Bàn về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty khai thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc

Quản trị dòng tiền là một nội dung quan trọng và ngày càng được quan tâm trong việc quản trị tài chính

doanh nghiệp. Dòng tiền trong doanh nghiệp có thể biểu thị doanh nghiệp đó mạnh hay yếu, đang trên đà

tăng trưởng hay suy thoái. Vì vậy dự báo dòng tiền ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Dưới góc

độ bài viết này, tác giả khái quát một số phương pháp dự báo dòng tiền tại các doanh nghiệp, đồng thời

tác giả dùng bộ số liệu giai đoạn 2009 -2018 và phần mềm Stata để dự báo dòng tiền tại các công ty khai

thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc.

pdf 4 trang phuongnguyen 280
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty khai thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty khai thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc

Bàn về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty khai thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc
64 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
1. Đặt vấn đề 
Dòng tiền của doanh nghiệp là tập hợp các số 
tiền đi vào và đi ra ở các thời điểm khác nhau của 
doanh nghiệp. Dòng tiền của doanh nghiệp phản 
ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nó 
giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng mất khả 
năng thanh khoản dẫn tới phá sản doanh nghiệp. 
Vì vậy dự báo trước được nhu cầu về tiền là điều 
vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp 
hiện nay.
Dưới cách nhìn của tài chính doanh nghiệp, 
dự báo dòng tiền là mô hình hóa thanh khoản 
bằng tiền mặt trong tương lai của một công ty 
hoặc tổ chức trong một khung thời gian cụ thể. 
Tiền mặt thường đề cập là tổng số dư ngân hàng 
của công ty, nhưng trong dự báo tiền được đề 
cập bao gồm số dư tiền mặt cộng với số tiền đầu 
tư ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn. 
Thông qua dự báo dòng tiền, nhà quản trị 
doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra các quyết 
định tài chính cho doanh nghiệp như các quyết 
định vay bổ sung vốn, quyết định dự trữ tiền mặt 
nhiều hơn để hạn chế rủi ro khi có dòng tiền rút 
ra, quyết định giảm tiền mặt tại quỹ và tăng các 
khoản đầu tư
2. Một số phương pháp dự báo dòng tiền 
hiện nay
Hiện nay có hai phương pháp xác định dòng 
tiền của doanh nghiệp là phương pháp trực tiếp 
và phương pháp gián tiếp. Vì vậy, tương ứng 
cũng có hai phương pháp dự báo dòng tiền trong 
doanh nghiệp đó là phương pháp dự báo dòng 
tiền trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp dự báo 
trực tiếp, là phương pháp trực tiếp dự báo các 
thành phần của dòng tiền là dòng tiền vào và 
dòng tiền ra. Với phương pháp này dòng tiền 
được tiếp cận trực tiếp theo các cách như dự 
báo trung bình giản đơn của dòng tiền, dự báo 
theo cấp số nhân của dòng tiền, dự báo theo kế 
hoạch dòng tiền. Trong khi đó, với dự báo gián 
tiếp, dòng tiền được tiếp cận gián tiếp từ báo 
cáo tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là dựa 
BÀN VỀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC 
CÔNG TY KHAI THÁC THAN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC 
Ths. Dương Thị Nhàn - TS. Nguyễn Thị Kim Oanh*
Ngày nhận bài: 2/5/2019
Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019
Ngày nhận phản biện: 15/5/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019
Quản trị dòng tiền là một nội dung quan trọng và ngày càng được quan tâm trong việc quản trị tài chính 
doanh nghiệp. Dòng tiền trong doanh nghiệp có thể biểu thị doanh nghiệp đó mạnh hay yếu, đang trên đà 
tăng trưởng hay suy thoái. Vì vậy dự báo dòng tiền ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Dưới góc 
độ bài viết này, tác giả khái quát một số phương pháp dự báo dòng tiền tại các doanh nghiệp, đồng thời 
tác giả dùng bộ số liệu giai đoạn 2009 -2018 và phần mềm Stata để dự báo dòng tiền tại các công ty khai 
thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc.
• Từ khóa: dự báo dòng tiền, Tổng Công ty Đông Bắc.
Cash flow management is an important content 
and is increasingly interested of corporate 
financial management. Cash flow in the enterprise 
may indicate that the enterprise is strong or 
weak, growth or recession. Therefore, cash flow 
forecasting is increasingly focused by enterprises. 
In this article, the author generalizes some 
methods of cashflow forecasting at enterprises, 
and uses the sample data collected from coal 
minning companies of the Northeast Corporation 
during the period from 2009 to 2018 and Stata 
software to forecast cashflows at coal mining 
companies of the Northeast Corporation.
• Keywords: cash flow forecasting, the Northeast 
Corporation
* Trường Đại học Mỏ - Địa chất
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019
65Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả 
kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Các phương 
pháp dự báo được áp dụng trong trường hợp này 
bao gồm như phương pháp dự báo theo tỷ lệ 
phần trăm doanh thu hay phương pháp phân tích 
hồi quy (sử dụng mô hình hồi quy để dự báo 
dòng tiền).
Thông thường hiện nay các doanh nghiệp 
thường sử dụng phương pháp trực tiếp để dự báo 
dòng tiền. Phương pháp dự báo trực tiếp này có 
độ chính xác cao. Tuy nhiên phương pháp trực 
tiếp dự báo dòng tiền thường được sử dụng để 
dự báo dòng tiền trong ngắn hạn. Còn phương 
pháp gián tiếp dự báo dòng tiền trong dài hạn.
* Phương pháp trực tiếp dự báo dòng tiền
Phương pháp dự báo trung bình giản đơn 
Phương pháp trung bình giản đơn là phương 
pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình giản đơn 
của các dữ liệu về dòng tiền trong quá khứ để 
dự báo dòng tiền tương lai. Khi đó, dòng tiền dự 
báo F
t 
được xác định như sau:
1
n
A
F
t
nti i
t
∑ − −==
(1)
Trong đó: F
t
 - Là dòng tiền dự báo năm t;
A
i 
- Là dòng tiền thực tế của giai đoạn i;
n - Là số giai đoạn quan sát.
Phương pháp này đơn giản, không đòi hỏi 
nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng để đảm bảo độ 
chính xác của số liệu dự báo, số lượng quan sát 
dùng cho dự báo phải lớn (hơn 50 quan sát). 
Phương pháp này phù hợp với dòng nhu cầu 
đều, ổn định, sai số sẽ rất lớn nếu ta gặp dòng 
nhu cầu có tính chất thời vụ hoặc dòng nhu cầu 
có tính xu hướng. Hơn thế nữa nếu dòng tiền của 
doanh nghiệp không ổn định và có tính mùa vụ 
thì kết quả dự báo không chính xác.
Phương pháp dự báo trung bình có trọng số
Đây là phương pháp bình quân nhưng có 
tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác 
nhau đến nhu cầu, thông qua việc sử dụng các 
trọng số. Phương pháp này đã loại bỏ được 
những hạn chế của phương pháp dự báo bình 
quân giản đơn. Tuy nhiên mức độ chính xác của 
dự báo phụ thuộc vào mức độ chính xác của 
việc xác định trọng số đảm bảo sự tác động khác 
nhau của dòng tiền trong quá khứ. Khi đó công 
thức xác định dòng tiền dự báo như sau: 
i
t
nti it
HAF x 1∑ − −== (2)
Trong đó: F
t
 - Là dòng tiền dự báo ở năm t;
A
i
 - Là dòng tiền thực tế của giai đoạn i;
H
i
 - Là trọng số của giai đoạn i (0 < Hi < 1);
n - Là số giai đoạn quan sát.
Phương pháp dự báo theo cấp số nhân
Phương trình dự báo được xác định như sau: 
F
t+1 
= F
t 
+ a(X
t
 - F
t 
) (3)
Trong đó: F
t+1
 là dòng tiền dự báo giai đoạn 
t+1; 
F
t 
là dòng tiền dự báo giai đoạn t theo phương 
pháp trung bình giản đơn ;
X
t
 là dòng tiền thực tế giai đoạn t;
a là hằng số (0 ≤ a ≤ 1).
Phương trình trên cho thấy, kết quả dự báo 
sẽ được xác định dựa trên tính toán trung bình 
dòng tiền quá khứ và điều chỉnh cho dòng tiền 
gần nhất thông qua hệ số a. Nếu a = 1 điều này 
có nghĩa là dự báo dòng tiền giai đoạn kế tiếp sẽ 
giống với dòng tiền giai đoạn này.
Phương pháp dự báo theo kế hoạch dòng tiền 
(thu tiền và chi tiền)
Phương pháp dự báo theo kế hoạch thu tiền 
và chi tiền là phương pháp được sử dụng phổ 
biến nhất trong dự báo dòng tiền ngắn hạn 
trong khi Sharma (2009) lại chỉ ra rằng phương 
pháp này có thể sử dụng cho dự báo cho bất kỳ 
khoảng thời gian nào - một tuần, một tháng, một 
năm. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là 
phân nhóm thành dòng tiền thu vào và chi ra của 
doanh nghiệp, cụ thể “dòng tiền thu vào từ việc 
khách hàng sẽ được xếp nhóm riêng biệt với 
dòng tiền thu từ lãi ngân hàng hay lãi nhận được 
từ việc chia cổ tức. Dòng tiền chi ra chủ yếu bao 
gồm tiền trả lương nhân công, chi trả mua hàng 
tồn kho, chi trả thuế và lãi vay”. Từ đó, doanh 
nghiệp có thể xác định dòng tiền ròng và trên cơ 
sở trạng thái tiền để có giải pháp đi vay, sử dụng 
tài khoản thấu chi nhằm bù đắp thiếu hụt hoặc 
thanh toán nợ gốc khi dư tiền. 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019
66 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Trong trường hợp dự báo ngắn hạn cho 
khoảng thời gian dưới 1 tháng, doanh nghiệp có 
thể lập kế hoạch dòng tiền dựa trên số liệu gốc, 
cụ thể dựa vào hóa đơn phát sinh hàng ngày. 
Ngược lại trong dự báo trung hạn cho khoảng 
thời gian từ 1 tháng đến 1 năm, cần dựa trên 
kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm kế hoạch 
tiêu thụ, kế hoạch chi phí. Phương pháp này cho 
kết quả dự báo chính xác nhưng theo Sharma 
(2009), việc áp dụng đòi hỏi phải có sự hiểu biết 
đầy đủ kiến thức về dòng tiền đồng thời cần số 
lượng lớn thông tin quá khứ của dòng tiền. 
* Phương pháp gián tiếp dự báo dòng tiền
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu hay 
còn gọi tắt là phương pháp tỷ phần doanh thu, 
dựa vào tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh thu 
để dự báo về dòng tiền trong tương lai. Phương 
pháp này dựa trên giả định tất cả các khoản mục 
trên bảng cân đối kế toán sẽ thay đổi theo một 
tỷ lệ nhất định gắn với doanh thu. Dự báo được 
thực hiện bằng cách xây dựng bảng cân đối kế 
toán và báo cáo kết quả kinh doanh, sử dụng 
thông tin quá khứ để ước tính mối quan hệ giữa 
các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo 
cáo lưu chuyển tiền tệ. 
Trình tự thực hiện của phương pháp này gồm 
các bước cơ bản: 
(1) Dự báo doanh thu;
(2) Xác định các khoản mục biến đổi theo 
doanh thu và tỷ lệ biến đổi tương ứng của từng 
khoản mục;
(3) Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh và dự 
báo bảng cân đổi kế toán;
(4) Tính toán chênh lệch giữa tổng tài sản và 
tổng nguồn vốn dự báo để xác định mức thặng 
dư hay thâm hụt tiền;
(5) Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phương pháp này phù hợp với dự báo dòng 
tiền dài hạn từ 1 đến 5 năm, không phù hợp để 
dự báo dòng tiền trong ngắn hạn.
Phương pháp phân tích hồi quy
Theo phương pháp này dòng tiền của doanh 
nghiệp sẽ được dự báo thông qua mối quan hệ giữa 
dòng tiền và các thông tin trên báo cáo tài chính 
của các doanh nghiệp trong một khoảng thời gian 
dài (trên 5 năm). Khi đó có thể sử dụng mô hình 
hồi quy đơn biến hoặc đa biến để dự báo dòng tiền 
tương lai dựa vào các thông tin dồn tích trong quá 
khứ. Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Mô hình hồi quy đơn biến:
CF
t 
= a + bt (4)
Trong đó: CF
t 
là dòng tiền dự báo năm t;
b là hằng số, t là biến đơn biến (dòng tiền 
hoặc lợi nhuận quá khứ).
Mô hình hồi quy đa biến
CF
t 
= α + b
1
X
1
 + b
2
X
2 
+ ... + b
n3
X
n
 (5)
 Trong đó: CF
t
 là dòng tiền, biến phụ thuộc 
để dự báo 
X
i 
là các biến độc lập 
Trên thế giới, nhiều mô hình dự báo dòng tiền 
đã được nghiên cứu nhưng nhận định về khả năng 
dự báo của các loại mô hình đơn biến và đa biến 
có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Một số 
nghiên cứu cho rằng lợi nhuận trong quá khứ có 
khả năng dự báo dòng tiền tương lai tốt hơn dòng 
tiền quá khứ. Bên cạnh đó, có những nghiên cứu 
khẳng định không có sự khác biệt đáng kể nào 
về khả năng dự báo dòng tiền tương lai của dòng 
tiền kỳ trước, lợi nhuận kỳ trước. Các nghiên 
cứu trong những năm gần đây đã cung cấp các 
bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc sử dụng 
mô hình đa biến là các thành phần dồn tích cụ 
thể (thay đổi trong khoản phải thu, thay đổi trong 
khoản phải trả, thay đổi trong hàng tồn kho, khấu 
hao, chi phí trích trước) đã cải thiện đáng kể khả 
năng dự báo dòng tiền tương lai.
Dự báo dài hạn phải chịu sự phân tích độ 
nhạy cảm để bù đắp các yếu tố như: không giới 
hạn, biến động tiền tệ, chuyển động lãi suất, tác 
động lạm phát, ảnh hưởng kinh tế và các thay 
đổi của ngành và thị trường khác. Các doanh 
nghiệp sử dụng phân tích độ nhạy cảm tạo ra dự 
báo tiền mặt trong nhiều tình huống để ra quyết 
định của doanh nghiệp.
3. Sử dụng mô hình hồi quy để dự báo 
dòng tiền tại các công ty khai thác than thuộc 
Tổng Công ty Đông Bắc
Tổng công ty Đông Bắc đuợc thành lập ngày 
27 tháng 12 năm 1994; là doanh nghiệp kinh tế - 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019
67Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng có chức 
năng và nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh 
và quân sự quốc phòng. Hiện nay Tổng Công ty 
có 10 công ty than, tuy nhiên có những công ty 
thành lập sau năm 2009 nên tác giả chỉ sử dụng 
bộ số liệu của 5 công ty khai thác than thuộc 
Tổng Công ty Đông Bắc, giai đoạn 2009-2018 
làm mẫu trong phạm vi nghiên cứu của bài viết 
này.
Danh sách 5 công ty chọn mẫu gồm: Công 
ty TNHH MTV khai thác khoáng sản, Công ty 
TNHH MTV 91, Công ty TNHH MTV 790, 
Công ty cổ phần 397, Công ty TNHH MTV 
Thăng Long.
a) Mô hình dự báo
Mô hình dự báo dòng tiền được 
sử dụng ở đây là mô hình đa biến 
được xây dựng dựa trên mô hình 
đa biến của Lorek và Willinger 
(1996):
CFO
t
 = δ0 + δ1CFO
t-1
 + 
δ2DAR
t-1
 + δ3DINV
t-1
 + δ4DAP
t-1
+ δ5DEP
t-1
 + δ6OTH
t-1
+ ε (6)
Trong đó kí hiệu và cách đo 
lường các biến được thể hiện ở 
bảng 1.
b) Kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu sử dụng 6 
biến độc lập là dòng tiền quá khứ, 
thay đổi các khoản phải thu, thay 
đổi các khoản phải trả, thay đổi 
hàng tồn kho, Khấu hao TSCĐ 
và thay đổi chi phí trả trước nghiên cứu dự báo 
dòng tiền tương lai tại các công ty khai thác than 
thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. Tuy nhiên khi 
tiến hành kiểm định đa cộng tuyến nhận thấy 
biến các khoản phải trả bị loại khỏi mô hình vì 
xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. 
Có hai mô hình có khả năng được lựa chọn để 
phân tích đối với hồi quy với dữ liệu dạng bảng: 
mô hình hồi quy tác động cố định (FE) và mô 
hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (RE). Quyết 
định chọn mô hình nào sẽ dựa vào kết quả của 
kiểm định Hausman.
Sau khi thực hiện kiểm định Hausman, giá 
trị thống kê thu được là 0,03, vậy với độ tin cậy 
95% ta có đủ cơ sở để đi đến kết luận mô hình 
với tác động cố định (FE) giải thích tốt hơn mô 
hình tác động ngẫu nhiên (RE).
Tuy nhiên khi kiểm định mô hình hồi quy Fe, 
nhận thấy mô hình có phương sai sai số thay đổi. 
Do vậy tác giả sử dụng mô hình hồi quy GLS để 
khắc phục hiện tượng đó. Kết quả hồi quy (6) 
được thể hiện qua bảng 2.
Như vậy, theo phương pháp hồi quy GLS 
và phương pháp hồi quy FE thì dòng tiền từ 
hoạt động kinh doanh quá khứ và sự thay đổi 
các khoản phải thu quá khứ có khả năng dự báo 
dòng tiền trong tương lai tại các công ty khai 
thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. Đặc 
biệt kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự thay 
=> Dự báo dài hạn phải chịu sự phân tích độ nhạy cảm để bù đắp các yếu tố như: không 
giới hạn, biến động tiền tệ, chuyển ộng lãi suất, tác động lạm phát, ảnh hưởng kinh tế và các 
thay đổi của ngành và thị trường khác. Các doanh nghiệp sử dụng phân tích độ nhạy cảm tạo 
ra dự báo tiền mặt trong nhiều tình huống để ra quyết định của doanh nghiệp. 
3. Sử dụng mô hình hồi quy để dự báo dò g tiền tại các công ty khai thác than thuộc 
Tổng Công ty Đông Bắc 
 Tổng công ty Đông Bắc đuợc thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1994; là doanh nghiệp 
Kinh tế - Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc Phòng có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất 
kinh doanh và quân sự quốc phòng. Hiện nay Tổng Công ty có 10 công ty than, tuy nhiên có 
những công ty thành lập sau năm 2009 nên tác giả chỉ sử dụng bộ số liệu của 5 công ty khai 
thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc giai đoạn 2009-2018 làm mẫu trong phạm vi nghiên 
cứu của bài viết này. 
 Danh sách 5 công ty chọn mẫu gồm: Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản, 
Công ty TNHH MTV 91, Công ty TNHH MTV 790, Công ty cổ phần 397, Công ty TNHH 
MTV hăng Long.
a) Mô hình dự báo: 
Mô hình dự báo dòng tiền được sử dụng ở đây là mô hình đa biến được xây dựng dựa 
trên mô hình đa biến của Lorek và Willinger (1996) [4]: 
CFOt = δ0 + δ1CFOt-1 + δ2DARt-1 + δ3DINVt-1 + δ4DAPt-1 + δ5DEPt-1 + δ6OTHt-1+ ε (6) 
 Trong đó kí hiệu và cách đo lường các biến được thể hiện ở bảng 1 
Bảng 1: Bảng ký hiệu và cách đo lường các biến 
Kí hiệu Tên biến Đo lường 
1. Biến phụ thuộc 
CFO Dòng tiền từ hoạt động 
kinh doanh 
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD” - 
mã số 20 trên BCLCTT chia cho tổng tài sản 
2. Biến giải thích 
DAR Thay đổi khoản phải thu Chỉ tiêu “Tăng giảm khoản phải thu” - mã số 09 - 
trên BCLCTT chia cho tổng tài sản 
DINV Thay đổi hàng tồn kho Chỉ tiêu “Tăng giảm hàng tồn kho” - mã số 10 - 
trên BCLCTT chia cho tổng tài sản 
DAP Thay đổi khoản phải trả Chỉ tiêu “Tăng giảm khoản phải trả” - mã số 11 - 
trên BCLCTT chia cho tổng tài sản 
DEP Khấu hao TSCĐ Chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” - mã số 02 - 
trên BCLCTT chia cho tổng tài sản 
OTH Chi phí trả trước Chỉ tiêu “Tăng giảm chi phí trả trước” - mã số 12 - 
trên BCLCTT chia cho tổng tài sản 
 b) Kết quả nghiên cứu 
Mô hình nghiên cứu sử dụng 6 biến độc lập là dòng tiền quá khứ, thay đổi các khoản 
phải th , thay đổi các khoản phải trả, thay đổi hàng tồn kho, Khấu hao TSCĐ và thay đổi chi 
phí trả trước nghiên cứu dự báo dòng tiền tương lai tại các công ty khai thác than thuộc Tổng 
Công ty Đông Bắc. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm định đa cộng tuyến nhận thấy biến các 
khoản phải trả bị loại khỏi mô hình vì xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. 
Có hai mô hình có khả năng được lựa chọn để phân tích đối với hồi quy với dữ liệu 
dạng bảng: mô hình hồi quy tác động cố định (FE) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên 
(RE). Quyết định chọn mô hình nào sẽ dựa vào kết quả của kiểm định Hausman. 
 Sau khi thực hiện kiểm định Hausm n, giá trị thống kê thu được là 0,03 , vậy với độ 
tin cậy 95% ta có đủ cơ sở để đi đến kết luận mô hình với tác động cố định (FE) giải thích tốt 
hơn mô hình tác động ngẫu nhiên (RE). 
 Tuy nhiên khi kiểm định mô hình hồi quy Fe, nhận thấy mô hình có phương sai sai số 
thay đổi. Do vậy tác giả sử dụng mô hình hồi quy GLS để khắc phục hiện tượng đó. Kết quả 
hồi quy (6) được thể hiện qua bảng 2: 
Bảng 2: Bảng kết quả hồi quy 
Biến số 
Phương pháp 
hồi quy GLS 
Phương pháp 
hồi quy FE 
CFOt-1 0,330 -0,141 
 (1,84)* (0,83) 
 DEPt-1 0,036 -0,050 
 (0,35) (0,26) 
 DARt-1 0,170 0,263 
 (0,48) (0,54) 
 DINVt-1 0,545 1,687 
 (0,83) (2,88)*** 
 OTHt-1 0,262 0,984 
 (0,55) (1,40) 
 _cons 0,366 2,154 
 (1,21) (3,48)*** 
* p<0,1; ** p<0,05; *** p<0,01 
Như vậy, theo phương pháp hồi quy GLS và phương pháp hồi quy FE thì dòng tiền từ hoạt 
động kinh doanh quá khứ và sự thay đổi các khoản phải thu quá khứ có khả năng dự báo dòng 
tiền trong tương lai tại các công ty khai thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. Đặc biệt kết 
quả nghiên cứu còn cho thấy sự thay đổi các khoản phải trả tại các doanh nghiệp này có mối 
quan hệ đa cộng tuyến rất mạnh với một biến nào đó trong phương trình nghiên cứu. Điều này 
có thể giải thích bởi tại các công ty khai thác than thuộc Tổng Công ty Đông Bắc, các hoạt 
động thanh toán các khoản phải thu, phải trả, được thanh toán bù trừ tại Tổng Công ty Đông 
Bắc, bên cạnh đó các hoạt động mua sắm tài sản cho các công ty thành viên cũng được thực 
hiện bởi Tổng Công ty. Chính vì vậy, tại các công ty thành viên, kết quả nghiên cứu về các 
yếu tố có khả năng dự báo dòng tiền tương lai có sự khác biệt với một số nghiên cứu trước 
đây. 
4. Kết luận 
 Bài nghiên cứu bàn về hai phương pháp dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 
phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Đồng thời tác giả sử dụng phần mềm Stata 
với bộ số liệu của các công ty khai thác than thuộc Tổng công ty Đông Bắc giai đoạn 2009-
2018 để minh họa cho phương pháp dự báo gián tiếp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 
tương lai tại các Công ty này. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 
và thay đổi các khoản phải thu trong quá khứ có tác dụng dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh 
doanh trong tương lai. 
Tài liệu tham khảo: 
Bộ Tài chính (2008), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . 
Đỗ Hồng Nhung (2014), Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt 
Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
International Accounting Standard , IAS 7 - Statement of cashflows. 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019
(Xem tiếp trang 71)

File đính kèm:

  • pdfban_ve_du_bao_dong_tien_tu_hoat_dong_kinh_doanh_tai_cac_cong.pdf