Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 7: Hoạt hình nâng cao và kỹ thuật Tracking và Stabilizing với footage

Nội dung

 Tạo chuyển động với các hiệu ứng.

 Áp dụng và chỉnh sửa các preset (thiết lập dựng sẵn) của

hiệu ứng.

 Lưu preset của riêng bạn.

 Tìm hiểu cách thức hoạt động của chức năng chống rung

video (video stabilization) và bắt chuyển động máy ghi hình

(camera tracking).

 Bắt chuyển động máy ghi hình trong không gian 3D.

pdf 55 trang phuongnguyen 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 7: Hoạt hình nâng cao và kỹ thuật Tracking và Stabilizing với footage", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 7: Hoạt hình nâng cao và kỹ thuật Tracking và Stabilizing với footage

Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 7: Hoạt hình nâng cao và kỹ thuật Tracking và Stabilizing với footage
Bài 7: 
Hoạt hình nâng cao và kỹ thuật Tracking và 
Stabilizing với footage 
MUL316_Xử lý kỹ xảo với After Effect 
 Bước đầu làm quen với các kỹ thuật khó hơn trong xử lý kỹ 
xảo. Nắm được những kỹ thuật này là làm chủ được sự biến 
ảo của kỹ xảo After Effect. 
Mục tiêu 
 NỘI DUNG Nội dung 
 Tạo chuyển động với các hiệu ứng. 
 Áp dụng và chỉnh sửa các preset (thiết lập dựng sẵn) của 
hiệu ứng. 
 Lưu preset của riêng bạn. 
 Tìm hiểu cách thức hoạt động của chức năng chống rung 
video (video stabilization) và bắt chuyển động máy ghi hình 
(camera tracking). 
 Bắt chuyển động máy ghi hình trong không gian 3D. 
Tạo chuyển động với các hiệu ứng 
1. Chọn File > Open Project và di chuyển đến thư mục ae09lessons. Tìm 
dự án có tên Animating with Effects.aep và nhấn đúp chuột vào dự án 
này để mở file. 
2. Trong bảng Effects & Presets, nhập shatter. Áp dụng hiệu ứng này cho 
Layer text. 
Tạo chuyển động với các hiệu ứng 
3. Di chuyển playhead tới vị trí 5 frame, thay đổi thuộc tính view thành 
Rendered 
4. Trong bảng Effect Controls, nhấn chuột vào hình tam giác hiển thị bên 
trái nhóm thuộc tính Shape, sau đó điều chỉnh các thiết lập như sau: 
Tạo chuyển động với các hiệu ứng 
5. Nhấn chuột vào hình tam giác hiển thị ở bên trái nhóm thuộc tính 
Force 1 và Force 2, sau đó điều chỉnh thiết lập của chúng để khớp với 
thiết lập dưới đây: 
Tạo chuyển động với các hiệu ứng 
6. Nhấn chuột vào hình tam giác hiển thị ở bên trái nhóm thuộc tính 
Physics, sau đó điều chỉnh thiết lập của nhóm này cho khớp với các 
thiết lập dưới đây: 
7. Lưu file với tên Animating with Effects-working.aep . 
Tạo chuyển động cho các thuộc tính của hiệu ứng 
1. Với file Animating with Effects-working.aep đang mở, hãy di chuyển 
playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. 
2. Trong bảng Effect Controls, tìm đến nhóm thuộc tính Force 1 và nhấn 
vào Time-vary stopwatch đối với thuộc tính Radius. 
3. Di chuyển playhead đến mức 3 giây (0;00;03;00) trên Timeline. Với layer 
Up Next được chọn, bấm U trên bàn phím để hiển thị tất cả các thuộc 
tính được diễn hoạt trên layer này. Trong bảng Effect Controls, thay đổi 
thuộc tính Radius của Force 1 thành 5.00. 
Tạo chuyển động cho các thuộc tính của hiệu ứng 
4. Di chuyển playhead đến mức 4 giây (0;00;04;00) trên Timeline và bấm 
phím N trên bàn phím. 
5. Từ menu pop-up Resolution/Down Sample Factor ở dưới cùng của 
bảng Composition, chọn Quarter. Thao tác như vậy sẽ làm giảm chất 
lượng xem trước của bảng này bằng cách chỉ kết xuất một phần tư 
pixel, nhưng lại tạo ra bản xem trước nhanh hơn. 
Bấm phím J trên bàn phím cho đến khi playhead nằm ở vị trí của 
keyframe Radius đầu tiên. 
Tạo chuyển động cho các thuộc tính của hiệu ứng 
6. Trong bảng Effect Controls, tìm đến nhóm thuộc tính Camera Position 
và xác nhận rằng thuộc tính Y Rotation được thiết lập ở giá trị 0 x 0.0º. 
Sau đó, nhấn chuột vào Time-Vary Stopwatch của thuộc tính trên để 
tạo một keyframe và bật chức năng diễn hoạt. 
7. Bấm phím K trên bàn phím để di chuyển playhead đến vị trí của 
keyframe Radius thứ hai và thay đổi thuộc tính Y Rotation thành 0 x 
80.0º. 
Tạo chuyển động cho các thuộc tính của hiệu ứng 
8. Hãy di chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. 
Trong bảng Effects & Presets, nhập glow vào trường tìm kiếm. Khi hiệu 
ứng Glow (Ánh sáng rực) hiện ra, hãy kéo nó vào layer Up Next trong 
bảng Timeline. 
9. Trong bảng Effect Controls, thiết lập thuộc tính của hiệu ứng Glow 
theo các giá trị sau: 
Tạo chuyển động cho các thuộc tính của hiệu ứng 
Nhấn chuột vào hộp màu cho thuộc tính Color A và trong hộp thoại 
Color A hiện ra, thay đổi giá trị thập lục phân thành FFA200 
Nhấn chuột vào hộp màu cho thuộc tính Color B và trong hộp thoại 
Color B hiện ra, thay đổi giá trị thập lục phân thành FFFF00 
Tạo chuyển động cho các thuộc tính của hiệu ứng 
10. Di chuyển playhead đến mức 15 khung hình (0;00;00;15) trên Timeline. 
Add hiệu ứng Fast Blur vào layer text. 
11. Nhấn chuột vào biểu tượng Time-Vary Stopwatch ở bên cạnh thuộc 
tính Blurriness của hiệu ứng Fast Blur để tạo một keyframe cho thuộc 
tính này. 
Lưu các preset hoạt hình 
Để lưu các preset hoạt hình, bạn chỉ cần chọn effect đó trong bảng Effect 
Controls sau đó chọn menu Animation > Save Animation Preset. 
1. Chọn các hiệu ứng Shatter, Glow và Fast Blur chọn menu Animation > 
Save Animation Preset. 
2. Trong hộp thoại Save Animation Preset As, bạn đổi tên mặc định thành 
Exploding Stardust 
Áp dụng và chỉnh sửa preset của hiệu ứng 
1. Mở file Bad Robot Animated.aep. 
2. Di chuyển tới giây thứ 4. 
3. Nhấn Edit > Split Layer để tách layer. Đổi tên layer trên cùng thành Bad 
Robot-Animation và layer phía dưới thành Bad Robot-Stardust Effect. 
Áp dụng và chỉnh sửa preset của hiệu ứng 
1. Di chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. Trong 
bảng Effects & Presets, nhập stardust, kéo preset của Exploding 
Stardust lên trên layer Bad Robot-Stardust Effect trong bảng Timeline. 
2. Hãy đảm bảo layer Bad Robot-Stardust Effect đã được chọn. Trong 
bảng Effect Controls, tìm đến hiệu ứng Glow. Thay đổi thuộc tính Glow 
Based On thành Alpha Channel. Thao tác này tạo ra ánh sáng rực xung 
quanh các khu vực mờ đục của layer. Lúc này, vấn đề xảy ra là hiệu ứng 
trên lấn át mọi thứ; để chỉnh sửa tình trạng này, hãy thay đổi thuộc tính 
Glow Operation thành Normal. 
Áp dụng và chỉnh sửa preset của hiệu ứng 
1. Di chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. Trong 
bảng Effects & Presets, nhập stardust, kéo preset của Exploding 
Stardust lên trên layer Bad Robot-Stardust Effect trong bảng Timeline. 
2. Hãy đảm bảo layer Bad Robot-Stardust Effect đã được chọn. Trong 
bảng Effect Controls, tìm đến hiệu ứng Glow. Thay đổi thuộc tính Glow 
Based On thành Alpha Channel. Thao tác này tạo ra ánh sáng rực xung 
quanh các khu vực mờ đục của layer. Lúc này, vấn đề xảy ra là hiệu ứng 
trên lấn át mọi thứ; để chỉnh sửa tình trạng này, hãy thay đổi thuộc tính 
Glow Operation thành Normal. Lưu file với tên Bad Robot Animated 
Logo-working.aep 
Đảo ngược thời gian của layer 
1. Với file Bad Robot Animated Logo-working.aep vẫn đang mở, nhấn 
chuột vào layer Bad Robot-Stardust Effect để chọn layer này. 
2. Chọn Layer > Time > Time-Reverse Layer. Thao tác này sẽ hoán đổi 
(swap) điểm Vào (In) và Ra (Out) của layer, cho phép nó phát từ điểm 
đầu đến điểm cuối. 
3. Với layer Bad Robot-Stardust Effect được chọn, bấm phím P trên bàn 
phím để hiển thị thuộc tính Position. Thay đổi giá trị cho Position thành 
396.0, 240.0. 
Đảo ngược thời gian của layer 
4. Với Bad Robot-Stardust Effect được chọn, bấm chữ E trên bàn phím. 
Thao tác này sẽ hiển thị các hiệu ứng của layer trong bảng Timeline. 
5. Di chuyển playhead đến mức 3 giây (0;00;03;00) trên Timeline, sau đó 
nhấn chuột vào hình tam giác hiển thị đối với hiệu ứng Glow. Nhấn 
chuột vào biểu tượng Time-vary stopwatch đối với thuộc tính Glow 
Intensity để bật chức năng diễn hoạt và tạo một keyframe cho giá trị 
2.0 hiện tại. 
6. Di chuyển playhead đến mức 4 giây (0;00;04;00) trên Timeline và thay 
đổi giá trị của thuộc tính Glow Intensity thành 0.0. 
7. Xem trước đoạn chuyển động, sau đó lưu file. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
• Để mang lại một giải pháp khác cho việc tạo chuyển động và có lẽ thiên 
về trực giác nhiều hơn, After Effects cung cấp tính năng Motion Sketch 
(Phác thảo chuyển động). 
• Motion Sketch cho phép người dùng vẽ đường path chuyển động trên 
màn hình và áp dụng chúng cho các đối tượng trong Timeline. Đây có 
thể là cách nhanh chóng và dễ dàng để tạo ra một chuyển động tự 
nhiên và tự do. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
1. Mở file Empire of the Ants.aep. 
2. Di chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. Chọn 
layer ant, nhấn P trên bàn phím để hiển thị thuộc tính Position của 
layer, sau đó thay đổi các giá trị của layer này thành -95.0, 530. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
1. Chọn Window > Motion Sketch để hiển thị bảng Motion Sketch. Bảng 
này mở ra ở góc phải bên dưới của không gian làm việc Standard. 
2. Điều chỉnh bảng Motion Sketch khớp với các thuộc tính sau 
Nhấn nút Start Capture ở dưới cùng của bảng. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
3. Đặt con trỏ của bạn (lúc này trông giống hình chữ thập mảnh) ở gần 
điểm neo của layer ant. Nhấn chuột và kéo con trỏ xuyên qua màn 
hình về phía góc phải bên trên, sau đó làm một vòng lặp quanh đó 
như thể đang tạo một hình số 8 lớn. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
4. Khi bạn vẽ đường path chuyển động của layer trên màn hình, Motion 
Sketch sẽ thêm keyframe vào thuộc tính Position. Bạn có thể có tổng 
số keyframe rất khác nhau và thời lượng diễn hoạt khác nhau so với 
hình bên dưới. Số lượng keyframe và thời lượng diễn hoạt tùy thuộc 
vào thời gian bạn vẽ đường path chuyển động. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
Điều khiển hướng của layer 
1. Với layer ant đã được đánh dấu, giữ phím Shift và bấm phím R trên 
bàn phím để thuộc tính Rotation hiển thị cùng với thuộc tính Position. 
2. Đặt con trỏ của bạn ở phía trên giá trị thuộc tính, đồng thời sử dụng 
thanh trượt văn bản để thay đổi thao tác xoay của layer cho tới khi chú 
kiến hướng mặt về phía đường path chuyển động. Ở hình minh họa 
bên dưới, giá trị được dùng là 0x+57.0 nhưng giá trị cụ thể của bạn sẽ 
khác, khi đường path chỉ hướng của bạn thay đổi. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
Điều khiển hướng của layer 
3. Với layer ant vẫn đang được chọn, bạn chọn Layer > Transform > 
Auto-Orient để mở hộp thoại Auto Orient. Nhấn nút chọn kế bên 
Orient Along Path (Định hướng theo đường path) để bật tùy chọn này, 
sau đó nhấn OK. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
Sử dụng bảng Smoother để làm mềm chuyển động 
1. Chọn Window > Workspace > Animation để chuyển sang không gian 
làm việc được thiết kế nhằm trợ giúp trong các tác vụ tạo chuyển 
động. 
2. Trong bảng Timeline, nhấn chuột vào thuộc tính Position của layer ant. 
Thao tác nhấn chuột vào bất kỳ tên thuộc tính nào đều sẽ chọn đồng 
thời tất cả các keyframe của thuộc tính đó. Để sử dụng bảng Smoother, 
bạn phải chọn ít nhất 3 keyframe. 
Sử dụng bảng Motion Sketch để bắt chuyển động 
Sử dụng bảng Smoother để làm mềm chuyển động 
3. Trong bảng Smoother, thiết lập thuộc tính Tolerance thành 8, sau đó 
nhấn nút Apply để tạo đường path mượt mà hơn. 
4. Xem trước đoạn hoạt hình sau đó lưu file 
Sử dụng bảng Wiggler để thêm chuyển động rung mạnh 
1. Với dự án Empire of the Ants-working vẫn đang mở và composition 
Empire Promo đang hoạt động, nhấn đúp chuột vào composition 
Empire of the Ants trong bảng Project để mở composition này. 
2. Chọn 2 layer layer 1 (EMPIRE) layer 4 (ANTS), nhấn U để hiển thị các 
keyframe của layer. 
3. Di chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline và 
chuyển sang không gian làm việc Animation. 
4. Nhấn chuột vào thuộc tính Position của layer EMPIRE và trong bảng 
Wiggler thiết lập như sau: 
Sử dụng bảng Wiggler để thêm chuyển động rung mạnh 
5. Nhấn chuột vào thuộc tính Position của layer ANTS để đánh dấu toàn 
bộ các keyframe của layer này. Bảng Wiggler duy trì những thiết lập đã 
được sử dụng trước đó. Nhấn Apply. 
6. Nhấn đúp chuột vào composition Empire Promo trong bảng Project để 
kích hoạt composition này trong hai bảng Timeline và Composition. 
Xem trước composition này theo RAM. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
1. Mở file Using Easy Easing.aep 
2. Di chuyển playhead đến mức 2 giây 15 khung hình (0;00;02;15) trên 
Timeline, chọn layer Ball, nhấn phím U để hiện những keyframe được 
diễn hoạt. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
3. Trong bảng Composition, nhấn chuột phải vào keyframe thứ hai; đây là 
keyframe mà tại đây, quả bóng sẽ kết nối với hình vẽ đồ họa mặt sàn. 
Trong menu hiện ra, hãy chọn Keyframe Interpolation (Phép nội suy 
keyframe) để mở một hộp thoại cho phép bạn điều khiển phép nội suy 
theo thời gian lẫn không gian. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
4. Trong hộp thoại Keyframe Interpolation, hãy thay đổi menu xổ xuống 
Spatial Interpolation thành Linear và nhấn OK. Hình dạng của đường 
path chuyển động sẽ thay đổi để trông giống hai đường cong hướng 
mặt lên phía trên. 
5. Lưu file với tên Using Easy Easing-working.aep để thực hành cho bài 
học sau. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
Thêm easing vào các keyframe 
1. Di chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. 
2. Trong bảng Timeline, nhấn chuột phải vào keyframe đầu tiên của 
thuộc tính Position và chọn Keyframe Assistant > Easy Ease Out từ 
menu hiện ra. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
Thêm easing vào các keyframe 
3. Nhấn chuột phải vào keyframe cuối cùng và chọn Keyframe Assistant 
> Easy Ease In từ menu. Thao tác này sẽ tạo ra hiệu ứng giảm tốc khi 
quả bóng nảy ra xa khỏi điểm tiếp xúc với mặt sàn. 
4. Xem trước đoạn hoạt hình và lưu file. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
Sử dụng tính năng ép lại và kéo dãn để cải tiến đoạn hoạt hình 
1. Với dự án Using Easy Easing-working vẫn đang mở, hãy di chuyển 
playhead đến mức 2 giây 15 khung hình (0;00;02;15) 
2. Với layer ball được chọn, giữ Shift và nhấn phím S để hiển thị thuộc 
tính Scale. Sau đó, bấm phím Page Up trên bàn phím. Thao tác này sẽ 
di chuyển playhead trở về một khung hình, tức về mức 2 giây 14 
khung hình (0;00;02;14) của Timeline. Tiếp đến, bạn nhấn vào biểu 
tượng Time-Vary Stopwatch. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
Sử dụng tính năng ép lại và kéo dãn để cải tiến đoạn hoạt hình 
3. Bấm phím Page Down trên bàn phím để trở về vị trí 2 giây 15 khung 
hình (0;00;02;15) của Timeline. 
4. Tắt nút chuyển Constrain Proportions ( ) ở bên trái các giá trị của 
thuộc tính Scale. Thay đổi các giá trị của thuộc tính thành 120.0%, 
90.0%. Thao tác này sẽ làm cho quả bóng hình cầu có dạng giống 
hình elip hơn. 
Tạo chuyển động tăng tốc và giảm tốc bằng Easy Easing 
Sử dụng tính năng ép lại và kéo dãn để cải tiến đoạn hoạt hình 
5. Nhấn 5 lần phím Page Down trên bàn phím để di chuyển đến mức 2 
giây 20 khung hình (0;00;02;20) trên Timeline. Thay đổi các giá trị 
thuộc tính của Scale thành 100.0%, 100.0% để khôi phục hình dạng 
gốc của quả bóng. 
6. Bật nút chuyển Motion Blur của layer ball, sau đó nhấn nút chuyển 
Enable Motion Blur ở trên cùng bảng Timeline để xem trước hiệu ứng 
nhòe chuyển động trong composition. 
Diễn hoạt với Graph Editor 
1. Mở file Creating Acceleration with the Graph Editor.aep. 
2. Nhấn chuột vào layer thứ hai có tên Rocket để chọn layer này, sau đó 
bấm chữ U trên bàn phím để hiển thị các thuộc tính được diễn hoạt. 
Diễn hoạt với Graph Editor 
3. Nhấn vào nút chuyển Graph Editor ở trên cùng của bảng Timeline, 
nhằm thay đổi chế độ thanh layer mặc định của bảng này đối với chế 
độ xem Graph Editor. 
Diễn hoạt với Graph Editor 
4. Nhấn chuột vào keyframe đầu tiên, giữ phím Shift trên bàn phím và 
kéo keyframe đến vị trí 0 px/sec (0 điểm ảnh/giây) trên đồ thị giá trị. 
Diễn hoạt với Graph Editor 
5. Nhấn chuột vào keyframe thứ hai, giữ phím Shift trên bàn phím và kéo 
keyframe đến vị trí 600 px/sec trên đồ thị giá trị. 
Diễn hoạt với Graph Editor 
6. Lúc này, các keyframe đã ở đúng vị trí để tạo hiệu ứng tăng tốc mà bạn 
muốn. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh độ cong của đường đồ thị sao 
cho tên lửa có tốc độ nhanh hơn khi vươn lên bầu trời. Nhấn chuột vào 
tay nắm điều hướng của keyframe thứ hai và kéo keyframe này về phía 
bên trái, cho đến khi đường đồ thị giống với đường bên dưới. 
Áp dụng kỹ thuật bắt chuyển động và 
chống rung cho footage 
Sử dụng Warp Stabilize 
1. Mở file Using the Warp Stabilizer.aep. 
2. Trong bảng Project, tìm file Park Scene-Shaky, sau đó kéo file này vào 
nút Create a new Composition ở dưới cùng của bảng. 
3. Chọn File > Save As và di chuyển đến thư mục ae10lessons. Đổi tên dự 
án thành Using the Warp Stabilizer-working.aep và nhấn Save. 
4. Trong bảng Project, composition mới có tên Park Scene-Shaky đã được 
tạo bên trong thư mục video cùng với clip video. Nhấn chuột vào 
composition và kéo nó ra ngoài thư mục. 
Sử dụng Warp Stabilize 
5. Với layer video được chọn, hãy chọn Animation > Warp Stabilizer. 
6. Xem trước đoạn video sau đó lưu file 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
1. Mờ file 3D Camera Tracker.aep sau đó lưu với tên Using the 3D 
Camera Tracker-working.aep 
2. Nhấn đúp chuột vào composition On Education trong bảng Project để 
kích hoạt composition này trong bảng Timeline và bảng Composition. 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
3. Trong bảng Timeline, nhấn chuột vào layer video để đánh dấu layer 
này, sau đó chọn Animation > Track Camera. 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
3. Trong bảng Timeline, nhấn chuột vào layer video để đánh dấu layer 
này, sau đó chọn Animation > Track Camera. 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
Gắn các layer 3D vào các điểm bắt chuyển động 
1. Với file Using the 3D Camera Tracker-working.aep đang mở, hãy di 
chuyển playhead đến điểm khởi đầu (0;00;00;00) của Timeline. 
2. Trong bảng Composition, nhấn chuột phải vào một trong các điểm bắt 
chuyển động nằm ở ngoài cùng bên trái và chọn Create Null and 
Camera từ menu hiện ra. 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
Gắn các layer 3D vào các điểm bắt chuyển động 
3. Trong bảng Timeline, tìm tới layer có tên Quote 1 và bỏ ẩn layer đó. 
Sau đó, nhấn chuột vào nút chuyển 3D của layer để chuyển từ layer hai 
chiều thành ba chiều. 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
Gắn các layer 3D vào các điểm bắt chuyển động 
4. Nhấn giữ Shift trên bàn phím, sau đó nhấn chuột vào menu xổ xuống 
Parent của layer Quote 1, tiếp đến chọn Track Null 1 để đặt layer này 
làm layer mẹ của layer dạng Null mà bạn đã tạo ở bước vừa rồi. 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
Gắn các layer 3D vào các điểm bắt chuyển động 
5. Chọn layer Quote 1, nhấn S để hiện thuộc tính Scale, sau đó thay đổi 
thuộc tính này về 50 
Sử dụng 3D Camera Tracker 
Gắn các layer 3D vào các điểm bắt chuyển động 
6. Trong bảng Timeline, nhấn chuột phải vào layer Track Null 1 và chọn 
Rename từ menu hiện ra. Đổi tên của layer Null thành Quote 1 Tracker. 
7. Lưu file 
 NỘI DUNG Tổng kết 
 Tạo chuyển động với các hiệu ứng. 
 Áp dụng và chỉnh sửa các preset (thiết lập dựng sẵn) của 
hiệu ứng. 
 Lưu preset của riêng bạn. 
 Tìm hiểu cách thức hoạt động của chức năng chống rung 
video (video stabilization) và bắt chuyển động máy ghi hình 
(camera tracking). 
 Bắt chuyển động máy ghi hình trong không gian 3D. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xu_ly_ky_xao_voi_after_effect_bai_7_hoat_hinh_nang.pdf