Biểu hiện một số gen kiểm soát miễn dịch và nồng độ CA125 ở bệnh nhân tăng hồng cầu vô căn

TÓM TẮT

Tăng hồng cầu vô căn (THCVC) là bệnh ung thư máu tiến triển chậm, liên quan đến tăng sinh

tủy ác tính. Bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của 3 dòng tế bào, gồm hồng cầu, bạch

cầu và tiểu cầu và triệu chứng ngứa điển hình do kích hoạt tế bào mast cell tiết ra chất gây ngứa.

Một số gen tham gia kiểm soát miễn dịch bao gồm CTLA-4, PD-1 và LAG3, biểu hiện tăng cao

liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch đối kháng. Gen klotho có chức năng chống lão hóa,

viêm và ung thư. Nhóm gen SHP là những gen thuộc họ tín hiệu protein tyrosine phosphatase

điều hòa sự tăng sinh tế bào ung thư thông qua sự thuần thục, sự di cư và sự chết apoptosis, gồm

hai loại gen chính là SHP-1 và SHP-2. Nồng độ kháng nguyên ung thư CA125 tăng lên trong

máu được sử dụng như một chỉ thị sinh học trong chẩn đoán một số bệnh ung thư máu và cơ

quan tạo máu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định biểu hiện mRNA của các gen

này trên bệnh nhân THCVC bằng kỹ thuật realtime-PCR và nồng độ CA125 bằng kỹ thuật

ELISA. Kết quả cho thấy, biểu hiện các gen klotho, LAG3, CTLA-4 và PD-1 giảm xuống ở bệnh

nhân THCVC chỉ ra hệ miễn dịch đối kháng chưa hoạt động. Nồng độ CA125 tăng cao rõ rệt so

với người khỏe và 3 bệnh nhân có nồng độ CA125 tăng tỷ lệ thuận với chỉ số hóa sinh LDH,

AST và ALT trong máu người bệnh. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo quan trọng cho

nghiên cứu tiếp theo giúp chẩn đoán phát hiện sớm ung thư THCVC.

pdf 8 trang phuongnguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Biểu hiện một số gen kiểm soát miễn dịch và nồng độ CA125 ở bệnh nhân tăng hồng cầu vô căn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu hiện một số gen kiểm soát miễn dịch và nồng độ CA125 ở bệnh nhân tăng hồng cầu vô căn

Biểu hiện một số gen kiểm soát miễn dịch và nồng độ CA125 ở bệnh nhân tăng hồng cầu vô căn
TAP CHI SINH HOC 2020, 42(1): 103–110 
DOI: 10.15625/0866-7160/v42n1.14677 
103 
GENE EXPRESSIONS INVOLVED IN IMMUNE SYSTEM CONTROL 
 AND SERUM CA125 CONTENT IN POLYCYTHEMIA VERA 
Do Thi Trang
1
, Nguyen Thi Xuan
1,2,*
1
Institute of Genome Research, VAST, Vietnam 
2
Graduate University of Science and Technology, VAST, Vietnam 
Received 9 December 2019, accepted 4 March 2020 
ABSTRACT 
Polycythemia Vera (PV) is a slowly progressing blood cancer associated with myeloproliferative 
neoplasms. The disease is characterized by an abnormal proliferation of three cell types including 
red blood cells, white blood cells and platelets and a symptom of pruritus caused by release of 
itching agents of activated mast cells. The enhanced expression of several genes involved in 
immune system control including CTLA-4, PD-1 and LAG3 are linked to activation immune 
tolerance. Klotho gene has anti-aging, anti-inflammation and anti-cancer functions. The SHP 
gene group belongs to the tyrosine phosphatase protein signaling family that regulates cancer cell 
proliferation through maturation, migration and apoptosis and includes two main genes, SHP-1 
and SHP-2. The increased serum content of cancer antigen CA125 is considered as a cancer 
marker of several blood and hematopoietic disorders. In this study, we conducted experiments to 
determine mRNA expression of above genes in PV patients by realtime-PCR and CA125 
concentration by ELISA. Results showed that expression of klotho, LAG3, CTLA-4 and PD-1 
genes was decreased in PV patients, indicating that the immune tolerance was inactivated in PV 
patients. CA125 concentration was significantly increased in PV patients compared to healthy 
individuals and interestingly, there was a positive association among three patients, who having 
increased CA125 concentration and biochemical indicators including LDH, AST and ALT. The 
results in this study provide an important reference document for further studies that serve for the 
early detection of PV disease. 
Keywords: Anti-aging function, blood cancer, immune checkpoints, polycythemia vera. 
Citation: Do Thi Trang, Nguyen Thi Xuan, 2020. Gene expressions involved in immune system control and serum 
CA125 content in polycythemia vera. Tap chi Sinh hoc (Journal of Biology), 42(1): 103–110. 
https://doi.org/10.15625/0866-7160/v42n1.14677. 
*Corresponding author email: xuannt@igr.ac.vn 
©2020 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
TAP CHI SINH HOC 2020, 42(1): 103–110 
DOI: 10.15625/0866-7160/v42n1.14677 
104 
BIỂU HIỆN MỘT SỐ GEN KIỂM SOÁT MIỄN DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ CA125 
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HỒNG CẦU VÔ CĂN 
Đỗ Thị Trang1, Nguyễn Thị Xuân1,2,* 
1Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Ngày nhận bài 9-12-2019, ngày chấp nhận 4-3-2020 
TÓM TẮT 
Tăng hồng cầu vô căn (THCVC) là bệnh ung thư máu tiến triển chậm, liên quan đến tăng sinh 
tủy ác tính. Bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của 3 dòng tế bào, gồm hồng cầu, bạch 
cầu và tiểu cầu và triệu chứng ngứa điển hình do kích hoạt tế bào mast cell tiết ra chất gây ngứa. 
Một số gen tham gia kiểm soát miễn dịch bao gồm CTLA-4, PD-1 và LAG3, biểu hiện tăng cao 
liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch đối kháng. Gen klotho có chức năng chống lão hóa, 
viêm và ung thư. Nhóm gen SHP là những gen thuộc họ tín hiệu protein tyrosine phosphatase 
điều hòa sự tăng sinh tế bào ung thư thông qua sự thuần thục, sự di cư và sự chết apoptosis, gồm 
hai loại gen chính là SHP-1 và SHP-2. Nồng độ kháng nguyên ung thư CA125 tăng lên trong 
máu được sử dụng như một chỉ thị sinh học trong chẩn đoán một số bệnh ung thư máu và cơ 
quan tạo máu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định biểu hiện mRNA của các gen 
này trên bệnh nhân THCVC bằng kỹ thuật realtime-PCR và nồng độ CA125 bằng kỹ thuật 
ELISA. Kết quả cho thấy, biểu hiện các gen klotho, LAG3, CTLA-4 và PD-1 giảm xuống ở bệnh 
nhân THCVC chỉ ra hệ miễn dịch đối kháng chưa hoạt động. Nồng độ CA125 tăng cao rõ rệt so 
với người khỏe và 3 bệnh nhân có nồng độ CA125 tăng tỷ lệ thuận với chỉ số hóa sinh LDH, 
AST và ALT trong máu người bệnh. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo quan trọng cho 
nghiên cứu tiếp theo giúp chẩn đoán phát hiện sớm ung thư THCVC. 
Từ khóa: Chống lão hóa, kiểm soát miễn dịch, tăng hồng cầu vô căn, ung thư máu. 
*Địa chỉ liên hệ email: xuannt@igr.ac.vn 
MỞ ĐẦU 
Tăng hồng cầu vô căn (THCVC) là bệnh 
ung thư máu thuộc nhóm bệnh tăng sinh tủy 
ác tính, được đặc trưng bởi một số đặc điểm 
như: sự tăng sinh mất kiểm soát của 3 dòng tế 
bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu và không 
có nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph) chứa tổ 
hợp gen BCR-ABL1. Những đặc điểm này là 
tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt với nhóm 
bệnh ung thư máu khác như bệnh bạch cầu 
dòng tủy và bệnh bạch cầu dòng lympho 
(Hehlmann et al., 2007). Nhiễm sắc thể Ph 
này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kích 
hoạt tự phát các tín hiệu phân tử tyrosine 
kinase và phosphatase làm tế bào tăng sinh 
một cách bất thường (Hantschel et al., 2012). 
THCVC thường phát triển chậm và có đặc 
điểm ngứa là đặc trưng được tìm thấy trong 
khoảng 40% bệnh nhân THCVC, đặc biệt sau 
khi bệnh nhân tiếp xúc với nước ấm. Đặc 
điểm ngứa của bệnh nhân được giải thích là 
do sự giải phóng histamine (Siegel et al., 
2013) và prostaglandin (Afrin, 2011) bất 
thường vào máu. Một trong những nguyên 
nhân di truyền là đột biến gen JAK2/JAK1, 
dẫn đến tăng biểu hiện protein JAK2/JAK1 và 
kích hoạt tế bào mast cell giải phóng các chất 
gây ngứa (Afrin, 2011; Siegel et al., 2013). 
Gene expressions involved in immune system control 
105 
Các gen tham gia kiểm soát miễn dịch bao 
gồm gen cytotoxic T-lymphocyte-associated 
antigen 4 (CTLA-4), programmed cell death 1 
(PD-1) và lymphocyte-activation gene 3 
(LAG3) hiện nay được chú trọng nghiên cứu 
rộng rãi trên nhiều loại bệnh ung thư khác 
nhau, trong đó có ung thư máu. Ba gen này 
biểu hiện với mật độ cao trên tế bào T điều 
hòa và cảm ứng hoạt hóa tế bào này, vì thế 
biểu hiện của chúng tăng cao bất thường gây 
ra sự can kiệt về số lượng và chất lượng của tế 
bào T hỗ trợ, đồng thời kích hoạt tế bào T 
điều hòa tăng sinh và hoạt hóa với số lượng 
lớn và tế bào T helper 17 cells (Th17) tới vị trí 
khối u tạo ra hệ miễn dịch đối kháng và ức 
chế sự phát triển của các loại tế bào T gây độc 
và tế bào diệt tự nhiên (Buchbinder et al., 
2015; Kitamura et al., 2015). Đây là nguyên 
nhân phổ biến gây ra tình trạng hệ miễn dịch 
không hoạt động tạo điều kiện cho tế bào ung 
thư phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, điều 
trị hóa trị ung thư hiện nay có kết hợp với sử 
dụng thuốc ức chế các điểm kiểm soát miễn 
dịch này làm tăng hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt 
(Buchbinder et al., 2016; He et al., 2016). 
Trong số 3 gen trên, vai trò điều hòa hoạt 
động hệ miễn dịch trên bệnh nhân ung thư của 
gen LAG3 được phát hiện muộn nhất và vẫn 
còn đang là vấn đề lớn cần nghiên cứu kỹ hơn. 
Gen LAG3 tham gia ức chế hoạt động của tế 
bào tua, từ đó cảm ứng hệ miễn dịch đối 
kháng thông qua sự gắn kết với phân tử biểu 
hiện kháng nguyên MHC II, vì thế biểu hiện 
gen LAG3 bất thường liên quan đến hoạt động 
của hệ miễn dịch bẩm sinh và hoạt động của 
các loại tế bào biểu hiện kháng nguyên (Liang 
et al., 2008). 
Bên cạnh các gen kiểm soát miễn dịch, 
nhóm gen SH2 domain containing protein 
tyrosine phosphatase (SHP) cũng có vai trò 
quan trọng không nhỏ trực tiếp điều hòa các 
quá trình sinh lý tế bào. Nhóm gen SHP là 
những gen thuộc họ tín hiệu protein tyrosine 
phosphatase (PTP) điều hòa sự tăng sinh của 
tế bào ung thư thông qua các quá trình sinh lý 
tế bào như sự thuần thục, sự di cư và quá trình 
apoptosis (Wu et al., 2003). Nhóm gen này 
gồm hai loại gen chính là SHP-1 và SHP-2. 
SHP-1 có mặt ở hầu hết các loại tế bào gốc 
tạo máu và có vai trò ức chế khối u và tham 
gia điều hòa ngược hoạt động sinh học của tế 
bào bởi quá trình khử phosphoryl hóa một số 
tín hiệu phân tử như JAKs/STATs và 
PI3K/AKT/mTOR (Lorenz, 2009). Sự methyl 
hóa vùng promotor của gen SHP-1 làm giảm 
biểu hiện của gen này (Oka et al., 2002; Chim 
et al., 2004). Ngược với gen SHP-1, SHP-2 
điều hòa thuận sự phát triển và chức năng của 
tế bào gốc tạo máu (Chan et al., 2006). SHP-2 
hoạt hóa tín hiệu ERK thông qua hoạt động 
xúc tác làm tăng sự sống xót của tế bào ung 
thư (Dance et al., 2008) và không liên quan 
đến hoạt động kiểm soát của gen PD-1 (Rota 
et al., 2018). Chuột thiếu hụt gen SHP-2 chết 
sớm ở giai đoạn phôi thai. Biểu hiện bất 
thường của gen SHP-2 là một trong những 
nguyên nhân gây ra các loại bệnh mãn tính và 
ung thư (Chan et al., 2006; Tajan et al., 2015). 
Nghiên cứu khác phát hiện các kháng 
nguyên được tiết ra từ tế bào ung thư vào máu 
bệnh nhân đang được sử dụng như là một 
trong những chỉ số sinh học phục vụ trong 
công tác chẩn đoán bệnh. Trong số các kháng 
nguyên ung thư, có protein cancer antigen 125 
(CA125) được sử dụng rộng rãi trong phát 
hiện một số bệnh ung thư về cơ quan sinh sản 
của nữ giới, đặc biệt là ung thư buồng trứng 
(O'Brien et al., 2001). Nồng độ CA125 cao 
trong máu được phát hiện trong khoảng 50% 
phụ nữ mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 
sớm và 80% trường hợp giai đoạn muộn. 
Ngoài ra, nồng độ CA125 cũng tăng lên trong 
một số bệnh ung thư máu và cơ quan tạo máu 
và một số bệnh tự miễn (Birgen et al., 2005; 
Wu et al., 2016). 
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đa hình 
và biểu hiện của các gen klotho, CTLA-4, PD-
1, LAG3, SHP1 và SHP2 trên bệnh ung thư 
máu, nhưng nghiên cứu về mức độ biểu hiện 
của chúng và nồng độ của marker CA125 trên 
bệnh nhân THCVC Việt Nam chưa được chú 
ý đến. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến 
hành tách chiết RNA tổng số và huyết thanh 
từ các mẫu máu, từ đó xác định mức độ biểu 
hiện của các gen trên và nồng độ CA125 phục 
vụ cho công tác chẩn đoán bệnh THCVC. 
Do Thi Trang, Nguyen Thi Xuan 
106 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Mẫu nghiên cứu 
Tại Bệnh viện Huyết học và truyền máu 
trung ương và Bệnh viện Quân Y 103, Hà 
Nội, Việt Nam, mẫu máu ngoại vi được thu 
thập từ 20 bệnh nhân chưa được điều trị chẩn 
đoán mắc bệnh tăng hồng cầu vô căn 
(THCVC). Các bệnh nhân đã được thăm khám 
lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và 
giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định từng 
loại bệnh. Nhóm đối chứng gồm 10 người 
khỏe mạnh, trong đó không có người nào 
đang dùng thuốc hoặc bị bất kỳ bệnh cấp tính 
hay mạn tính nào khác. Tất cả bệnh nhân và 
tình nguyện viên đã ký văn bản đồng ý tham 
gia nghiên cứu. Các quy trình thí nghiệm và 
việc chăm sóc từng cá nhân được thực hiện 
theo luật pháp Việt Nam và đã được phê duyệt 
bởi Hội đồng Y đức của Viện Nghiên cứu hệ 
gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam. 
Phương pháp nghiên cứu 
Tổng lượng RNA được tách chiết bằng 
Trizol theo hướng dẫn của hãng Invitrogen. 
cDNA được tổng hợp từ RNA tổng số theo 
quy trình như sau: lấy 1µg RNA tổng số pha 
loãng vào nước cất DEPC thành 12,5µl. Sau 
đó, thêm 1 µl oligo-dT primer (500µg/ml, 
Invitrogen) và ủ ở nhiệt độ 70oC trong 2 phút. 
Cho thêm vào ống đựng mẫu 2µl 10x reaction 
buffer (Biolabs), 1 µl dNTP mix 
(dATP,dCTP, dGTP, dTTP, 10 mM mỗi loại), 
0,5µl chất ức chế Rnase (Roche), 0,1 µl 
enzyme phiên mã ngược M-MuLV (Biolabs) 
và 2,9 µl nước cất DEPC. Trộn đều mẫu sau 
đó ủ ở 42oC trong 1 tiếng. Để dừng phản ứng 
tổng hợp cDNA, các mẫu được ủ ở 94oC trong 
5 phút và dự trữ ở -80oC. Mẫu cDNA được 
phân tích mức độ biểu hiện các gen CTLA-4, 
PD-1, LAG3, SHP1, SHP2 và GAPDH. Các 
primer được sử dụng bao gồm: CTLA-4: 5’-G 
TCCGGGTGACAGTGCTTCG-3’ (forward) 
và 5’-CCAGGTAGTATGGCG GTGGG-3’ 
(reverse); PD-1: 5’-TGCAGCTTCTCCAA 
CACATC-3’ (forward) và 5’-CACGCTCA 
TGTGGAAGTCAC-3’ (reverse); LAG-3: 5’-
CCTCACTGTTCTGGGTCTGG-3’ (forward) 
và 5’-GGATATG GCAGGTGTAGGTC-3’ 
(reverse); SHP-1 primer: 5’- GCC CAG TTC 
ATT GAA ACC AC-3’ (forward) and 5’- 
GAG GGA ACC CTT GCT CTT CT-3’ 
(reverse); SHP-2 primer: 5’- 
GAGAGCAATGACGGCAA GTCT-3’ 
(forward) and 5’- CCTCCACCAACGTCGT 
ATTTC-3’ (reverse) và GAPDH: 5’-
GGAGCGAGATCCCTCCAAA-3’ (forward) 
and 5’-GGCTGTTGT CATACTTCTCAT-3’ 
(reverse). Phản ứng quantitative PCR chứa 20 
µl tổng thể tích gồm 2 µl cDNA, 2.4 µl 
MgCl2 (3 µM), 1 µl hai loại primer (0.5 µM 
mỗi loại), 2 µl cDNA Master SybrGreen I mix 
(Roche Molecular Biochemicals) và 12.6 µl 
nước DEPC. Đoạn cDNA được khuyếch đại ở 
95ºC trong 10 giây, 62ºC trong 10 giây, và 
72ºC trong 16 giây, số vòng nhắc lại là 40 
vòng. Phương pháp RT-PCR định lượng cho 
SHP-1 và SHP-2 được thực hiện trên hệ thống 
LightCycler System (Roche Diagnostics). Tỷ 
lệ biểu hiện tương quan giữa các gen nghiên 
cứu và gen GAPDH đối chứng được tính trên 
mỗi mẫu theo phương pháp ngưỡng chu trình. 
Phân tích nồng độ CA125 trong huyết 
thanh bằng kỹ thuật ELISA 
Huyết thanh được tách từ các mẫu máu và 
trữ đông ở (-)20°C cho đến khi phân tích nồng 
độ CA125 bằng kỹ thuật ELISA. Để đo nồng 
độ CA125 trong huyết thanh, chúng tôi sử 
dụng kít thương mại Human Mucin 16 
(CA125) ELISA kit (ThermoFisher Scientific) 
và cách làm dựa trên hướng dẫn sử dụng của 
công ty. 
Phương pháp xử lý số liệu 
Các nghiên cứu được lặp lại ít nhất 3 lần. 
Kết quả thí nghiệm là trung bình cộng của các 
giá trị và sự khác biệt giữa mẫu đối chứng và 
mẫu bệnh nhân có ý nghĩa thống kê khi chỉ số 
p value < 0.05 bằng phương pháp Student’s 
two-tailed unpaired t-test. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu bệnh nhân 
THCVC 
Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu chỉ ra tỷ 
lệ bệnh nhân THCVC có chỉ số axid uric, 
bilirubin gián tiếp, protein toàn phần, globulin 
Gene expressions involved in immune system control 
107 
và lactate dehydrogenase (LDH) cao hơn người 
khỏe mạnh, tương ứng là 30%, 25%, 45%, 
25% và 60% (bảng 1). Nồng độ các chỉ số sinh 
học này tăng cao chỉ ra mức độ ảnh hưởng cao 
của bệnh đến sự tổn thương các cơ quan thận, 
gan và một số cơ quan khác. Nồng độ LDH 
tăng cao dẫn đến tăng nồng độ lactat trong máu 
và tổn thương mô. Chỉ số LDH tăng liên quan 
đến mức độ nặng của bệnh đã được chỉ ra trong 
một nghiên cứu gần đây trên bệnh nhân 
THCVC (Misawa et al., 2018). Ngoài ra, các 
chỉ số hóa sinh khác như ure, glucose, ferritin, 
AST và ALT cũng có một số bệnh nhân có các 
chỉ số này cao hơn bình thường. 
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân THCVC có chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cao hơn bình thường 
STT Chỉ số bệnh 
Bệnh nhân 
(n) 
Bệnh nhân 
(%) 
Giá trị trung 
bình 
1 Ure (mmol/l) 3/20 15 7,5 ± 1,67 
2 Glucose (mmol/l) 2/20 10 5,36 ± 0,7 
3 Creatinin (µmol/l) 0 /20 0 79,8 ± 20,5 
4 Axid uric (µmol/l) 6/20 30 336,8 ± 112,2 
5 Bilirubin toàn phần (µmol/l) 3/20 15 14,15 ± 4,8 
6 Bilirunbin trực tiếp (µmol/l) 0 /20 0 2,4 ± 1,2 
7 Bilirubin gián tiếp (µmol/l) 5/20 25 11,75 ± 4,3 
8 Protein toàn phần (g/l) 9/20 45 80,8 ± 3,9 
9 Albumin (g/l) 0 /20 0 43,8 ± 2,48 
10 Globulin (g/l) 5/20 25 37 ± 4 
11 Chỉ số A/G 0 /20 0 1,87 ± 2,7 
12 Ferritin 2/20 10 255 ± 230,69 
13 Calci ion hóa (mmol/l) 0 /20 0 1,19 ± 0,07 
14 AST (GOT) U/l-37℃ 2/20 10 27,65 ± 6,8 
15 ALT (GPT) U/l-37℃ 4/20 20 29,3 ± 23,2 
16 LDH U/l-37℃ 12/20 60 600,4 ± 238,1 
17 Canxi toàn phần (mmol/l) 0 /20 0 2,35 ± 0,12 
18 Định lượng Sắt huyết thanh (µmol/l) 2/20 10 15,47 ± 6,7 
19 Na+ (mmol/l) 0 /20 0 140,11 ± 1,57 
20 K+(mmol/l) 0 /20 0 3,91 ± 0,34 
21 Cl- (mmol/l) 0 /20 0 104,08 ± 2,41 
Biểu hiện một số gen kiểm soát miễn dịch 
trên bệnh nhân THCVC 
Xét sự biểu hiện một số gen liên quan đến 
điều hòa hoạt động tế bào T bao gồm các gen 
LAG3, CTLA-4 và PD-1 cho thấy các gen này 
đều có mức biểu hiện thấp hơn, trong đó biểu 
hiện của LAG3 thấp hơn đáng kể so với mẫu 
đối chứng (Hình 1A), chứng tỏ hệ miễn dịch 
của bệnh nhân THCVC bị ảnh hưởng ít liên 
quan đến hoạt động kiểm soát miễn dịch của 3 
gen LAG3, CTLA-4 và PD-1. Ở bệnh nhân 
bạch cầu, biểu hiện của các gen này thường 
tăng cao và liên quan đến sự cạn kiệt về số 
lượng và chất lượng của tế bào T miễn dịch 
(Buchbinder et al., 2015; Kitamura et al., 
2015). Sự khác biệt về biểu hiện của các gen 
này trên bệnh nhân THCVC so với bệnh nhân 
bạch cầu đóng góp một phần vào công tác 
phân loại bệnh một cách chính xác. Bên cạnh 
đó, phân tích gen klotho trên bệnh nhân 
THCVC chỉ ra biểu hiện gen này giảm so với 
người khỏe. Gen klotho là gen tham gia điều 
hòa chống lão hóa, phản ứng viêm, quá trình 
apoposis và bệnh ung thư (Kuro-o, 2009; 
Markiewicz et al., 2016). Do đó, kết quả biểu 
hiện giảm các gen trên chỉ ra hệ miễn dịch đối 
kháng chưa hoạt động trong bệnh nhân 
THCVC (Liang et al., 2008). 
Do Thi Trang, Nguyen Thi Xuan 
108 
Tiếp theo, phân tích biểu hiện gen SHP-1 
và SHP-2 liên quan đến hoạt động của tín hiệu 
tyrosine phosphatase cho thấy biểu hiện của 
hai gen SHP-1 và SHP-2 không thay đổi so 
với người khỏe, tuy nhiên biểu hiện của gen 
SHP-1 được chỉ ra bị bất hoạt trên bệnh nhân 
THCVC trên một nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ 
(Wickrema et al., 1999). Biểu hiện của nhóm 
gen SHP đa dạng phụ thuộc vào độ nặng của 
bệnh và liên quan đến hoạt động của tín hiệu 
phân tử JAK/STAT (Liu et al., 2011; Yang et 
al., 2015). Tương tự như sự khác biệt về biểu 
hiện gen kiểm soát miễn dịch trên, biểu hiện 
của 2 gen này trên bệnh nhân THCVC cũng 
khác biệt so với bệnh nhân bạch cầu (Oka et 
al., 2002; Chim et al., 2004). Điều này cho 
thấy, biểu hiện của bệnh THCVC so với bệnh 
bạch cầu gần như khác biệt về đột biến một số 
gen chức năng và biểu hiện của một số gen 
liên quan đến hoạt động của tế bào miễn dịch. 
Hình 1. Biểu hiện gen klotho, LAG3, CTLA4, PD1, SHP1 và SHP2 trên bệnh nhân THCVC 
(cột màu đen) và người khỏe (cột màu trắng), ** (p < 0.01) chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê giữa nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân (t-test) 
Nồng độ CA125 trong huyết thanh bệnh 
nhân THCVC 
Nồng độ trung bình CA125 ở người khỏe 
mạnh là 4.71 U/ml (0-12), trong khi đó ở 
bệnh nhân, nồng độ CA125 trung bình là 
11.43 U/ml (0-62.2, giá trị bình thường < 
35U/ml) và sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê (P = 0.03) (hình 2). Nghiên cứu gần 
đây đã chỉ ra nồng độ CA125 tăng cao liên 
quan mật thiết với hiện tượng tăng tiểu cầu 
và độ nặng của bệnh ung thư máu (Gungor et 
al., 2009). CA125 đã được chỉ ra là một 
marker sinh học quan trọng liên quan đến sự 
tiến triển của nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là 
ung thư buồng trứng và một số bệnh ung thư 
máu. Một nghiên cứu đánh giá mức độ 
CA125 ở những trẻ mắc bạch cầu lympho 
cấp tính và bệnh ung thư hạch cho thấy mức 
độ CA125 tăng cao ở những đứa trẻ mắc 
bệnh so với những đứa trẻ khỏe mạnh 
(Birgen et al., 2005). Trong nghiên cứu này, 
hầu hết các bệnh nhân có CA125 ở mức bình 
thường (< 35 U/ml) và có 3 bệnh nhân có 
biểu hiện CA125 cao hơn mức bình thường. 
Hình 2. Kết quả đo nồng độ CA125 bằng 
phương pháp ELISA từ mẫu ĐC (cột trắng) và 
bị bệnh THCVC (cột đen). * (p < 0.05) chỉ ra 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 
đối chứng và nhóm bệnh nhân (t-test) 
Gene expressions involved in immune system control 
109 
Ngoài ra, phân tích mối liên quan giữa các 
chỉ số bệnh và biểu hiện các gen trên bệnh 
nhân THCVC, chúng tôi nhận thấy biểu hiện 
giảm của gen LAG3 không liên quan đến sự 
tăng nồng độ các chỉ số hóa sinh trên. Tuy 
nhiên, 3 bệnh nhân có nồng độ CA 125 tăng 
cao hơn bình thường tỷ lệ thuận với các chỉ số 
sinh hóa máu LDH, AST và ALT, các marker 
này cũng tăng lên trong 3 bệnh nhân trên. Vì 
vậy, để xác định chính xác mối liên quan giữa 
nồng độ các chỉ số sinh học CA125, LDH, 
AST và ALT, chúng tôi cần nghiên cứu với cỡ 
mẫu nhiều hơn. Sự kết hợp giữa kết quả 
nghiên cứu với chẩn đoán lâm sàng và cận 
lâm sàng trước đó sẽ giúp cho việc chẩn đoán 
bệnh hiệu quả hơn. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu này góp phần hiểu biết về 
mức độ biểu hiện của một số gen liên quan 
đến biểu hiện viêm, hoạt động kiểm soát miễn 
dịch và sự phát triển của tế bào ung thư cũng 
như đóng góp thêm những hiểu biết về sự 
khác biệt một số chỉ số sinh học giữa bệnh 
THCVC và bệnh bạch cầu. Biểu hiện các gen 
LAG3, CTLA-4 và PD-1 giảm xuống ở bệnh 
nhân THCVC chỉ ra vai trò của hệ miễn dịch 
đối kháng hoạt động chưa hiệu quả trong 
người bệnh. Ngoài ra, kết quả mối liên quan 
tỷ lệ thuận giữa nồng độ CA125 và các chỉ số 
hóa sinh như LDH, AST và ALT tăng cao 
trong 3 bệnh nhân gợi ý cho nghiên cứu tiếp 
theo với lượng mẫu lớn hơn giúp chẩn đoán 
phát hiện sớm ung thư THCVC. 
Lời cảm ơn: Công trình hoàn thành với kinh 
phí được tài trợ bởi Chương trình phát triển 
khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, 
Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa 
học biển giai đoạn 2017-2025, Bộ Khoa học 
và Công nghệ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Afrin L. B., 2011. Polycythemia from mast 
cell activation syndrome: lessons learned. 
Am. J. Med Sci., 342: 44−49. 
Birgen D., Ertem U., Duru F. et al., 2005. 
Serum Ca 125 levels in children with 
acute leukemia and lymphoma. Leuk 
Lymphoma, 46: 1177−1181. 
Buchbinder E., & Desai A., 2015. CTLA-4 
and PD-1 Pathways: Similarities, 
Differences, and Implications of Their 
Inhibition. American journal of clinical 
oncology 39: 
Chan R. J., Li Y., Hass M. N. et al., 2006. 
Shp-2 heterozygous hematopoietic stem 
cells have deficient repopulating ability 
due to diminished self-renewal. Exp. 
Hematol., 34: 1230−1239. 
Chim C. S., Fung T. K., Cheung W. C., Liang 
R., & Kwong Y. L., 2004. SOCS1 and 
SHP1 hypermethylation in multiple 
myeloma: implications for epigenetic 
activation of the Jak/STAT pathway. 
Blood, 103: 4630−4635. 
Dance M., Montagner A., Salles J. P., Yart A., 
& Raynal P., 2008. The molecular 
functions of Shp2 in the Ras/Mitogen-
activated protein kinase (ERK1/2) 
pathway. Cell Signal., 20: 453−459. 
Gungor T., Kanat-Pektas M., Sucak A., & 
Mollamahmutoglu L., 2009. The role of 
thrombocytosis in prognostic evaluation 
of epithelial ovarian tumors. Arch Gynecol 
Obstet, 279: 53−56. 
Hantschel O., Warsch W., Eckelhart E. et al., 
2012. BCR-ABL uncouples canonical 
JAK2-STAT5 signaling in chronic 
myeloid leukemia. Nature chemical 
biology, 8: 285−293. 
Hehlmann R., Hochhaus A., Baccarani M., & 
European L., 2007 Chronic myeloid 
leukaemia. Lancet, 370: 342−350. 
Kitamura T., Qian B. Z., & Pollard J. W., 
2015. Immune cell promotion of 
metastasis. Nat. Rev. Immunol., 15: 
73−86. 
Kuro-o M., 2009. Klotho and aging. Biochim 
Biophys Acta, 1790: 1049−1058. 
Liang B., Workman C., Lee J. et al., 2008. 
Regulatory T cells inhibit dendritic cells 
by lymphocyte activation gene-3 
engagement of MHC class II. J. Immunol., 
180: 5916−5926. 
Do Thi Trang, Nguyen Thi Xuan 
110 
Liu X., & Qu C. K., 2011. Protein Tyrosine 
Phosphatase SHP-2 (PTPN11) in 
Hematopoiesis and Leukemogenesis. J 
Signal Transduct, 2011: 195239. 
Lorenz U., 2009. SHP-1 and SHP-2 in T cells: 
two phosphatases functioning at many 
levels. Immunol Rev., 228: 342−359. 
Markiewicz M., Panneerselvam K., & Marks 
N., 2016. Role of Klotho in migration and 
proliferation of human dermal 
microvascular endothelial cells. 
Microvasc Res., 107: 76−82. 
Misawa K., Yasuda H., Araki M. et al., 2018. 
Mutational subtypes of JAK2 and CALR 
correlate with different clinical features in 
Japanese patients with myeloproliferative 
neoplasms. Int. J. Hematol., 107: 
673−680. 
O’Brien T., Beard J., Underwood L. et al., 
2001. The CA 125 Gene: An Extracellular 
Superstructure Dominated by Repeat 
Sequences. Tumour biology: the journal 
of the International Society for 
Oncodevelopmental Biology and 
Medicine, 22: 348−366. 
Oka T., Ouchida M., Koyama M. et al., 2002. 
Gene silencing of the tyrosine phosphatase 
SHP1 gene by aberrant methylation in 
leukemias/lymphomas. Cancer Res., 62: 
6390−6394. 
Rota G., Niogret C., Dang A. T. et al., 2018. 
Shp-2 Is Dispensable for Establishing T 
Cell Exhaustion and for PD-1 Signaling In 
Vivo. Cell Rep., 23: 39−49. 
Siegel F. P., Tauscher J., & Petrides P. E., 
2013. Aquagenic pruritus in polycythemia 
vera: characteristics and influence on 
quality of life in 441 patients. Am. J. 
Hematol., 88: 665−669. 
Tajan M., de Rocca Serra A., Valet P., 
Edouard T., & Yart A., 2015. SHP2 sails 
from physiology to pathology. Eur. J. 
Med Genet, 58: 509−525. 
Wickrema A., Chen F., Namin F. et al., 1999. 
Defective expression of the SHP-1 
phosphatase in polycythemia vera. Exp 
Hematol., 27: 1124−1132. 
Wu J. Z., Tian T., Huang Y. et al., 2016. 
Serum carbohydrate antigen 125 
concentration as a superior predictor for 
serosal effusion at diagnosis and a 
prognostic factor in diffuse large B-cell 
lymphoma. Cancer Biomark, 17: 
205−212. 
Yang J.-J., Chen H., Zheng X.-Q. et al., 2015. 
Methylated Alteration of SHP1 
Complements Mutation of JAK2 Tyrosine 
Kinase in Patients with Myeloproliferative 
Neoplasm. Asian Pacific journal of cancer 
prevention: APJCP, 16: 2219−2225.

File đính kèm:

  • pdfbieu_hien_mot_so_gen_kiem_soat_mien_dich_va_nong_do_ca125_o.pdf