Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại

Việt Nam theo bảy nguyên tắc của chiến dịch thông minh, gồm: thiết kế sản

phẩm phù hợp; hạn chế chồng chéo nợ; tính minh bạch; giá cả hợp lý; đối xử

công bằng; bảo mật thông tin cá nhân và cơ chế giải quyết khiếu kiện. Trên cơ

sở đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại

Việt Nam.

pdf 10 trang phuongnguyen 10360
Bạn đang xem tài liệu "Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam

Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 
 34 
BẢO VỆ KHÁCH HÀNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 
ĐẶNG THU THỦY * 
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại 
Việt Nam theo bảy nguyên tắc của chiến dịch thông minh, gồm: thiết kế sản 
phẩm phù hợp; hạn chế chồng chéo nợ; tính minh bạch; giá cả hợp lý; đối xử 
công bằng; bảo mật thông tin cá nhân và cơ chế giải quyết khiếu kiện. Trên cơ 
sở đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại 
Việt Nam. 
Từ khóa: Tổ chức tài chính vi mô; khách hàng tài chính vi mô; bảo vệ 
khách hàng; Việt Nam. 
1. Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á 
(ADB): Tài chính vi mô (TCVM) là 
việc cung cấp các dịch vụ tài chính như 
tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, 
chuyển tiền và bảo hiểm cho người 
nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp 
và các doanh nghiệp nhỏ của họ. Tại 
Việt Nam, các tổ chức tham gia cung 
cấp dịch vụ TCVM được chia thành ba 
nhóm: (i) tổ chức TCVM chính thức; (ii) 
Khu vực bán chính thức; (iii) Khu vực 
phi chính thức. 
Mục tiêu của các tổ chức TCVM là 
hướng đến việc giúp đỡ các cá nhân, hộ 
gia đình tích lũy cho tương lai, trang trải 
tiền học cho con cái của họ, hình thành 
và phát triển các dự án kinh doanh nhỏ, 
hoặc chỉ đơn giản là cung cấp đến tận 
tay khách hàng các dịch vụ tài chính cơ 
bản. Bảo vệ khách hàng TCVM bao 
gồm việc cung cấp các sản phẩm dịch 
vụ tài chính đạt yêu cầu và có chất 
lượng tới khách hàng. Các nhà cung cấp 
dịch vụ TCVM cần đảm bảo rằng các 
sản phẩm tín dụng mà họ đưa tới khách 
hàng sẽ giúp khách hàng của họ thoát 
nghèo, từng bước phát triển. Thực chất, 
bảo vệ khách hàng phải dựa trên nguyên 
tắc rõ ràng: đối xử với khách hàng một 
cách minh bạch, tôn trọng và khôn ngoan. 
2. Thực trạng hoạt động bảo vệ 
khách hàng TCVM tại Việt Nam(*) 
Sau khủng hoảng tài chính thế giới 
năm 2008, nhiều nhà lãnh đạo, quản lý ở 
các tổ chức TCVM lớn ở các quốc gia 
đã được khuyến nghị phát triển theo 
Chiến dịch thông minh với bảy nguyên 
tắc bảo vệ khách hàng toàn diện trên 
quy mô toàn cầu. Chính những nguyên 
tắc này đảm bảo rằng, khách hàng của 
các tổ chức TCVM được đối xử một 
cách tôn trọng và quyền lợi của họ luôn 
được bảo vệ hợp pháp, bao gồm: (i) thiết 
kế sản phẩm phù hợp, (ii) hạn chế tình 
trạng chồng chéo nợ và nợ quá hạn, (iii) 
tính minh bạch, (iv) giá cả hợp lý, (v) 
đối xử với khách hàng công bằng và tôn 
trọng, (vi) bảo mật thông tin cá nhân và 
(vii) cơ chế giải quyết khiếu kiện. Các 
nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa, giảm 
thiểu những căng thẳng khi trả nợ cũng 
(*) Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng. 
Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam 
 35 
như thực thi tính nhân văn, đạo đức 
trong kinh doanh. 
Những nguyên tắc trong chiến dịch 
thông minh hiện nay đã được áp dụng 
tại khá nhiều các tổ chức TCVM trên 
thế giới (4232 tổ chức, mạng lưới 
chương trình)(1), phục vụ hàng triệu 
khách hàng. Chiến dịch này đã được rất 
nhiều quốc gia hưởng ứng vì mang tính 
xây dựng và chuẩn mực của nó. Hiện 
nay, tại Việt Nam đã có gần 20 tổ chức 
lớn nhỏ đang áp dụng chiến dịch hiệu 
quả và được thế giới công nhận như: Tổ 
chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu 
hạn (TNHH) một thành viên Tình 
Thương (TYM), Tổ chức tài chính vi mô 
TNHH M7 (M7 MFI), tổ chức SEDA, 
Quỹ Phụ nữ nghèo, Quỹ Phát triển phụ nữ 
Quảng Bình, Nhóm Công tác TCVM... 
2.1. Thiết kế sản phẩm phù hợp 
Giống như một số ngành tài chính 
phát triển, sự đa dạng về cung cấp dịch 
vụ tài chính tới khách hàng có thu nhập 
thấp tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. 
Ví dụ như lĩnh vực bảo hiểm vi mô vẫn 
còn rất sơ khai, các tổ chức TCVM vẫn 
còn đang chú trọng đến lĩnh vực dịch vụ 
tiền gửi, tín dụng của khách hàng nghèo 
hay mở rộng hơn là tiết kiệm bắt buộc. 
Ở Việt Nam, khách hàng nghèo thường 
có thói quen mượn nóng tiền tại nguồn 
phi chính thức (phường, hụi, người thân, 
bạn bè...) và khi có tiền mặt thì họ lại 
cất trong tủ tại nhà. Rất nhiều khách 
hàng của các tổ chức TCVM khi được 
hỏi đều nhận định rằng, họ thường có xu 
hướng vay tiền từ các nguồn phi chính 
thức hơn là từ các tổ chức tài chính 
chính thức, bởi họ khó đáp ứng được 
yêu cầu từ phía tổ chức cũng như khó có 
thể tìm thấy sản phẩm vay phù hợp với 
mình, mặc dù một số khách hàng được 
hỏi ý thức được việc họ sẽ gặp khá 
nhiều rủi ro từ việc vay từ các tổ chức 
phi chính thức cũng như phải chịu mức 
lãi suất cao hơn bình thường khá nhiều. 
Quy mô khoản vay được các nhà 
cung cấp dịch vụ TCVM đưa ra là khác 
nhau, bởi vì mỗi tổ chức sẽ nhắm tới đối 
tượng khách hàng mục tiêu là khác 
nhau. Ngân hàng Chính sách xã hội 
(VBSP) và một số tổ chức TCVM 
hướng tới phân khúc thị trường khách 
hàng có thu nhập thấp thì sẽ cung cấp 
các khoản vay rất nhỏ, phù hợp. Còn 
Quỹ tín dụng nhân dân (PCF) và Ngân 
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn (VBARD) thì hướng tới phân khúc 
thị trường ít nghèo hơn. Theo Nghị định 
28(2) và Nghị định 165(3), mức cho vay 
tối đa với mỗi khách hàng TCVM là 
30.000.000 VNĐ, điều này giúp các tổ 
chức TCVM hoạt động tại nông thôn có 
thể giảm tải nhu cầu tăng nhanh đối với 
các dịch vụ tài chính từ phía khách 
hàng. 
VBSP đã đưa ra 18 sản phẩm cho vay 
khác nhau cùng với các khoản cho vay 
trợ cấp đối với người nghèo và người 
cần trợ cấp ở vùng khó khăn. Các sản 
(1)  org/about/campaign- 
endorsers. 
(2) Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ 
ngày 09/3/2005 về Tổ chức và hoạt động của tổ 
chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. 
(3) Nghị định 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ 
ngày 15/11/2007 về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 
một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 
09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ 
chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô 
nhỏ tại Việt Nam. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 
 36 
phẩm cho vay từ phía VBSP như là cầu 
nối trong việc thực thi các chính sách 
cùng với các cơ quan ban ngành trong 
việc tiếp cận các vùng khó khăn và 
những người có thu nhập thấp. Trong số 
18 sản phẩm được đưa tới tay người 
dân, doanh nghiệp thì đã có 17 sản 
phẩm hướng tới khách hàng nghèo, thu 
nhập thấp. Mỗi sản phẩm đưa ra đều 
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
thông qua các mức lãi suất ưu đãi, số 
tiền được vay tối đa và người hưởng lợi 
chính là người nghèo, người có thu nhập 
thấp. Các sản phẩm cho vay bao gồm: 
cho vay theo nhóm trách nhiệm, trả lãi 
theo tháng và thời hạn thanh toán 
thường từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 
khoản vay trả một lần khi đáo hạn. Hai 
tổ chức lớn là Hội Liên hiệp Phụ nữ 
Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam 
làm đại diện cho VBSP trong việc thực 
hiện một số bước trong quy trình thực 
thi tín dụng của VBSP(4). 
Dòng sản phẩm mà các tổ chức 
TCVM đưa ra thường bị giới hạn và 
không linh hoạt. Các sản phẩm thường 
có các đặc điểm chung là: quy mô khoản 
vay nhỏ, phương thức cho vay theo 
nhóm trách nhiệm, tiết kiệm bắt buộc và 
phương thức thanh toán gốc giảm dần. 
Các khoản vay thường kéo dài từ 3 
tháng đến 2 năm. Thậm chí nhiều khách 
hàng của các tổ chức còn chọn phương 
thức trả nợ hàng tuần. Theo Luật Các tổ 
chức tín dụng (2010)(5), tổ chức TCVM 
được nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, 
nhưng chỉ có hai tổ chức TCVM được 
cấp phép là TYM và M7MFI được huy 
động tiền gửi từ các tổ chức công, bao 
gồm cả tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. Tại 
Việt Nam hiện nay, Quỹ trợ vốn cho 
người nghèo tự tạo việc làm (CEP) và 
TYM là hai tổ chức TCVM có quy mô 
lớn và hoạt động mạnh nhất. Hai tổ chức 
này còn cung cấp những khoản vay về 
nhà ở và vệ sinh nước sạch. Bên cạnh 
việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và 
tiết kiệm khẩn cấp, hầu hết các tổ chức 
TCVM còn đào tạo người dân tạo lập 
công ăn, việc làm, chăm sóc sức khỏe 
của bản thân và những người trong gia 
đình của họ. Nhiều người cho rằng, lãi 
suất trên các khoản vay của các tổ chức 
TCVM cao hơn so với các tổ chức tài 
chính khác, nhưng ngược lại ưu thế của 
các TCVM là cung cấp các khoản vay 
cho các khách hàng của mình không cần 
tài sản thế chấp, đây chính là điều mà 
các tổ chức tài chính khác không làm 
được.(4)Nhiều khách hàng tại các tổ chức 
TCVM cho rằng, phương thức trả lãi 
hàng tuần không thuận lợi, hay họ 
không thích tham gia tiền gửi tiết kiệm 
bắt buộc... Chính điều này cũng chỉ ra 
rằng, đã đến lúc các tổ chức TCVM cần 
phải quan tâm, xem xét nhu cầu, mong 
muốn của khách hàng để kịp thời đáp 
ứng. Đến khi nào các tổ chức TCVM 
hiểu được việc họ cần phải coi “khách 
hàng chính là mục đích quan trọng nhất” 
mà họ cần hướng tới trong việc phát 
triển sản phẩm của mình thì lúc đấy các 
tổ chức TCVM mới có được những 
chiến lược, phương thức tiếp cận khách 
hàng một cách đầy đủ và chuyên nghiệp. 
(4)  
php?mtt=118&mamm=37. 
(5) Điều 119 Luật Các tổ chức tín dụng số 
47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc 
hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam 
 37 
Trong danh mục sản phẩm của Quỹ 
Tín dụng Nhân dân (PCF) cơ bản gồm 
có các khoản cho vay có thế chấp và tiền 
gửi tiết kiệm tự nguyện. Ngoài ra, PCF 
còn cung cấp cả dịch vụ chuyển tiền. 
Hơn nữa, PCF không dùng phương pháp 
cho vay tổ nhóm. Trước khi ký kết hợp 
đồng cho vay khách hàng, PCF sẽ thỏa 
thuận phương thức thanh toán trước 
như: phương thức trả gốc và lãi có thể là 
trả gốc và lãi dần hay gốc giảm dần. 
PCF hướng tới thị trường khách hàng 
rộng lớn nhưng với phân khúc là khách 
hàng không quá nghèo, bởi vì khi vay 
khách hàng cần phải có tài sản thế chấp 
(Bảng 1). 
Bảng 1: Đặc điểm của các nhà cung cấp dịch vụ TCVM 
trên thị trường Việt Nam 
 VBSP VBARD Ngân hàng hợp tác 
/CCF(6)/PCF 
Tổ chức TCVM 
chính thức 
Mô hình Ngân hàng 
chính sách 
Ngân hàng 
thương mại 
Hợp tác xã tài 
chính 
Công ty trách 
nhiệm hữu hạn 
Mục đích Phi lợi nhuận - 
thực hiện mục 
tiêu chính sách 
của Chính phủ 
Vì lời nhuận Mang lại lợi ích 
của các thành viên 
tham gia 
Tự vững và đáp 
ứng nhiệm vụ xã 
hội 
Sản phẩm 
cho vay 
Cho vay theo 
chương trình 
dự án của 
Chính phủ 
Dựa vào nhu 
cầu của khách 
hàng và theo 
Luật Các tổ 
chức tín dụng 
Cho các thành viên 
tham gia vay. Dựa 
vào nhu cầu của 
khách hàng và theo 
Luật Các tổ chức 
tín dụng 
Dựa vào nhu cầu 
của khách hàng 
và theo Luật 
Các tổ chức tín 
dụng 
Phương 
thức cho 
vay 
Cho vay theo 
tổ nhóm tiết 
kiệm và tín 
dụng 
Cho vay cá 
nhân; thí điểm 
cho vay tổ nhóm 
tại một số vùng 
Cho vay cá nhân Cho vay theo 
nhóm trách 
nhiệm 
Nguồn: Tác giả phân loại theo website của từng tổ chức 
2.2. Hạn chế tình trạng chồng chéo 
nợ và nợ quá hạn 
Chính phủ đưa ra một số cơ chế để 
nhằm hạn chế tình trạng nợ quá hạn hay 
chồng nợ. Các tổ chức chính trị xã hội 
tại Việt Nam tỏ ra khá hiệu quả trong 
việc bảo vệ khách hàng của các tổ chức 
tài chính, giúp khách hàng không bị rơi 
vào tình trạng nợ quá hạn hay chồng nợ. 
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ 
chức luôn cung cấp thông tin đầy đủ rõ 
ràng của từng tổ chức tài chính đến 
khách hàng vay tiềm năng.(6Hội như 
một tổ chức trung gian cung cấp sản 
phẩm dịch vụ cho VBSP tới tận tay 
khách hàng. Ngoài ra, Hội còn đảm 
nhận vai trò cung cấp kiến thức, kỹ 
năng giúp cho khách hàng có thể tự lao 
(6) Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 
 38 
động sản xuất. Cán bộ, lãnh đạo của 
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn 
cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật về 
các sản phẩm, dịch vụ mà các tổ chức 
tài chính hiện đang cung cấp tại địa bàn 
dân cư mà khách hàng sinh sống. Các 
tổ chức TCVM có sự phối hợp đồng bộ 
với các tổ chức chính trị, xã hội để có 
những thông tin tín dụng của khách 
hàng hay tình hình vay nợ, hoàn nợ của 
từng khách hàng tại địa phương. Theo 
Thông tư 03/2013/TT- NHNN(7), Trung 
tâm Thông tin tín dụng (CIC) ngoài việc 
giám sát các khoản vay lớn thì bây giờ 
thí điểm cung cấp, trao đổi thông tin tín 
dụng với hai tổ chức TCVM chính thức 
và các PCF. Theo dự kiến, CIC sẽ phát 
triển chương trình phần mềm quản lý 
thông tin và bắt đầu chạy thí điểm vào 
cuối quý IV năm 2014(8). TYM đã cố 
gắng nỗ lực để ngăn chặn tình trạng nợ 
quá hạn, chồng nợ của khách hàng bằng 
cách đưa tài khoản nợ hiện có vào việc 
tính toán khả năng trả nợ cùng với việc 
cung cấp các sản phẩm bảo hiểm khoản 
vay bắt buộc và tiến hành thanh kiểm tra 
thường xuyên tại các đơn vị nhóm vay 
trong khu dân cư. Tỉ lệ nợ xấu của các 
tổ chức TCVM (như TYM, CEP, 
M7MFI...), CCF (nay gọi là Ngân hàng 
Hợp tác)/ PCF và VBSP thường thấp. 
(Bảng 2). 
Bảng 2: Tỷ lệ nợ xấu của một số tổ chức tài chính 
 TYM CEP M7MFI CCF VBSP 
2012 - 0,02 - 0,72(9) < 2%(10) 
2013 0,00% 0,03 0,05(11) - < 1% 
Nguồn: Mix market 
VBARD thường áp dụng quy trình 
thẩm định tín dụng khá chặt chẽ trước 
khi tiến hành cho vay. Ví dụ, VBARD 
sẽ giữ giấy chứng nhận nhà đất của 
khách hàng trước để tránh trường hợp 
khách hàng sẽ sử dụng giấy chứng nhận 
này để tiến hành vay ở tổ chức tài chính 
khác. Tỉ lệ nợ xấu của VBSP năm 2012 
là nhỏ hơn 2%, năm 2013 đã giảm 
xuống mức thấp hơn 1%. Cũng tương tự 
VBSP, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân 
(VAPCF) công bố tỉ lệ nợ xấu của các 
PCF là thấp hơn 1%(12). 
Tuy nhiên, một số tổ chức TCVM lại 
cho rằng,VBSP đã gia hạn một số khoản 
vay từ phía khách hàng của mình để che 
giấu nợ xấu. Một số khác thì cho rằng, 
nợ quá hạn(11của các khách hàng có thu 
nhập thấp trên thực tế cao hơn rất nhiều 
(7) Thông tư số 03/2013/TT-NHNN của Thống 
đốc Ngân hàng nhà nước ngày 28/01/2013 quy 
định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân 
hàng nhà nước Việt Nam. 
(8) Tại hội thảo “Tài chính vi mô bền vững và 
trách nhiệm tại Việt Nam” tổ chức vào ngày 
19/8/2014 tại Sheraton, Hà Nội. 
(9) Ông Trần Quang Khánh - Chủ tịch HĐQT 
Ngân hàng Hợp tác trả lời phỏng vấn Báo Đầu 
tư ngày 11/7/2013. 
(10) “Plans to restructure VDN and VBSP to be 
completed within 2013” Bussiness Time, 2013, 
tỉ lệ này tính đến 15/6/2013. 
(11) M7-MFI tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm 
2014; 
kien/1779-so-ket-dau-nam-2014.html. 
(12)  
Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam 
 39 
so với báo cáo và các tổ chức tài chính 
tiến hành vay những khoản tiền lớn từ 
phía Ngân hàng nhà nước (SBV) để đảo 
nợ. Chính sự yếu kém trong việc trao 
đổi thông tin giữa các tổ chức TCVM và 
VBSP làm gia tăng khả năng rủi ro của 
việc nợ chồng chéo và nợ quá hạn. 
2.3. Tính minh bạch 
Việc minh bạch lãi suất trong lý 
thuyết không phải lúc nào cũng được áp 
dụng trong thực tế. Quy mô khoản vay 
và lãi suất mà VBSP đưa ra một mức cố 
định và được Thủ tướng Chính phủ công 
bố trong từng Quyết định. Lãi suất của 
VBSP thường được trợ cấp nhiều từ 
phía Chính phủ và do Chính phủ kiểm 
soát. Mọi thông tin về lãi suất phải công 
bố công khai trên website chính thức 
của Ngân hàng, tại cơ sở và được in 
thành tờ rơi phát đến tận tay khách hàng 
khi họ bắt đầu tiếp xúc với các khoản 
vay của VBSP. PCF cũng phải công báo 
mức giá cho vay và điều kiện vay trên 
ngay tường tại trụ sở và thông báo qua 
thông tin đại chúng (như đài radio, kênh 
địa phương...) hay phát tờ rơi tới tận tay 
trưởng thôn để họ có thể thông báo đầy 
đủ đến từng người dân tại nơi cư trú. 
VBARD thì cung cấp tờ rơi với đầy đủ 
thông tin về lãi suất huy động và sử 
dụng phương tiện thông tin đại chúng để 
truyền tải thông tin đến khách hàng. Các 
tổ chức tài chính này còn trực tiếp làm 
việc với chính quyền địa phương cấp 
huyện, cấp xã để phổ biến rộng rãi về lãi 
suất tiết kiệm để khuyến khích khách 
hàng tham gia. Các tổ chức TCVM cũng 
công bố về sản phẩm tiết kiệm bắt buộc 
như một phần không thể thiếu trong hợp 
đồng cho vay của mình với khách hàng. 
Tính minh bạch không phải lúc nào 
cũng thực hiện được trong thực tế, như 
các Ngân hàng thương mại (CB) thường 
cung cấp mức lãi suất tiết kiệm cao hơn 
quy định cho phép(13), điều đó lại làm lợi 
cho khách hàng. Một số tổ chức TCVM 
và CB sử dụng tỉ lệ cố định để nhằm 
lách một số quy định của SBV. Nhiều 
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp 
phải công nhận rằng, bản hợp đồng mà 
họ ký kết thường rất khó hiểu đối với 
khách hàng có thu nhập thấp, đặc biệt là 
các điều khoản về quyền và nghĩa vụ. 
Việc minh bạch trong từng sản phẩm 
dịch vụ của các tổ chức tài chính cung 
cấp đến khách hàng (bao gồm cả sản 
phẩm bảo hiểm, tín dụng, tiết kiệm...) là 
hết sức cần thiết. Tuy nhiên, phân khúc 
khách hàng có thu nhập thấp thường ít 
khi quan tâm quá nhiều đến bản hợp 
đồng mà trong đó có nhắc đến quyền và 
nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Họ 
thường chỉ tập trung sự chú ý tới tài sản 
thế chấp, gói sản phẩm vay và phương 
thức trả nợ đối với các khoản vay. 
2.4. Giá cả hợp lý 
Các tổ chức tài chính thường cung 
cấp các mức giá khác nhau cho khách 
(13) Thông tư số 15/2013/TT-NHNN của Thống 
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 
27/6/2013 về Quy định lãi suất tối đa đối với 
tiền gửi bằng USD và đồng Việt Nam của tổ 
chức, cá nhân và Thông tư số 16/2013/TT-
NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước 
Việt Nam ngày 27/6/2013 về Quy định lãi suất 
cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam 
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu 
cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 
 40 
hàng của mình. Các tổ chức tài chính 
phi chính thức có thể áp dụng mức lãi 
suất chợ đen dao động từ 10% đến 15% 
/tháng. Lãi suất của VBSP được cho là 
thấp nhất bởi vì họ nhận được sự trợ cấp 
trên từng khoản vay của Chính phủ. CB 
thường tính trên cơ sở số dư giảm dần 
và thỉnh thoảng họ áp dụng mức lãi suất 
phẳng (ví dụ như cho vay tiêu dùng). 
PCF và VBSP tính trên số dư giảm dần. 
Rất nhiều các tổ chức TCVM áp dụng 
mức lãi suất phẳng với khách hàng của 
mình. SBV khuyến cáo đến người dân 
và tổ chức tài chính nên áp dụng cách 
tính theo phương pháp số dư giảm dần 
vì cách này hợp lý và không gây bất lợi 
cho khách hàng, nhưng chính khách hàng 
và tổ chức tài chính có vẻ yêu thích 
phương pháp tính lãi suất phẳng hơn, vì 
nó dễ hiểu. Chính sự đơn giản và dễ hiểu 
này đã làm mờ đi những điểm bất lợi cho 
chính khách hàng. Có khá nhiều khách 
hàng phàn nàn rằng, lãi suất của các tổ 
chức TCVM cao hơn nhiều so với mức 
lãi suất đã được trợ giá của VBSP. Đây 
chính là lý do VBSP vẫn là tổ chức tài 
chính có lượng lớn khách hàng ở tất cả 
các vùng miền trên toàn quốc. 
2.5. Đối xử với khách hàng công 
bằng và tôn trọng 
Tất cả các tổ chức tín dụng chủ chốt 
tại Việt Nam về tổng thể đều áp dụng 
quy tắc ứng xử chuẩn mực và tuyệt đối 
tôn trọng quyền lợi hợp pháp của khách 
hàng. CB, VBARD, CCF/PCF và các tổ 
chức TCVM đều đối xử với khách hàng 
của mình một cách công bằng và tôn 
trọng. Ngoại trừ, có một số cá nhân, đơn 
vị thừa nhận rằng VBARD trong từng 
thời điểm đã có sự ăn chia hoa hồng 
không hợp pháp. Nhưng đây chỉ là 
những suy nghĩ, bộc bạch của từng cá 
nhân khách hàng chứ hiện tại vẫn chưa 
có một nghiên cứu hay báo cáo nào chỉ 
rõ vấn nạn đó. Hội Tiêu chuẩn và Bảo 
vệ người tiêu dùng (VINASTAS) cũng 
đã có một số báo cáo về việc một số đại 
lý bảo hiểm bán khống dịch vụ của mình 
rồi mang hết tiền của khách hàng bỏ 
trốn. Tuy nhiên, đại diện phía VINASTAS 
cũng khẳng định vấn đề đối xử công 
bằng, tôn trọng với khách hàng ở lĩnh 
vực tài chính và kinh tế cao hơn rất 
nhiều lĩnh vực sản xuất và thực phẩm. 
2.6. Bảo mật thông tin cá nhân 
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 
(2010), SBV cũng yêu cầu các tổ chức 
tín dụng bảo đảm thông tin khách hàng. 
Khách hàng có quyền và nghĩa vụ liên 
quan đến thông tin tín dụng của mình và 
quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng và 
các tổ chức liên quan xem xét và điều 
chỉnh thông tin tín dụng của họ khi họ 
phát hiện ra những nhầm lẫn hay sai 
phạm. Tuy nhiên, VBSP vẫn công bố 
tên khách hàng cùng các khoản vay tại 
các điểm giao dịch của mình, thường là 
ở Ủy ban nhân dân xã, bao gồm cả tên 
những khách hàng chưa hoàn trả vốn 
vay. Đây cũng là một vấn đề trong việc 
bảo mật thông tin khách hàng mà VBSP 
cần phải xem xét và tính toán. 
2.7. Cơ chế giải quyết khiếu kiện 
Cơ chế giải quyết khiếu kiện tại một 
số tổ chức tài chính chưa được thông 
thoáng thuận lợi. Khi có bất kỳ thắc mắc 
nào xung quanh các khoản vay, thời hạn 
vay, hợp đồng vay... khách hàng có thể 
Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam 
 41 
gặp trực tiếp các tổ chức để yêu cầu 
được giải thích, làm rõ. Một số ngân 
hàng, PCF, tổ chức TCVM đã cung cấp 
đường dây nóng hay trung tâm hỗ trợ 
khách hàng(14) để tạo điều kiện thuận lợi 
nhất có thể cho khách hàng. Rất nhiều tổ 
chức tài chính đưa lên website chính 
thức của mình địa chỉ email để khách 
hàng có thể trực tiếp gửi yêu cầu đến bộ 
phận giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, khách 
hàng có thể gửi thắc mắc của mình lên 
cơ quan quản lý (SBV, Cục quản lý 
cạnh tranh của Bộ Công thương), các 
hiệp hội (Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội 
Quỹ tín dụng nhân dân, Nhóm Công tác 
TCVM Việt Nam...) hay VINASTAS. 
Trung tâm hỗ trợ tại các tổ chức tài 
chính sẽ giải đáp các thắc mắc đơn giản, 
còn nếu thắc mắc của khách hàng phức 
tạp, yêu cầu làm rõ, sâu sắc sẽ được 
trung tâm hỗ trợ chuyển đến các phòng 
ban chuyên môn để kịp thời giải đáp cho 
hiệu quả. 
3. Khuyến nghị bảo vệ khách hàng 
TCVM tại Việt Nam 
Vấn đề bảo vệ khách hàng TCVM có 
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc 
định hướng phát triển bền vững hệ 
thống TCVM nói chung và các tổ chức 
TCVM nói riêng được thể hiện tại Đề án 
xây dựng và phát triển hệ thống TCVM 
tại Việt Nam đến năm 2020 (phê duyệt 
theo Quyết định của Thủ tướng Chính 
phủ số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011). 
Quyền lợi của khách hàng và lợi ích của 
tổ chức có mối tương quan chặt chẽ với 
nhau. Để quyền lợi của khách hàng 
TCVM tại Việt Nam được đảm bảo, 
chúng tôi xin có những khuyến nghị sau: 
3.1. Đối với các tổ chức TCVM(14) 
(i) Tăng cường minh bạch hóa thông 
tin để tăng uy tín và bảo vệ quyền lợi 
khách hàng. Để bảo vệ quyền lợi khách 
hàng và tăng uy tín của tổ chức, cần 
minh bạch hóa các thông tin cơ bản của 
tổ chức TCVM như: lãi suất, các điều 
khoản hợp đồng, báo cáo tài chính. Tổ 
chức TCVM nên niêm yết công khai lãi 
suất, đặc biệt thể hiện rõ lãi suất thực và 
lãi suất hiệu quả trong các hợp đồng tín 
dụng. Giải thích rõ cho khách hàng sự 
khác biệt giữa các loại lãi suất khác 
nhau, hiển thị các mức lãi suất thực theo 
cách có thể so sánh. Đảm bảo tất cả các 
điều khoản cho vay khách hàng đều 
được biết và được giải thích rõ ràng, 
như: chi phí, tiết kiệm bắt buộc, phương 
pháp tính, tần số thanh toán Các 
quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng 
trong gửi tiền và vay vốn được thể hiện 
rõ ràng trong các quy định, và được 
niêm yết công khai. Nên thực hiện kiểm 
toán độc lập thường xuyên đối với các 
báo cáo tài chính để tăng tính minh bạch 
của tổ chức, từ đó uy tín của tổ chức 
TCVM được xây dựng, củng cố và 
quyền lợi của khách hàng được đảm bảo. 
(ii) Đưa ra các sản phẩm dịch vụ 
TCVM phù hợp. Các tổ chức TCVM cần 
tiến hành song song việc cung cấp các 
sản phẩm dịch vụ tín dụng phù hợp với 
đánh giá các khoản vay một các nghiêm 
túc. Đây cũng chính là biện pháp để 
nhằm giảm thiểu tình trạng chồng nợ. 
Nếu các sản phẩm dịch vụ không phù 
(14) Số điện thoại được cung cấp tại website của 
các tổ chức. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 
 42 
hợp được đưa ra từ các tổ chức TCVM 
khác nhau hay cùng một tổ chức TCVM 
cũng dễ dàng làm gia tăng mức độ vay 
nợ từ phía khách hàng. 
(iii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực. Nâng cao năng lực cán bộ đào tạo 
của các tổ chức TCVM. Hoạt động đào 
tạo cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng khi 
phát triển kênh đào tạo trực tiếp giữa 
cán bộ với khách hàng sử dụng dịch vụ 
TCVM, vì đặc thù của kênh đào tạo này 
là có sự tham gia của các cán bộ đào tạo 
trong quá trình hướng dẫn, đưa ra những 
thông tin và kiến thức mà họ cung cấp 
cho người nghèo có tác động rất lớn đến 
nhận thức và hành vi sử dụng sản phẩm 
tài chính đối với người nghèo. Do đó, 
cán bộ cần phải được đào tạo có bài bản 
để nắm vững được những vấn đề liên 
quan đến TCVM, các sản phẩm cung 
cấp cho người nghèo cũng như sẵn sàng 
đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho 
người nghèo khi họ cần thông tin để đưa 
ra quyết định tài chính đúng đắn. 
(iv) Tăng cường tuyên truyền/giáo 
dục tài chính tới khách hàng. Giáo dục 
tài chính tập trung vào các vấn đề chủ 
chốt trong TCVM đối với khách hàng 
tại tổ chức của mình thông qua việc 
cung cấp các thông tin rõ ràng minh 
bạch về vấn đề lãi suất và chi phí giao 
dịch, chi phí cơ hội trong TCVM. Thực 
hiện nguyên tắc bảo vệ khách hàng 
(thực hành TCVM có trách nhiệm). 
Tăng cường tuyên truyền về lợi ích cho 
khách hàng và cộng đồng/xã hội. Khởi 
động các chương trình nghiên cứu, điều 
tra khảo sát về kiến thức tài chính của 
dân cư nhằm tiến tới xây dựng các 
chương trình, chiến lược quốc gia về 
nâng cao kiến thức tài chính của dân cư. 
3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước 
(i) Hoàn thiện và sớm đưa vào sử 
dụng Trung tâm thông tin tín dụng 
TCVM (CIC). CIC sẽ là nơi lưu giữ và 
cung cấp các thông tin tín dụng (ở mức 
độ cho phép) của khách hàng cũng như 
các tổ chức TCVM. Khi Trung tâm đi 
vào hoạt động chính thức thì các thông 
tin về khách hàng (khoản vay, lịch sử 
vay nợ...) sẽ được cập nhập và sử dụng 
đúng vào mục đích và quyền lợi cũng 
như trách nhiệm của khách hàng TCVM 
cũng sẽ được đảm bảo hơn. 
(ii) Tăng cường tính trách nhiệm 
trong TCVM. Có chính sách khuếch 
trương TCVM có trách nhiệm, yêu cầu 
công khai, minh bạch về giá cả và có 
biện pháp phòng ngừa nhóm có ý đồ 
trục lợi từ người nghèo và thu nhập 
thấp. Cho phép linh hoạt trong cách tính 
lãi nhưng phải minh bạch hóa lãi suất 
hiệu quả. Điều quan trọng để bảo vệ 
quyền lợi khách hàng và tăng uy tín của 
tổ chức là cần minh bạch hóa các lãi 
suất cơ bản. NHNN cần yêu cầu các tổ 
chức TCVM niêm yết công khai lãi suất, 
đặc biệt thể hiện rõ lãi suất thực và lãi 
suất hiệu quả trong các hợp đồng tín 
dụng. Yêu cầu các tổ chức áp dụng lãi 
suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở 
cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay 
vốn và mức độ tín nhiệm của khách 
hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, 
tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận 
vốn vay để phát triển sản xuất, kinh 
doanh, góp phần giảm đói nghèo, cải 
thiện đời sống. 
Bảo vệ khách hàng tài chính vi mô tại Việt Nam 
 43 

File đính kèm:

  • pdfbao_ve_khach_hang_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_nam.pdf