Bài tập nhóm bộ môn Ngân hàng thương mại - Chủ đề: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn

MỤC LỤC

I. Cơ cấu và đặc điểm của nguồn vốn tại ngân hàng Vietcombank và Vietinbank (Giai đoạn 2017 - 2019) 3

1. Cơ cấu và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank (Giai đoạn 2017 - 2019) 3

1.1. Phân tích vốn nợ của ngân hàng Vietcombank (Giai đoạn 2017 – 2019) 5

1.2. Phân tích vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank (Giai đoạn 2017 – 2019) 8

2. Cơ cấu và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank 9

2.1. Phân tích vốn nợ của ngân hàng Vietinbank (Giai đoạn 2017 – 2019) 12

2.2. Phân tích vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietinbank (Giai đoạn 2017 – 2019) 13

 3. So sánh cơ cấu nguồn vốn giữa ngân hàng Vietcombank và Vietinbank (Giai đoạn 2017 – 2019) .13

II. Các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam 14

 

docx 27 trang phuongnguyen 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập nhóm bộ môn Ngân hàng thương mại - Chủ đề: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập nhóm bộ môn Ngân hàng thương mại - Chủ đề: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn

Bài tập nhóm bộ môn Ngân hàng thương mại - Chủ đề: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
_______________________________
BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chủ đề: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn
Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Trung Anh
 Nguyễn Linh Giang
 Nguyễn Thị Thu Hường
 Tô Minh Loan
 Lê Hà Nhi
 Trịnh Thị Thúy
 Nguyễn Thị Trang
 Vũ Thị Thu Uyên
MỤC LỤC
 Tài liệu tham khảo.27
I. Cơ cấu và đặc điểm của nguồn vốn tại ngân hàng Vietcombank và Vietinbank (Giai đoạn 2017 - 2019)
1. Cơ cấu và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank (Giai đoạn 2017 - 2019)
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nói chung và ngân hàng Vietcombank nói riêng có được từ những nguồn cơ bản bao gồm vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vốn kinh doanh của ngân hàng Vietcombank thay đổi qua từng năm, do đó khi phân tích kết cấu nguồn vốn của ngân hàng ta có thể thấy rõ hơn quy mô hoạt động, khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng cũng như là xác định được những rủi ro, khó khăn mà ngân hàng đã gặp phải trong từng năm.
Bảng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank
(đơn vị: triệu đồng)
2017
2018
2019
NGUỒN VỐN
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN
171.385.068
90.685.068
92.365.806
II. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
66.942.203
76.534.079
73.617.085
1. Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
55.803.878
75.245.679
71.064.512
2. Vay các TCTD khác
11.138.325
1.278.400
2.570.573
III. Tiền gửi khách hàng
708.519.717
801.929.115
928.450.869
IV. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro
25.153
25.803
20.431
V. Phát hành giấy tờ có giá
18.214.504
21.461.132
21.383.932
VI. Các khoản nợ khác
17.650.679
21.221.737
25.997.753
1. Các khoản lãi, phí phải trả
8.467.337
8.717.540
10.382.357
2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả
20.052
19.295
22.023
3. Các khoản phải trả và công nợ khác
9.163.290
12.484.902
15.593.373
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
982.735.324
1.011.847.181
1.141.835.876
VII. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn của Tổ chức tín dụng
36.321.931
36.322.343
42.428.820
- Vốn điều lệ
35.977.686
35.977.686
37.088.774
- Thặng dư vốn cổ phần
-
-
4.995.389
- Vốn khác
344.245
344.657
344.657
2. Quỹ của TCTD
7.253.682
9.445.732
12.186.141
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
94.485
84.450
16.361
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
83.285
119.178
113.011
5. Lợi nhuận chưa phân phối
8.715.252
16.138.687
26.055.190
- Lợi nhuận để lại năm trước
2.476.000
5.383.568
12.188.554
- Lợi nhuận để lại năm nay
6.239.252
10.755.119
13.866.636
6. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
89.324
68.989
83.459
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU
52.557.959
62.179.379
80.882.982
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1.035.293.283
1.074.026.560
1.222.718.858
Từ bảng kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2017 – 2019, ta có thể thấy tổng nợ phải trả và tổng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm.
Tổng nguồn vốn trong năm 2017 là 1.035.293.283 triệu đồng, sang năm 2018 thì tổng nguồn vốn tăng lên 38.733.277 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,74%. Năm 2019 tổng nguồn vốn đạt mức 1.222,718.858 tỉ đồng, tăng lên 148.692.298 triệu đồng so với năm 2018. Điều này có thể thấy được rằng ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh rất hiệu quả.
1.1. Phân tích vốn nợ của ngân hàng Vietcombank (Giai đoạn 2017 – 2019)
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank thì có thể dễ dàng nhận ra rằng tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên trong giai đoạn 2017 – 2019 ta lại thấy tổng nợ phải trả giảm qua các năm. Tỷ trọng của tổng nợ phải trả qua 3 năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 94,92%; 94,21%; 93,38%. Điều này không có gì quá lạ đối với ngành ngân hàng nói chung, vì đây là đặc trưng của ngành, qua những con số về tổng nợ phải trả này thì ta có thể thấy được mức độ rủi ro mà Vietcombank đang đối mặt trong giai đoạn 2017 – 2020. Trong tổng nợ phải trả thì khoản tiền gửi khách hàng chiếm cao nhất, số tiền vốn huy động từ khách hàng tăng qua các năm. Trong năm 2017 tiền gửi khách hàng là 708.519.717 triệu đồng, chiếm 68,44% trong tổng nguồn vốn. Năm 2018 tăng 93.409.398 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng là 13,18%. Sang năm 2019 thì tổng khoản mục này đạt tới 928.450.869 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,93%, tăng 126.521.754 triệu đồng so với năm 2018. Qua đây ta có thể thấy được rằng, nguồn vốn huy động của khách hàng có xu hướng không chỉ tăng liên tục mà còn tăng mạnh qua các năm, điều này chứng tỏ được sự uy tín cũng như ngân hàng Vietcombank có chỗ đứng vững trong giới ngân hàng nói chung. Đây là một trong những lợi thế mà Vietcombank cần phải giữ vững và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trong khoản mục tiền gửi các tổ chức tín dụng khác thì lại có biến động không đều trong giai đoạn 2017 – 2019. Trong giai đoạn 2017 – 2018 thì tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng từ 55.803.878 triệu đồng lên 75.245.679 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2019 thì khoản mục này lại giảm 4.181.167 triệu đồng, tương ứng với mức 71.064.512 triệu đồng. Dù có sự giảm sụt nhẹ trong giai đoạn 2018 – 2019 nhưng sự tăng đáng chú ý trong khoản mục tiền gửi của tổ chức tín dụng khác từ năm 2017 đến năm 2018 thì ngân hàng Vietcombank vẫn giữ được sự uy tín trong lĩnh vực ngành ngân hàng của mình.
Khoản mục vay các tổ chức tín dụng khác cũng có xu hướng tăng giảm không liên tục trong 3 năm 2017, 2018 và 2019. Số tiền vay các tổ chức tín dụng khác đạt cao nhất là 11.138.325 triệu đồng vào năm 2017, và sụt giảm đáng kể vào năm 2018 đạt và chỉ còn còn 1.278.400 triệu đồng. Sang năm 2019 thì tăng 1.292.173 triệu đồng, tương ứng với số tiền 2.507.573 triệu đồng. 
Các khoản nợ khác tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2020. Trong năm 2017 thì khoản mục này là 17.650.679 triệu đồng, sang năm 2018 thì tăng lên 21.221.737 triệu đồng (tương ứng tăng 3.571.058 triệu đồng). Đến năm 2019 thì tăng đạt mốc cao nhất là 25.997.753 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 22,51% so với năm 2018.
1.2. Phân tích vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank (Giai đoạn 2017 – 2019)
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank tăng trong 3 năm liên tiếp. Trong năm 2017 vốn chủ sở hữu là 52,557,959 triệu đồng thì năm 2018 là 62.179.379 triệu đồng (tăng 9.621.420 triệu đồng so với năm 2017). Năm 2019 vốn chủ sở hữu đạt mức 80.882.982 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng lên tới khoảng 30%. Mức tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2017 – 2018 tuy không quá vượt trội, nhưng sang năm 2019 thì ta có thể thấy được sự cố gắng của Vietcombank trong việc hoạt động kinh doanh hiệu quả để tạo lợi nhuận, phát triển vốn tự có của ngân hàng với số tiền tăng gần gấp đôi so với giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018. Tuy rằng khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng đây chính là phần vốn duy nhất mà ngân hàng Vietcombank thuộc quyền sở hữu nên nó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh thực tiễn của ngân hàng.
Từ biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank tăng lên trong giai đoạn 2017 – 2019 là do chủ yếu từ sự tăng lên vốn điều lệ và quỹ của tổ chức tín dụng.
Trong vốn chủ sở hữu thì ta có thể thấy vốn điều lệ của Vietcombank trong 2 năm 2017 và 2018 không thay đổi, tuy nhiên sang năm 2019 thì có chút tăng nhẹ. Vốn điều lệ trong 2 năm 2017 và 2018 là 35.977.686 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 3,5% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2019 thì đạt mức 37.088.774 triệu đồng (tương ứng tăng 1.111.088 triệu đồng).
Sự gia tăng của nguồn vốn cũng nhờ một phần tác động của nguồn vốn từ tổ chức tín dụng. Trong 3 năm liên tiếp, khoản mục quỹ của tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm. Năm 2017 khoản mục đạt con số 7.253.682 triệu đồng (tương ứng với 0,7% tổng nguồn vốn). Sang năm 2018 thì tăng lên 2.192.050 triệu đồng (tương ứng với số tiền 9.445.732 triệu đồng. Đến năm 2019 thì khoản mục quỹ của tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục tăng thêm 2.740.409 triệu đồng, đạt mức 12.186.141 triệu đồng (cao nhất trong 3 năm).
Ngược lại, vốn khác thì năm 2018 tăng không đáng so với năm 2017, năm 2019 không có thay đổi gì so với năm 2018. Cụ thể, số tiền của vốn khác tăng từ 344.245 triệu đồng (năm 2017) lên 344.657 triệu đồng (năm 2018) và năm 2019 vẫn giữ nguyên số tiền của năm 2018.
2. Cơ cấu và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank
Bảng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank
(đơn vị: triệu đồng)
2017
2018
2019
NGUỒN VỐN
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN
15.206.895
62.600.159
70.602.893
II. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
115.158.765
111.399.612
109.489.059
1. Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
68.526.012
73.941.924
82.538.040
2. Vay các TCTD khác
46.632.753
37.457.688
26.945.019
III. Tiền gửi khách hàng
752.935.338
825.816.119
892.785.228
IV. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro
6.364.158
5.934.029
5.757.899
V. Phát hành giấy tờ có giá
22.501.773
46.216.359
57.066.353
VI. Các khoản nợ khác
119.128.626
45.012.940
27.643.225
1. Các khoản lãi, phí phải trả
12.357.877
15.850.192
17.835.374
2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả
106.429.185
28.772.169
9.322.163
3. Các khoản phải trả và công nợ khác
341.564
28.772.169
485.688
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
1.031.295.559
1.096.979.218
1.163.356.657
VII. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn của Tổ chức tín dụng
46.208.756
46.416.214
46.724.637
- Vốn điều lệ
37.234.046
37.234.046
37.234.046
- Thặng dư vốn cổ phần
8.974.710
8.974.698
8.974.683
- Vốn khác
- 
207.470
515.908
2. Quỹ của TCTD
7.476.339
8.167.617
9.610.061
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
550.601
599.602
626.014
4. Lợi nhuận chưa phân phối
9.233.969
11.975.822
19.832.683
5. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
295.618
296.262
516.423
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU
63.765.283
67.455.517
77.354.818
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1.095.060.842
1.164.434.735
1.240.711.475
Chênh lệch của các khoản mục giữa các năm trong giai đoạn 2017 - 2019
 (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu/Năm
Chênh lệch năm 2018 và 2017
Chênh lệch năm 2019 và 2018
Các khoản nợ phải trả chính phủ và ngân hàng nhà nước
47.393.264
8.002.734
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác
(3.759.153)
(1.910.553)
Tiền gửi khách hàng
72.880.781
66.969.109
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro
(430.029)
(158.230)
Phát hành giấy tờ có giá
23.714.586
10.849.994
Các khoản nợ khác
25.884.314
(17.369.715)
Vốn của tổ chức tín dụng
207.458
309.423
Các quỹ dự trữ
691.278
1.442.444
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
49.001
26.412
Lợi nhuận chưa phân phối
2.741.835
7.856.861
Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
644
265.161
Tổng nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank trong giai đoạn 2017 - 2019 có sự biến động khác nhau. Theo báo các kết quả kinh doanh năm 2017 tổng nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank là 1.095.060.842 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 1.164.434.735 triệu đồng. từ quý 1 đến quý IV năm 2018 đã tăng 930.626.107 triệu đồng, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh trong năm 2018 khá hiệu quả. Nhưng đến năm 2019 tổng nguồn vốn là 1.240.711.475 triệu đồng, giảm so với năm 2018 là 76.276.740 tương đương giảm với 3.32%.
2.1. Phân tích vốn nợ của ngân hàng Vietinbank (Giai đoạn 2017 – 2019)
Nhìn chung ta thấy cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank thì có thể dễ dàng nhận ra rằng tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao nhất. Nợ phải trả trong giai đoạn 2017 - 2019 tăng dần và có xu hướng tăng mạnh hơn qua các năm lần lượt là 1.031.295.559 triệu đồng, 1.096.979.218 triệu đồng và 1.163.356.657 triệu đồng tương đương với mức tăng là 6.3%, 5.7%.
Năm 2017 các khoản nợ phải trả chính phủ và ngân hàng nhà nước là 15.206.895 triệu đồng và sang năm 2018 tăng gấp 4 lần so với năm 2017 (tăng 47.393.264 triệu đồng). Năm 2019 các khoản nợ phải trả chính phủ và ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục tăng 8.002.734 triệu đồng tương đương với mức tăng 11.48%.
Tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn nợ của ngân hàng. Theo bảng ta có thể thấy trong giai đoạn 2017-2019 thì số tiền gửi ngân hàng tăng lên khá đồng đều. Năm 2017 đến 2018 tăng từ 752.935.338 triệu đồng đến 825.816.119 triệu đồng, tăng lên 72.880.781 triệu đồng. Và năm 2018 đến 2019 tăng 66.969.109 triệu đồng.
 	Theo bảng chênh lệch giữa các năm, ta thấy ngân hàng có 2 khoản âm trong vốn nợ ngân hàng là tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro. Nhưng ta thấy trong giai đoạn 2017-2019 các khoản này đã có dấu hiệu chuyển biến tốt. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác đã thay đổi từ (3.759.153) triệu đồng lên (1.910.553) triệu đồng. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro biến động từ (430.029) triệu đồng lên (158.230) triệu đồng.
2.2. Phân tích vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietinbank (Giai đoạn 2017 – 2019)
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietinbank tăng khá nhàn định năm 2019. Cụ thể năm 2017, tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 63.765.283 sang năm 2018 là 67.455.517 triệu đồng tăng lên 3.690.234 triệu đồng và sang năm 2019 là 77.354.818 triệu đồng tăng lên 9.899.301 triệu đồng. giai đoạn 2018 - 2019 tăng gấp 3 lần so với mức tăng giai đoạn 2017 - 2018, đây là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng Vietinbank.
Theo bảng cân đối kế toán ta thấy việc tăng của tổng nguồn vốn chủ sở hữu là do sự tăng lên của lợi nhuận chưa phân phối. ta thấy lợi nhuận chưa phân phối năm 2017 là 9.233.969 triệu đồng sang năm 2018 là 11.975.822 triệu đồng, tăng 2.741.835 triệu đồng tương đương mức tăng gần 3%. Và sang năm 2019 là 19.832.683 triệu đồng tăng so với 2018 là 7.856.861 triệu đồng tương đương mức tăng 6.6%, tăng gấp đôi trong giai đoạn 2017 - 2018.
Trong các khoản tăng ở vốn chủ sở hữu ta có thể dễ dàng nhận ra năm 2018 trong mục vốn của tổ chức tín dụng đã thêm khoản mục vốn khác. Năm 2018 vốn khác của Vietinbank là 207.470 triệu đồng nhưng sang năm 2019 khoản mục này đã tăng lên gấp 2,5 lần so với năm 2018. Từ 207.470 triệu đồng trở thành 515.908 triệu đồng.
Ta thấy các khoản mục khác trong vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm song ta có thể nhận thấy các mục tăng lên không có nhiều và tập trung tăng lên trong giai đoạn 2018 – 2019.
3. So sánh cơ cấu nguồn vốn giữa ngân hàng Vietcombank và Vietinbank (Giai đoạn 2017 – 2019)
Trong giai đoạn 2017 – 2019 thì nguồn vốn của Vietcombank có xu hướng tăng đều, tuy nhiên ngân hàng Vietinbank lại có sự tăng giảm không đồng đều (giai đoạn 2017 – 2018 tăng, nhưng năm 2019 lại có dấu hiệu giảm so với năm 2018).
Khoản mục nợ phải trả của hai ngân hàng trong giai đoạn này lại có sự thay đổi khác nhau. Nếu như ngân hàng Vietcombank cho thấy dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2017 – 2019 thì Vietinbank lại có xu hướng tăng. Tuy nhiên khoản mục này của cả hai ngân hàng đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn.
Tiền gửi khách hàng của cả hai ngân hàng Vietcombank và Vietinbank đều có tỷ trọng cao nhất trong vốn nợ và đều có xu hương tăng qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019.
Khoản mục tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác của hai ngân hàng cho thấy sự biến động khác nhau. Đối với ngân hàng Vietcombank thì trong giai đoạn 2017 – 2018 có dấu hiệu tăng, nhưng sang năm 2019 lại giảm so với năm 2018. Ngư ... c ngoài của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài;
c) Số dư vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, không bao gồm số dư vay tái cấp vốn để hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời.
4. Tổng tiền gửi bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước và Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;
b) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.”
Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro theo chuẩn Basel II có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Ngân hàng có khả năng thực hiện sớm thì đăng ký áp dụng trước.”
	Trích Thông tư số 41/2016/TT-NHNN:
“QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng gồm:
a) Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các ngân hàng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. TỶ LỆ AN TOÀN VỐN VÀ VỐN TỰ CÓ
Điều 6. Tỷ lệ an toàn vốn
1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định như sau:   
CAR=  CRWA+12,5(KMC+KMR)100%
Trong đó: 
- C: Vốn tự có;
- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;
- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
2. Ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%.
3. Ngân hàng có công ty con phải duy trì:
a) Tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%;
b) Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%. [...]
4. Đối với các khoản mục bằng ngoại tệ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy ra đồng Việt Nam khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:
a) Thực hiện theo quy định về hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ của pháp luật về hệ thống tài khoản kế toán;
b) Đối với rủi ro ngoại hối thì thực hiện như sau:
(i) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;
(ii) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
5. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng, [...], Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với mức quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Vốn tự có
1. Vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này.
2. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
	Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN thì các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "có" rủi ro. Nếu tổ chức tín dụng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định thì phải tăng đủ 8% trong thời hạn tối đa là 3 năm. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ vốn tự có lớn, tiền gửi huy động vừa phải, vì thế việc mất khả năng thanh toán giảm xuống. Các nhà quản lý ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng thương mại phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tại Việt Nam, tỷ lệ này hiện đang là 8%, phù hợp với chuẩn mực Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Trước tình hình thế giới trải qua cuộc khủng hoảng và suy thoái kéo dài cùng với sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới, các ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng quá lớn vào bất động sản và chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% qua Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, cao hơn so với quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ - NHNN là 1% và nâng trọng số rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng kinh doanh bất động sản và liên quan đến chứng khoán.
	Việc quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn là hết sức cần thiết, việc cho vay tràn lan dẫn đến khả năng thanh toán giảm sút. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an toàn cho các tổ chức tín dụng nhưng đồng thời nó vẫn phải tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng gia tăng tín dụng trung, dài hạn cho nền kinh tế.  Theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ này đối với Ngân hàng thương mại là 40%.
III. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của các ngân hàng thương mại trong quản lý vốn
1.  Những thuận lợi của các Ngân hàng thương mại trong quản lý vốn hiện nay
	Ngày nay, các ngân hàng thương mại là những tổ chức kinh doanh phân cấp với nhiều đơn vị kinh doanh trong cùng hệ thống. Trong cùng quá trình vận hành, hiện tượng thừa thiếu vốn có thể xảy ra ở mỗi đơn vị kinh doanh: trong cùng một thời điểm, có đơn vị kinh doanh thiếu vốn, nhưng cũng có đơn vị sẽ thừa vốn; hoặc có những đơn vị kinh doanh có thế mạnh trong việc huy động vốn ở những địa bàn khác hay có những đơn vị kinh doanh ở những địa bàn thuận lợi trong công tác cho vay khách hàng. Do đó, cách thức mỗi ngân hàng để cho các đơn vị kinh doanh của mình điều hòa nguồn vốn kinh doanh cũng sẽ hình thành nên các cơ chế quản lý vốn khác nhau, với mục tiêu chung là khắc phục tình trạng thừa, thiếu vốn cục bộ tại từng đơn vị kinh doanh, quản lý thanh khoản và gia tăng lợi nhuận do giảm được lãng phí vốn.
	Tùy vào các cách thức quản lý tài sản nợ – tài sản có của ngân hàng và cách thức điều chuyển vốn nội bộ giữa trụ sở chính và các đơn vị kinh doanh của ngân hàng, cơ chế quản lý vốn sẽ gồm có: (i) Cơ chế quản lý vốn phân tán; và (ii) Cơ chế quản lý vốn tập trung.
	Việc áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán hay cơ chế quản lý vốn tập trung trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc quản lý vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay như sau:
1.1. Cơ chế quản lý vốn phân tán và những thuận lợi trong việc quản lý vốn khi áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán
	-  Các đơn vị quản lý đặt tại các chi nhánh nằm trong hệ thống ngân hàng là chủ thể thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán. Theo đó, các chi nhánh sẽ tiến hành hoạt động như một ngân hàng con, với tính chất độc lập và tự chủ động trong cân đối tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn, trên cơ sở tuân thủ các quy định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương. Trong cơ chế này thì trụ sở chính của ngân hàng chỉ có vai trò đứng ra nhận hoặc chuyển vốn đối với phần vốn dư hay thiếu của chi nhánh.
	-  Những thuận lợi của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán:
  	 + Cơ chế quản lý vốn phân tán giúp đáp ứng nhanh nhạy với diễn biến thị trường để qua đó mang lại hiệu quả cạnh tranh cao. Các chính sách thuộc quy trình quản lý vốn được xây dựng linh hoạt đáp ứng nhu cầu đối với công tác huy động và sử dụng vốn một cách tổng thể. Tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nội bộ ngân hàng xuất phát từ một bên quản lý trung tâm là trụ sở chính ngân hàng và đơn vị tiếp nhận thông tin là chi nhánh cũng được giảm thiểu.
   	+ Về phía phục vụ khách hàng, cơ chế quản lý vốn phân tán được xem là đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu khách hàng với phương châm không tách rời hoạt động huy động và sử dụng vốn, hoàn toàn có tính đến lợi ích tổng hòa của khách hàng mang lại trên tất cả mảng hoạt động khác của ngân hàng. Cơ chế này trao quyền và khuyến khích chi nhánh tự chủ động trong chính sách huy động và cho vay, với những điều chỉnh cơ cấu tài sản và nguồn vốn một cách linh hoạt.
	Kết luận: Bởi tính đơn giản trong tổ chức và vận hành nên cơ chế quản lý vốn phân tán bên cạnh những điểm tích cực không tránh khỏi những nhược điểm gắn liền với bản chất của nó.
1.2. Cơ chế quản lý vốn tập trung và những thuận lợi trong việc quản lý vốn khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung
	-  Cơ chế FTP (định giá điều chuyển vốn nội bộ) vận hành thông qua trung tâm quản lý vốn đặt tại trụ sở chính của mỗi ngân hàng, trên cơ sở các đơn vị kinh doanh trong hệ thống ngân hàng đó sẽ thực hiện mua bán vốn với trụ sở chính thông qua trung tâm quản lý vốn. Dưới góc độ của các trung tâm quản lý vốn, cơ quan này sẽ đứng ra mua lại toàn bộ tài sản nợ từ chi nhánh (ví dụ như các khoản chi nhánh huy động từ khách hàng) và bán vốn để qua đó chi trả cho toàn bộ tài sản có (điển hình như các khoản chi nhánh cho vay khách hàng). Việc mua bán vốn này hình thành nên cơ sở chi phí và doanh thu của chi nhánh, từ đó thu nhập sẽ được xác định thông qua chênh lệch mua bán với trụ sở chính. Trong quá trình này, những vấn đề về thanh khoản, tỷ giá hay lãi suất sẽ được chuyển toàn bộ về trụ sở chính ngân hàng cho việc quản lý tập trung.
	- Những thuận lợi của việc áp dụng quản lý vốn tập trung:
   	+  Khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, việc quản lý các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất sẽ được chuyển về trụ sở chính quản lý. So sánh với cơ chế quản lý vốn phân tán, các chi nhánh hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong vận hành nên sẽ dẫn đến sự phân tán nguồn lực trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh. Khi đó, trụ sở chính sẽ không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh chỉ hướng vào công việc chính là kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về trụ sở chính quản lý.
   	+  Ngoài ra, cơ chế FTP cuối cùng còn giúp đo lường hiệu quả quản lý tài sản và nợ của trung tâm chuyên trách của mỗi ngân hàng, vốn được phụ trách bởi Ủy ban ALCO (ủy ban điều hành tài sản nợ - tài sản có) trong mỗi ngân hàng.
   	+  Cơ chế FTP với đặc tính giúp phân bổ thu nhập - chi phí một cách khách quan và công bằng cho từng chi nhánh ngân hàng để qua đó xác định chính xác mức độ đóng góp vào thu nhập chung của cả ngân hàng, đã được xem là công cụ hữu hiệu giúp các nhà điều hành ngân hàng khơi gợi động lực kinh doanh của từng chi nhánh trong hệ thống. Ở đó, người đứng đầu mỗi đơn vị chịu trách nhiệm hoặc hưởng thành quả lao động căn cứ trên những quyết định mà họ đưa ra. 
2. Những khó khăn trong quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương mại
2.1. Cơ chế quản lý vốn phân tán
	Chức năng quản lý vốn không tập trung dẫn đến quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất không tập trung mà bị đẩy về phía chi nhánh và kiểm soát  rủi ro không hiệu quả, vốn sử dụng có phần lãng phí ở trong toàn hàng khi các đơn vị kinh doanh đã được thiết kế với trọng tâm là bán hàng. Hơn nữa, khi phải gánh vác thêm nhiều chức năng khác sẽ gây quá tải, hiệu quả mang lại sẽ bị ảnh hưởng không tốt, sẽ gây ra các rủi ro khác nữa.
	Quản lý vốn phân tán gây ra vấn đề điều hành cân đối vốn toàn hàng sẽ bị động bởi không có một đơn vị đầu mối nào đứng ra thu xếp và chưa hiệu quả trong công tác quản trị nguồn vốn. Vì quản lý vốn bị phân tán nên việc đánh giá kết quả kinh doanh và động viên khen thưởng ở các chi nhánh không được chính xác, nhất quán và bình đẳng, nên hiệu quả kinh doanh của chi nhánh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay, quy mô hoạt động ngân hàng được mở rộng, hệ thống các chi nhánh ngày càng được mở ra, khối lượng công việc giao dịch vốn nội bộ là không nhỏ, đòi hỏi số lượng xử lý, thời gian xử lý nghiệp vụ chuyển vốn ngày càng gia tăng cơ chế quản lý vốn phân tán trở nên lỗi thời và cần phải xem xét kỹ lưỡng.
2.2. Cơ chế quản lý vốn tập trung
	Từ những hạn chế của cơ chế quản lý vốn phân tán, các ngân hàng hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng và ứng dụng cơ chế quản lý vốn mới để khắc phục những khó khăn và phát huy những điểm mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh và hướng đến hiệu quả chung cao nhất của toàn ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang dần chuyển mình từ quản lý vốn phân tán sang quản lý vốn tập trung. Cơ chế vốn tập trung tuy là có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn còn tồn đọng một số những hạn chế nhất định như: quản lý vốn tập trung có chi phí ứng dụng cao để đảm bảo triển khai đồng bộ tới các chi nhánh ngân hàng toàn hệ thống hay với các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng đều mong muốn sở hữu mạng lưới hoạt động mở rộng, tuy nhiên việc đầu tư phát triển công nghệ để có thể áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi tiềm lực vốn rất lớn, và đó là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng nhỏ có nguồn lực vừa phải.
2.3. Một số những khó khăn khác
	Rủi ro tín dụng: Khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng chính là thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/ mức độ nhất định. Ngoài ra việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa việc lựa chọn khách hàng không kỹ lưỡng, khả năng giám sát của nhân viên tín dụng đối với việc sở hữu khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Việc rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại gặp khó khăn.
	Tiền gửi trung và dài hạn vẫn ở mức thấp: Việc tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cân đối trong tổng nguồn vốn huy động sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp bị cản trở do ngân hàng trung ương không thể đáp ứng, và khó khăn trong việc tài trợ các dự án mang tầm cỡ quốc gia.
Tài liệu tham khảo
- PGS, TS. Đặng Văn Dân (23/01/2019), Cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ của các ngân hàng thương mại: Hạn chế trong triển khai và những đề xuất, 
- PGS, TS. Đặng Văn Dân (14/04/2019), Phát triển cơ chế quản lý vốn với định giá điều chuyển vốn nội bộ của các NHTM Việt Nam, 
- ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (23/12/2017), Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, 
- Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (18/12/2019), Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam, 
- Vietnambiz (26/09/2019), Tỉ lệ an toàn vốn (Capital adequacy ratio - CAR) là gì? Qui định pháp lí về tỉ lệ CAR ở Việt Nam, https://vietnambiz.vn/he-so-an-toan-von-capital-adequacy-ratio-car-la-gi-qui-dinh-phap-li-ve-he-so-car-o-viet-nam-201909241719561.htm
- TS. Vũ Thị Phương Thụy (04/08/2019), Triển khai Hiệp ước Basel II tại Việt Nam và một số giải pháp, 
- Trịnh Ngọc Nam (03/2010), Pháp luật huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại, https://www.tailieudaihoc.com/3doc/275179.html?fbclid=IwAR26-mGR__I04w2KnF-TpZ4JVKHBiaEBFIuidCFQouSZc7nNfo2ubOlOPnA

File đính kèm:

  • docxbai_tap_nhom_bo_mon_ngan_hang_thuong_mai_chu_de_nguon_von_va.docx