Bản sắc dân tộc qua các tiết mục thanh nhạc trong Opera Việt Nam
Trong lịch sử, âm nhạc Việt Nam đã trải qua nhiều lần giao thoa tiếp biến với âm nhạc các dân tộc khác
trên thế giới. Điều đó làm cho âm nhạc Việt Nam càng trở nên phong phú đa dạng hơn. Nhạc sĩ trong
sáng tác và nghệ sĩ trong biểu diễn luôn có ý thức dân tộc, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc trong sáng
tạo nghệ thuật. Họ đã tiếp thu, chọn lọc những yếu tố tích cực của âm nhạc phương Tây mà vẫn giữ
được bản sắc dân tộc của người Việt. Đặc biệt, các nhạc sĩ Việt Nam đã tạo nên một loại hình
nghệ thuật tổng hợp, đồ sộ, mang tính “đại diện” cho thể loại sân khấu “dân tộc và hiện đại”, đó là opera
Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Bản sắc dân tộc qua các tiết mục thanh nhạc trong Opera Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản sắc dân tộc qua các tiết mục thanh nhạc trong Opera Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 117 BẢN SẮC DÂN TỘC QUA CÁC TIẾT MỤC THANH NHẠC TRONG OPERA VIỆT NAM National identity through vocal performance in Vietnamese operas ThS. Nguyễn Khánh Trang Nhạc viện TP.HCM TÓM TẮT Trong lịch sử, âm nhạc Việt Nam đã trải qua nhiều lần giao thoa tiếp biến với âm nhạc các dân tộc khác trên thế giới. Điều đó làm cho âm nhạc Việt Nam càng trở nên phong phú đa dạng hơn. Nhạc sĩ trong sáng tác và nghệ sĩ trong biểu diễn luôn có ý thức dân tộc, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật. Họ đã tiếp thu, chọn lọc những yếu tố tích cực của âm nhạc phương Tây mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của người Việt. Đặc biệt, các nhạc sĩ Việt Nam đã tạo nên một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đồ sộ, mang tính “đại diện” cho thể loại sân khấu “dân tộc và hiện đại”, đó là opera Việt Nam. Từ khoá: bản sắc dân tộc, giọng nữ cao, opera Việt Nam, văn hoá ABSTRACT Historically, Vietnamese music has experienced many intercourse with other peoples’ music around the world, which makes Vietnamese music more and more diverse. Music composers and performers in Vietnam are always aware of national identity, expressing the spirit of national independence in artistic creation. They have absorbed and selected the positive elements of Western music while retaining the Vietnamese national identity. In particular, Vietnamese musicians have created a massive, “representative” art form for the “national and modern” theater genre, which is Vietnamese opera. Keywords: national identity, soprano, Vietnamese opera, culture 1. Đặt vấn đề Lịch sử âm nhạc Việt Nam đã trải qua nhiều lần giao lưu, tiếp xúc với âm nhạc các dân tộc khác trên thế giới mà cụ thể là qua ba lần giao thoa tiếp biến âm nhạc. Theo tác giả Nguyễn Thị Nhung: “(...) Sự tiếp biến giao thoa với âm nhạc phương Tây diễn ra ở diện rộng hơn và được coi là cuộc tiếp biến lần thứ ba...” (Nguyễn Thị Nhung, 1991, tr.12). Trong quá trình giao lưu tiếp xúc với âm nhạc nước ngoài, âm nhạc Việt Nam càng trở nên phong phú đa dạng hơn. Những nhạc sĩ Việt Nam khi có điều kiện học hỏi, tiếp thu cái hay cái đẹp về văn hóa, nghệ thuật, tinh hoa âm nhạc thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây, họ vẫn luôn ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc của dân tộc Việt Nam. Họ đã góp phần làm giàu thêm cho nền âm nhạc của nước nhà, tiên tiến mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, khi viết nên những vở opera Việt Nam, khẳng định và tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người, dân tộc Việt Nam bằng ngôn ngữ âm nhạc. Trong các vở opera Việt Nam, yếu tố dân tộc được thể hiện rõ nét qua: âm sắc nhạc cụ trong dàn nhạc, nội dung lời ca, chất liệu âm nhạc.v.v. Trong bài viết này, chúng Email: khanhtrang2212@yahoo.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 118 tôi sẽ trình bày yếu tố dân tộc qua một số tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam. 2. Chất liệu âm nhạc dân tộc qua một số tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam Chất liệu âm nhạc là những “yếu tố ban đầu gợi nên những cảm xúc âm nhạc” (Đào Trọng Minh, 2000, tr. 28). Chất liệu âm nhạc dân tộc có thể là những làn điệu dân ca, dân nhạc, những tiết tấu quen thuộc trong thực tế cuộc sống, thậm chí là những ấn tượng, cảm xúc trong các tác phẩm văn chương, thi ca, hội hoạ... thể hiện tâm hồn, văn hoá dân tộc. Trong nền “âm nhạc mới” Việt Nam, chất liệu âm nhạc dân tộc đã được hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam sử dụng, thể hiện trong các tác phẩm của họ. Đặc điểm âm nhạc dân tộc ấy cũng được thể hiện khá sâu sắc, rõ nét trong các vở opera Việt Nam thông qua các tiết mục viết cho thanh nhạc, dàn nhạc, hợp xướng, mở màn (ouverture).v.v. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các chất liệu âm nhạc dân tộc trong các tiết mục viết cho các vai diễn giọng nữ cao (soprano) cũng có những đặc điểm khác nhau, độ “đậm nhạt” khác nhau, vừa cụ thể vừa mang tính khái quát. Có những tiết mục các nhạc sĩ đã sử dụng gần như nguyên vẹn giai điệu âm nhạc dân tộc và có những tiết mục chỉ sử dụng thang âm, cấu trúc quãng, motif... của âm nhạc các dân tộc Việt Nam. 2.1 Những tiết mục sử dụng nguyên vẹn giai điệu âm nhạc dân gian các dân tộc Trong vở opera Cô Sao của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, mang đậm âm hưởng dân gian rừng núi phía Bắc, giai điệu âm nhạc dân tộc rõ nét nhất là những điệu múa hát đậm màu sắc của dân tộc Thái như Xòe hoa hay bài Inh lả ơi - dân ca Thái vùng Tây Bắc (tiết mục 29 màn 3). Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sử dụng nguyên vẹn giai điệu bài Xoè hoa chỉ thay đổi lời hát. Ví dụ 1: Trích đoạn số 11 màn 1 vở Cô Sao NGUYỄN KHÁNH TRANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 119 Trong vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Bài hát của cô Trúc (tiết mục số 3 màn 1) có cấu trúc một đoạn đơn, ngay từ những ô nhịp đầu tiên là giai điệu bài dân ca quan họ Bắc Ninh Cây trúc xinh với tính chất dí dỏm, duyên dáng, ý nhị. Nhân vật Cô Trúc cũng là hình ảnh của người con gái tài sắc (Nguyễn Thị Lộ) mà Nguyễn Trãi đem lòng yêu thương. Ví dụ 2: Trích bài dân ca Cây trúc xinh Ví dụ 3: Bài hát của cô Trúc, tiết mục số 3 màn 1 Hay aria của Đào Xuân, đoạn đầu của tác phẩm được viết ở giọng d-moll. Đây là một aria rất đặc sắc, pha trộn và sử dụng nhiều chất liệu trong âm nhạc cổ truyền như: dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc Bộ, Ca Trù, hát đối đáp.v.v. Giai điệu man mác buồn, nhiều chỗ nhịp chẻ (đảo phách), tốc độ chậm rãi, lời ca theo thể thơ dân gian Việt Nam (song thất lục bát), đậm chất Oán trong dân ca Nam Bộ. Đoạn tiếp theo thì kết ở G-Dur, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, gần như trọn vẹn giai điệu bài dân ca Lý lu là, sử dụng thể thơ lục bát. Ví dụ 4: Tiết mục số 6 màn 1 trích opera Nguyễn Trãi ở Đông Quan. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 120 Trong aria Chờ mong, tiết mục số 14 màn 1 vở Bên bờ K'rông Pa của Nhạc sĩ Nhật Lai, chất liệu âm nhạc dân tộc mang đậm chất Tây Nguyên giai điệu của cả bài Bến nước - dân ca Giarai rõ nét. Ví dụ 5: Aria Chờ mong, tiết mục số 14 màn 1. Trong aria này, chủ đề đoạn a được viết ở G-dur, với giai điệu của bài dân ca Gia Rai Bến nước. NGUYỄN KHÁNH TRANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 121 Ví dụ 6: Dân ca Gia Rai - Bến nước Có thể thấy, không ít những giai điệu âm nhạc dân tộc đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam. Khi giai điệu dân tộc vang lên trong các tác phẩm âm nhạc không lời hay trong các thể loại âm nhạc đỉnh cao như opera, không chỉ làm cho tác phẩm thể hiện rõ nét đặc điểm âm nhạc Việt mà còn góp phần đem âm nhạc kinh viện đến với mọi người dân một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và tạo ấn tượng sâu đậm. 2.2. Những tiết mục sử dụng chất liệu âm nhạc dân tộc Bên cạnh những tiết mục sử dụng nguyên vẹn giai điệu âm nhạc dân tộc, còn có nhiều tiết mục được các nhạc sĩ sử dụng chất liệu âm nhạc dân tộc, cụ thể như: Trong vở opera Bông sen của hai nhạc sĩ Hoàng Việt - Lưu Hữu Phước, yếu tố dân tộc được thể hiện rõ nét và xuyên suốt cả tác phẩm bằng âm hưởng dân ca Nam bộ. Lời hát trong tiết mục do nhân vật em gái thể hiện được lấy từ bài ca dao quen thuộc Trong đầm gì đẹp bằng sen. Ví dụ 7: Tiết mục số 2 màn 1 trích opera Bông sen Hay trong vở Người giữ cồn của Nhạc sĩ Ca Lê Thuần, âm nhạc thấm đẫm chất Nam Bộ với nét buồn man mác, xa xôi của điệu Nam trong phần hò của cô gái ở phần đầu tác phẩm. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 122 Ví dụ 8: Tiết mục mở đầu trong opera Người giữ cồn Ví dụ 9: Thang âm được sử dụng trong phần mở đầu (Rung ở nốt thứ 3 - nốt Fa, thỉnh thoảng có rung ở nốt 1 - nốt Đồ) Trong opera Lá đỏ của Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, âm hưởng của những điệu hò lao động được bắt gặp qua câu hò khoan dô khoan, ớ huầy dô khỏe khoắn, lạc quan, luân phiên với những câu hát mở đường làm sống dậy bầu không khí xướng - xô trong hò sông Mã của xứ Thanh - quê hương của tám liệt sĩ (ví dụ 10). Hay vẻ mộc mạc, mặn mà của Ví giặm Nghệ Tĩnh (ví dụ11). Ví dụ 10: Tiết mục số 9 hồi 1, cảnh 1 trong opera Lá đỏ NGUYỄN KHÁNH TRANG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 123 Ví dụ 11: Sơn đón các cô thanh niên xung phong - Tiết mục số 5 hồi 1 cảnh 1. Ví dụ 12: tiết mục số 41 cảnh 6, tác giả đã rất tài tình khi diễn đạt sự phục hồn cho tám cô gái đã hy sinh ở trong hang (hang Tám Cô) với lời cầu kinh Nam mô A-Di- Đà Phật bằng giọng nữ cao tụng kinh lặp đi lặp lại trên nền nhạc dài 24 ô nhịp. Đặc biệt, khi xem opera Lá đỏ, người xem cảm nhận được ở vở diễn vừa có màu sắc dân tộc, lại vừa có tính nghệ thuật hiện đại. Không những trong kịch bản âm nhạc mà cả trong kịch bản văn học cũng vậy. Trong quá trình viết kịch bản, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã đưa vào những yếu tố đặc trưng của Chèo, loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Bà đã phân tích: Kịch hát dân tộc dạy về tính ước lệ, cách điệu, hoá thân. Sân khấu ước lệ cho phép để các chị thanh niên xung phong khi hy sinh hoá thân thành hình tượng vừa thực vừa hư, vừa mang yếu nghĩa nhân sinh rất lớn, đó là các chị được bất tử. Và nhân vật thần núi cũng là một sự sáng tạo của tôi. Tôi muốn biến dãy Trường Sơn không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ thoại của các nhân vật mà rõ ràng phải là nhân vật. Tôi biến ông thần ấy thành một người dẫn truyện. Giống như trong các vở Chèo cũng có người dẫn truyện, ước lệ của sân khấu dân tộc. Tuy hơi cổ tích một chút, huyền thoại một chút nhưng hoàn toàn hợp lý(*) 3. Kết luận Yếu tố dân tộc trong âm nhạc Việt Nam luôn có sức sống mãnh liệt bởi nó SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 124 nằm trong tâm thức, bản năng, suy nghĩ và sáng tạo của người nhạc sĩ. Từ lời ru ầu ơ của mẹ, câu ca dao, điệu lý, câu hò... đến những nét sinh hoạt trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những phong tục tập quán của 54 dân tộc Việt Nam trải dài trên khắp đất nước đều được âm nhạc khắc họa rõ nét. Thông qua các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam, chúng ta thấy các nhạc sĩ đã vận dụng tài tình những giai điệu dân ca, những làn điệu trong âm nhạc truyền thống, những âm điệu trong hệ thống thang năm âm của dân tộc... tạo nên một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đồ sộ, mang tính “đại diện” cho thể loại sân khấu “dân tộc và hiện đại”. Các nhạc sĩ Việt Nam đã tạo nên sự khác biệt so với hình mẫu chung của opera cổ điển thế giới bằng cách mang vào tác phẩm những nét đặc trưng tính dân tộc. Tất cả các yếu tố âm nhạc dân tộc đã được nâng lên mang tính bác học, hòa quyện với nhau để tạo thành những vở diễn đạt hiệu quả sân khấu và thông qua vở diễn người xem cảm nhận được màu sắc dân tộc, tính nghệ thuật cao. Bản sắc dân tộc thông qua các tiết mục thanh nhạc thể hiện được phần nào dung mạo của nghệ thuật opera Việt Nam bước đầu khá vững chãi, tiếp thu được những giá trị văn hóa thế giới - phát huy được vốn âm nhạc dân tộc. Chú thích: (*): Trích phỏng vấn tác giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Mỹ Liêm. (2002). Âm nhạc dân tộc học - Phương pháp biện chứng trong nghiên cứu những truyền thống âm nhạc ngoài nền âm nhạc cổ điển châu Âu. Tạp chí Thông báo Khoa học, Viện Âm Nhạc, số 7. Nguyễn thị Tố Mai. (2012). Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, luận án tiến sĩ, Học viện Âm nhạc Hà Nội. Đào trọng Minh. (2000). Phân tích tác phẩm âm nhạc, tập 1, NXB Trẻ. Tô Ngọc Thanh (chủ tịch hội đồng biên tập). (2003). Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu – lý luận - phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, tập 1-5, Viện Âm nhạc, Hà Nội. * Một số DVD, kịch bản, tổng phổ của các vở opera như: Người giữ Cồn của nhạc sĩ Ca Lê Thuần. Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Người tạc tượng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận Nguyễn Trãi ở Đông Quan của nhạc sĩ Đỗ Nhuận Bên bờ K'rông Pa của nhạc sĩ Nhật Lai Bông Sen của nhạc sĩ Hoàng Việt Tình yêu của em của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn Lá đỏ của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Ngày nhận bài: 23/5/2019 Biên tập xong: 15/3/2020 Duyệt đăng: 20/3/2020
File đính kèm:
ban_sac_dan_toc_qua_cac_tiet_muc_thanh_nhac_trong_opera_viet.pdf