Báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên - Cách nhìn mới cho nhà quản lý
Tóm tắt:
Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng thông tin về dòng tiền giúp
xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kỳ và dự đoán các dòng tiền trong tương
lai; đánh giá khả năng thanh toán nợ vay (gốc và lãi) và khả năng trả cổ tức bằng tiền; chỉ ra mối quan
hệ giữa lãi, lỗ ròng và việc thay đổi tiền của doanh nghiệp. Tiếp cận và sử dụng Báo cáo dòng tiền theo
mẫu kế toán quản trị sẽ tạo ra cách nhìn đơn giản và chân thực cho nhà quản lý trong các doanh nghiệp
dệt may. Nó đã giúp nhà quản lý thấy rõ hơn về các nguồn tiền thu vào, chi ra của hoạt động sản xuất kinh
doanh, cung cấp thông tin về tỷ trọng các luồng tiền thu, chi của từng hoạt động. Từ Báo cáo dòng tiền lập
theo mẫu kế toán quản trị này đã cung cấp thông tin chi tiết hơn, dễ hiểu hơn cho nhà quản lý. Nhà quản lý
sẽ có những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá nhanh từ đó điều tiết luồng tiền trong DN một cách
hợp lý nhất.
Từ khóa: Báo cáo dòng tiền, báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu quản trị
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên - Cách nhìn mới cho nhà quản lý

ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 81 BÁO CÁO DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN – CÁCH NHÌN MỚI CHO NHÀ QUẢN LÝ Đào Thị Thanh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 05/10/2018 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 02/11/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 16/11/2018 Tóm tắt: Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng thông tin về dòng tiền giúp xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kỳ và dự đoán các dòng tiền trong tương lai; đánh giá khả năng thanh toán nợ vay (gốc và lãi) và khả năng trả cổ tức bằng tiền; chỉ ra mối quan hệ giữa lãi, lỗ ròng và việc thay đổi tiền của doanh nghiệp. Tiếp cận và sử dụng Báo cáo dòng tiền theo mẫu kế toán quản trị sẽ tạo ra cách nhìn đơn giản và chân thực cho nhà quản lý trong các doanh nghiệp dệt may. Nó đã giúp nhà quản lý thấy rõ hơn về các nguồn tiền thu vào, chi ra của hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về tỷ trọng các luồng tiền thu, chi của từng hoạt động. Từ Báo cáo dòng tiền lập theo mẫu kế toán quản trị này đã cung cấp thông tin chi tiết hơn, dễ hiểu hơn cho nhà quản lý. Nhà quản lý sẽ có những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá nhanh từ đó điều tiết luồng tiền trong DN một cách hợp lý nhất. Từ khóa: Báo cáo dòng tiền, báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu quản trị. 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần được xem xét, đánh giá dựa trên việc tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh việc xem xét đánh giá các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh thì cần phải quan tâm, kiểm soát được nguồn tiền hiện có để thực sự có được một bức tranh tài chính rõ nét. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về xu hướng tài chính trong mỗi doanh nghiệp tốt hơn các báo cáo tài chính khác vì nó có thể loại trừ ảnh hưởng của các hoạt động không cốt lõi và báo cáo này dựa trên cơ sở tiền. Nó giúp các đối tượng sử dụng thông tin biết DN đã tạo tiền từ nguồn nào và chi tiêu tiền cho mục đích gì.Vì vậy Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp những thông tin bổ xung để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ hiện tại và dự báo dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa thật sự được phát huy khi đa số các nhà quản lý trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào Tỉnh Hưng Yên chưa thật sự quan tâm đến vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một phần lý do là nội dung của báo cáo chưa thực sự dễ hiểu cho nhà quản lý. Nếu sử dụng mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kế toán quản trị thì các nhà quản lý sẽ có cách tiếp cận mới hơn trong cung cấp và sử dụng thông tin dòng tiền DN. 1.2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích báo cáo dòng tiền của DN dệt may, so sánh với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu quản trị để mở ra hướng tiếp cận mới trong sử dụng thông tin về dòng tiền doanh nghiệp đối với Nhà quản lý. * Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo dòng tiền theo mẫu kế toán quản trị * Phạm vi nghiên cứu: Tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào Tỉnh Hưng Yên * Phương pháp nghiên cứu: - Thống kê chọn mẫu để chọn 1 doanh nghiệp dệt may lấy báo cáo phân tích - Phương pháp so sánh để so sánh 2 loại báo cáo dòng tiền. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm có liên quan * Khái niệm về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo chuẩn mực kế toán VN số 24 đưa ra khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của BCTC. Nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Khái niệm về tiền: Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology82 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 kỳ hạn. Khái niệm về tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Khái niệm về luồng tiền: Là luồng vào và luồn ra của tiền và tương đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền trong DN. Khái niệm về hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Khái niệm về hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Khái niệm về hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN [1]. 2.2. Thực trạng việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên 2.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên Dệt may là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân, góp phần nâng cao đời sống và tạo ra nguồn thu nhập từ việc xuất khẩu. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Dệt may vì có nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp. Các Công ty SX Dệt may thường mang lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định. Với loại hình chủ yếu của các công ty trên địa bàn là gia công hàng dệt may, theo đó các công ty tiến hành ký kết các hợp đồng gia công với các đối tác nước ngoài, nhận nguyên, phụ liệu từ các đối tác, tiến hành thuê nhân công và tổ chức gia công hàng may mặc, sau đó thì xuất trả hàng cho đối tác khi hoàn thiện và nhận được khoản tiền công gia công. Do có truyền thống từ lâu đời và hoạt động có uy tín và hiệu quả nên các doanh nghiệp gia công hàng may mặc ngày càng được mở rộng và phát triển, mang lại thu nhập cho bộ phận lớn lao động tại địa bàn và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ công ty TNHH trong ngành dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào Tỉnh Hưng Yên chiếm khoảng 40%, công ty cổ phần khoảng 50%, còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy trong các công ty TNHH thì chủ doanh nghiệp hầu hết ít quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp mình, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là thủ tục. Còn trong các công ty cổ phần thì các cổ đông chủ yếu là mối quan hệ quen biết và không niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên các nhà quản lý cũng như các cổ đông cũng chưa thật sự quan tâm và hiểu rõ được các thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là vấn đề cần nhìn nhận cho các nhà quản lý cũng như các cổ đông trong tương lai. 2.2.2. Thực trạng việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên * Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên bao gồm: Luồng tiền thu từ tiền thuê gia công, từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thu từ phí ủy thác, hoa hồng được hưởng do nhận ủy thác xuất khẩu, thu từ phạm vi phạm hợp đồng.; Luồng tiền chi trả nhà cung cấp: nguyên phụ liệu mua trong nước, thiết bị phụ tùng thay thế, chi mua bao bì, thùng carton, chi thuê tiền vận chuyển, làm các thủ tục xuất nhập khẩu, chi trả tiền thuê lao động, thưởng, phụ cấp cho người lao động; Chi trả tiền lãi vay chủ yếu cho các ngân hàng thương mại; Chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước; Chi trả tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế với các đối tác Đây là nguồn tiền chính và chiếm tỷ trọng cao nhất trong lưu chuyển tiền thuần của toàn doanh nghiệp dệt may. * Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của DN. Đối với doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên luồng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm: Luồng tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác; tiền thu hồi khoản cho vay; tiền thu hồi khoản góp vốn vào doanh nghiệp khác; tiền thu lãi khoản cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia từ các công ty khác. Luồng tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn; tiền chi cho vay, tiền chi mua cổ phiếu, trái phiếu; tiền chi góp vốn vào doanh nghiệp khác. * Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản thu vào và chi ra liên quan đến vốn chủ sở hữu của DN và các khoản vay. Luồng tiền từ các hoạt động tài chính rất hữu dụng trong việc dự đoán các khoản phát sinh trong tương lai của các nhà cung cấp vốn. Luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tài chính bao gồm: Tiền ròng thu được từ phát hành cổ phiếu, traí phiếu, và các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, tiền trả cho chủ sở hữu để thanh toán các cổ phiếu của DN. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 83 LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP) (Mẫu số B-03/DN) (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Năm 2017 Người nộp thuế: Công ty TNHH Việt Anh Mã số thuế: 0900195288 Tên đại lý thuế (nếu có): Mã số thuế: 1 Hỗ trợ lấy dữ liệu năm trước Đơn vị tính: VND CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 53,066,709,006 40,960,513,897 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 (56,889,476,681) (38,868,432,489) 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (2,522,942,089) (5,859,960,653) 4. Tiền lãi vay đã trả 04 (119,632,317) (140,095,219) 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 05 (25,006,246) 0 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 5,135,248,953 3,907,727,944 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (1,373,483,065) (1,821,653,130) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (20 = 01 + 02 + 03 + 04 + 05 + 06 + 07) 20 (2,728,582,439) (1,821,899,650) II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 0 (32,424,000) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 0 0 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0 0 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 0 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0 0 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0 0 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 0 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (30 = 21 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27) 30 0 (32,424,000) ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology84 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0 0 2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 0 0 3. Tiền thu từ đi vay 33 11,456,125,000 9,341,470,000 4. Tiền trả nợ gốc vay 34 (8,763,579,118) (9,062,567,904) 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35 0 0 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (40 = 31 + 32 + 33 + 34 + 35 + 36) 40 2,692,545,882 278,902,096 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 (36,036,557) (1,575,421,554) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 2,998,102,509 4,645,575,780 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 (72,051,717) Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 2,962,065,952 2,998,102,509 Ngoài các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư, luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính thì trong DN còn phát sinh luồng tiền từ những khoản thu bất thường hay những trường hợp được xem là đặc biệt. Các khoản này thường được trình bày riêng trong Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ nhằm giúp người sử dụng hiểu được bản chất và ảnh hưởng của chúng tới luồng tiền DN trong hiện tại và tương lai. Nhận xét chung về thực trạng lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên Thứ nhất: Về cách lập và nguồn số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chủ yếu các doanh nghiệp đều lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo đúng mẫu quy định của chế độ kế toán. Nguồn số liệu chủ yếu để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh và được lập chủ yếu theo phương pháp trực tiếp dưới sự hỗ trợ chủ yếu của phần mềm kế toán. Điều này làm cho kế toán phụ thuộc nhiều vào phần mềm kế toán và rất ít khi kiểm tra lại các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập ra bởi phần mềm kế toán Thứ hai: Về mục đích lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn huyện mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên đều lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm mục đích hoàn thiện bộ báo cáo tài chính theo quy định, chưa quan tâm nhiều đến vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong quản lý. Thứ ba: Về việc sử dụng thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ Các nhà quản lý chưa thật sự hiểu về vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mặc dù có rất nhiều nhà quản lý luôn kiểm soát các hoạt động thu chi hàng ngày hoặc định kỳ, nhưng lại chưa có một cái nhìn tổng thể về các luồng tiền trong doanh nghiệp mình. Do đó chưa khai thác hết vai trò của các thông tin về dòng tiền trong quản lý cũng như ra các quyết định. Đặc biệt các Doanh nghiệp chưa xây dựng cho mình được một kế hoạch tài chính trong tương lai dựa trên những thông tin về luồng tiền mà kế toán cung cấp trong quá khứ. Một phần cũng do công tác quản trị tài chính trong các doanh nghiệp này còn chưa có hệ thống, chủ yếu vẫn do các cấp quản lý tự kiểm soát dựa trên kinh nghiệm là chính nên hiệu quả chưa cao. 2.3. Lập báo cáo dòng tiền cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên cho mục đích quản lý Nhằm mục đích cung cấp các thông tin về dòng tiền một cách dễ hiểu nhất cho các nhà quản lý doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên, dựa trên những phân tích về thực trạng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp đó, tác giả mạnh dạn đưa ra mẫu báo cáo dòng tiền sau đây: ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 85 BÁO CÁO DÒNG TIỀN – MẪU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Năm 2017 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (2,728,582,439) (1,821,899,650) 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ 1 53,066,709,006 40,960,513,897 a. Tiền thu từ bán hàng thu tiền ngay 01a 16,786,762,022 11,410,901,673 b. Tiền thu từ khoản nợ, ứng trước của khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ 01b 36,279,946,984 29,549,612,224 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 (56,889,476,681) (38,868,432,489) a. Tiền chi mua hàng tồn kho thanh toán ngay 02a (2,327,321,810) (1,986,347,420) b. Tiền chi trả cho các chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh 02b (50,239,985,796) (32,783,425,526) c. Tiền chi trả nợ, ứng trước cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ 02c (4,322,169,075) (4,098,659,543) 3. Tiền chi trả cho người lao động 3 (2,522,942,089) (5,859,960,653) 4. Tiền lãi vay đã trả 4 (119,632,317) (140,095,219) 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 5 (25,006,246) 0 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 5,135,248,953 3,907,727,944 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 (1,373,483,065) (1,821,653,130) a. Tiền chi nộp thuế GTGT 07a (187,339,563) (258,367,490) b. Tiền chi nộp bảo hiểm XH, BHYT, BHTN, KPCĐ 07b (417,324,071) (536,289,274) c. Tiền chi nộp phạt 07c d. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07d (768,819,431) (1,026,996,366) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (2,728,582,439) (1,821,899,650) II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (32,424,000) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (32,424,000) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền thu từ đi vay 33 11,456,125,000 9,341,470,000 4. Tiền trả nợ gốc vay 34 (8,763,579,118) (9,062,567,904) 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 2,692,545,882 278,902,096 ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology86 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 (36,036,557) (1,575,421,554) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 2,998,102,509 4,645,575,780 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 - (72,051,717) Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 2,962,065,952 2,998,102,509 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Để phục vụ cho việc lập báo cáo dòng tiền theo mẫu kế toán quản trị này đồng thời lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đảm bảo đúng quy định thì kế toán nên thiết lập các mã khoản mục thu chi bao gồm: Khoản mục thu, chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản mục thu chi từ hoạt động đầu tư, khoản mục thu chi của hoạt động tài chính. Trong quá trình ghi chép sổ sách thu chi tiền sẽ ghi chi tiết theo mã từng khoản mục thu hoặc chi tương ứng của giao dịch theo đúng khái niệm về luồng tiền từ các hoạt động. Khi cần lập báo cáo dòng tiền hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì sẽ tổng hợp theo các khoản mục thu, chi theo từng hoạt động và lên báo cáo một cách dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo quy định. Với mẫu kế toán quản trị, Báo cáo dòng tiền đã giúp nhà quản lý thấy rõ hơn về các nguồn tiền thu vào, chi ra của hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về tỷ trọng các luồng tiền thu, chi của từng hoạt động. Từ Báo cáo dòng tiền lập theo mẫu kế toán quản trị này đã cung cấp thông tin chi tiết hơn, dễ hiểu hơn cho nhà quản lý. Nhà quản lý sẽ có những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá nhanh từ đó điều tiết luồng tiền trong DN một cách hợp lý nhất. 3. Kết luận Dòng tiền là nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định tài chính và quản trị tài chính. Báo cáo dòng tiền lập theo mẫu quản trị sẽ giúp các nhà quản lý phân loại được các luồng tiền thu, chi từ các hoạt động cụ thể, kết hợp với các công cụ phân tích tài chính sẽ cung cấp cho nhà quản trị dễ dàng biết được tỷ trọng của từng luồng tiền của doanh nghiệp, từ đó sẽ có căn cứ, cơ sở để xây dựng kế hoạch thu chi trong tương lai để cân đối các nguồn lực tài chính. Để giúp công tác quản lý, mỗi DN cần sử dụng thêm Báo cáo dòng tiền lập theo mẫu kế toán quản trị nhằm có những thông tin cần thiết cho phân tích, đánh giá nhanh từ đó điều tiết luồng tiền trong doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông qua đề tài mã số UTEHY.T004.P1718.04. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Tài chính, VAS 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, 2002. [2]. Doanh nghiệp dệt may, Báo cáo tài chính, 2017. [3]. Trần Xuân Nam, Kế toán tài chính, tập 1, 2, NXB Tài chính, 2015. [4]. Ngân hàng thế giới, Chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2000. REPORTING THE CASH FLOW OF TEXTILE AND GARMENT ENTERPRISES IN THE MY HAO DISTRICT, HUNG YEN PROVINCE - A NEW VISION FOR MANAGEMENT Abstract: For businesses in general and textile enterprises in particular, information on cash flow helps determine the amount of money brought by business activities in the period and predicts future cash flows; assessing the ability to pay debts (principal and interest) and the ability to pay dividends in cash; indicates the relationship between net profit and loss and the change in money of the business. Access to and use of cash flow reports in the form of management accounting will create a simple and honest view for managers in textile enterprises. It has helped managers see more clearly about the sources of revenue and expenditure of production and business activities, providing information on the proportion of revenue and expenditure streams of each activity. From the Cash Flow Report made according to this form of management accounting, it provides more detailed and easy-to-understand information for managers. Managers will have the necessary information to analyze and evaluate quickly, thereby regulating cash flow in the business in the most reasonable way. Keywords: cash of flow report, cash of flow report for management.
File đính kèm:
bao_cao_dong_tien_cua_doanh_nghiep_det_may_tren_dia_ban_huye.pdf