Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người ở nước ta. (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Chứt)

Người Chứt đứng thứ 13 về dân số trong danh mục các dân tộc thuộc diện rất ít người. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho dân tộc Chứt định canh định

cư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nên đời sống vật chất của người Chứt có những cải thiện đáng

kể. Theo đó, các giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều cũng được bảo tồn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó

khăn thách thức về công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc này. Bài viết này tập

trung đề cập đến các vấn đề cơ bản liên quan đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của

dân tộc Chứt nói riêng cũng như các dân tộc rất ít người ở nước ta nói chung và đề xuất giải pháp bảo

tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc

pdf 6 trang phuongnguyen 4600
Bạn đang xem tài liệu "Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người ở nước ta. (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Chứt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người ở nước ta. (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Chứt)

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người ở nước ta. (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Chứt)
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày nhận bài: 24/2/2017. Ngày phản biện: 2/3/2017. Ngày duyệt đăng: 8/3/2017
(1) Đại học Khoa học Huế Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Theo Nghị định 05/2011/ND-CP, ngày 
14/1/2011 của Chính phủ, các dân tộc có dân số 
dưới 10.000 người được xếp vào diện các dân 
tộc ít người. Theo đó, với kết quả điều tra dân số 
năm 2009, nước ta hiện có các dân tộc thuộc diện 
rất ít người, như: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, 
Si La, Ngái, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Lô Lô, Mảng, 
Lự, Chứt, Pà Thẻn, La Ha, La Hủ,
Người Chứt đứng thứ 13 về dân số trong 
danh mục các dân tộc thuộc diện rất ít người 
(khoảng 6.000 người), phân bố theo các nhóm: 
Sách: 2.635 người; Rục: 437 người; Arem: 156 
người; Mày: 1.163 người; Mã Liềng: 1.027. 
Đây là một trong những dân tộc rất ít người có 
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp. Do 
sống trong vùng rừng núi đá vôi ở miền tây tỉnh 
Quảng Bình có khí hậu khắc nghiệt, giao thông 
đi lại khó khăn nên tộc người này đã chịu một 
quá trình thoái hóa về nhiều mặt, nhất là đời sống 
văn hóa. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của 
dân tộc này theo thời gian đã bị mất mát, mai 
một như: Kho tàng truyện cổ, các loại hình ca 
múa nhạc, lễ hội,... Đó là lý do cắt nghĩa tại sao 
văn hoá của dân tộc Chứt còn lại rất nghèo nàn 
về các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có 
nhiều chính sách hỗ trợ cho dân tộc Chứt định 
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người ở nước ta.
(Nghiên cứu trường hợp dân tộc Chứt)
Nguyễn Văn Mạnh(1)
Người Chứt đứng thứ 13 về dân số trong danh mục các dân tộc thuộc diện rất ít người. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho dân tộc Chứt định canh định 
cư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nên đời sống vật chất của người Chứt có những cải thiện đáng 
kể. Theo đó, các giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều cũng được bảo tồn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó 
khăn thách thức về công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc này. Bài viết này tập 
trung đề cập đến các vấn đề cơ bản liên quan đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của 
dân tộc Chứt nói riêng cũng như các dân tộc rất ít người ở nước ta nói chung và đề xuất giải pháp bảo 
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Từ khóa: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; dân tộc rất ít người; thành tựu, hạn 
chế, những vấn đề đặt ra; giải pháp; dân tộc Chứt.
canh, định cư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 
nên đời sống vật chất có những cải thiện đáng kể. 
Theo đó, các giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều 
cũng được bảo tồn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó 
khăn thách thức về công tác bảo tồn các giá trị 
văn hóa truyền thống của dân tộc này nói riêng 
và các dân tộc rất ít người trên đất nước ta nói 
chung. Bài viết này tập trung đề cập đển các vấn 
đề cơ bản liên quan đến việc bảo tồn các giá trị 
văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt cũng như 
các dân tộc rất ít người ở nước ta trong thời gian 
qua với những thành tựu, hạn chế, những vấn đề 
đặt ra và đề xuất giải pháp bảo tồn các giá trị văn 
hóa truyền thống.
1. Những thành tựu trong công tác bảo 
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân 
tộc Chứt
Các giá trị văn hóa truyền thống của người 
Chứt dẫu bị mất mát, mai một nhưng cho đến 
nay ít nhiều vẫn còn được lưu giữ như: Nhà 
sàn; trang phục bằng thổ cẩm; tri thức bản địa 
về quản lý rừng, đất rừng, tài nguyên thiên 
nhiên vùng rừng núi; quan hệ dòng tộc; quan hệ 
cộng đồng làng bản với việc coi trọng vai trò 
già làng; lễ hội cúng cơm mới, lễ tết; điệu hát 
càtơm-tàleng; các loại hình nhạc cụ như khèn, 
trống, tù và, chiêng, Cùng với việc coi trọng 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
47Số 17 - Tháng 3 năm 2017
chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống, trong 
những năm qua, việc thực hiện xây dựng các bản 
làng văn hóa, nhà văn hóa cộng đồng, các hội 
diễn nghệ thuật quần chúng được tổ chức định 
kỳ hàng năm, việc duy trì luật tục, già làng,... ở 
vùng người Chứt là minh chứng cho những việc 
đã làm được để góp phần bảo tồn giá trị văn hóa 
truyền thống cho dân tộc này.
Nhìn chung thành tựu cơ bản trong công 
tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của 
các dân tộc ít người ở nước ta nói chung và người 
Chứt nói riêng, tập trung ở những điểm sau đây:
- Công tác sưu tầm nghiên cứu để lưu giữ 
các hiện vật về đời sống văn hóa của dân tộc 
Chứt được thực hiện bởi các nhà bảo tàng học. 
Những hiện vật sưu tầm: áo bằng vỏ cây, các 
nhạc cụ, phương tiện vận chuyển, dụng cụ sản 
xuất truyền thống, được trưng bày ở bảo tàng 
tổng hợp tỉnh và ở phòng truyền thống huyện.
- Công tác nghiên cứu để ghi chép/ lưu giữ 
tư liệu về đời sống văn hóa của dân tộc Chứt của 
các nhà dân tộc học/ nhân học, ngôn ngữ học, xã 
hội học,...Theo đó các công trình khoa học, các 
sách, bài viết liên quan đến đời sống văn hóa của 
dân tộc Chứt được công bố.
- Tổ chức hội diễn nghệ thuật với quy mô 
xã, huyện, tỉnh với sự tham gia các tiết mục nghệ 
thuật đặc sắc của các dân tộc thiểu số trong vùng 
và tất nhiên có sự tham gia của người Chứt.
- Các chương trình, dự án định canh định 
cư, phát triển các cụm điểm văn hóa, xây dựng 
nhà ở cho các hộ, nhà cộng đồng cho các thôn 
bản ít nhiều góp phần nâng cao đời sống vật chất, 
dân trí cho người Chứt. Qua đó người dân có 
điều kiện hơn để phục hồi, lưu giữ các giá trị văn 
hóa truyền thống.
2. Những hạn chế trong công tác bảo 
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân 
tộc Chứt
Trong những năm gần đây, cùng với nền 
kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, các giá trị văn hóa truyền thống 
của dân tộc Chứt nói riêng và các dân tộc có dân 
số rất ít người ở nước ta nói chung đang đứng 
trước những thách thức về việc bảo tồn, một 
phần những thách thức đó là do chúng ta chưa 
xây dựng được chính sách hợp lý để bảo tồn văn 
hóa truyền thống của dân tộc này.
Thời gian qua, công tác bảo tồn chỉ dừng 
lại ở việc: xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, 
duy trì vai trò già làng, tổ chức lễ hội, hội diễn 
liên hoan văn nghệ quần chúng,... mà thiếu sự 
quy hoạch, thiếu tầm chiến lược. Cụ thể, đối với 
trường hợp người Chứt, chúng ta chưa xác định 
được những giá trị văn hóa truyền thống nào là 
đặc trưng nhất để có chính sách bảo tồn trọng 
điểm; chưa thực hiện việc tổng kiểm kê di sản 
văn hóa truyền thống; chưa xác định được di sản 
nào có giá trị đang bị biến mất, di sản nào đang 
biến dạng theo xu hướng giao lưu văn hóa, đứt 
gãy giữa truyền thống và hiện đại, đồng hóa tự 
nhiên, phục hồi biến đổi, nhiễu loạn văn hóa; 
chưa xác định được phương thức bảo tồn, nguồn 
kinh phí bảo tồn,...
Cũng phải nghiêm khắc nhìn nhận, công 
cuộc bảo tồn văn hóa truyền thống trong thời 
gian qua ở dân tộc Chứt nói riêng và các dân 
tộc có dân số rất ít người ở nước ta không tránh 
khỏi những gượng ép, áp đặt. Không ít trường 
hợp, các chương trình, dự án nhà nước đầu tư 
nhiều tiền của để xây dựng nhà văn hóa cộng 
đồng, nhưng do thiếu nghiên cứu một cách tường 
tận cảnh quan kiến trúc, kết cấu kiến trúc và 
không gian xã hội trong kiến trúc của ngôi nhà 
nên không tránh khỏi lối áp đặt và có phần dễ 
dãi, như xây dựng một mô hình chung là ngôi 
nhà đất, sử dụng vật liệu bằng xi măng, sắt thép, 
mái lợp bằng tôn. Bởi vậy nhà văn hóa thôn bản 
không được người dân kỳ vọng, hưởng ứng và 
chỉ mở khi tổ chức hội họp, còn bình thường 
không có người lui tới.
Việc tổ chức bảo tồn văn hóa truyền thống 
người Chứt chưa chú trọng đúng mức đời sống 
văn hóa thường nhật của người dân, nhiều lúc 
còn quá coi trọng việc “trình diễn, phô trương, 
tuyên truyền văn hóa, nhà nước hóa việc bảo tồn 
văn hóa”. Bởi vậy, đôi khi vô tình đẩy người dân 
ra khỏi hoạt động bảo tồn văn hoá truyền thống 
của họ. Việc bảo tồn vì vậy không xuất phát từ 
bản làng, vì bản làng, không phát huy tính năng 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
48 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
động của người dân trong công việc bảo tồn ắt 
sẽ dẫn đến hiện tượng chính quyền bảo tồn văn 
hóa truyền thống thay cho người dân nên giá trị 
sử dụng, tính bền vững của giá trị văn hóa được 
bảo tồn không cao.
3. Những vấn đề đặt ra trong việc bảo 
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân 
tộc Chứt
Trong những năm gần đây, cùng với các 
dân tộc thiểu số khác của cả nước, dân tộc Chứt 
đang chuyển biến theo cơ chế thị trường, theo 
quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Quá 
trình chuyển biến đó dẫu chậm chạp nhưng ít 
nhiều cũng có những tác động đến lối sống của 
người Chứt và điều đó cũng đồng nghĩa với 
việc văn hoá truyền thống đứng trước những 
thách thức:
- Việc suy giảm bản sắc văn hóa do chính 
sự áp đặt của các chương trình, dự án: Trong 
nhiều năm qua, thực hiện mục tiêu định canh 
định cư đã có nhiều chương trình, dự án của 
Nhà nước được triển khai nhằm giúp người Chứt 
nhanh chóng ổn định và nâng cao đời sống. Tuy 
nhiên đến nay, nhiều hạng mục đầu tư được đánh 
giá là không có hiệu quả. Ví như việc xây dựng 
ngôi nhà ở của các hộ dân được thiết kế theo một 
khuôn mẫu chung, các nhà sàn đều có cột, dầm 
làm bằng bê tông, mái lợp tôn, diện tích to hay 
nhỏ tùy theo số người trong gia đình. Đáng lo 
ngại hơn, việc xây nhà theo chương trình dự án 
thường được thiết kế theo kiểu những suy nghĩ 
của người Kinh, trong khi đồng bào lại có những 
tâm linh và nghi lễ gắn liền với ngôi nhà thiết kế 
theo đặc thù riêng của họ. Đó là lễ cúng thổ công 
(Thần đất) khi bắt đầu dựng nhà, lễ bắc bếp khi 
khánh thành nhà, lễ tiễn người đã mất về với tổ 
tiên (qua cửa sổ ma của ngôi nhà), Với cách 
xây dựng ngôi nhà theo kiểu “chìa khoá trao 
tay”, các thành viên trong gia đình đã không còn 
cơ hội thực hành niềm tin tôn giáo, cũng như 
thực hành các chuẩn mực quy định về hành vi 
ứng xử giữa trẻ với già, giữa nam với nữ. Cấu 
trúc truyền thống của cộng đồng sẽ tan rã dần 
theo thời gian.
- Sự suy giảm về ngôn ngữ mẹ đẻ: Một sự 
mai một khác về bản sắc văn hóa tộc người còn 
được thể hiện ở sự suy giảm về tiếng nói của 
tộc người Chứt ở tầng lớp thanh thiếu niên trong 
thời đại kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa. 
Ví như trước đây, các nhà khoa học đã coi ngôn 
ngữ người Chứt là “bảo tàng sống” về tiếng nói 
và lịch sử của người Việt cổ, bởi họ chính là hiện 
thân của cộng đồng ngôn ngữ tiền Việt – Mường 
nhưng ngày nay, tiếng nói bị suy giảm nghiêm 
trọng và chưa có những giải pháp hữu hiệu nào 
để bảo tồn ngôn ngữ của họ.
- Văn hóa truyền thống đang đứng trước 
nguy cơ bị mai một: Văn hoá truyền thống có 
nguy cơ tiếp tục bị mai một, đứt gãy mà hệ quả là 
vai trò già làng, tính cộng đồng làng bản, những 
tri thức luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, 
quan hệ giữa người và người có nguy cơ bị mai 
một, biến đổi theo xu hướng tiêu cực. Rõ ràng, 
văn hoá truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị 
mai một và lúc đó các yếu tố văn hóa ở bên ngoài 
càng có điều kiện để thâm nhập, nhiều trường 
hợp chủ nhân văn hoá người Chứt nói riêng và 
các dân tộc có dân số rất ít người ở nước ta nói 
chung choáng ngợp trước cái hiện đại và kết quả 
tất yếu là họ tiếp nhận một cách ồ ạt, xô bồ, miễn 
cưỡng cái bên ngoài, quên đi hoặc quay lưng lại 
với truyền thống tạo nên sự lại căng, kệch cỡm, 
nhiễu loạn trong đời sống văn hoá.
Và như một hệ quả tất yếu, sự mai một của 
vai trò già làng, của quan hệ cộng đồng sẽ dẫn 
đến mai một lễ hội, phong tục tập quán, các làn 
điệu dân ca, truyện cổ, các loại hình ca múa nhạc 
của người dân,... Vì vậy, bảo tồn các giá trị văn 
hoá truyền thống cho dân tộc Chứt nói riêng và 
các dân tộc thiểu số rất ít người ở nước ta nói 
chung là việc làm cần thiết và cấp bách.
4. Giải pháp và kiến nghị trong công tác 
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân 
tộc Chứt
Từ những ưu điểm, hạn chế và thách thức 
trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống 
của người Chứt nói riêng và các dân tộc ít người 
ở nước ta nói chung, thiết nghĩ chúng ta cần 
chú trọng đến một số giải pháp bảo tồn văn hóa 
truyền thống thích hợp, cụ thể:
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
49Số 17 - Tháng 3 năm 2017
- Vấn đề đầu tiên theo chúng tôi là tuyên 
truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân 
dân về phát triển kinh tế nhưng không làm tổn 
hại đến các giá trị văn hoá truyền thống. Điều đó 
có nghĩa phải tạo nên sự nhận thức đúng vai trò 
của văn hoá trong sự phát triển bền vững xã hội 
cho toàn Đảng, toàn dân. Nếu không chú trọng 
đến văn hoá truyền thống và điều tiết văn hoá 
truyền thống một cách hợp lý thì cái giá chúng 
ta phải trả là quá lớn. Phát triển xã hội mà chỉ 
chú trọng đến phát triển kinh tế, làm giàu bằng 
mọi giá, không tính đến bảo vệ môi trường cho 
tương tai và văn hoá truyền thống, công bằng xã 
hội thì sự phát triển đó chỉ mang tính nhất thời 
không bền vững. Văn hoá là hệ điều tiết xã hội, 
nó vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát 
triển xã hội. Hệ điều tiết đó phải mang những giá 
trị nhân bản trên cơ sở dựa vào truyền thống, 
dựa vào bản lĩnh, bản sắc tộc người để hướng 
về tương lai, để tiếp nhận, giao lưu và hội nhập. 
Muốn vậy chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc 
và tường tận bản sắc văn hoá các tộc người, sự 
hiểu biết đó không chỉ trong sách vở, trong tư 
duy của nhà nghiên cứu mà phải trở thành nhận 
thức ngay chính trong đời sống cộng đồng, có 
nghĩa là chính người dân tự hiểu được di sản, 
giá trị, bản lĩnh, bản sắc tộc người mình để họ 
có thái độ, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn những 
giá trị văn hoá đó và từ đó, họ tiếp nhận văn hoá 
bên ngoài, văn hoá hiện đại. Nếu không có sự 
hiểu biết và không có thái độ trân trọng về văn 
hoá của mình người dân rất dễ cuốn theo văn hoá 
hiện đại, lãng quên và quay lưng lại với truyền 
thống. Bởi vậy vấn đề đầu tiên cho định hướng 
và bảo tồn văn hoá truyền thống là vấn đề xây 
dựng ý thức trân trọng các giá trị truyền thống 
của ông cha. Đây là một vấn đề của toàn xã hội, 
của tự thân chủ thể văn hoá các tộc người thiểu 
số, nhưng cũng đồng thời là vấn đề thuộc về đội 
ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, của các tổ chức 
chính trị xã hội ở các địa phương có đồng bào 
dân tộc thiểu số cư trú. Rõ ràng không thể bảo 
tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống 
nếu người dân và cán bộ địa phương ở vùng dân 
tộc Chứt cư trú hiểu biết về kiến trúc làng bản, 
nhà cửa truyền thống của đồng bào, không hiểu 
biết các quan hệ cộng đồng, luật tục các loại hình 
dân ca, dân vũ của đồng bào thì sẽ không thể nói 
đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. 
Việc bảo tồn văn hoá truyền thống vì vậy phải 
được thể hiện trong những hiểu biết cụ thể về các 
giá trị văn hoá của dân tộc Chứt. Những việc làm 
như tạo dựng những ngôi nhà chung - nhà sinh 
hoạt văn hoá cộng đồng theo hình thức nhà đất 
kiên cố, trống vắng và khô cứng cho hầu khắp 
các thôn bản nơi đây, hay tổ chức liên hoan văn 
hoá các tộc người nhưng không tìm được đâu là 
trang phục, nhạc cụ, dân ca, dân vũ truyền thống 
của người Chứt, hay việc phục hồi già làng, luật 
tục như hương ước của người Việt nhưng không 
hiểu biết được vai trò ý nghĩa của nó, hay như 
khuyến khích người dân tổ chức lễ hội mà không 
hiểu hết nội dung của nó, đều là những việc 
làm tạo nên sự lai căng, nhiễu loạn cho văn hoá 
truyền thống.
- Lựa chọn hình thức bảo tồn thích hợp 
cho từng giá trị văn hóa: Nên chọn lựa linh hoạt 
các mô hình bảo tồn cho từng giá trị văn hóa, bao 
gồm bảo tồn động, bảo tồn tĩnh, bảo tồn nguyên 
trạng, bảo tồn thích nghi/ bảo tồn biến đổi,... Bảo 
tồn tĩnh là bảo tồn văn hóa truyền thống của các 
dân tộc ở ngoài môi trường sống của dân tộc đó, 
như bảo tồn ở bảo tàng, trong sách báo, các trưng 
bày, triển lãm,... Bảo tồn động là bảo tồn các di 
sản văn hóa trong chính môi trường xã hội mà nó 
nảy sinh và tồn tại. Bảo tồn nguyên trạng là bảo 
tồn nguyên gốc, không làm biến dạng di sản văn 
hóa đó, là bảo tồn bằng phương thức lưu giữ một 
cách nghiêm túc những di sản đó . Còn bảo tồn 
thích nghi là hình thức bảo tồn trong xu thế biến 
đổi để phù hợp với môi trường mới, hoàn cảnh 
xã hội mới, nhu cầu mới: Ở hình thức bảo tồn 
này, di sản truyền thống về cơ bản vẫn được giữ 
gìn, nhưng có một số biến đổi nhất định. Nhìn 
chung trong quá trình bảo tồn phải linh hoạt lựa 
chọn hình thức phù hợp với thực trạng của từng 
đối tượng di sản văn hóa, có khi bảo tồn tách rời 
từng hình thức, có khi kết hợp hình thức bảo tồn 
này với hình thức khác.
Tuy nhiên, mọi mô hình/ phương thức bảo 
tồn nhất thiết phải thông qua cơ cấu xã hội của 
bản làng và phải làm tuần tự, có quy trình, có 
chọn lựa, kiên quyết tránh lối bảo tồn thay, nhà 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
50 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
nước hóa, hành chính hóa công việc bảo tồn, 
tránh bảo tồn đại trà, chắp vá, bảo tồn theo lối 
giải ngân, bảo tồn để có thành tích, bảo tồn xin 
tài trợ, có tiền mới bảo tồn,...
- Phải xác định việc bảo tồn các giá trị văn 
hoá truyền thống là công việc tự thân của chính 
cộng đồng dân tộc đó: Điều đó có nghĩa các nhà 
khoa học, các nhà quản lý chỉ có thể hướng cho 
người dân các thức bảo tồn như thế nào, cụ thể ra 
sao, chứ không thể làm thay, chỉ thị, gò ép người 
dân phải thực hiện theo “kịch bản” của các cán 
bộ quản lý, các nhà khoa học. Đó thực chất mới 
tạo nên sức sống bền vững cho việc bảo tồn các 
giá trị văn hoá, để cho việc bảo tồn từ người dân, 
của người dân làm nên. Nếu thiếu điều đó, mọi 
mong đợi tốt đẹp của chúng ta hoặc là chỉ đạt 
được một cách khiên cưỡng hoặc là không đạt 
được, ví như trong những năm gần đây chúng 
ta tổ chức phục hồi già làng, xây dựng những 
điều khoản thôn bản văn hoá như hương ước của 
người Việt hoặc xây dựng những ngôi nhà văn 
hoá cộng đồng ở các thôn bản. Đó là một chính 
sách đúng nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế, 
vì rằng già làng trong một số trường hợp là do 
chính quyền cử nên, luật tục ở các thôn bản lại 
không kế thừa luật tục truyền thống và việc soạn 
thảo không dựa trên ý nguyện của người dân, 
xây dựng nhà văn hoá cộng đồng cũng không 
phải từ người dân làm nên,và tất yếu là kết quả 
của nó không như mong đợi.
- Theo chúng tôi môi trường bảo tồn, phát 
huy các giá trị văn hoá truyền thống của các tộc 
người chính là làng bản với cấu trúc cộng đồng, 
quan hệ xã hội, chuẩn mực đạo đức, giá trị nhân 
bản của chính các cộng đồng đó. Bởi vậy, muốn 
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc 
Chứt chúng ta cần phải bảo tồn các thiết chế 
kinh tế - văn hoá - xã hội truyền thống của các 
thôn bản. Mất các thiết chế truyền thống thì việc 
bảo tồn các giá trị truyền thống sẽ gặp nhiều 
khó khăn. Đây được coi là định hướng bảo tồn 
văn hoá truyền thống trong môi trường “động” 
của cộng đồng (khác với môi trường “tĩnh” là 
bảo tồn trong sách vở, trong chủ trương, trong 
kịch bản,).
- Coi trọng mục tiêu cải thiện đời sống 
của nhân dân, xoá đói giảm nghèo cho người 
Chứt, để thông qua đó tạo điều kiện bảo tồn 
văn hoá truyền thống. Hiện nay đang tồn tại 
hai quan niệm về vai trò của kinh tế đối với văn 
hoá truyền thống: Quan niệm thứ nhất cho rằng, 
kinh tế thị trường không làm tổn hại đến văn 
hoá truyền thống mà trái lại người dân có điều 
kiện vật chất để giữ gìn, bảo lưu văn hoá truyền 
thống. Vì rằng, sự nghèo nàn lạc hậu khiến người 
dân chỉ nghĩ đến việc chống lại nghèo đói nên 
điều kiện phục hồi, bảo lưu văn hoá truyền thống 
gặp nhiều khó khăn, như tổ chức lễ hội, cưới hỏi, 
tang ma, ca múa nhạc truyền thống. Ngược lại có 
quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường sẽ là nhân 
tố làm băng hoại các giá trị truyền thống, nhất là 
các giá trị về quan hệ xã hội.
Thực tế, mọi sự vận động đều có tính hai 
mặt của nó, vấn đề là chúng ta điều tiết thế nào 
để phát triển kinh tế, nhưng không làm tổn hại 
đến văn hóa truyền thống. Trong những năm 
qua, một xu hướng là các thôn bản của người 
Chứt tổ chức phục hồi các lễ nghi, phong tục tập 
quán truyền thống, mặc dù có những biến đổi 
nhất định, nhưng việc phục hồi các hoạt động 
đó đã tạo nên sức sống cho các giá trị văn hoá 
truyền thống trong xã hội hiện đại. Theo chúng 
tôi “có thực mới vực được đạo”, nên muốn bảo 
tồn các giá trị văn hoá truyền thống chúng ta cần 
phải có một chiến lược phát triển kinh tế nâng 
cao đời sống cho nhân dân.
Bên cạnh đó cần phải mở rộng việc giao 
lưu, học hỏi các tộc người khác, cũng như tiếp 
nhận khoa học kỹ thuật, tri thức văn minh của 
thời đại. Có như vậy người dân mới tự mình 
thanh lọc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những 
mê tín dị đoan, những tập quán pháp tiêu cực ảnh 
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, 
xã hội của cộng đồng dân tộc mình. Cũng nhờ 
giao lưu, học hỏi, tiếp nhận văn hoá bên ngoài 
mà người dân sẽ tự ý thức được các giá trị văn 
hoá của tộc người mình đồng thời thấy được cái 
hay cái đẹp của văn hoá bên ngoài. Bởi vậy quá 
trình giao lưu và hội nhập văn hoá vừa là quá 
trình tự khẳng định mình cũng vừa là quá trình 
tiếp nhận tinh hoa văn hoá của các tộc người 
khác, của thời đại mới.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
51Số 17 - Tháng 3 năm 2017
- Coi trọng và tiến hành các hoạt động 
quản lý nhà nước về văn hoá xã hội: Đây là vấn 
đề có tác động vĩ mô đến việc định hướng cho 
việc bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc 
Chứt. Quản lý nhà nước có vị trị và vai trò quan 
trọng đặc biệt trong việc hoạch định và thực thi 
các mục tiêu nội dung xác định các giải pháp 
nhằm bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống 
trong xu thế hội nhập và đổi mới hiện nay.
- Bảo tồn văn hoá truyền thống bằng việc 
các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu chọn lựa 
một mô hình mẫu (một làng bản điển hình) cho 
việc bảo tồn và biến đổi văn hoá truyền thống. 
Từ đó tổ chức xây dựng những chuẩn mực cho 
việc bảo tồn, như ngôi nhà văn hóa thôn bản, 
không gian thôn bản, cấu trúc nhà sàn, các hình 
thức trang phục, lễ hội, các phương tiện vận 
chuyển... rồi người dân làng bản đó sống theo 
mô hình “chuẩn” đã được định ra; từ đó nhân 
rộng lên các thôn bản khác học hỏi và làm theo. 
Muốn tiến hành điều đó, chúng ta phải khảo sát, 
điều tra chọn một thôn bản tiêu biểu còn bảo lưu 
những giá trị văn hoá truyền thống để đầu tư, 
tuyên truyền động viên người dân phục hồi, lưu 
giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 
mình, từ phong cảnh thơ mộng hữu tình của địa 
thế thôn bản, nhà cửa, phương tiện vận chuyển, 
dụng cụ sinh hoạt gia đình, ẩm thực, trang phục 
đến các tổ chức dòng họ tự quản, lễ hội, phong 
tục tập quán, kho tàng văn nghệ dân gian,...
Từ mô hình đã lựa chọn, mở rộng lên để 
các thôn bản khác học hỏi làm theo. Điều đó 
cũng đồng nghĩa phát động phong trào xây dựng 
thôn văn hoá vùng đồng bào dân tộc Chứt nói 
riêng và các dân tộc có dân số rất ít người khác ở 
nước ta nói chung.
Tóm lại, những mặt tích cực, tiêu cực và 
các giải pháp như chúng tôi đã nêu ở trên thiết 
nghĩ sẽ góp phần giải quyết những thách thức 
đang đặt ra trong việc bảo tồn những giá trị văn 
hóa truyền thống của dân tộc Chứt nói riêng và 
các dân tộc rất ít người ở nước ta nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình (2011), Sổ 
tay công tác dân tộc, xuất bản tại Đồng Hới, Ban 
Dân tộc tỉnh Quảng Bình;
2. Nguyễn Văn Mạnh (1996), Người Chứt 
ở Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế;
3. Ngô Đức Thịnh (2008), Văn hóa truyền 
thống Tây Nguyên, tiềm năng, thực trạng và một 
số vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát 
huy, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung - Tây 
Nguyên;
4. Nguyễn Hữu Thông (2003), Tính hợp lý 
giữa cái còn và cái mất của một di sản, Tạp chí 
Văn hóa Nghệ thuật, số 6.
ABSTRACT
CONSERVATION OF TRADITIONAL CULTURAL VALUES OF VERY FEW ETHNIC 
GROUPS IN OUR COUNTRY. ACHIEVEMENTS, LIMITATIONS, PROBLEMS AND 
SOLUTIONS (Case Study: Chứt People) 
The Chut people are ranked 13th in the list of ethnic minorities. Over the past years, the State 
has adopted policies to support the Chut people to cultivate, settle down, develop their economy, 
culture and society, therefore material life has been improved significantly. Accordingly, traditional 
cultural values must be more or less conserved. However, there are still many challenges in preserving 
traditional cultural values of this nation. The paper focuses on fundamental issues related to the 
preservation of the traditional cultural values of the Chut in particular and the ethnic minorities in 
general and propose solutions to preserve the traditional cultural values of ethnic minorities in our 
country at present.
Keywords: Conservation of Traditional Cultural Values; Ethnic Minorities; Achievements, 
Limitations, Problems and Solutions; Chut People.

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_gia_tri_van_hoa_truyen_thong_cua_cac_dan_toc_rat_it.pdf