Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên bổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương

TÓM TẮT

Loãng xương là vấn đề sức khỏe ở người lớn tuổi.Thuốc y học cổ truyền có hiệu quả

trong điều trị lâu dài bệnh loãng xương.

Mục tiêu nghiên cứu:Đánh giá tác dụng cải thiện mật độ xương và tác dụng không

mong muốn của viênBổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước - sau khi uống

thuốc.Gồm 35 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên có Tscore từ - 2,5 đến -1,0 SD. Bệnh nhân

được điều trị 3 tháng. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả viên bổ xương khớp trên mật độ cổ

xương đùi và các dấu ấn chu chuyển xương

Kết quả: Mật độ cổ xương đùi tăng từ 0,684 lên 0,695 g/cm2(p> 0,05). ALP huyết

thanh tăng 18% (119,35 đến 140,83 U/l, p< 0,0001),="" p1np="" huyết="" thanh="" giảm="">

xuống 34,69 ng/ml,p < 0,0001.="" thuốc="" gây="" tácdụng="" không="" mong="" muốn="" nhẹ="" chiếm="" tỉ="">

không đáng kể như đầy bụng, khô miệng, táo bón.

Kết luận: Viên bổ xương khớp có làm giảm tốc độ chu chuyển xương, phản ánh tốc

độ mất xương giảm và an toàn khi sử dụng.

pdf 7 trang phuongnguyen 2480
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên bổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên bổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương

Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên bổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
40
TÓM TẮT
Loãng xương là vấn đề sức khỏe ở người lớn tuổi.Thuốc y học cổ truyền có hiệu quả 
trong điều trị lâu dài bệnh loãng xương. 
Mục tiêu nghiên cứu:Đánh giá tác dụng cải thiện mật độ xương và tác dụng không 
mong muốn của viênBổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước - sau khi uống 
thuốc.Gồm 35 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên có Tscore từ - 2,5 đến -1,0 SD. Bệnh nhân 
được điều trị 3 tháng. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả viên bổ xương khớp trên mật độ cổ 
xương đùi và các dấu ấn chu chuyển xương
Kết quả: Mật độ cổ xương đùi tăng từ 0,684 lên 0,695 g/cm2(p> 0,05). ALP huyết 
thanh tăng 18% (119,35 đến 140,83 U/l, p< 0,0001), P1NP huyết thanh giảm 23,1%(45,11 
xuống 34,69 ng/ml,p < 0,0001. Thuốc gây tácdụng không mong muốn nhẹ chiếm tỉ lệ 
không đáng kể như đầy bụng, khô miệng, táo bón.
Kết luận: Viên bổ xương khớp có làm giảm tốc độ chu chuyển xương, phản ánh tốc 
độ mất xương giảm và an toàn khi sử dụng.
ABSTRACT
EVALUATE THE CLINICAL EFFECTS OF TONIFY BONE 
ARTHRITIS ON PATIENT SUFFERING FROM OSTEOPENIA
Background: Osteoporosis is a major health problem for the elderly population. 
Traditional herbal medicines have been useful for a long time to treat osteoporosis. 
Objectives:Evaluate the beneficial and harmful effects of tonify bone arthritis on 
patient suffering from osteopenia.
Methods:The design of the clinical trial was prospective cohortwithout control 
group . A total of 35 patient aged from 40 years over, whose femoral neck bone mineral 
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊN BỔ 
XƯƠNG KHỚP TRÊN BỆNH NHÂN GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG
Nguyễn Thị Ngọc Diệp1, Đoàn Chí Cường2
(1) Viện Y Dược Học Dân Tộc
(2) Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Ngọc Diệp (ngocdiep.ng71@gmail.com)
Ngày nhận bài: 10/9/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/9/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/12/2017
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
41
density T-score must be 2,5 to -1,0 SD. Patients were treated 3months. The search 
evaluated the effects of Viên bổ xương khớp on femoral neck BMD and bone markers.
Results: The femoral neck bone mineral density increased 0,684 lên 0,695 g/cm2(p> 
0,05). Serum ALP increased 18% (119,35 to 140,83 U/l, p< 0,0001), serum P1NP 
decreased 23,1%(45,11 to 34,69 ng/ml,p < 0,0001). Constipation, dry mouth or loose stool 
were minor adverse drug reactions of tonify bone arthritis.
Conclusions:tonify bone arthritis decreased bone turnover speed, decreased bone 
resorption speed. 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trong lãnh vực y học, một 
trong những mục tiêu nhắm đến là đem 
lại sức khỏe con người, nâng cao tuổi thọ 
và sống có chất lượng. Tuy nhiên tuổi thọ 
cao thường đi kèm với những bệnh lý mạn 
tính của tuổi già, trong đó có bệnh loãng 
xương. Loãng xương là một “căn bệnh âm 
thầm”, bởi vì bệnh không biểu hiện triệu 
chứng, và do đó người mắc bệnh không 
biết mình bị bệnh cho đến khi bị gãy 
xương [4]. Gãy xương do loãng xương 
làm cho người bệnh đau đớn, mất khả 
năng vận động, mất khả năng sinh hoạt 
tối thiểu. Việc điều trị đạt tiêu chuẩn còn 
gặp nhiều khó khăn do phải điều trị kéo 
dài, phản ứng ngoại ý của thuốc và chi phí 
điều trị còn quá cao nên sự tuân thủ điều 
trị thường thất bại. Bệnh loãng xương 
thuộc phạm trù chứng “Yêu thống”, ‘Cốt 
chưng’ của YHCT, bệnh cũng được mô tả 
trong chứng Hư lao, chủ yếu là Thận hư. 
Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 
về điều trị loãng xương bằng thuốc YHCT 
đã đem lại những kết quả khả quan. Bài 
thuốc Lục vị gia giảm làm tăng mật độ 
xương trên bệnh nhân loãng xương [1]. 
Cao xương cá sấu điều trị trẻ bị bệnh tạo 
xương bất toàn có cải thiện mật độ khoáng 
xương. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu chế phẩm viên bổ xương 
khớp, chế phẩm kết hợp giữa cao xương 
cá sấu và bài thuốc lục vị gia vị Cốt toái 
bổ và Xuyên khung nhằm nâng cao hiệu 
quả điều trị trên người bệnh giảm mật độ 
xương, loãng xương. Đề tài: “Bước đầu 
đánh giá tác dụng điều trị của viên bổ 
xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ 
xương” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng cải thiện mật độ 
xương của viênBổ xương khớp trên người 
bệnh giảm mật độ xương.
2. Đánh giá tác dụng không mong 
muốn của viên bổ xương khớp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 35 bệnh nhân được chẩn đoán 
giảm mật độ xương, đến khám và điều trị 
ngoại trú tại Viện y dược học dân tộc TP 
Hồ Chí Minh từ12/2016đến4/2017.
Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- Từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt 
giới tính.
- Phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán 
có T-score từ -2,5 đến -1 SD.
- Không có tổn thương nghiêm trọng 
chức năng tim, gan, thận, cơ quan tạo 
máu hoặc các bệnh ác tính, bệnh nhân tâm 
thần
- Trong vòng 1 năm trở lại không 
dùng các thuốc điều trị loãng xương dạng 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
42
tiêm và trong vòng 6 tháng trở lại không 
dùng các thuốc điều trị loãng xương dạng 
uống.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia ng-
hiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:tiến cứu, so 
sánh kết quả trước - sau khi uống thuốc.
Phương pháp điều trị: Viên bổ xương 
khớp uống 30 phút trước ăn, 1 viên x 3 
lần/ ngày, uống liên tục 3 tháng.
Chỉ tiêu theo dõi:
- Sự thay đổi các triệu chứng lâm 
sàng: Đánh giá triệu chứng đau bằng 
tính tổng điểm của 4 thang điểm (Đau tự 
nhiên, Đau do ấn, Đau có tính cơ học và 
Chỉ số Schoober) được ghi nhận trước và 
sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần 
(1 tháng), 2 tháng, và 3 tháng trước và sau 
điều trị. Và đánh giá hiệu quả lâm sàng 
sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng.
- Các chỉ số huyết học (số lượng hồng 
cầu, bạch cầu, tiểu cầu), đường, creatinin, 
Ca++, men gan (GOT, GPT, GGT) trong 
máu trước và sau điều trị3 tháng.
- Chỉ số của các dấu ấn tạo xương: ALP, 
Osteocalcin, P1NPvà chỉ số của dấu ấn hủy 
xương: β Crosslaps trước và sau điều trị3 
tháng.
 - Chỉ số mật độ xương (BMD) trước 
và sau điều trị3 tháng.
- Các biểu hiện bất thường trong quá 
trình điều trị.
Phương pháp xử lý số liệu:
- So sánh sự khác biệt giữa trước và 
sau điều trị với các biến định lượng bằng 
thuật toán “t ghép cặp” (T test và Mann – 
Whitney). Đối với các biến định tính kiểm 
định bằng thuật toán Chi bình phương và 
Fisher’s exact.Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê khi p < 0,05. 
- Số liệu thu được sẽ xử lý và phân 
tích bằng phần mềm SPSS 20.
KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung bệnh nhân:
 Bệnh nhân ở độ tuổi 50-59 chiếm 
tỉ lệ cao nhất (57,20%). Tỉ lệ nữ cao gấp 
4 lần so với nam. Các ngành nghề khác 
biệt không rõ rệt. Bệnh nhân nữ chưa mãn 
kinh có số lượng cao nhất chiếm 50 %. 
Bệnh nhân nữ số lần có thai từ 1 đến 2 lần 
có số lượng cao nhất chiếm 53 %.
2. Đặc điểm lâm sàng bệnh 
nhân:Bệnh nhân có cân nặng trung bình 
53,86 ± 6,82 (kg), chiều cao trung bình 
155,94 ± 6,97 (cm) và chỉ số khối lượng 
cơ thể BMI trung bình 22,14 ± 2,31(kg/
m2). Bệnh nhân có chỉ số mật độ xương 
BMD trung bình 0,684 ± 0,052 (g/cm2) 
và chỉ số T-score trung bình -1,84 ± 0,43 
(SD).
3. Hiệu quả lâm sàng:
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
43
Bảng 3.1. Chỉ số điểm đánh giá triệu chứng đau trước và sau từng mốc điều trị
Điểm Sau 1 tuần Sau 2 tuần Sau 3 tuần Sau 4 tuần Sau 2 tháng
Sau 3 
tháng
X 4,58 4,17 3,67 2,67 2,08 1,92
S
td
3,232 3,326 3,257 2,871 2,314 2,314
t 2,159 3,188 4,412 4,486 4,584
p-value 0,054 0,009 0,001 0,001 0,001
Nhận xét: bệnh nhân uống viên bổ xương khớp sau 3 tuần có chỉ số điểm đánh giá triệu 
chứngđau giảm có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Bảng 3.2: Chỉ số hiệu quả điều trị trước và sau từng mốc điều trị
 Thời điểm
Hiệu quả 
Sau 1 tháng Sau 2 tháng Sau 3 tháng
 n % n % n %
Tốt 4 33,3 5 41,7 6 50,0
Khá 1 8,3 2 16,7 1 8,3
Trung bình 3 25,3 3 25 4 33,3
Không hiệu quả 4 33,3 2 16,7 1 8,3
 Tổng 12 100,0 12 100,0 12 100,0
Sau 3 tuần uống viên Bổ xương khớp, 
triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ, điểm 
trung bình trước điều trị từ 4,58 ± 2,32 
giảm xuống 3,67 ± 3,26 và giảm dần trong 
các tuần sau đó có ý nghĩa thống kê p < 
0,05. 
Về hiệu quả điều trị, viên Bổ xương 
khớp đem lại hiệu quả tốt sau 1 tháng (4 
tuần) đạt 33,3%, sau 2 tháng đạt 41,7 % 
và sau 3 tháng đạt 50% .
So nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều 
Oanh,sau uống viên lục vị quy thược 
6 tháng, triệu chứng đau lưng đau khớp 
trước điều trị chiếm 87,5%, sau 6 tháng 
điều trị kết quả không thay đổi chiếm 40%, 
giảm đau chiếm 5,71%, khỏi 54,29%. [3]
So nghiên cứu của Phan Thị Hòa, 
sau uống viên lục vị gia giảm 6 tháng, 12 
tháng đều giảm dược sự than phiền về đau 
mỏi cột sống có ý nghĩa thống kê.[1]
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của 
Dưỡng cốt hoàn trong điều trị loãng xương 
ở người có tuổi” của Phạm Hồng Huệ: Qua 
điều trị 31 bệnh nhân trong 6 tháng, có 61% 
giảm hoặc khỏi đau lưng, 72% khỏi mỏi 
lưng, 65% giảm hoặc khỏi đau dọc xương 
đùi [1]
Điều này cho thấy chế phẩm viên Bổ 
xương khớp và các thuốc nghiên cứu của 
các tác giả có hiệu quả gần giống nhau 
tuy nhiên thời gian nghiên cứu khác nhau 
ở Bổ xương khớp là 3 tháng và các thuốc 
khác là 6 tháng. 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
44
4. Hiệu quả cải thiện trên các chỉ số dấu ấn chu chuyển xương và chỉ số mật độ 
xương BMD
Bảng 3.3. Chỉ số dấu ấn chu chuyển xương và chỉ số mật độ xương BMD trước và sau 
3 tháng điều trị
Tổng cộng Trước ĐT Sau ĐT
p- value
n = 35 X Std X Std
ALP (U/l) 119,35 34,08 140,83 33,48 0,000
Osteo. (ng/ml) 15,03 5,32 15,73 6,48 0,202
P1NP (ng/ml) 45,11 19,72 34,69 17,96 0,000
β-cross. (pg/ml) 382,43 178,43 365,52 182,45 0,402
BMD (g/cm2) 0,684 0,052 0,695 0,108 0,468
Bệnh nhân uống viên Bổ xương khớp 
3 tháng có Phosphatase kiềm (ALP) trung 
bình tăng so với ban đầu là 18%có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,0001, và dấu ấn tạo 
xương P1NP trung bình giảm so với ban 
đầu là 23,1% có ý nghĩa thống kê với p < 
0,0001. Ngoài ra có dấu ấn tạo xương Os-
teocalcin có tăng nhẹ, dấu ấn hủy xương 
β- CrossLaps có giảm nhẹ. Chỉ số mật độ 
xương BMD cổ xương đùitrung bình từ 
0,684 ± 0,052 g/cm2 , sau 3 tháng: 0,695 ± 
0,108 g/cm2 (tăng 1,6%) không có có ý nghĩa thống 
kê với p > 0,05.
So nghiên cứu của Phan Thị Hòa với 
Lục vị gia giảm, có 30% bệnh nhân tăng 
mật độ xương sau 6 tháng và 44% sau 12 
tháng. Cụ thể mật độ xương ở gót chân 
trung bình 0,343 ± 0,003 (g/cm2), sau 6 
tháng: 0,344 ± 0,004 (p= 0,118), sau 12 
tháng: 0,358 ± 0,005 (p = 0,002). [1]
So nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều 
Oanh với Lục vị quy thược không ghi nhận 
kết quả theo dõi mật độ xương. Nhưng có 
ghi nhận kết quả Phosphatase kiềm thay 
đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) 
sau 6 tháng điều trị.[3]
So nghiên cứu của Phạm Hồng Huệ với 
Dưỡng cốt hoàn ghi nhận trong 6 tháng, có 
62,3% bệnh nhân tăng mật độ xương, 12,9% 
bệnh nhân không thay đổi mật độ xương.
So nghiên cứu của Leung PC và cộng 
sự với Bo-gu Ling (ELP) (viên Bổ cốt 
linh) trên 150 phụ nữ từ 40 – 60 tuổi, mãn 
kinh ít nhất 1 năm có mật độ xương BMD 
ở thắt lưng <0,891 g/cm2 chia ngẫu nhiên 
2 nhóm uống ELP và giả dược, nghiên 
cứu theo dõi 12 tháng cho kết quả BMD 
cổ xuơng đùi tăng 0,21% ở nhóm phụ nữ 
> 10 năm mãn kinh. [6]
So nghiên cứu của Zhu HM và cộng 
sự với viên Tiên linh cốt bảo trên 180 phụ 
nữ từ 60 tuổi trở lên, mãn kinh có mật độ 
xương T-score ở thắt lưng hoặc cổ xuơng 
đùi ≤ -2.0 SD chia 3 nhóm: uống XLGB 
3g/ngày, uống 6 g/ ngày và giả dược, cả 
3 nhóm đều uống thêm Calcium (500 
mg) và vitamin D (200 IU). Sau 6 tháng 
kết quả BMD thắt lưng tăng 2,11%, ở cổ 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
45
xuơng đùi không tăng.[9]
So tác giả Zheng Wenkui và cộng sự 
nghiên cứu trên 140 phụ nữ được chẩn 
đoán với bệnh loãng xương sau mãn kinh, 
được chia thành 2 nhóm điều trị với viên 
nang Kim ô cốt thống và giả dược.Sau 6 
tháng kết quả: (1) Nhóm điều trị có BMD 
thắt lưng cột sống và hông tăng lên đáng 
kể, sự khác biệt tỷ lệ phần trăm giữa hai 
nhóm mật độ khoáng xương đáng kể (P 
<0,01). (2) Osteocalcin, phosphatase kiềm 
trong huyết thanh được tăng lên đáng kể 
(P <0,05), [10]
Như vậy, chúng tôi nhận thấy các ng-
hiên cứu trước theo dõi điều trị 3 tháng, 
6 tháng và 12 tháng cho kết quả mật độ 
xương có cải thiện ở xương cột sống, 
xương gót chân, cẳng tay, nhưng cải 
thiện mật độ xương ở cổ xương đùi chưa 
rõ ràng. Do đó nghiên cứu của chúng tôi 
với viên Bổ xương khớp theo dõi trong 
3 tháng chưa cho kết quả cải thiện mật 
độ xương ở cổ xương đùi là hợp lý. Tuy 
nhiên, trong nghiên cứu viên bổ xương 
khớp của chúng tôi cung cấp kết quả dấu 
ấn tạo xương Phosphatase kiềm và P1NP 
cải thiện rõ rệt và có ý nghĩa thống kê sau 
3 tháng so với nghiên cứu viên Lục vị quy 
thược không cải thiện Phosphatase kiềm 
sau 6 tháng điều trị
Ảnh hưởng của viên Bổ xương khớp 
lên quá trình chu chuyển xương
Tăng ALP máu có thể là do sự phát 
triển nhanh chóng của xương bởi vì nó 
được tạo ra bởi các tế bào tạo xương osteo-
blast, tăng ALP tương quan có ý nghĩa với 
alkaline phosphatase xương BAP. [5, 7, 8]
Theo dõi sự thay đổi nồng độ các dấu 
ấn chu chuyển xương cho phép đánh giá 
hiệu quả can thiệp sớm sau 3 – 6 tháng. 
Sự thay đổi tốc độ chu chuyển xương 
tùy thuộc vào cơ chế tác động đặc hiệu 
của mỗi thuốc điều trị loãng xương: (1) 
Các thuốc ức chế quá trình hủy xương 
làm giảm nồng độ các dấu ấn hủy xương 
nhanh chóng, các dấu ấn tạo xương ban 
đầu ổn định sau đó cũng giảm và dẫn đến 
giảm tốc độ chu chuyển xương. (2) Các 
thuốc tăng tạo xương làm tăng các dấu ấn 
tạo xương nhanh chóng và theo đó là tăng 
cả dấu ấn hủy xương. [2]
Ở bệnh nhân loãng xương, tốc độ 
chu chuyển xương tăng phản ánh tốc độ 
mất xương nhanh, mà tốc độ chu chuyển 
xương là vòng xoay của hủy xương và tạo 
xương (hủy xương nhanh hơn tạo xương), 
do đó hai dấu ấn sinh học hủy xương và 
tạo xương đều tăng ở bệnh nhân loãng 
xương. [2]
Trong nghiên cứu của chúng tôi viên 
Bổ xương khớp uống 3 tháng đã làm tăng 
18% phosphatase kiềm so với ban đầu, 
chứng tỏ chế phẩm đã làm tăng hoạt động 
tế bào tạo xương, tăng chất lượng xương. 
Ngoài ra chế phẩm làm giảm 23,1% dấu 
ấn tạo xương P1NP so với ban đầu, giảm 
nhẹ β-Crosslaps, chứng tỏ chế phẩm đang 
làm giảm tốc độ chu chuyển xương tức 
làm chậm quá trình mất xương với bằng 
chứng kết quả mật độ xương BMD cổ 
xương đùi bệnh nhân có xu hướng tăng.
Theo Nguyễn Văn Tuấn, mật độ 
xương tại cổ xương đùi được sử dụng cho 
chẩn đoán loãng xương (vì mật độ xương 
tại cổ xương đùi ít hay không chịu ảnh 
hưởng của viêm khớp hay xương chồi), 
mật độ xương tại xương sống và các vùng 
khác chỉ để tham khảo. Như vậy, nghiên 
cứu của chúng tôi cho kết quả cải thiện 
dấu ấn chu chuyển xương có ý nghĩa 
thống kê, có theo dõi mật độ xương tại cổ 
xương đùi, do đó nghiên cứu của chúng tôi 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
46
có giá trị hơn.
Như vậy, viên Bổ xương khớp có tác 
dụng làm giảm tốc độ chu chuyển xương, 
làm chậm quá trình mất xương, giúp tăng 
tạo xương.
5. Ảnh hưởng trên xét nghiệm máu 
trước và sau 3 tháng điều trị:
Các chỉ số huyết học (số lượng hồng 
cầu, bạch cầu, tiểu cầu), đường, creatinin, 
Ca++, men gan (GOT, GPT, GGT) trong 
máu trước và sau 3 tháng uống viên Bổ 
xương khớp đều thay đổi không có ý 
nghĩa thống kê p > 0,05.
Ngoài ra, bệnh nhân có sỏi thận có 
kích thước trước và sau 3 tháng uống viên 
Bổ xương khớp đều thay đổi không có ý 
nghĩa thống kê p > 0,05.
7. Tác dụng không mong muốn:
Sau 3 tháng uống viên Bổ xương 
khớp, tác dụng không mong muốn gồm: 
khô miệng(5,71%).táo bón (2,86%), đầy 
bụng (5,71%)
KẾT LUẬN
Sau 3 tháng, viên bổ xương khớp có 
cải thiện các triệu chứng lâm sàng, có làm 
giảm tốc độ chu chuyển xương, phản ánh 
tốc độ mất xương giảm. Thuốc chưa làm 
tăng mật độ xương ở cổ xương đùi. Thuốc 
gây tác dụng không mong muốn nhẹ 
chiếm tỉ lệ không đáng kể như đầy bụng, 
khô miệng, táo bón.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phan Thị Hòa (2006), “Khảo sát 
tác dụng của bài thuốc Lục vị gia giảm 
trên biểu hiện Loãng xương ở phụ nữ 
mãn kinh”. Luận văn chuyên khoa cấp 2, 
Trường đại học y dược tp.HCM.
2.Hà Hoàng Kiệm (2016), “Vai 
trò dấu ấn chu chuyển xương (Bone 
Turnover) trong theo dõi đáp ứng điều 
trị loãng xương”, Tạp chí nội khoa Việt 
Nam, tr. 13.
3.Nguyễn Thị Kiều Oanh (2012), Mô 
tả đặc điểm lâm sàng và bước đầu đánh 
giá tác dụng bài thuốc Lục vị quy thược 
trên bệnh nhân loãng xương/ thiếu xương 
thể Can Thận âm hư. Luận văn thạc sĩ y 
học, Trường đại học y Hà nội.
4.Lê Anh Thư (2013), “Loãng 
xương”, Bệnh học người cao tuổi, NXB y 
học, tr. 90-91.
5.Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình 
Nguyên (2007), Loãng xương: Nguyên 
nhân, chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa, 
NXB y học, tr. 15, 20, 88, 123, 204.
6.Leung PC, Cheng KF, Chan 
YH(2011), “An innovative herbal product 
for the prevention of osteoporosis”, Chin 
J Integr Med, 17(10).
7.Mukaiyama K, Kamimura M, 
Uchiyama S, Ikegami S, et al (2015), 
“Elevation of serum alkaline phosphatase 
(ALP) level in postmenopausal women is 
caused by high bone turnover”, Aging Clin 
Exp Res, Indexed for Medline, 10.1007/
s40520-014-0296-x
8.Sonia A Talwar (2017), “Bone 
Markers in Osteoporosis”, medicine.
medscape.com/article/128567-overview. 
9.Zhu HM, Qin L, Garnero P, Genant 
HK, et al(2012), “The first multicenter 
and randomized clinical trial of herbal 
Fufang for treatment of postmenopausal 
osteoporosis”, Osteoporos Int., 23(4)

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_tac_dung_dieu_tri_cua_vien_bo_xuong_khop_t.pdf