Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 5: Làm việc với đối tượng văn bản và âm thanh

Nội dung

• Tạo và chỉnh sửa văn bản

• Tạo và lưu hoạt hình văn bản

• Áp dụng và thay đổi các preset hoạt hình văn bản

• Tạo và diễn hoạt văn bản dọc theo đường path mặt nạ

• Lặp các file âm thanh

• Diễn hoạt âm lượng của file âm thanh

• Sử dụng Timeline marker để thiết lập các điểm đồng bộ âm

thanh

• Thêm hiệu ứng cho các layer âm thanh

pdf 59 trang phuongnguyen 11500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 5: Làm việc với đối tượng văn bản và âm thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 5: Làm việc với đối tượng văn bản và âm thanh

Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 5: Làm việc với đối tượng văn bản và âm thanh
Bài 5: 
Làm việc với đối tượng văn bản và âm thanh 
MUL316_Xử lý kỹ xảo với After Effect 
• Văn bản vẫn luôn là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải các 
ý tưởng ngay cả trong thời đại của phim ảnh và video ngay 
cả khi chúng ta đang ở trong thời đại của phim ảnh và video. 
Các tính năng hoạt hình trong After Effects biến phần mềm 
này trở thành một ứng dụng vô cùng mạnh mẽ để làm việc 
với văn bản. Trong bài học này, bạn sẽ tìm hiểu về các kiểu 
văn bản khác nhau và cách làm việc với từng kiểu văn bản. 
• Khi làm việc trong After Effects, âm thanh có thể là yếu tố bị 
coi nhẹ nhưng đây lại là một thành phần không thể thiếu đối 
với tác phẩm của bạn. Bạn có thể sử dụng âm thanh như một 
sự bổ trợ hoặc như một nhân tố thúc đẩy cho hoạt hình. 
Mục tiêu 
 NỘI DUNG Nội dung 
• Tạo và chỉnh sửa văn bản 
• Tạo và lưu hoạt hình văn bản 
• Áp dụng và thay đổi các preset hoạt hình văn bản 
• Tạo và diễn hoạt văn bản dọc theo đường path mặt nạ 
• Lặp các file âm thanh 
• Diễn hoạt âm lượng của file âm thanh 
• Sử dụng Timeline marker để thiết lập các điểm đồng bộ âm 
thanh 
• Thêm hiệu ứng cho các layer âm thanh 
Tạo văn bản 
• Việc tạo và chỉnh sửa văn bản trong After Effects rất giống với tạo văn 
bản trong các ứng dụng thiết kế như Adobe Photoshop hay Illustrator. 
• Bạn có thể điều chỉnh hầu hết các thuộc tính của văn bản mà bạn biết 
như font, style (kiểu chữ), kích cỡ (size), leading (khoảng cách dòng), 
tracking (độ rộng chữ), kerning (khoảng cách giữa hai ký tự). 
• Trong After Effects có hai loại văn bản bạn có thể tạo đó là văn bản theo 
điểm (point text) và văn bản đoạn văn (paragraph text). 
Tạo văn bản 
1. Tạo dự án mới, đặt tên là Jabberwocky. Trong menu preset chọn 
NTSC DV và thiết lập khoảng thời gian của video (duration) bằng 10 
giây (00;00;10;00). Thiết lập màu nền (background color) thành màu 
đen (R:0, G:0, B:0). 
2. Chọn Title/Action Safe để hiển thị các đường canh lề Title-Safe và 
Action-Safe. 
Tạo văn bản 
3. Nhấn vào công cụ Horizontal Type (chữ nằm ngang) trong bảng Tools 
để kích hoạt công cụ này. 
4. Trong bảng Character và Paragraph như thiết các giá trị khớp với 
những giá trị trong hình dưới đây. 
Tạo văn bản 
5. Trong bảng Composition, nhấn vào kéo chuột từ góc trên cùng bên 
trái tới góc dưới cùng bên phải bên trong khoảng lề Title-Safe để tạo 
ra một khung văn bản. 
6. Nhập đoạn văn bản sau: 
Beware the Jabberwock, my son! 
The jaws that bite, the claws that catch! 
Lewis Carroll (1832–1898) 
Các tùy chọn của bảng Character và Paragraph 
Các tùy chọn của bảng Character 
• Font family (hệ font): chính xác hơn về kỹ thuật, thuộc tính này được gọi là typeface 
(mặt chữ), đây là một tập các ký tự, chữ số và biểu tượng (symbol). 
• Font style (kiểu font): Biến thể của một typeface thường được thay đổi các thuộc tính 
như độ đậm ký tự hay hướng xoay. 
• Leading (khoảng cách dòng): thiết lập khoảng cách giữa các dòng văn bản khác nhau. 
• Kerning (khoảng cách ký tự): thiết lập khoảng cách giữa các cặp ký tự. 
• Tracking: thiết lập khoảng cách chữ 
• Stroke width (Độ đậm nét): Xác định độ dày của đường viền xung quanh văn bản. 
• Vertical scale (Tỷ lệ chiều dọc): Thiết lập tỷ lệ kích cỡ chiều dọc trên các ký tự văn bản. 
Thiết lập này không ảnh hưởng tới kích cỡ font. 
• Horizontal scale (Tỷ lệ chiều ngang): Thiết lập tỷ kích cỡ chiều ngang trên các ký tự 
văn bản. Thiết lập này không ảnh hưởng tới kích cỡ font. 
• Baseline shift (độ dịch đường cơ sở): Thiết lập này xác định độ dịch để di chuyển văn 
bản lên trên hoặc xuống dưới đường cơ sở. 
• Tsume: Giảm khoảng cách bên trái và bên phải của một ký tự được chọn bằng một tỷ lệ 
phần trăm xác định. 
Các tùy chọn của bảng Character và Paragraph 
Các tùy chọn của bảng Paragraph 
• Paragraph alignment (căn chỉnh đoạn văn): thuộc tính này thiết lập kiểu căn 
chỉnh của tất cả các dòng trong đoạn văn. 
• Left margin (khoảng lề trái): Thiết lập khoảng cách lùi văn bản tính từ phía bên 
trái của ô văn bản. 
• Right margin (khoảng lề phải): Thiết lập khoảng cách lùi văn bản tính từ phía bên 
phải của ô văn bản. 
• Space before paragraph (khoảng cách phía trước đoạn văn): Thiết lập khoảng 
cách giữa đoạn văn bản được áp dụng thiết lập này và đoạn văn bản ngay trước nó. 
• Space after paragraph (khoảng cách phía sau đoạn văn): Thiết lập khoảng cách 
giữa đoạn văn bản được áp dụng thiết lập này và đoạn văn bản ngay sau nó. 
• First line indent (khoảng lùi đầu dòng của dòng đầu tiên): Thiết lập khoảng lùi 
đầu dòng chỉ áp dụng cho dòng đầu tiên của đoạn văn. Điều này tương tự như 
trong các chương trình soạn thảo văn bản khi bạn nhấn tạo dòng đầu tiên. 
Các tùy chọn của bảng Character và Paragraph 
1. Với file Jabberwocky vẫn đang mở, kích hoạt đoạn văn bản trong bảng 
Composition . 
2. Trong bảng Character, điều chỉnh các thuộc tính font size (kích cỡ 
font), leading và tracking như sau: 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
1. Với file Jabberwocky vẫn đang mở và công cụ Selection được kích 
hoạt, nhấn đúp vào tên của layer văn bản trong bảng Timeline để chọn 
layer này. 
2. Nhấn đúp vào từ Jabberwock, thiết lập như hình bên dưới: 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
3. Với công cụ Type vẫn đang được kích hoạt, nhấn vào khoảng trống 
giữa ký tự r và ký tự w trong từ Jabberwock. Nhấn vào giá trị Kerning 
trong bảng Character và nhập 70. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
4. Bôi đen chọn ký tự B trong từ Beware thay đổi thuộc tính font size 
thành 80, thay đổi giá trị baseline shift bằng -28. Nhấn một lần vào 
khoảng cách giữa ký tự B và e rồi thay đổi giá trị kerning bằng -40. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
5. Nhấn chuột để đặt con trỏ vào trước chữ s của từ son!. Tiếp theo nhấn 
phím Tab trên bàn phím hai lần để di chuyển từ son. Từ son vẫn hơi 
gần chữ B, nhấn phím cách (spacebar) hai lần để di chuyển từ này sang 
phải một chút. 
Thay đổi giá trị kerning bằng -80; thiết lập này di chuyển từ son về bên 
trái và giúp nó thẳng hàng hơn với phần còn lại của từ Beware. Nhấn 
chuột ba lần vào từ son để chọn toàn bộ dòng đầu tiên sau đó thay 
đổi giá trị leading (khoảng cách dòng) bằng 40. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
6. Chọn từ jaws và thay đổi kích cỡ font bằng 70, sau đó điều chỉnh 
thuộc tính baseline shift bằng -10. Chọn từ claws sau đó thiết lập 
thuộc tính font size và baseline shift giống như giá trị jaws. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
7. Chọn từ bite và thay đổi thuộc tính font size của nó bằng 50, sau đó 
thực hiện tương tự với từ catch. Tiếp theo chọn dấu chấm than ở 
cuối đoạn thơ và thay đổi kích cỡ font của nó bằng 150. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
8. Nhấn vào khoảng cách ngay trước dấu chấm than và thay đổi giá trị 
kerning bằng 650. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
9. Nhấn bốn lần liên tiếp vào chữ jaws để chọn toàn bộ đoạn văn thứ 
hai chứa từ jaws và thay đổi thuộc tính leading bằng 60. 
Định dạng các ký tự riêng lẻ 
10. Chọn đoạn văn bản cuối cùng, thay đổi font size thành 20, và trong 
bảng Paragraph thay đổi thuộc tính alignment thành Right, và Space 
Before Paragraph bằng 10. 
11. Lưu file. 
Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản 
1. Chọn layer Jabberwocky trong Timeline, nhấn vào nút tam giác ở bên 
trái để hiển thị thuộc tính Text và Transform. 
2. Nhấn vào nút tam giác ở bên phải nhãn Animate và từ danh sách 
xuất hiện, chọn Position để thêm một nhóm animator cho layer. 
Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản 
3. Kích hoạt tùy chọn Per-Character 3D để thiết lập không gian 3 chiều. 
4. Thay đổi giá trị tọa độ Z (giá trị Position thứ ba) bằng -800. 
Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản 
5. Nhấn vào nút tam giác bên trái Range Selector 1 để hiển thị các 
thuộc tính của selector này. 
6. Tại vị trí bắt đầu của Timeline (0;00;00;00) tạo một keyframe mới tại 
thuộc tính Start của Range Selector. 
Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản 
7. Di chuyển playhead tới vị trí giây thứ 4 (0;00;04;00) của Timeline và 
thay đổi giá trị của thuộc tính Start bằng 100%. 
8. Nhấn vào nút tam giác bên phải menu Add và chọn Property > 
Opacity từ danh sách xuất hiện. 
Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản 
9. Thay đổi giá trị Opactity bằng 0 và xem trước hoạt hình để quan sát 
kết quả. 
10. Thêm thuộc tính Scale và thay đổi một trong ba giá trị tỷ lệ thành 
1000. Quan sát đoạn hoạt hình sau đó lưu file. 
Tìm hiểu về Text Tanimator: các thuộc tính văn bản 
• Anchor Point (Điểm neo): thiết lập điểm neo cho các ký tự; đây là 
điểm trung tâm của tất cả các phép biến đổi. 
• Position (vị trí): Xác định vị trí tọa độ X và Y của văn bản so với kích 
thước của tác phẩm. Vị trí tọa độ Z được cho phép khi bạn kích hoạt 
tính năng per-character 3D. 
• Scale (tỷ lệ): Xác định tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc của các ký tự. 
• Skew (xô nghiêng): làm biến dạng văn bản bằng cách xoay các ký tự 
riêng lẻ. 
• Rotation, X Rotation, Y Rotation, Z Rotation: Thiết lập góc xoay của 
ký tự. Đây không phải là góc xoay của khung văn bản; thay vào đó 
mỗi ký tự trên layer văn bản nhận góc xoay riêng của mình. Nếu kích 
hoạt tính năng per-character 3D, bạn có thể thiết lập giá trị góc xoay 
riêng cho từng trục tọa độ. 
• All Transform Properties: Được dùng để thêm đồng thời tất cả các 
thuộc tính biến đổi vào nhóm animator. 
Tìm hiểu về Text Tanimator: các thuộc tính văn bản 
• Line Anchor (Điểm neo của dòng): Xác định điểm làm mốc căn chỉnh để 
xác định khoảng cách giữa các chữ (tracking) trên một dòng văn bản. Giá 
trị 0% là căn bên trái, 50% tương ứng với căn giữa và 100% tương ứng với 
căn phải. 
• Line Spacing (khoảng cách dòng): Xác định giá trị leading (khoảng cách 
giữa các dòng). 
• Character Offset (độ dịch ký tự): Xác định độ dịch của các ký tự trong 
layer văn bản. Bạn có thể sử dụng thuộc tính này để thay đổi các ký tự 
trong một layer văn bản để tạo ra các từ ngẫu nhiên. 
• Character Value (giá trị ký tự): Thay thế tất cả các ký tự trong một từ 
bằng ký tự có giá trị bằng giá trị được chọn. Bạn có thể sử dụng thuộc 
tính này để thay thế các ký tự trong một layer văn bản để tạo thành các 
nhóm có cùng một ký tự. 
• Character Range (Dải ký tự): Thuộc tính này xuất hiện khi bạn thêm 
thuộc tính Character Offset hoặc Character Value cho một layer. Thuộc 
tính này xác định giới hạn những thay đổi ký tự mà thuộc tính Character 
Offset và Character Value gây ra. 
• Blur (độ nhòe): Thiết lập tổng lượng giá trị làm nhòe Gaussian được 
thêm vào các ký tự. 
Tìm hiểu về Text Tanimator: các thuộc tính Range Selector 
• Start và End: Điểm bắt đầu và kết thúc của Range Selector. 
• Offset (độ dịch): Khoảng dịch từ vị trí hiện tại của các điểm Start và 
End của Range Selector. 
• Shape (hình dạng): Thiết lập cách thức lựa chọn ký tự nằm giữa điểm 
Start và End của Range Selector. 
• Mode: Tạo ra hiệu ứng tương tự như cách kết hợp của nhiều mặt nạ 
khi bạn áp dụng một thuộc tính mask mode (chế độ mặt nạ). 
Amount: Điều khiển mức độ tác động của một trình điều khiển hoạt 
hình và thiết lập mức ảnh hưởng do các thuộc tính của trình điều 
khiển hoạt hình tác động lên dải ký tự. 
• Units và Based On: Đơn vị của các thuộc tính Start, End và Offset. 
• Smoothness: Thiết lập thời lượng hoạt hình diễn ra để chuyển đổi từ 
một ký tự này sang ký tự khác; giá trị càng cao, hiệu ứng chuyển đổi 
càng mượt. 
Tìm hiểu về Text Tanimator: Range Selector Properties 
• Ease High và Ease Low (di chuyển nhanh dần và di chuyển chậm 
dần): Được sử dụng để tạo cảm giác tăng tốc hoặc giảm tốc khi diễn 
hoạt với các trình điều khiển hoạt hình văn bản. 
• Random Order (thứ tự ngẫn nhiên): Chọn ngẫu nhiên thứ tự áp 
dụng thuộc tính cho các ký tự do Range Selector xác định. 
• Random Seed: Tùy chọn này chỉ xuất hiện khi bạn cho phép thuộc 
tính Randomize Order. Thuộc tính này được dùng để thiết lập thứ tự 
ngẫu nhiên của một Range Selector khi tùy chọn Randomize Order 
được thiết lập bằng On và nó rất hữu dụng khi kết hợp nhiều Range 
Selector trong một nhóm animator. 
Lưu trình điều khiển hoạt hình thành preset 
1. Chọn Animator nhấn Enter đổi tên thành Fade-Fly In. Chọn 
Animaton > Save Animation Preset để mở hộp thoại Save 
Animation Preset as. Đổi lại tên của preset thành Fade-Fly In. 
2. Bây giờ bạn có thể truy cập preset vừa lưu thông qua bảng Effects & 
Presets trong menu Animation Presets > User Preset. 
3. Lưu file. 
Làm việc với các preset hoạt hình 
 Để tăng tốc độ hoạt hình văn bản (text animator), After Effects cung 
cấp rất nhiều hiệu ứng hoạt hình dựng sẵn dành cho văn bản. 
 Bạn có thể tìm thấy những preset hoạt hình văn bản này trong bảng 
Effects & Presets hoặc duyệt qua chúng trong Adobe Bridge. 
 Tất cả các preset hoạt hình trong After Effects hoàn toàn có thể chỉnh 
sửa. 
 Điều này cho phép bạn áp dụng cũng như chỉnh sửa những hiệu ứng 
hoạt hình này để phù hợp với dự án cụ thể của mình. 
Duyệt và áp dụng các preset hoạt hình văn bản 
1. Mở file Albert Einstein.aep trong thư mục Lesson 6. 
2. Di chuyển Timeline về vị trí bắt đầu, trong bảng Effects & Presets, 
chọn Browse Presets. Thao tác này sẽ khởi động Bridge và tự động 
đưa bạn tới thư mục Presets. 
Duyệt và áp dụng các preset hoạt hình văn bản 
3. Trong Bridge, trong thư mục Presets, nhấn đúp vào thư mục Text > 
Animate In > nhấn đúp Random Word Shuffle In.ffx. 
4. Lưu file 
Điều chỉnh các preset hoạt hình 
1. Với file Albert Einstein_working.aep nhấn và giữ Ctrl Windows sau đó 
nhấn vào nút tam giác nằm cạnh tên của layer để hiển thị tất cả các 
thuộc tính của layer cùng một lúc. Tìm tới thuộc tính Animator 1 bên 
dưới thuộc tính Text. 
2. Thay đổi giá trị X của thuộc tính Position bằng 1900. Bên dưới các 
thuộc tính Advanced (thuộc tính nâng cao) của bộ chọn dải Range 
Selector 1, thay đổi thuộc tính Based On thành lines. 
Điều chỉnh các preset hoạt hình 
3. Di chuyển playhead tới vị trí giây thứ 2 (0;00;02;00) của Timeline. 
Nhấn vào keyframe thứ hai của thuộc tính Offset để chọn nó. Giữ 
phím Shift và kéo keyframe này về phía playhead. 
Điều chỉnh các preset hoạt hình 
4. Di chuyển đầu phát tới vị trí giây thứ 4 (0;00;04;00), tại thuộc tính 
offset thêm một keyframe mới. 
5. nhấn phím O trên bàn phím để di chuyển playhead tới điểm kết 
thúc của layer 1. Copy keyframe đầu tiên sau đó pase vào vị trí 
điểm kết thúc. 
Điều chỉnh các preset hoạt hình 
6. Di chuyển playhead tới vị trí bắt đầu của Timeline, tạo thêm một 
keyframe mới tại thuộc tính Position. 
7. Di chuyển playhead đến giây thứ 2, tạo thêm một keyframe mới. 
8. Di chuyển playhead đến giây thứ 4, thay đổi giá trị X của thuộc 
tính Position bằng -1900. 
Điều chỉnh các preset hoạt hình 
9. Đổi tên Animator 1 thành Enter LeftExit Right. 
10. Lưu Preset hoạt hình này chọn Animation > Save Animation Preset 
để mở hộp thoại Save Animation Preset As. Thay đổi tên của 
preset thành Enter Left-Exit Right. 
11. Lưu file. 
Tạo các trình điều khiển hoạt hình văn bản tùy chỉnh 
Tạo hiệu ứng máy đánh chữ 
1. Mở file Creating a Typewriter Effect.aep. 
2. Chọn layer văn bản, thêm hiệu ứng Opacity trong nhãn Animator. 
Thiết lập Opacity = 0%. 
3. Tại thời điểm bắt đầu thêm một keyframe mới tại giá trị Start. 
4. Di chuyển Playhead đến giây thứ 5, thay đổi giá trị Start= 100% 
Tạo các trình điều khiển hoạt hình văn bản tùy chỉnh 
Tạo hiệu ứng máy đánh chữ 
5. Nhấn vào nút tam giác bên trái nhóm thuộc tính Advanced của bộ 
chọn dải Range Selector 1. Thay đổi giá trị thuộc tính Smoothness 
bằng 0%. 
6. Đổi tên Animator 1 thành Typewritter. 
7. Lưu thành Preset. Lưu file 
Tạo các trình điều khiển hoạt hình văn bản tùy chỉnh 
Tạo hiệu ứng blur-in 
1. Mở file Creating a Blur in Effect.aep. 
2. Chọn layer văn bản, thêm hiệu ứng Blur trong nhãn Animator. Nhấn 
vào biểu tượng Chain Link (liên kết mắt xích) để bỏ tùy chọn 
Constrain Proportions (ràng buộc tỷ lệ) và thiết lập giá trị horizontal 
blur bằng 100. Sau đó nhấn vào nút tam giác bên trái tên của bộ 
chọn dải Range Selector 1 để quan sát các thuộc tính của bộ chọn 
dải này. 
Tạo các trình điều khiển hoạt hình văn bản tùy chỉnh 
Tạo hiệu ứng blur-in 
3. Tại vị trí bắt đầu, thêm một Keyframe tại thuộc tính Start. 
4. Di chuyển Playhead đến giây thứ 5, thay đổi thuộc tính Start = 100%. 
5. Nhấn vào nút tam giác bên trái nhóm thuộc tính Advanced. Thay đổi 
giá trị thuộc tính Randomize Order thành On 
Tạo các trình điều khiển hoạt hình văn bản tùy chỉnh 
Tạo hiệu ứng blur-in 
6. Đổi tên Animator 1 thành Blur In. 
7. Lưu thành Preset. 
8. Lưu file. 
Tạo văn bản trên một đường path 
• Reverse Path (đường path nghịch đảo): Bạn sử dụng thuộc tính này 
để đảo ngược chiều của một đường path. 
• Perpendicular To Path (xoay vuông góc với đường path): Bạn sử 
dụng thuộc tính này để xoay từng ký tự sao cho nó nằm vuông góc 
với đường path thay vì nằm dọc theo đường path. 
• Force Alignment : Bạn sử dụng thuộc tính này để căn chỉnh văn bản, 
buộc ký tự đầu tiên được định vị tại điểm bắt đầu của đường path, ký 
tự cuối cùng nằm tại điểm kết thúc của đường path đồng thời giãn 
cách đồng đều phần văn bản còn lại dọc theo đường path. 
• First Margin (khoảng lề đầu tiên): Thuộc tính này thiết lập vị trí của 
ký tự đầu tiên so với điểm bắt đầu của đường path. 
• Last Margin (khoảng lề cuối cùng): Thuộc tính này thiết lập vị trí của 
ký tự cuối cùng so với điểm kết thúc của đường path. 
Tạo văn bản trên một đường path 
1. Mở file Creating Text on a Path.aep. 
2. Chọn layer LIFE is like a ROLLER COASTER để chọn layer này. Nhấn 
vào nút tam giác bên trái tên của layer để hiển thị các thuộc tính Text 
và Transform, sau đó nhấn vào tam giác bên trái thuộc tính Text để 
hiển thị thuộc tính Path. Văn bản có thể được gắn với bất kỳ hình 
dạng mặt nạ nào trên layer văn bản. Các đường path mà bạn sẽ sử 
dụng ở đây được tạo ra bởi các đường cong Bezier với công cụ Pen. 
Tạo văn bản trên một đường path 
3. Từ menu xổ xuống của thuộc tính Path, chọn đường path có tên là 
Guide Path 01. 
4. Di chuyển đến điểm đầu, Tạo một keyframe mới, thay đổi giá trị của 
thuộc tính First Margin bằng -210. 
5. Đến giây thứ 5, thay đổi thuộc tính First Margin bằng 470. 
Tạo văn bản trên một đường path 
5. Chọn layer thứ 2, mở rộng để quan sát thuộc tính đường Path. Chọn 
Guide Path 02, kích thuộc tính Reverse Path để đảo chiều. 
6. Tạo Keyframe tại thuộc tính First Margin, giây đầu tiên là 780, giây 
thứ 5 là 210. 
7. Lưu file 
Làm việc với đối tượng âm thanh 
Âm thanh trong After Effects 
ĐỊNH DẠNG FILE PHẦN MỞ RỘNG FILE 
Adobe Sound Document ASND 
Advanced Audio Coding AAC, M4A 
Audio Interchange File Format AIF, AIFF 
MPEG-1 Audio Layer 3 (MP3) MP3, MPEG, MPG, MPA, 
MPE 
Windows Waveform WAV 
Phát âm thanh 
KIỂU XEM TRƯỚC CHỨC NĂNG CÁCH THỰC HIỆN 
RAM Preview Sử dụng bộ nhớ RAM của máy 
tính để kết xuất và phát video 
cùng với âm thanh trong bảng 
composition, footage hoặc 
layer theo thời gian thực. 
1. Chọn Composition > Preview > 
RAM Preview. 
2. Nhấn vào nút RAM Preview trên 
bảng Preview. 
3. Nhấn phím 0 tên bàn phím số. 
Chải đầu phát hoạt 
hình lên một đoạn âm 
thanh trên Timeline 
Phát âm thanh trên Timeline 
khi bạn kéo đầu phát hoạt 
hình (playhead) về phía trước 
hoặc phía sau. Tốc độ phát 
dựa trên tốc độ di chuyển đầu 
phát. 
Nhấn và giữ Ctrl (Windows) hoặc 
Command (Mac OS) trong khi kéo đầu 
phát hoạt hình trên Timeline. 
Phát riêng âm thanh Kết xuất và phát riêng phần 
âm thanh của Timeline. 
1. Chọn Composition > Preview > 
Audio Preview (Here Forward). 
2. Chọn Composition > Preview > 
Audio Preview (Work Area). 
3. Nhấn phím dấu chấm (.) trên bàn 
phím số. 
Thêm các file âm thanh vào Timeline 
1. Mở file Working With Audio Files.aep. 
2. Chọn layer, nhấn phím U để hiện thị các thuộc tính của layer áp dụng 
hoạt hình. 
3. Tạo một thư mục mới trong Project, đặt tên là audio. Import file 
Outer Space Zero.asnd, nhấn Ctrl để import thêm file Loop-Metallic 
Clang.wav 
Thêm các file âm thanh vào Timeline 
4. Nhấn vào file Outer Space Zero.ansd, kéo file này vào Timeline và 
đặt nó bên dưới layer background. 
5. Xem trước comp ở chế độ RAM Preview bằng cách chọn 
Composition > Preview > RAM Preview. Lưu file. 
Lặp các file âm thanh 
1. Chọn file âm thanh Loop-Metallic Clang.wav, chuột phải chọn 
Interpret Footage > Main. 
2. Trong bảng Interpret Footage, Other Options điền 3 vào phần Loop. 
Lặp các file âm thanh 
3. Kéo Loop-Metallic Clang.wav vào timeline đặt lên trên layer Outer 
Space Zero.asnd. 
4. Di chuyển Playhead đến giây thứ 2, nhấn phím ([) để di chuyển thời 
gian bắt đầu. 
5. Xem trước hoạt hình ở chế độ RAM Preview bằng cách chọn 
Composition > Preview > RAM Preview. Lưu file. 
Diễn hoạt mức độ âm thanh 
1. Chọn file Outer Space Zero.ansd, nhấn vào nút tam giác để hiển thị 
thuộc tính audio level. 
2. Di chuyển đến (0;00;01;00) , tạo keyframe mới tại thuộc tính Audio 
Level, giá trị mặc định là 0.00 dB. 
3. Di chuyển đến (0;00;02;00) trên Timeline và thay đổi giá trị Audio 
Levels thành -10.00 dB. 
4. Di chuyển đến (0;00;08;00) thêm một keyframe mới. 
5. Di chuyển đến (0;00;09;00) trên Timeline và thay đổi giá trị Audio 
Levels thành 0 dB. 
Làm việc với các hiệu ứng âm thanh 
1. Chọn layer Loop-Metallic Clang.wav, chọn Effect > Audio > 
Modulator để áp dụng hiệu ứng modulator (biến điệu) cho layer 
audio Loop-Metallic Clang.wav. 
Hiệu ứng modulator làm cho âm thanh trở nên rộng ràng và rung mạnh hơn 
bằng cách bóp méo tần số và biên độ của file âm thanh. Hiệu ứng này chỉ có 
bốn thiết lập: 
• Modulation Type (kiểu biến điệu): Thiết lập này xác định kiểu dạng sóng 
(waveform) sử dụng cho các hiệu ứng bóp méo âm thanh. Dạng sóng hình sin 
tạo ra kiểu biến điệu mượt mà hơn, trong khi đó dạng sóng triangular (tam 
giác) lại tạo ra những thay đổi đột ngột và mạnh mẽ. 
• Modulation Rate (Tốc độ biến điệu): Thiết lập này xác định tốc độ hiệu ứng 
làm biến đổi file âm thanh. Giá trị này được đo bằng đơn vị hertz (Hz) và nó 
tương đương với việc thiết lập cường độ của hiệu ứng. 
• Modulation Depth (Độ sâu của phép biến điệu): Thiết lập này xác định đại 
lượng mà hiệu ứng làm biến đổi hay thay đổi tần số file âm thanh. 
• Amplitude Modulation (Biến đổi biên độ): Thiết lập này xác định đại lượng 
mà hiệu ứng làm biến đổi hoặc thay đổi biên độ file âm thanh. 
Làm việc với các hiệu ứng âm thanh 
2. Thiết lập các thay đổi sau trong bảng Modulator, để thiết lập 
Modulation Type là Sine. 
 Modulation Rate: 30.00 
 Modulation Depth: 10.00% 
 Amplitude Modulation: 10.00% 
3. Thêm hiệu ứng Backwards. Hiệu ứng này có tác dụng đảo ngược âm 
thanh của một layer bằng cách phát file âm thanh đó từ frame cuối 
cùng tới frame đầu tiên thay vì phát theo trật tự thông thường. 
Sử dụng composition marker để thiết lập nhịp điệu 
1. Mở file Syncing Animation to Audio.aep. Nhập file Tiger Tiger.wav kéo 
vào bảng Timeline, đặt lên layer trên cùng. 
2. Nhấn chọn layer What, giữ Shift chọn đến layer cuối cùng. Sau đó 
nhấn chuộ phải chọn Switches > Shy để chuyển sang chế độ Shy. 
3. Nhấn vào nút Hide Shy Layers Composition ( ) ở trên cùng của bảng 
Timeline để ẩn tất cả các layer có nút chuyển đổi shy được kích hoạt. 
Sử dụng composition marker để thiết lập nhịp điệu 
4. Hiển thị thuộc tính waveform của file âm thanh. 
5. Chọn Edit > Deselect All để đảm bảo rằng không có layer được chọn. 
6. Bắt đầu phát âm thanh bằng cách nhấn phím dấu chấm trên bàn 
phím số hoặc chọn Composition > Preview > Audio Preview (Work 
Area). Khi âm thanh phát, nhấn phím dấu sao (*) trên bàn phím số để 
thiết kế một marker tại đầu mỗi từ. 
Tổng kết 
• Tạo và chỉnh sửa văn bản 
• Tạo và lưu hoạt hình văn bản 
• Áp dụng và thay đổi các preset hoạt hình văn bản 
• Tạo và diễn hoạt văn bản dọc theo đường path mặt nạ 
• Lặp các file âm thanh 
• Diễn hoạt âm lượng của file âm thanh 
• Sử dụng Timeline marker để thiết lập các điểm đồng bộ âm thanh 
• Thêm hiệu ứng cho các layer âm thanh 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xu_ly_ky_xao_voi_after_effect_bai_5_lam_viec_voi_d.pdf