Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh các Trường Trung học Cơ sở Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tóm tắt: Quản lý hoạt động giáo dục (HĐGD) sức khỏe sinh sản
(GDSKSS) cho học sinh (HS) chỉ có hiệu quả khi các nhà quản lý biết phối
hợp đồng bộ các biện pháp hợp lý trên cơ sở 5 yếu tố trụ cột của quản lý:
Chế định giáo dục và đào tạo, bộ máy tổ chức nhân lực, nguồn tài lực, vật
lực, môi trường giáo dục và thông tin giáo dục. Bài viết trình bày một số
biện pháp quản lý HĐGD SKSS ở trường trung học cơ sở (THCS) thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ khóa: Quản lý, hoạt động giáo dục, sức khỏe sinh sản, quản lý hoạt động
giáo dục sức khoẻ sinh sản, biện pháp, trường trung học cơ sở.
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh các Trường Trung học Cơ sở Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh các Trường Trung học Cơ sở Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.232-245 Ngày nhận bài: 01/7/2019; Hoàn thành phản biện: 15/7/2019; Ngày nhận đăng: 15/8/2019 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÊ THỊ HOÀI THƯ Trường THCS Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Email: rangdong9@gmail.com Tóm tắt: Quản lý hoạt động giáo dục (HĐGD) sức khỏe sinh sản (GDSKSS) cho học sinh (HS) chỉ có hiệu quả khi các nhà quản lý biết phối hợp đồng bộ các biện pháp hợp lý trên cơ sở 5 yếu tố trụ cột của quản lý: Chế định giáo dục và đào tạo, bộ máy tổ chức nhân lực, nguồn tài lực, vật lực, môi trường giáo dục và thông tin giáo dục. Bài viết trình bày một số biện pháp quản lý HĐGD SKSS ở trường trung học cơ sở (THCS) thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ khóa: Quản lý, hoạt động giáo dục, sức khỏe sinh sản, quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản, biện pháp, trường trung học cơ sở. 1. MỞ ĐẦU Thanh thiếu niên là lực lượng lao động của xã hội, là chủ nhân của đất nước hôm nay và ngày mai, đầu tư vào thanh thiếu niên hôm nay sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục và phòng chống HIV cho thanh thiếu niên được coi là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội, là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Hiệu quả HĐGD SKSS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó năng lực quản lý HĐGD SKSS của cán bộ quản lý ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả HĐGD SKSS cho HS. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGD SKSS cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, bài viết tập trung đề xuất biện pháp quản lý HĐGD SKSS nhằm nâng cao hiêu quả HĐGD SKSS cho HS tại các trường THCS thành phố Vũng Tàu, đây cũng là cơ sở đối chiếu và đề xuất những biện pháp phù hợp trong quản lý HĐGD SKSS cho HS ở các trường THCS trên cả nước. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGD SKSS ở các trường THCS thành phố Vũng Tàu cho thấy tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, việc thực hiện các nội dung quản lý HĐGD SKSS ở các trường THCS chưa hiệu quả và chưa đồng bộ. Việc đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý HĐGD SKSS trong đó chú trọng các biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý HĐGD SKSS; biện pháp đổi mới công tác quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá HĐGD SKSS; biện pháp về sự phối hợp đồng các cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý HĐGD SKSS sẽ góp phần rất lớn đến chất lượng và hiệu quả GDSKSS của nhà trường theo yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 233 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2.1.1. Cơ sở lý luận Sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội, khoa học công nghệ kéo theo nhiều hiện tượng tâm lý - xã hội có nhiều biến đổi. Trong lĩnh vực liên quan đến SKSS của vị thành niên có thể gặp những vấn đề sau: (1) Số lượng bệnh nhi bị dậy thì sớm gia tăng đáng kể. Nếu như trước đây, mỗi năm chỉ tiếp nhận từ 5-7 trường hợp các bé có những biểu hiện dậy thì sớm, thì trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện đã điều trị cho 120 bé. Trong đó có 20-25% các bé gái có kinh nguyệt sớm và 50% bé trai bắt đầu vỡ giọng [1]; (2) Trẻ em bị lạm dụng tình dục: Số vụ trẻ em bị lạm dụng tình dục được phát hiện ngày càng tăng. Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đang là vấn đề “nóng” của xã hội. Trẻ vị thành niên mang thai sớm, nạo phá thai, nghiện ma tuý, nghiện rượu... tăng lên nhanh chóng. Đây là những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến SKSS vị thành niên; (3) Tỷ lệ tự vẫn ở trẻ vị thành niên ngày một tăng, đặc biệt là độ tuổi ở lứa tuổi dậy thì. Các nguyên nhân bao gồm: Sự tan vỡ gia đình, thất tình, sự đánh giá thấp kết hợp sự phê phán chỉ trích cao của bạn bè, người thân, áp lực học quá lớn, bị lạm dụng tình dục... Giải pháp phòng ngừa các vấn đề trên liên quan đến trách nhiệm của gia đình, bạn bè, nhà trường và các tổ chức chính quyền, đoàn thể. Đặc biệt là sự quan tâm, gần gũi, sát sao của bố mẹ, người chăm sóc, nuôi dưỡng để kịp thời phát hiện và giúp đỡ các em. Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ do bận việc hoặc bận truy cập mạng internet, xem phim nên càng ngày càng ít gần gũi con nên không hiểu và không trở thành “người bạn” tin cậy của con em mình. Nhiều gia đình đang phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường và xã hội. Do đó, vai trò của giáo dục nhà trường càng trở nên quan trọng và nặng nề hơn. Trước những thách thức trên, các tổ chức chăm lo SKSS, y tế thế giới cũng như y tế Việt Nam đã có các chỉ thị: Ngày 11-11-2014, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế công cộng và Quỹ Dân số Liên hợp quốc phối hợp tổ chức “Hội nghị toàn quốc lần thứ hai Nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục: từ bằng chứng tới chính sách”. Tại hai phiên toàn thể, Hội nghị đã tập trung thảo luận các nội dung chính gồm: Chính sách liên quan tới các vấn đề SKSS và sức khỏe tình dục ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các bài học trong bối cảnh Việt Nam; chính sách và chương trình can thiệp trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020; những thực hành và chính sách tốt về SKSS và phòng, chống mang thai cho vị thành niên ở các nước có thu nhập thấp và trung bình; bài học kinh nghiệm thực hiện dân số và phát triển (ICPD) trên toàn cầu trong 20 năm qua và định hướng nghiên cứu đáp ứng các mục tiêu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục sau năm 2014 ở Việt Nam [2; tr.3]. Ngày 14-11-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 234 LÊ THỊ HOÀI THƯ Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, số thanh, thiếu niên từ 10 đến 29 tuổi chiếm gần 40% tổng dân số. Họ không chỉ đông về số lượng mà các chuẩn mực và thái độ về tình dục của họ cũng thay đổi hằng ngày trong một xã hội đang ngày càng phát triển [5; tr.2]. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Trên cơ sở điều tra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ở các trường THCS thành phố Vũng đang còn những tồn tại: Phần lớn GV, HS và phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, vị trí của GDSKSS cấp THCS đối với quá trình phát triển toàn diện của học sinh; Chương trình hoạt động GDSKSS cho học sinh THCS hiện nay chưa phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, sự phát triển chung về kinh tế - xã hội và KHCN; Các phương pháp, hình thức GDSKSS, còn đơn điệu, chưa đa dạng, phong phú nên chưa thu hút được HS tích cực tham gia nên hiệu quả không cao; Chưa có đội ngũ chuyên trách nên đội ngũ tham gia chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng GDSKSS. Công tác đào tạo, tập huấn bồ dưỡng về kỹ năng, phương pháp, hình thức GDSKSS cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động GDSKSS tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Vũng Tàu còn rất nhiều hạn chế và bất cập. Công tác xây dựng các kế hoạch hoạt động GDSKSS đang còn xem nhẹ, chưa có kế hoạch chi tiết cụ thể. Công tác phối hợp giữa GV thực hiện GDSKSS và các giáo viên chủ nhiệm; cán bộ Đoàn, Đội; cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài nhà trường chưa thực hiện thường xuyên, đồng bộ. 2.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản 2.2.1.1. Mục đích của biện pháp Nhận thức là một yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến mọi hành vi của mỗi cá nhân. Có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế nhà trường về vị trí, và tầm quan trọng của hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ nhận thức là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động và có ý nghĩa rất lớn, quyết định sự thành hay bại của mỗi công việc. Do đó, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục sức khỏe học sinh và giáo dục toàn diện của nhà trường, góp phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. 2.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện Lãnh đạo nhà trường phổ biến và quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ giáo dục, chỉ thị của Sở giáo dục về hoạt động GDSKSS, giáo dục toàn diện nói chung và GDSKSS nói riêng cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố thông qua phổ biến trong các cuộc hội họp, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. Tổ chức cho GV và nhân viên học tập nghiên cứu các văn bản, chỉ thị chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ giáo dục, chỉ thị của các cấp về đổi mới giáo BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 235 dục, hoạt động giáo dục sức khỏe, giáo dục toàn diện nói chung và GDSKSS nói riêng. Tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên nhà trường, học sinh tham quan các mô hình hoạt động GDSKSS hiệu quả ở khu vực và địa phương, tham quan các trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em, trại cai nghiện, cải tạo, giáo dưỡng, HIV... Qua chứng kiến hậu quả do thiếu hiểu biết về SKSS sẽ tác động sâu sắc đến nhận thức của các em. Xây dựng các kế hoạch quản lý chung và kế hoạch chi tiết hoạt động giáo dục SKSS của nhà trường. Cần cụ thể hóa về nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động GDSKSS một cách khoa học phù hợp với đặc điểm nhà trường. Thành lập ban GDSKSS do một thành viên ban giám hiệu làm trưởng ban, trực tiếp quản lý. Phân công cụ thể vị trí, nhiệm vụ của các thành viên tham gia GDSKSS để GV nhận thức rõ vai trò của mình. Mời chuyên gia tâm lý, bác sỹ có kinh nghiệm để trò chuyện với HS, phụ huynh và GV, cán bộ nhân viên nhà trường về các chuyên đề chuyên sâu liên quan đến GDSKSS như: biện pháp phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây nhiễm. Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội: giáo dục, giác ngộ: phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi sáng tác văn thơ, tiểu phẩm, vẽ tranh, sáng tác nhạc nhằm tuyên truyền về các chủ đề giáo dục SKSS cho HS trong nhà trường, trong nhân dân, gia đình HS. Thực hiện hiệu quả tư vấn tâm lý học đường nhằm tháo gỡ các khó khăn, giúp các em gạt bỏ tâm lý e ngại tâm sự cởi mở nhằm giúp đội ngũ GDSKSS hiểu rõ để kịp thời tháo gỡ khúc mắc cho các em. Tổ chức các câu lạc bộ, buổi tọa đàm về chủ đề SKSS nhằm tạo điều kiện cho HS được giao lưu, trao đổi, thoải mái chia sẻ với bạn bè, thầy cô sẽ giúp các em nâng cao nhận thức về SKSS. 2.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp CBQL cần hiểu rõ các văn bản, quy chế, chủ trương của Đảng, nhà nước, bộ giáo dục Tiến hành công khai các văn bản, phân tích các nội dung nhằm giúp GV, cán bộ nhân viên nhà trường hiểu rõ. Cần xây dựng chiến lược kế hoạch quản lý chung và kế hoạch chi tiết hoạt động giáo dục SKSS của nhà trường. Cần có sự thống nhất chỉ đạo thực hiện từ CBQL, đội ngũ, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Thường xuyên thực hiện tốt các chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát hoạt động GDSKSS cho HS. 2.2.2. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh 2.2.2.1. Mục đích thực hiện biện pháp Kết quả khảo sát cho thấy nội dung chương trình GDSKSS cho học sinh THCS hiện nay đang rất hạn chế. Chủ yếu tập trung xen kẽ trong chương trình môn Sinh học, Công 236 LÊ THỊ HOÀI THƯ nghệ khối 6, 7, 8, 9. Do chưa có một môn học riêng nên các nội dung thường bị xem nhẹ trong quá trình giáo dục. Mặt khác, đa số nội dung GDSKSS cho học sinh THCS hiện nay chưa phù hợp, rất nhiều nội dung cần thiết cho sự phát triển tâm sinh lý, SKSSVTN thì bị đang xem nhẹ và bỏ qua. Đặc biệt, vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em, hiện tượng trẻ em dậy thì sớm đang ngày càng tăng cao. Trong công tác quản lý hoạt động GDSKSS các CBQL nên xây dựng riêng thành một môn học hoặc xây dựng thành các chủ đề có nội dung, chương trình cụ thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Nội dung về các biện pháp phòng tránh lạm dụng tình dục, hạn chế dậy thì sớm cần phải đem vào trong chương trình GDSKSS cho HS càng sớm càng tốt. Mục tiêu của đổi mới chương trình là nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung GD phù hợp sẽ giúp HS có thể lĩnh hội được tri thức cần thiết biết tự chăm lo SKSS cho bản thân, từ đó hình thành lối sống, hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện. 2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Tổ chức, chỉ đạo các GV, cán bộ nhân viên chịu trách nhiệm GDSKSS cùng nghiên cứu kỹ tài liệu về GDSKSS. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, xây dựng lại nội dung, thống nhất phân phối chương trình, các nội dung GDSKSS sẽ thực hiện trong năm học dựa trên cơ sở khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm kinh tế - xã hội và KHCN của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Thống nhất nội dung tích hợp liên môn trong chương trình các bộ môn có liên quan đến GDSKSS. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn về các nội dung GDSKSS theo chủ đề trong tháng, học kỳ. 2.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết hoạt động giáo dục SKSS của nhà trường. Phân công cụ thể vị trí, nhiệm vụ của các thành viên tham gia GDSKSS để giáo viên nhận thức rõ vai trò của mình. Giao nhiệm vụ cụ thể cho một số GV xây dựng nội dung hoạt động GDSKSS một cách khoa học phù hợp với đặc điểm nhà trường. Cần nghiên cứu kỹ và nắm vững về khoa học tâm lý, đặc điểm HS THCS. Khảo sát tình hình kinh tế - xã hội, KHCN của địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Khảo sát thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh và thực trạng hoạt động GDSKSS cho học sinh THCS trên địa bàn. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 237 Xin ý kiến của các chuyên gia về nội dung GDSKSS đã xây dựng, đồng thời tiến hành sử dụng thử nghiệm để đánh giá tính hiệ ... n hóa nhà trường, kỷ cương, môi trường lành mạnh Trong đó, hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ trong sáng, lành mạnh, thân ái giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân - Phối hợp các lực lượng trong nhà trường để tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, các câu lạc bộ, các cuộc thi, các buổi hội thảo, tọa đàm về GDSKSS cho học sinh. - Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 241 luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến GD nhân cách HS. Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo cho đội ngũ GDSKSS trong nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội như: Hội liên hiệp phụ nữ, trung tâm BVSKBMTE, chi cục DSKHHGD cùng tham gia giáo dục, chăm sóc SKSS cho HS. Nhà trường cùng các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp xây dựng cộng đồng, khu phố văn hóa, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết tại địa phương nơi HS cư trú nhằm tạo môi trường xã hội lành mạnh nhất giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách HS. Nhà trường cần phải thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GDSKSS học sinh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDSKSS cho các em. Huy động các cơ quan, ban ngành có liên quan cung cấp tư liệu, soạn tài liệu liên quan đến hoạt động GDSKSS: cung cấp các tài liệu về y tế dự phòng, những kinh nghiệm về y học, những giá trị chuẩn mực trong xã hội, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng, tâm lý học lứa tuổi, nguyên nhân dậy thì sớm và những biện pháp phòng ngừa, kỹ năng phòng chống lạm dụng tình dục VTN... Tăng cường công tác truyền thông, mở phòng tư vấn trong nhà trường, phối hợp với đài phát thanh truyền thanh, truyền hình mở chương trình tư vấn, giải đáp thắc mắc; “ cửa sổ tình yêu”, “điều em muốn nói” cho HS có cơ hội chia sẻ các khó khăn, vướng mắc của mình. Phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, lồng ghép GDSKSS vào nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Ví dụ: tổ chức các cuộc thi (vẽ tranh, sáng tác, văn nghệ) về nội dung giáo dục SKSS, tổ chức thăm hỏi, giao lưu với những bệnh nhân nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS Mời bác sỹ, chuyên gia về tư vấn, trò chuyện với học sinh và GV nhà trường, nhằm truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, phòng tránh mang thai, nạo phá thai, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường, cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội... Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng trong hoạt động GDSKSS cho HS. Hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho GDSKSS cho HS. 2.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Trước hết, tất cả mọi lực lượng tham gia GDSKSS phải thống nhất về nhận thức, hành động và tiến hành đồng bộ, linh hoạt các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng bảo vệ SKSS. Gia đình và bản thân các em cần nhận thức đúng đắn về việc cần phải chăm lo, bảo vệ SKSS cho HS ngay từ nhỏ, đặc biệt lưu tâm ở lứa tuổi dậy thì. Từ đó, giúp bản thân các em sẽ hợp tác với gia đình, thầy cô, bạn bè để tham gia các hoạt động học 242 LÊ THỊ HOÀI THƯ tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) nhằm trau dồi kỹ năng bảo vệ SKSS cho chính mình. 2.2.6. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh 2.2.6.1. Mục đích thực hiện biện pháp Thực trạng về phương pháp, hình thức GDSKSS ở các trường THCS hiện nay đang rất nhàm chán, lạc hậu nên không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Một phần nguyên nhân là do điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để phục vụ cho hoạt động này còn rất nghèo nàn và chưa đảm bảo. Do đó, để đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức GDSKSS thành công thì cần đảm bảo cơ sở vật chất: máy tính, máy chiếu, tài liệu, giáo trình, tạp chí, sách tâm lý học, y khoa có chất lượng và đảm bảo các điều kiện tài chính hỗ trợ các HĐNGLL, thi đua khen thưởng... Mục tiêu của biện pháp này là sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia hoạt động GDSKSS 2.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Trong điều kiện kinh tế hiện tại, muốn đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính phục vụ tốt công cuộc đổi mới GD nói chung và hỗ trợ hoạt động cho học sinh nói riêng thì người quản lý cần phải năng động, biết nắm bắt quy luật kinh tế thị trường, nghị quyết TW về xã hội hóa giáo dục để vận dụng vào trong nhà trường một cách linh hoạt và đúng pháp luật. Nâng cao nhận thức về việc cần thiết phải tích cực sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, đặc biệt là trong hoạt động GDSKSS cho đội ngũ GV thông qua: tập huấn, hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học trong hoạt động đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức GDSKSS. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; của các cá nhân, các cấp, các nghành, các cơ quan, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục, hỗ trợ hoạt động GDSKSS. 2.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính trước hết nhà quản lý phải nắm vững các quy định, quy chế về quản lý tài sản, tài chính, thiết bị, cơ sở vật chất trong nhà trường. CBQL cần xây dựng kế hoạch dự toán cụ thể chi tiết về danh mục các thiết bị cần đầu tư, mua sắm trước khi vào năm học mới, tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, bảo quản tốt nhưng tránh không sử dụng đến để lãng phí. Cần đảm bảo tính đồng bộ về ngân sách, tài chính, thu, chi, đầu tư hệ thống phòng, máy tính, máy chiếu và trang thiết bị. 2.2.7. Thực hiện hiệu quả các chức năng quản lý trong hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh 2.2.7.1. Mục đích thực hiện biện pháp BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 243 Trong quản lý hoạt động GDSKSS cũng có bốn chức năng cơ bản là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều khiển chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động GDSKSS cho học sinh các trường THCS thành phố Vũng Tàu, cho thấy hiện nay đang còn nhiều bất cập. Khâu xây dựng kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên; Khâu tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện diễn ra chưa đồng bộ, hiệu quả thực hiện chưa cao; khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động GDSKSS hiện nay chưa được quan tâm, đang thực hiện một cách chiếu lệ. Đề xuất biện pháp này là nhằm thực hiện đồng bộ, hợp lý các chức năng quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDSKSS cho HSTHCS trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. 2.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Bất cứ hoạt động nào cũng cần có kế hoạch, nội dung, chương trình, phân công cụ thể, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giám sát quá trình hoạt động. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, mỗi nhà quản lý cần xây dựng và thực hiện hiệu quả chức năng quản lý khác nhau về mức độ ưu tiên. Tuy nhiên, dựa trên kết quả khảo sát chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động GDSKSS cho HSTHCS trên địa bàn thành phố Vũng Tàu thì có hai chức năng rất quan trọng là xây dựng kế hoạch và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDSKSS đang bị xem nhẹ. Do đó, trong biện pháp này chúng tôi tập trung xây dựng các nội dung cụ thể sau đây: Xây dựng kế hoạch GDSKSS cần cụ thể chi tiết, có thời gian thực hiện, phân công người thực hiện, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, tài lực, các biện pháp thực hiện, những điều kiện, phương tiện cần thiết Kế hoạch tốt sẽ giúp nhà quản lý dự kiến được các tình huống xảy ra, để từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Khi xây dựng kế hoạch nhà quản lý, đội ngũ tham gia cần thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến để kế hoạch đưa ra mang tính thống nhất, khả thi, phù hợp điều kiện thực tế và đề xuất các biện pháp tối ưu nhất. Khi xây dựng kế hoạch mới cần tổng kết đánh giá công tác quản lý hoạt động GDSKSS của năm học trước; những kết quả đạt được và những tồn tại cần điều chỉnh; thuận lợi và khó khăn, nắm bắt các tình hình và rút ra các bài học kinh nghiệm cho năm học mới. Cần có kế hoạch chung cho tất cả cấp học, cả năm học, kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động. trong đó chú trọng đến hai nội dung đang bị xem nhẹ là: “Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng tham gia trong công tác giáo dục SKSS” và “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục SKSS trong nhà trường”. Trong công tác quản lý tổ chức hoạt động GDSKSS, CBQL nhà trường chú trọng về các nội dung đặc trưng riêng của hoạt động GDSKSS là: “Tổ chức chương trình tập huấn, nâng cao kỹ năng GDSKSS cho các thành viên thực hiện GDSKSS” và “Tổ chức chương trình tập huấn đổi mới phương pháp, hình thức GDSKSS cho các thành viên thực hiện GDSKSS”. Hai nội dung này giúp cho năng lực của đội ngũ tham gia hoạt động GDSKSS được nâng cao. 244 LÊ THỊ HOÀI THƯ Tổ chức hiệu quả hoạt động phòng tư vấn học đường, nhằm quan tâm đúng mức và kịp thời giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. GDSKSS là vấn đề rất tế nhị, yêu cầu nhà giáo dục am hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, tích cách, các mối quan hệ người thân, bạn bè của đối tượng thì mới có những phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp. Trong quá trình tổ chức tư vấn học đường cần chọn ra các GV, nhân viên có đủ các năng lực trên. Trong công tác quản lý chỉ đạo hoạt động GDSKSS cho HS, chỉ đạo tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lý học sinh để thực hiện hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp là nội dung hết sức quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, rất khó để có những GV đáp ứng được chuyên môn Y học và Tâm lý nên việc chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong nhà trường như: Đoàn, Đội, công đoàn, với các lực lượng ngoài nhà trường như: Hội bà mẹ và trẻ em, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Trung tâm văn hóa là việc làm hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ cho đội ngũ GDSKSS thực hiện tốt công việc của mình. Xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá hoạt động GDSKSS ngay từ đầu mỗi năm học một cách khoa học, chính xác. Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, qui trình đánh giá cần tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh, thảo luận góp ý bổ sung. Sau khi có tiêu chuẩn, tiêu chí của các hoạt động chính thức phổ biến tới GV và HS để thống nhất và thực hiện. Có kinh phí để động viên đội ngũ cán bộ, GV và HS thực hiện có hiệu quả hoạt động GDSKSS. Công tác kiểm tra, đánh giá là khâu giúp nhà quản lý có tầm nhìn bao quát và chính xác về hiệu quả công việc đang thực hiện. Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý rà soát lại các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, để rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Sở dĩ hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS tại thành phố Vũng Tàu chưa đạt được kết quả cao do chưa thực hiện được chức năng của nó là: động viên, khen thưởng nhằm khích lệ được các nhân tố tích cực trong hoạt động GDSKSS; điều chỉnh sai sót ở các khâu còn lại. 2.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Biện pháp thực hiện hiệu quả chức năng quản lý trong hoạt động GDSKSS cho học sinh, chỉ mang lại hiệu quả khi nhà quản lý thực hiện đồng bộ tất cả các khâu quan trọng trên. Trong đó, khâu xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên quyết định sự thành bại của cả quá trình hoạt động. Để hoạt động GDSKSS có hiệu quả nhà quản lý cần xây dựng một kế hoạch tốt, chi tiết, cụ thể, cũng như trong quá trình thực hiện cần phối hợp đồng bộ với các khâu còn lại. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhà quản lý phải thu hút được sự tham gia của các nhân tố tích cực, nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường, cần huy động sự ủng hộ cả về tài chính và nhân lực cùng tham gia vào hoạt động GDSKSS. 3. KẾT LUẬN Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luân và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS nhằm nâng cao chất lượng GDSKSS cho HSTHCS như sau: Nâng cao nhận BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN... 245 thức cho đội ngũ CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục SKSS; Đổi mới nội dung chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh; Tăng cường chỉ đạo đổi mới đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh; Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho đội ngũ giáo viên; Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh; Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ hoạt động GDSKSS cho học sinh; Thực hiện hiệu quả các chức năng quản lý trong hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất, đều được CBQL và GV đánh giá có tính cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng để GDSKSS cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Vũng. Tuy nhiên, trong công tác quản lý đòi hỏi các CBQL cần xem xét vào đặc điểm, tình hình riêng của mỗi nhà trường và thực hiện phối hợp đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên. Trong quá trình thực hiện ưu tiên biện pháp nào trước, biện pháp nào sau, biện pháp nào cần quan tâm hơn, dựa vào nghệ thuật của mỗi nhà quản lý. Việc vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS phù hợp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của mỗi trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Hiếu (2017). Con trẻ dậy thì sớm, phụ huynh phải làm thế nào?, 14/08/2017, Đời sống & Pháp lý. [2] Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai về nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, 11/11/2014. [3] Bùi Thị Thanh Hoàn (2015). Quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản học đường cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. [4] Thủ tướng chính phủ (2011). Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo quyết định số 2013/QĐ TTg ngày 14/11/ 2011, Hà Nội. Title: MEASURES FOR MANAGEMENT OF REPRODUCTIVE HEALTH ACTIVITIES FOR STUDENTS OF SECONDARY SCHOOLS IN VUNG TAU CITY, BA RIA - VUNG TAU PROVINCE Abstract: Management in reproductive health education activities for students is only effective when managers coordinate synchronous methods based on five pillars of management: education and training regulation, resources system, human resources, material resources, educational environment and educational information. The paper presents some solutions to manage reproductive health education activities at Vung Tau secondary school, Ba Ria - Vung Tau province. Research results can be applied to other localities with similar conditions. Keywords: Management, operation management, measures, health education measures, secondary schools.
File đính kèm:
- bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_suc_khoe_sinh_san_cho_h.pdf