Bối cảnh lịch sử, sự ra đời và hoạt động của chính quyền cách mạng ở vùng căn cứ địa cách mạng miền núi Khánh Hòa (1954-1975)
Tóm tắt: Bài viết đề cập bổi cảnh lịch sử, sự ra đời và và hoạt động của chỉnh quyền cách mạng ở vừng căn cứ địa cách mạng miền núi tình Khánh Hòa trong thời kỳ khảng chiên chống Mỹ cứu nước. Sự ra đời và hoạt động của chỉnh quyền cách mạng ở vùng căn cứ đỏng vai trò quan trọng trong sự chỉ đạo, điều hành cuộc kháng chiến, huy động nhân tài, vật ỉực phục vụ kháng chiến và bảo vệ căn cứ, góp phần vào thắng ỉợi của cuộc kháng chiến chổng Mỹ ở tinh Khánh Hòa và đẩu trarih thổng nhất đất nước.
Bạn đang xem tài liệu "Bối cảnh lịch sử, sự ra đời và hoạt động của chính quyền cách mạng ở vùng căn cứ địa cách mạng miền núi Khánh Hòa (1954-1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bối cảnh lịch sử, sự ra đời và hoạt động của chính quyền cách mạng ở vùng căn cứ địa cách mạng miền núi Khánh Hòa (1954-1975)
TẠI’ CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA taj)€liiklioalioc<«‘Hkli.eíIu.vn BÓI CẢNH LỊCH sử, sự RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYÊN CẤCH MẠNG Ở VÙNG CĂN CUĐỊẤ cách mạng MÍẾN NÚI KHÁNH HÒA (1954-1975) Chu Đình Lộc, Nguyễn Thị Kim Hằng, Hồ Hải Hung, Nguyễn Văn Tuấn Trường Đại học Khánh Hoổ Tóm tắt: Bài viết đề cập bổi cảnh lịch sử, sự ra đời và và hoạt động của chỉnh quyền cách mạng ở vừng căn cứ địa cách mạng miền núi tình Khánh Hòa trong thời kỳ khảng chiên chống Mỹ cứu nước. Sự ra đời và hoạt động của chỉnh quyền cách mạng ở vùng căn cứ đỏng vai trò quan trọng trong sự chỉ đạo, điều hành cuộc kháng chiến, huy động nhân tài, vật ỉực phục vụ kháng chiến và bảo vệ căn cứ, góp phần vào thắng ỉợi của cuộc kháng chiến chổng Mỹ ở tinh Khánh Hòa và đẩu trarih thổng nhất đất nước. Từ khóa: c/ỉíri/ỉ quyền tự quản, ủy ban cách mạng lâm thời, ủy ban nhân dân, miền nủí Khảnh Hòa. Mở đầu Thẳng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ buộc thục dân Pháp phải chạp nhận kỷ hiệp định Giơnevơ về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Đây là một thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam sau 9 năm trường kỳ đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược, đông thời là cơ sở pháp Ịý để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giành độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thồ cùa dân tộc Việt Nam. Theo Hiệp đỉnh Giơncvơ, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lạy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra do chỉnh quyền Việt Nam Dân chù Cộng hòa quản lý, ở miền Nam từ vĩ tuyến 17 trờ vào do chính quyền thân Pháp quản lý. Trong thời gian hai năm sau khi Hiệp định được ký kết, quân đội Pháp phải rút khỏi miền Nam. Hai miền Nam - Bắc tiến hành hiệp thương và tổng tuyển cử vào tháng 7/1956 để thống nhất dat nước. Nhưng dế quốc Mỹ đã đi ngược lại nguyện vọng độc lập, thống nhất của dân tộc ta, thay chân thực dân Pháp trực tiếp thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Chúng tùng bước gạt thực dân Pháp ra khỏi miền Nam, dụng lên chính quyền tay sai thân Mỹ, đánh phá phong trào yêu nước của nhân dân ta. Không chịu làm nô lệ, cùng toàn dân tộc, quân và dân Khánh Hòa đã đúng lên giải phóng, lập căn cứ địa kháng chiến, thành lập chính quyền tự quản của Nhân dân. Căn cứ địa miền núi Khánh Hòa và chính quyền cách mạng được thành lập đã trở thành điểm tựa vững chắc cho cuộc kháng chiến ở địa phương. Bối cảnh lịch sử, sự ra đỉri và hoạt động của chỉnh quyền tự quản ở miền núi Khánh Hòa (1960-1968) Trong năm 1960, dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thú 15 (khóa n) về con đường cách mạng miền Nam, đông bào các dân tộc và lục lượng vũ trang Khánh Hòa đã vùng dậy đấu tranh, giải phóng và làm chủ hoàn toàn vùng miền núi với trên 15.000 dân. Trên cơ sở thắng lợi ấy, cuối tháng 12 năm 1960, tại Xóm cỏ huyện Khánh Sơn diễn ra Đại hội Dân tộc khu Ái-Vĩnh-Sơn. Tham dự đại hội có trên 200 đại biểu, đong chí Trần Lê, Bí thu tỉnh ủy 3 cùng dụ. Đại hội nêu cao nhiệm vụ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, phát động tinh thần quyết tâm giành và bảo vệ quyền làm chù cùa nhân dân, đồng thời ra súc đậy mạnh sản xuất, xây dựng lảng chiến đẩu, chống địch càn quét, bảo vệ và xây dựng căn cứ địa hoàn chỉnh và vững mạnh. Đại hộỉ bầu ra ủy ban tự quân (năm 1962 đổi tên là ủy ban Nhân dân tự quàn), gồm 11 ùy viên, do bà Mấu Thị Lực làm Chủ tịch, ông Tro É (Tro Sang) và ông Pỉ Năng Xà A làm Phó Chủ tịch, ông A Ma Nhiên (tức Đặng Nhiên) làm ủy viên kiêm Chánh Văn phòng ủy ban [1; 124 ]. Sau đó, Đại hội Dân tộc tự trị các huyện trong tỉnh cũng đã lần lượt được tiến hành. Đến cuối tháng 12/1960, toàn bộ huyện Khánh Vĩnh (trừ vùng 5 buôn đường 21) đã được giải phóng. Trôn 7000 đồng bào các dân tộc trong huyện sau nhiều năm bị địch kìm kẹp nạy đúng lên làm chủ buôn làng, làm chủ núi rùng. Sau thành công của Đại hội dân tộc Khu Ái-Vĩnh- Son, Huyện ùy Khánh Vĩnh triệu tập Đại hội dân tộc huyện. Hơn 100 đại biểu buôn làng, xã trong huyện đã vềdự. Đại hội nêucao quyết tâm đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, ra sức dạy mạnh sân xuất lương thực, tăng cường công tác hố phòng, chống địch càn quét. Đại hội đã bầu ủy ban nhân dân tự quản do ông Pi Năng Xà A - Phó Chù tịch ủy ban nhân dân tự quàn khu Ái-Vĩnh-Sơn làm Chủ tịch [2; 122-123], Với thắng lợi này, đồng bào các dân tộc Khánh Vĩnh đã cùng với đồng bào các dân tộc huyện Khánh Son, Bác Ái hình thành nên vùng giải phóng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở miền núi tình Khánh Hòa. Cũng vào thời gian nàỵ, tình hỉnh cách mạng miền Nam đã có nhiều diễn biến quan trọng, trong đó đặc biệt là cuộc nổi dậy ở Ben Tre thắng lợi, mở đầu cao trào đồng khỏi ở miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra đời. Các sự kiện trên đã tác động mạnh mẽ và tạo điều kiện để phong trào cách mạng ờ Khánh Hòa phát triển. Vào đầu năm 1961, ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tình Khánh Hòa ra đời và đồng chí Nguyễn Trung Thành được phân công phụ trách công tác mặt trận kiêm công tác chính quyền của tình. Từ đây, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Khánh Hòa vừa tập trung xây dựng căn cứ vững chắc ở miền núi vừa tiếp tục xây dựng các Đội vũ trang và xây dựng cơ sở cách mạng ở các vùng đồng bằng. Tháng 8/1961, Khu 6 được thành lập thay cho Liên tỉnh 3, Khu ủy quyết định giải thể khu Ái - Vĩnh - Sơn, đưa các huyện Khánh Sơn, Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh trở về phạm vi hành chính tỉnh Khánh Hòa [3; 374 ]. Tinh ủy Khánh Hòa chù trương tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp huyện để thuận lợi cho chỉ đạo kháng chiến chống Mỹ, gồm các huyện: Vạn Ninh, Bắc Ninh Hòa, Nam Ninh Hòa, Vĩnh Trang, Diên Khánh, Cam Ranh, Khánh Sơn, Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh. Cấp cơ sở ở các huyện đồng bằng được tổ chức theo đơn vị hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ở 3 huyện miền núi: Khánh Sơn, Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh thuộc vùng căn cứ địa được tổ chức theo chinh quyền cách mạng. Các huyện miền núi đều thành lập ủy ban nhân dân tự quản của huyện. Đồng thời huyện đã tiến hành chia lại địa giới, đổi tên xã và thành lập chính quyền tự quàn ờ hầu khắp các xã. Các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ, thiếu niên... cũng được thành lập và đi vào hoạt động. Đồng thời vói việc chăm lo xây dựng chính quyền tự quàn các cấp, các huyện không ngừng coi trọng xây dựng khối đoàn kết đồng bào các dân tộc, đoàn kết Kinh -Thượng. Trước tình hình các huyện Khánh Sơn, Vĩnh Sơn và Vĩnh Khánh dân số ít lại nghèo, trình độ sản xuất thấp, đời sống nhân dân còn đói, đau, lạt, rách, bước vào giai đoạn mới lại chịu phần trách nhiệm với phong trào cách mạng chung của tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo các huyện đã xác định việc đẩy mạnh sàn xuất, cài thiện đời sống là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất. Cuối năm 1964 đến cuối năm 1965, Tinh ủy Khánh Hòa chủ trương tiến hành đồng khởi ở vùng nông thôn, đồng bằng, vùng giải phóng ờ Khánh Hòa đã được mở rộng, bao gồm 46 thôn với trên 37.500 dân. Vùng tranh chấp có 34 thôn với 32.400 dân. Trong các thôn, xã giải phóng đã thành lập chính quyền cách mạng, phát triển du kích, xây dựng làng chiến đấu. Một số làng chiến đấu đã có tác dụng chống địch càn quét, bảo vệ được đất, được dân. Chính quyền cách mạng, chia trên 1.000 mẫu ruộng công điền cho 5.000 dân, giảm tô cho 32 gia đình tá điền. Hàng trăm con em nông dân cắp sách đến các trường phổ thông. Người lớn tuổi tham gia các lớp học chống nạn mù chữ. Vùng nông thôn đồng bang giải phóng đã phát huy ảnh hưởng chính trị, làm chỗ dựa cho lực lượng vũ trang hoạt động, góp phần giải quyết một phần các nhu cầu thiết yếu cho căn cú miền núi, và hỗ trợ phong trào ờ thị xã, thị trấn. Hàng ngàn thanh niên được rút lên bổ sung cho các đơn vị bộ đội, thành lập ở mỗi huyện 1 đại đội địa phương, riêng Bắc Ninh Hòa có hai đại đội [ 4; 36-37 ]. Trong tình đã có 2 trường đào tạo cán bộ ở Hòn Dữ và Đá Bàn, bồi dưỡng nhiều đồng chí sau này thành nòng cốt của các đội vũ trang công tác, hoặc trở thành cán bộ lãnh đạo huyện, tinh trong thời kỳ chống "chiến tranh cục bộ". Nhìn chung phong trào cách mạng trong tỉnh đã tạo được thế đứng vững ờ khắp 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị. Vùng nông thôn đồng bằng được giải phóng đã nối với các huyện miền núi, với các căn cứ cách mạng, tạo thế đứng liên hoàn, vững chắc. ở miền núi, đầu năm 1965, lực lượng du kích được củng cố và phát triển. Mỗi xã có một trung đội du kích, tiểu đội du kích thôn. Du kích đã tham gia xây dựng các tuyến bố phòng, cắm gần 5 triệu chông. Công tác xây dựng thực lực chính trị đã được coi trọng, các huyện đều tổ chức Đại hội khu tự trị, bầu lại ủy ban tự trị cấp huyện và cấp xã, phát động phong trào thi đua quần chúng. Năm 1965, ờ Vnih Sơn, ta làm chủ 7 xã, 22 thôn, 4.453 dân; ờ Vĩhh Khánh ta làm chủ 5 xã, 19 thôn, 3.034 dân. Huyện Vĩnh Sơn có 200 đoàn viên thanh niên, 682 hội viên phụ nữ tham gia cách mạng. Huyện Vĩnh Khánh có 153 đoàn viên thanh niên, 732 hội viên phụ nữ tham gia cách mạng [2; 138], Đầu năm 1965, Mặt trận dân tộc giải phóng và các đoàn thể tổ chúc đại hội, tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp sinh hoạt thôn xóm, động viên quần chúng tham gia sản xuất, bố phòng, đi dân công, đóng góp, phục vụ tiền tuyến. ủy ban tự trị các cấp đã quy dịnh lề lối làm việc và công tác cho thôn xã. Nói chung cán bộ tự trị các cấp đều được chỉnh huấn và tham gia học tập nâng cao trình độ. ủy ban tự trị thôn xã được sắp xếp tổ chức, bầu bổ sung người hoạt động tích cực, vai trò của ủy ban tự trị trong đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Quan hệ giữa quần chúng và ủy ban tự trị ngày càng gắn bó, thực chất thực quyền ngày càng cúng cố vững hơn. Các tổ chức tự trị ở xã thôn được tổ chúc chặt chẽ, nhiều công tác địa phương do cán bộ tự trị đảm nhiệm như lãnh đạo sản xuất, động viên lương thục, dân công, bố phòng.... Tuy vậy, vẫn còn một số cán bộ chưa thật sự chủ động, còn ỷ lại vào cán bộ Đảng, chưa thay hết trách nhiệm của mình là quản lý quần chúng, giáo dục đoàn kết các tầng lớp trong phong trào tự trị nói chung để sản xuất và chống địch càn quét, đánh phá. Hoạt động của chính quyền cách mạng ờ vùng căn cứ địa cách mạng miền núi Khánh Hòa (1969- 1975) Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tốt Mậu Thân năm 1968 buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Ngày 10/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. Tiếp đó, ngày 15/6/1969, Uỷ ban cách mạng lâm thời tình Khánh Hòa ra đời, đồng chí Lê Tụng được phân công làm Chủ tịch, các đồng chí Ngũ Hữu Ngật và Trần Văn Quế làm Phó Chủ tịch, đồng chí Lê Hình làm ủy viên thư ký, đồng chí Pi Năng Xà A làm ủy viên [3; 512], Cuối tháng 6/ 1969, một số huyện đồng bằng lần lượt thành lập Uỷ ban Cách mạng lâm thời như: Ngày 26/6/1969, Huyện Diên Khánh tiến hành đại hội mặt trận dân vận, quyết định thành lập chinh quyền cách mạng lâm thơi huyện gồm 9 thành viên, ông Võ Ngọc Mai được bầu làm Chủ tịch [6; 41 ]; Uỷ ban Cách mạng lâm thời huyện Vạn Ninh gồm 9 thành viên, do ông Nguyễn Đình Quế (An) làm chủ tịch. Việc thành lập Uỳ ban Cách mạng lâm thài các cấp trong khói lùa chiến tranh, biểu thị ý chí của nhân dân ta quyết tâm đánh Mỹ, ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Ở vùng căn cứ địa miền núi, công tác chính quyền từ tình đến huyện, xã, thôn tiến hành bầu cừ Hội đồng nhân dân, bầu ủy ban nhân dân cách mạng.Khắp nơi trong ba huyện, đồng bào đã phát huy quyền làm chủ của mình, tiến hành bầu cừ Hội đồng nhân dân, thành lập Uỳ ban nhân dân cách mạng từ huyện đến xã, biểu thị ý chí, quyết tâm xây dựng và bào vệ căn cứ, quyết tâm đánh thắng Mỹ nguy giải phóng hoàn toàn miền Nam góp phần vào việc thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tinh Khánh Hoà. ủy ban nhân dân cách mạng các huyện miền núi có các ban chuyên môn và biên chế, tổ chức thực hiện các việc như động viên nhân dân tham gia các công tác kháng chiến, sản xuất, bố phòng chống đánh địch...Với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng, đồng bào, cán bộ và chiến sĩ đã hăng hái di công phục vụ tiền tuyến và các mặt công tác ở hậu phương. Những năm 1970, huyện Khánh Sơn huy động trên 1.000 lượt người; huyện Vmh Khánh trên 1.400 lượt; huyện Vĩnh Sơn 1.375 lượt người với hàng chục ngàn ngày công vận chuyền, phục vụ chiến đấu, nhiều thanh niên trong các huyện đã mang vác đạt thành tích cao [2; 185 ]. Tháng 9/1972, các huyện đã tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân (khóa III) từ huyện đến xã và Đại hội mừng công chiến sĩ thi đua, tổng kết và phát huy nhũng thành tích, công lao to lớn của chiến sỹ, đồng bào đã đạt được, gây không khí tin tưởng phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Hoạt động của chính quyền các cấp tương đối toàn diện, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tháng cuối năm 1972, nhằm chuẩn bị cho Hiệp định Paris sắp được ký kết, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, chính quyền các huyện miền núi đã huy động trên 500 thanh niên xung phong và du kích cán bộ xuống đồng bằng nhất là vùng giáp ranh, hình thành những đội phục vụ và tham gia chiến đấu. Sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ờ Việt Nam được ký kết, nhân dân các huyện Khánh Sơn, Vĩnh Sơn và Vĩnh Khánh lại bước vào một thời kỳ đẩy mạnh sàn xuất, phục vụ chiến đấu. Trên lĩhh vực sàn xuất được chính quyền chỉ đạo, điều hành khai hoang, làm rẫy. Kết quà đến cuối năm 1974, huyện Vĩnh Sơn có 3 xã và 6 thôn với 580 bếp gồm 3.327 nhân khẩu với 948 lao động chính, 648 lao động phụ, đồng bào đã xuống sản xuất trên các vùng đất thấp tương đối tốt ờ các xã Sơn Hòa, Sơn Phú và Liên Sang, Gia Rít (Giang Ly), Bố Lan, Buôn Dung và một nửa thôn Giang Biên (Sơn Thái), Tà giang (Sơn Thành), A Pa (Sơn Lâm); huyện Vĩnh Khánh đã vận động được 61 tổ với 388 bếp gồm 2.366 nhân khẩu xuống thấp, trồng trỉa được 393 giạ bắp, 929 giạ lúa; huyện Khánh Sơn với 2.575 nhân khẩu, 74 tổ với 454 bếp. Các huyện miền núi, sàn lượng lương thục quy ra thóc là: 1.584.000 kg, bình quân lương thực đạt 417 kg [2; 1971. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cũng được các cấp lãnh đạo Đàng và chính quyền quan tâm nên đạt kết quả tốt. Phong trào vệ sinh phòng bệnh đã xây dựng và tổ chức mạng lưới vệ sinh ở các tổ vần công, thôn, xã. Huyện Vĩnh Sơn đến năm 1974 đã tổ chức và xây dựng được 8 trạm xá trong 7 xã, nhiều trạm xá hoạt động tốt có ảnh hưởng trong nhân dân, nổi rõ là 3 xã: Sơn Lâm, Sơn Thái, Sơn Hòa sản xuất được thuốc nam, ăn ở tương đối sạch sẽ. Phòng y tế huyện đã đi vào nề nếp, điều trị bệnh nhân kịp thời. Huyện Vĩnh Khánh đã tổ chức mạng lưới vệ sinh gồm 23 người, phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh 3 sạch, 4 diệt. Đau, ốm dùng thuốc ngày càng nhiều hơn, cúng kính ngày càng giảm [ 5 ]. về công tác giáo dục, đến năm 1974, các huyện đã có 39 lớp học sinh vỡ lòng và cap I với 474 em, các lớp bình dân học vụ vẫn được duy trì và hoạt dộng thường xuyên. Chấp hành nghị quyết cùa huyện, cán bộ giáo dục cùa huyện đã xuống một số xã để phát động học tập công tác văn hóa giáo dục làm cho quần chúng thấy được tầm quan trọng của giáo dục, đồng thời tiến hành điều tra trình độ để sắp xếp tổ chức một lớp bình dân và phổ thông để cho quần chúng học tập. Bước đầu kết quả nhu sau: Khánh Nam + Khánh Trung + Khánh Tây thành lập Ban Giáo dục xã có 13 giáo viên phụ trách giảng dạy. Chinh quyền đã tổ chức được 4 lớp bình dân học vụ với 35 học viên, 13 lớp phổ thông với 122 học viên (Khánh Nam + Khánh Tây + Khánh Trung). Làm được 19 trường mới, sửa 1 trường cũ, học ờ nhà dân 2 lớp chưa có trường và vận động được 4 đồng chí đi học sư phạm trường tình [ 5 ]. Công tác xây dựng, cùng cố chính quyền các cấpcũng được chú trọng. Trong các ngày 8 - 9/1/1974, chính quyền các huyện đã tiến hành kiểm điểm công tác nhiệm kỳ qua, xây dựng nghị quyết phương án mới và bầu cừ ủy ban nhân dân cách mạng huyện đồng thời Hội đồng nhân dân huyện ra mắt nhận nhiệm vụ. Đe đảm bào nhiệm vụ công tác và phát huy hết quyền hạn chức năng của ủy ban huyện, từ tháng 3/1974, cơ quan ủy ban nhân dân huyện đã tách khỏi cơ quan Thường vụ huyện ủy. Hội đồng nhân dân huyện có 21 người, có cán bộ thường trực để giải quyết một số công việc sự vụ hàng ngày, song chưa thực hiện được đầy đủ chức năng do cán bộ thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn. Tháng 9/1974, các huyện đã tiến hành kiểm điểm công tác và bầu cử lại ủy ban nhân dân cách mạng cấp huyện, ùy ban nhân dân cách mạng huyện Vĩnh Khánh có 7 ủy viên do đồng chí A Ma Lực làm Chủ tịch, ủy ban nhân dân cách mạng huyện Vĩhh Sơn có 9 thành viên do đồng chí Cao Ma Hân làm Chủ tịch [2; 200], Trình độ, chức năng nhiệm vụ của chính quyền cáccấp tùng buớc được nâng lên và điều hành các mặt công tác ở địa phương. Có thể nói, sự chì đạo, điều hành cùa chính quyền cách mạng đã xây dụng miền núi Khánh Hòa trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc về mọi mặt, tạo tiền đề hậu phương tại chỗ, góp phần giải phóng và tiếp quàn tinh Khánh Hòa vào ngày 02/4/1975. Kết luận Sau khi miền núi Khánh Hòa được giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập, tồn tại và hoạt động dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng, một mặt tổ chức bào vệ căn cứ, bảo vệ thành quả giành được, mặt khác đã ra sức động viên mọi lực lượng quyết tâm, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống, giải quyết vấn đề đói, đau, lạt, rách. Đồng thời, vươn lên đóng góp to lớn súc người, súc của phục vụ cho phong frào cách mạng chung của cả tỉnh Khánh Hòa. Sự ra đời và hoạt động của chính quyền cách mạng ở miền núi Khánh Hòa còn là điểm tựa tinh thần, niềm tin cho đồng bào ở vùng bị địch tạm chiếm. Các căn cứ kháng chiến nơi đây đã tồn tại như là một biểu tượng của cuộc kháng chiến; tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh của toàn dân; là chỗ dựa về mặt chính trị tinh thần, nơi hướng về, hy vọng và khích lệ đồng bào khắp nơi kháng chiến. Đó là một điểm tựa tinh thần, hậu phương tại chỗ vũng chắc, cổ vũ nhân dân Khánh Hòa đấu tranh và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước./ TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khánh Sơn, Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn, thời kỳ 1930-1975, 1985. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh, Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vinh (1945-1975), NXB Chính trị quốc gia, 2015. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975), 2001. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Phong trào đồng khới giải phóng một phần nông thôn, dồng bằng tỉnh Khánh Hòa, 2009. Báo cáo tổng kết 6 tháng dầu năm 1974 của Đảng bộ tinh Khánh Hòa (Lưu trữ tại Phòng lưu trữ Tỉnh ủy). Huyện ủy Diên Khánh, 70 năm chặng đường vẻ vang của Đảng bộ huyện Diên Khánh (1947-2017), 2017. Chu Đinh Lộc, Căn cứ địa cách mạng ở cực Nam Trung Bộ trong hai cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp và dế quốc Mỹ (1945-1975), NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2016. Tỉnh ủy Phú Khánh, 50 năm hoạt động của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Phú Khánh, 1980. ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Địa chi Khánh Hòa, NXB Chính trị quốc gia, 2003. HISTORICAL BACKGROUND, FOUNDATION AND OPERATION OF THE REVOLUTIONARY GOVERNMENT IN KHANH HOA’S MOUNTAINOUS REVOLUTIONARY BASE AREA (1954-1975) Chu Dinh Loc, Nguyen Thi Kim Hang, Ho Hai Hung, Nguyen Van Tuan University of Khanh Hoa Summary: The article deals with the historical background, the foundation and operation of the revolutionary government in the mountainous revolutionary base area of Khanh Hoa province during the resistance war against the US to save the country. The foundation and operation of the revolutionary government in the base area played an important role in running and directing the resistance war, mobilizing talents and material resources to serve the resistance and protect the base, contributed to the victory of the resistance war against the US in Khanh Hoa province and the struggle to unify the country. Keywords: self-government, provisional revolutionary committee, people's committee, Khanh Hoa mountainous area.
File đính kèm:
- boi_canh_lich_su_su_ra_doi_va_hoat_dong_cua_chinh_quyen_cach.doc
- Unlock-48146_article_text_151933_1_10_20200603_4136_569379.pdf