâm Viên và phân tích được thực hiện 
theo phương pháp của Trịnh (1980); Singer (1986); Teng (1996); và Lê (2003) Tiêu 
bản được bảo quản trong dung dịch formalin 5% và được lưu trữ trong phòng thí 
nghiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà lạt. 
2.2.2. Phân tích mẫu và định danh 
Phân tích đặc điểm hình thái ngoài sử dụng bảng so màu, kính lúp cầm tay và 
phân tích đặc điểm hiển vi như bào tử, đảm, hệ sợi sử dụng kính hiển vi soi nổi 
Olympus (Nhật Bản) tại Phòng thí nghiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt. 
Định danh theo phương pháp hình thái giải phẫu so sánh dựa trên tư liệu của các tác giả 
Trịnh (1980); Singer (1986); Teng (1996); và Lê (2003). 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Loài: Coprinus sterquilinus (Fr.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 242 
(1838) Mycobank. 
N. Y State Mus. Rep 24, p. 71 (1872); Kaufman (1918); Lê (2003); và Trịnh 
(2013). 
Synonym: Agaricus sterquilinus Fr., Systema Mycologicum 1: 308 (1821). 
 Mũ nấm khi non dạng dù, khi già trải phẳng ra, có màu nâu tối, có vân thớ 
phóng xạ rõ rệt, trên mặt mũ có nhiều vảy lớn màu trắng, mép mũ rách không theo quy 
luật và cuối cùng cả mũ nấm tan ra thành nước đen như mực. Trên đỉnh mũ phủ dày đặc 
408 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
hạt màu nâu xen lẫn hạt màu trắng. Kích thước 5.0 – 5.5cm đường kính. Hệ sợi mũ nấm 
có thành mỏng, màu tối, không có vách ngăn ngang, nội chất trong suốt, không hạt. 
Đường kính sợi 3.3 – 6.6µm. 
Cuống nấm dạng tròn trụ, gốc cuống phình dạng củ nhỏ, kích thước: dài 13.0 – 
14.5cm, đường kính 0.2 – 0.3cm, rỗng giữa. Bề mặt cuống nấm màu nâu tối và nhạt dần 
về gốc, không lông, không vảy. Trên cuống nấm có vòng nhỏ, màu nâu tối. Hệ sợi 
cuống nấm có thành tương đối dày, màu tối; nội chất có hạt nàu nâu sáng; có khóa; tần 
số bắt gặp sợi có vách ngăn ngang ít mà chủ yếu là sợi không có vách ngăn ngang. 
Đường kính 6.6 – 13.2µm. 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Hình 1. Loài Coprinus sterquilinus (Fr.) 
Ghi chú: (a) Quả thể; (b) Bào tử; (c) Đảm và (d) Sợi nấm 
Phiến tự do, khi già có màu đen và cùng với mũ nấm tan ra thành nước đen như 
mực. Hệ sợi phiến nấm có màng mỏng, trong suốt, màu tối; nội chất trong suốt không 
có hạt. Đường kính 3.3 – 3.5µm. 
Bào tử hình elip, màng dày, màu nâu tối tới màu đen sẫm, trong suốt; nội chất 
màu nâu tối, không có hạt; đỉnh có lỗ mầm lớn lệch đỉnh bào tử khoảng 5 độ. Kích 
thước 23.1- 24.7 × 13.2 – 14.8µm. 
Đảm hình chùy, nội chất trong suốt không có hạt. Kích thước 26.4 – 33.0 × 13.6 
– 14.2µm. 
Lê Bá Dũng và Lê Khắc Duẩn 409 
Có nhiều liệt bào lớn, hình dùi trống với phần đế bè rộng, vách dày giống 2 lớp 
có màu vàng nhạt, nôi chất màu nâu nhạt. Kích thước 107.8 – 113.3 × 3.3 – 4.9µm. 
Nấm thường mọc đơn độc trên phân ngựa dưới tán rừng thông vào mùa mưa. 
Nấm không có mùi. 
Chưa rõ ý nghĩa. 
Loài: Coprinus lagopus (Fr.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 250 (1838) 
Mycobank. 
Trịnh (2003); và Amandeep và ctg. (2014). 
Synonym: Agaricus lagopus Fr., Systema Mycologicum 1: 312 (1821) 
Mycobank, Coprinopsis lagopus (Fr.,) Redhead, Vilgalys & Moncalvo, Taxon 50 (1): 
229 (2001) Mycobank. 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Hình 2. Loài Coprinus lagopus (Fr.) 
Ghi chú: (a) Quả thể; (b) Bào tử; (c) Đảm và (d) Sợi nấm 
Mũ nấm chất màng, khi non dạng chuông ngắn, già có hình ô dù, về sau trải 
phẳng, có vảy lớn màu trắng trên bề mặt, có vân thớ phóng xạ nông, mép mũ nấm rách 
không theo quy luật và quăn ngược lên phía đỉnh, kích thước mũ nấm 2.0 – 3.0cm 
đường kính. Khi già mũ nấm tan ra thành nước đen như mực. Phía đỉnh mũ màu nâu 
nhạt, nhẵn. Mũ nấm màu xám da trâu đôi khi xám đậm. Hệ sơi mũ nấm có thành tương 
đối dày; nội chất trong suốt, không có hạt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 
– 6.6µm. 
410 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
Cuống nấm dạng tròn, thót nhỏ dần về đỉnh cuống, có rễ nấm, dài 6 - 14cm, 
đường kính 3 - 5mm. Bề mặt cuống nấm màu trắng, mập, có nhiều lông mịn màu trắng, 
rỗng giữa. Trên cuống nấm không có vòng. Hệ sợi cuống nấm có thành mỏng, trong 
suốt; nội chất trong suốt, có nhiều hạt màu nâu nhạt; không có vách ngăn ngang và 
khóa. Đường kính 6.6 – 9.9µm. 
Phiến nấm tự do, khi non màu trắng, khi già có màu đen và cùng với mũ nấm tan 
ra thành nước đen như mực. Hệ sợi phiến nấm màng mỏng; nội chất trong suốt không 
có hạt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 – 3.5µm. 
Bào tử hình elip, thành dày màu tối, trong suốt, nhẵn; nội chất màu nâu tối, 
không có hạt hay có từ 3 - 4 hạt màu tối; đỉnh có lỗ mầm nằm ở trung tâm đỉnh bào tử. 
Kích thước 12.2 – 13.2 × 6.6 – 7.1µm. 
Đảm hình chùy, có màng dày màu tối; nội chất trong suốt, có hạt màu tối. Kích 
thước 12.5 – 13.0 × 5.0 – 5.5µm. 
Trên phiến nấm có hai dạng liệt bào. Liệt bào loại Pleurocystidia có dạng elip 
thuôn dài hoặc gần trụ, màng mỏng, nội chất trong suốt không màu, kích thức 46.2 – 
49.5 x 9,9 – 13,2µm. Liệt bào dạng Cheilocystidia hình elip thuôn dài gần hình chữ 
nhật, màng mỏng, nội chất trong suốt không màu, kích thước 26.4 – 33.0 x 13.2 – 
19.8µm. 
Nấm thường mọc đơn lẻ hay thành cụm liền chân hoặc rời chân trên vỏ cà phê, 
đất và xuất hiện vào mùa mưa với số lượng lớn. Nấm không có mùi. 
Chưa rõ ý nghĩa. 
Loài: Coprinus heterothrix Kuhner, Beulletin de la Société des Naturalistes 
d’Oyonnax 10 – 11: 3 (1957) Mycobank. 
Abdullah và ctg. (2010) ; và Enderle và ctg. (1985). 
Synonym: Coprinellus heterothrix (Kuhner) Redhead, Vigalys & Moncalvo, 
Taxon 50 (1): 234 (2001). 
Lê Bá Dũng và Lê Khắc Duẩn 411 
Mũ nấm ½ chất thịt, khi non hình trứng, trưởng thành hình nón, khi già trải 
phẳng ra, có vân thớ phóng xạ. Mũ nấm có màu xám, đỉnh mũ có màu nâu đỏ, mặt mũ 
có vân phóng xạ màu nâu từ đỉnh xuống mép mũ. Kích thước mũ nấm 1.8 – 2.0cm 
đường kính. Hệ sợi mũ nấm có thành tương đối dày, màu tối; nội chất trong suốt có 
nhiều hạt màu vàng nhạt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 – 6.6µm. 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Hình 3. Loài Coprinus heterothrix Kuhner 
Ghi chú: (a) Quả thể; (b) Bào tử; (c) Đảm và (d) Sợi nấm 
Cuống nấm hình tròn hơi thót dần về phía đỉnh, giòn, dễ gãy, rỗng giữa. Bề mặt 
cuống nấm khi non màu trắng, có lông, khi già lông rụng hoàn toàn, cao 4.0 – 5.0cm. 
Không có vòng nấm và rễ nấm. Hệ sơi cuống nấm có màng mỏng, trong suốt; nội chất 
trong suốt không có hạt; tần suất bắt gặp sợi có vách ngăn ngang và khóa ít mà chủ yếu 
là sợi không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 – 13.2µm. 
Phiến nấm khi già có màu đen và cùng với mũ nấm héo lại chuyển toàn bộ sang 
đen. Phiến tự do. Hệ sợi phiến nấm có màng tương đối dày, màu tối; nội chất không có 
hạt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 – 3.5µm. 
Bào tử hình bầu dục hay hình trứng, màng dày màu tối, nhẵn, trong suốt; nội 
chất màu nâu tối, có nhiều hạt nhỏ màu tối; đỉnh có lỗ mầm nằm ở trung tâm đỉnh bào 
tử hay hơi lệch đỉnh bào tử 4 - 6 độ và làm cho đỉnh của bào tử nhọn hơn phía đối diện. 
Kích thước 12.8 – 13.2 × 9.6 – 9.9µm. 
Đảm hình chùy, màng tương đối dày, màu tối, nội chất trong suốt có hạt. Kích 
thước 24.2 – 25.3 × 13.0 – 13.2µm. 
412 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
Có rất ít liệt bào, hình mũi mác, nội chất màu vàng, 2 lớp màng. Kích thước 52.0 
– 52.8 × 13.0 – 13.2µm. 
Nấm mọc thành cụm rời chân trên đất đồng cỏ, trên đất trồng trọt vào mùa mưa. 
Nấm không có mùi. 
Chưa rõ ý nghĩa. 
Loài: Coprinus disseminatus (Pers) Gray, A natural arrangement of British 
plants 1: 634 (1821) Mycobank. 
Trịnh (2013); Phan (2012); và Lê (2012). 
Synonym : Coprinellus disseminatus (Pers) J.E. Lange, Dansk bot. Ark. 9(no. 
6): 93 (1938), Agaricus disseminatus Pers., Syn. Meth. Fung. (Gottingen) 2: 403 (1801) 
var disseminatus. 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Hình 4. Loài Coprinus disseminatus (Pers) Gray 
Ghi chú: (a) Quả thể; (b) Bào tử; (c) Đảm và (d) Sợi nấm 
Mũ nấm khi non có hình chuông, trưởng thành dạng ô dù, khi già trải phẳng, có 
vân thớ phóng xạ. Mặt mũ nấm khi non có màu trắng, sau đó màu xám nhạt, cuối cùng 
là màu xám tro, bề mặt phủ dày đặc hạt và lông màu trắng. Đường kính mũ nấm 1.3 – 
1.5cm. Hệ sợi mũ nấm có thành tương đối dày, màu tối; nội chất trong suốt không có 
hạt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 – 3.5µm. 
Lê Bá Dũng và Lê Khắc Duẩn 413 
Cuống nấm màu trắng, uốn cong không theo quy luật, rỗng giữa, cao 2.0 – 
2.5cm. Bề mặt cuống nấm có lông màu trắng, không có vòng nấm và rễ nấm. Hệ sợi 
cuống nấm từ thành mỏng đến thành dày, trong suốt, màu hơi tối; nội chất có hạt màu 
nâu nhạt; có vách ngăn ngang; có sợi nấm phân nhánh. Đường kính 9.9 – 16.5µm. 
Phiến nấm đính, khi già có màu nâu cà phê. Hệ sợi phiến nấm có thành mỏng; 
nội chất trong suốt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.3 – 3.5µm. 
Trên phiến nấm không tìm thấy liệt bào. Liệt bào trên mặt mũ (Dermatocistidia) 
hình chai hay hình trụ tròn ở đỉnh, màng mỏng, nội chất trong suốt không màu, kích 
thước 46.2 – 47.3 x 9.9 – 11.0µm. 
Bào tử hình elip màng dày, màu tối, nhẵn, trong suốt; nội chất màu nâu nhạt 
(hay màu nâu cà phê), có nhiều hạt màu tối; đỉnh có lỗ mần lớn, sáng, nằm ở trung tâm 
đỉnh bào tử. Kích thước 9.7 – 9.9 × 5.8 – 6.3µm. 
Đảm hình chùy màng dày màu tối; nội chất trong suốt, có nhiều hạt màu tối; 
đỉnh đảm có 4 cuống bào tử mang 4 bào tử đảm. Kích thước 19.5 – 20.9 × 9.3 – 9.5µm. 
Nấm thường mọc thành cụm liền chân hoặc rời chân trên đất đồng cỏ, trên thân 
gỗ mục vào mùa mưa. Thường gặp với số lượng lớn. Nấm không có mùi. 
Chưa rõ ý nghĩa. 
Loài: Coprinus plicatilis (Curtis) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 252 
(1838). 
Nagy (2010); Trịnh (2013); và Lê (2013). 
Synonym: Agaricus plicatilis Curtis, Fl. Londin. (1787), Parasola plicatilis 
(Curtis) Redhead, Vilgalys & Hopple Taxon 50 (1): 235 (2001). 
Mũ nấm chất màng, trưởng thành dạng ô dù, khi già dạng nón dẹp, mép mũ nấm 
cuộn vào trong, kích thước mũ nấm 2.5 – 3.5cm đường kính. Mặt mũ nấm có màu tro 
với vân thớ phóng xạ. Chóp mũ nấm phủ hạt màu nâu đậm đến nâu nhạt. Hệ sợi mũ 
414 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
nấm có thành tương đối dày, màu tối; không có vách ngăn ngang; nội chất trong suốt. 
Đường kính sợi 3.3 – 6.6µm. 
Cuống nấm hình trụ tròn hơi thót dần về phía đỉnh, cao 5.5 – 8.0cm, dường kính 
2 - 3cm, khi già màu trắng ngà, bóng, đặc, chắc hay rỗng giữa, có lông màu trắng mịn ở 
gốc. Hệ sợi cuống nấm có thành mỏng, trong suốt, màu tối; nội chất có hạt màu hơi tím; 
có khóa; tần số bắt gặp sợi có vách ngăn ngang ít mà chủ yếu là sợi không có vách ngăn 
ngang. Đường kính sợi 6.6 – 13.2µm. 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Hình 5. Loài Coprinus plicatilis 
Ghi chú: (a) Quả thể; (b) Bào tử; (c) Đảm; (d) Sợi nấm 
Phiến khi già có màu đen và cùng với phần thịt mỏng của mũ héo lại chuyển 
toàn bộ sang màu đen. 
Hệ sợi phiến nấm có thành mỏng, màu tối; nội chất trong suốt chứa nhiều hạt 
nhỏ màu vàng nhạt; có vách ngăn ngang. Đường kính sợi 3.3 – 3.5µm. 
Bào tử hình elip hay dạng hạt đậu màng dày màu nâu, nhẵn, trong suốt; nội chất 
màu nâu tối, chứa nhiều hạt nhỏ; đỉnh có lỗ mầm lớn lệch đỉnh bào tử khoảng 20 độ. 
Kích thước 8.8 – 9.9 x 6.6 – 7.7µm. 
Đảm hình chùy, nội chất trong suốt chứa các hạt nhỏ. Kích thước 29.7 – 30.6 x 
17.5 – 17.6µm. 
Có nhiều liệt bào lớn, phần gần đỉnh hơi chẻ dạng răng và lớn hơn phần đế. Kích 
Lê Bá Dũng và Lê Khắc Duẩn 415 
thước 170 - 200 x 3.3 – 6.6µm. 
Nấm thường mọc đơn lẻ trên đất trồng trọt, ven đường, ngoài đồng cỏ, trong 
vườn vào mùa mưa. Thường gặp với số lượng nhiều. Nấm không có mùi. 
Nấm được dùng làm thực phẩm khi non và không được uống rượu trong khi ăn. 
Loài: Coprinus ephemeroides (Bull.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 250 
(1838) Mycobank. 
Enderle (1985); và Mykola (2011). 
Synonym: Agaricus ephemeroidesBll., Flore francaise 2: 145 (1805) Mycobank, 
Coprinopsis ephemeroides (DC.) G. Moreno: 811 (2010) Mycobank. 
Mũ nấm nhỏ, chất màng dễ nát, khi non hình gần cầu, sau đó trải phẳng và cuối 
cùng cuộn vào phía trong mũ nấm hay ngược lại, có vân thớ phóng xạ. Đỉnh mũ nấm 
màu nâu, xung quanh phủ dày đặc hạt màu trắng và các hạt này sẽ chuyển sang màu nâu 
nhạt khi nấm già. Giai đoạn đầu mũ nấm có màu trắng trong suốt, sau đó chuyển sang 
màu nâu nhạt và cuối cùng màu đen. Kích thước mũ nấm 0.4 – 0.6cm đường kính. Hệ 
sợi phiến nấm có thành tương đối dày, trong suốt; nội chất trong suốt không có hạt; 
không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.0 – 3.3µm. 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Hình 6. Loài Coprinus ephemeroides 
(a) Quả thể; (b) Bào tử; (c) Đảm; (d) Sợi nấm 
Cuống nấm màu trắng đục, dễ nát, rỗng giữa, có lông màu trắng rất mịn, cao 2.8 
416 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
– 3.0cm. Có vòng nấm tại vị trí ½ cuống nấm. Hệ sợi cuống nấm có thành mỏng; nội 
chất trong suốt không có hạt; có vách ngăn ngang. Đường kính 6.6 – 9.9µm. 
Phiến nấm tự do, khi non màu trắng, khi già héo lại có màu đen và tạo thành 
những đường dọc màu đen dưới mặt mũ nấm. Hệ sợi phiến nấm có thành tương đối dày; 
nội chất trong suốt không có hạt; không có vách ngăn ngang. Đường kính 3.0 – 3.3µm. 
Bào tử đa số hình cầu, ít khi dạng elip, màng dày, màu nâu tối; nội chất màu nâu 
tối, có nhiều hạt màu tối; đỉnh có lỗ nảy mầm nằm ở trung tâm đỉnh bào tử và làm cho 1 
đỉnh bào tử nhọn hơn đỉnh đối diện. Kích thước 8.8 – 9.9 × 7.9 – 8.2µm. 
Đảm hình chùy, có thành tương đối dày, có nhiều hạt màu tối. Kích thước 19.2 – 
19.8 × 8.4 - 8.8µm. 
Có rất ít liệt bào, hình trụ dài, màng có 2 lớp vỏ, nội chất màu hơi tối. Kích 
thước 60 - 66 × 6.3 – 6.6µm. 
Nấm hoại sinh trên phân dưới tán rừng thông vào mùa mưa, thường gặp với số 
lượng lớn. Nấm không có mùi. 
Chưa rõ ý nghĩa. 
4. KẾT LUẬN 
Khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm viên có 6 loài: 
Coprinus sterquilinus (Fr.)Fr., Coprinus lagopus (Fr.)Fr., Coprinus heterothrix Kuhner., 
Coprinus disseminatus (Pers.) Gray, Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. và Coprinus 
ephemeroides (Bull.) Fr. Chúng thường sống hoại sinh trên phân, trên đất hoặc trên gỗ 
mục nát. Mũ nấm chất màng đến chất thịt. Cuống nấm đính trung tâm, chất thịt hoặc 
chất xellulose, dễ tách khỏi mũ nấm, đôi khi dính liền mũ nấm. Phiến nấm tự do, hay 
phiến dính, rất mỏng, khi chín thì thối rữa thành nước màu đen, thường có liệt bào. Bào 
tử màu nâu tối đến màu đen. 
LỜI CẢM ƠN 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt; Cảm 
Lê Bá Dũng và Lê Khắc Duẩn 417 
ơn tập thể cán bộ Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt đã giúp đỡ chúng tôi trong 
việc thực hiện nghiên cứu và hoàn thành bài báo này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Alexopoulos, C. J., Mims, C. W., & Blackwell, M. (1996). Introductory Mycology (4th 
edition). New York, USA: Jon Wiley & Sons Inc. 
Bessey, E. A. (1950). Morphology and taxonomy of Gungy. New York, USA: 
Macmillan Publishing Co. Inc. 
Nguyễn, V. C. (1985). Tây Nguyên – Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 
Hà Nội, Việt Nam: NXB. Khoa học Kỹ thuật. 
Phan, H. D. (1996). Nghiên cứu phân loại bộ Agaricales vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt 
Nam. Luận án Tiến sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Lê, B. D. (2003). Nấm lớn ở Tây Nguyên. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Khoa học Kỹ thuật. 
Gorlenko, M. V. (1976). Gribư (Myxomycota). Moskva. 
Hopple, J. S., & Vigalys, R. (1994). Phylogenetic relationships among coprinoid taxa 
and allies based on data from restriction site mapping of nuclear rDNA. 
Mycologia, 86, 96-107. 
Hopple, J. S., & Vigalys, R. (1999). Phylogenetic relationships the mushroom genus 
Coprinus and dark-spored allies based on sequence data from the nuclear gene 
coding for the large ribosomal subunit RNA: divergent domains, outgroups, and 
monophyly. Molec. Phylogenetic & Evol, 13, 1-19. 
Trịnh, T. K. (1980). Nấm lớn ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Khoa học Kỹ thuật. 
Trịnh, T. K. (1981). Nấm lớn ở Việt Nam (Tập I, tái bản lần thứ II). Hà Nội, Việt Nam: 
NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 
Trịnh, T. K. (2013). Nấm lớn ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: NXB. Khoa học Tự nhiên 
và Công nghệ. 
Redhead, S. A., R. Vilgalys, J. M., Moncalvo, Johnson, J., & Hopple, J. S. 
(2000). Coprinus Persoon and the disposition of Coprinus species sensu 
lato. Taxon, 50, 203-241. 
Singer, R. (1962). The Agaricales in modern taxonomy. New York, USA: Hafner 
Publishing Co. 
Singer, R. (1986). The Agaricales in modern taxonomy (4th edition). Koenigste: Koeltz 
Scientific Books. 
Lê, X. T., Phạm, N. D. (2013). Atlas nấm Cát Tiên (Tập 1). Đồng Nai, Việt Nam: Vườn 
Quốc gia Cát Tiên. 
Teng, S. C. (1996). Fungy of China. New York, USA: Mycotaxon, LTD. Ithaca. 
418 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP] 
PRELIMINARY STUDIES FUNGI GENUS COPRINUS PERS. ET GRAY 
FLORA ON THE LAMVIEN PLATEAU 
Le Ba Dunga*, Le Khac Duana 
aThe Faculty of Biology, Dalat University, Lamdong, Vietnam 
Corresponding author: Email: dunglb@dlu.edu.vn 
Article history 
Received: July 01st , 2016 | Received in revised form: August 26th, 2016 
Accepted: September 15th, 2016 
Abstract 
Coprinus Pers. et Gray flora on the Lamvien Plateau includes 6 following species: 
Coprinus sterquilinus (Fr.)Fr., Coprinus lagopus (Fr.)Fr., Coprinus heterothrix Kuhner., 
Coprinus disseminatus (Pers.)Gray Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. and Coprinus 
ephemeroides (Bull.)Fr., in which Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. is used as food. Coprinus 
fungi are saphrophytic fungi that usually grow on stool or on manure or soil during rainy 
seasons. 
Keywords: Coprinus; Central Highlands; Lamvien; Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_nghien_cuu_khu_he_nam_chi_coprinus_pers_et_gray_tre.pdf