Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 3: Tạo hình trong After Effect

NỘI DUNG

 Thực hiện một dự án từ màn hình trống cho đến lúc hoàn thành

một hoạt hình

 Tạo nhiều Composition và điều chỉnh các thiết lập của

Composition

 Tạo ảnh động cho các thuộc tính biến đổi của Layer

 Phân cấp các layer để đơn giản hóa các tác vụ hoạt hình lặp đi lặp

lại

pdf 66 trang phuongnguyen 10720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 3: Tạo hình trong After Effect", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 3: Tạo hình trong After Effect

Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 3: Tạo hình trong After Effect
Bài 3: 
Tạo hình trong After Effect 
MUL316_Xử lý kỹ xảo với After Effect 
 Bước đầu làm quen với các công cụ cơ bản trong After 
Effect để tạo hoạt hình. 
MỤC TIÊU 
 NỘI DUNG 
 Thực hiện một dự án từ màn hình trống cho đến lúc hoàn thành 
một hoạt hình 
 Tạo nhiều Composition và điều chỉnh các thiết lập của 
Composition 
 Tạo ảnh động cho các thuộc tính biến đổi của Layer 
 Phân cấp các layer để đơn giản hóa các tác vụ hoạt hình lặp đi lặp 
lại 
Tạo và làm việc với Comp 
Tạo một Comp mới 
1. Chọn Composition > New Composition. Bạn còn có thể dùng phím 
tắt, Ctrl+N (Windows) hay Command+N (Mac OS). 
2. Trong hộp thoại, đổi tên thành Dison Intro. Từ menu thả xuống 
Preset, chọn NTSC DV. Chọn thiết lập sẵn này sẽ tự động thiết lập 
chiều rộng, chiều cao, tỉ lệ hình pixel và tỉ lệ hình/giây. 
Tạo và làm việc với Comp 
Tạo một Comp mới 
3. Xác nhận Resolution được thiết lập ở dạng Full và thay đổi thời lượng 
thành 0;00;15;00 (15 giây). 
4. Bấm vào bảng màu nền để mở hộp thoại Background Color. 
5. Nhấp vào giá trị R (Đỏ) và gõ 141. Lặp lại thao tác này cho cả giá trị G 
(Lục) và B (Lam). Việc này sẽ tạo ra màu nền xám nhạt. 
6. Nhấp OK, sau đó nhấp OK lần nữa trong hộp thoại để thêm khung 
hợp thành mới cho dự án của bạn. 
Tạo và làm việc với Comp 
Tìm hiểu về thiết lập của Composition 
Hộp thoại Composition Settings cho phép bạn thiết lập và chỉnh sửa các 
thuộc tính của Comp. Hộp thoại tự động mở ra khi bạn tạo một Comp 
mới và có thể mở theo cách thủ công bằng cách chọn Comp và chọn 
Composition > Composition Settings hoặc bằng cách nhấn Ctrl+K. Hộp 
thoại này được chia thành hai phần, cho hai thiết lập cơ bản và nâng cao. 
Tạo và làm việc với Comp 
Tìm hiểu về thiết lập của Composition 
Tạo và làm việc với Comp 
Tìm hiểu về thiết lập của Composition 
 A. Preset (Thiết lập sẵn) 
B. Width and Height 
(Chiều rộng và chiều cao) 
C. Pixel Aspect Ratio (Tỉ lệ 
khung hình pixel) 
D. Frame Rate (Tỉ lệ 
hình/giây). 
E. Resolution (Độ phân 
giải). 
F. Start Time Code (Bắt 
đầu mã thời gian). 
G. Duration (Thời lượng). 
H. Background Color (Màu 
nền). 
Nhập comp từ file Photoshop và Illustrator 
1. Chọn File > Import > Multiple Files. Trong hộp thoại Multiple Files, 
chọn thư mục ae04lessons nhấp chuột vào file tên là globe.psd. 
2. Từ menu Import As, chọn Composition – Retain Layer Sizes. Nhấp 
vào nút Open. 
3. Trong hộp thoại Import Options, xác nhận rằng đã chọn nút chọn 
cho Editable Layer Styles. 
Nhập comp từ file Photoshop và Illustrator 
4. Trong hộp thoại Import Multiple Files, chọn file Archaic Wheels.ai. 
Từ menu thả xuống Import As, chọn Composition. Nhấp nút Open 
để nhập vào file này và mở lại hộp thoại Import Multiple Files. 
5. Trong hộp thoại Import Multiple Files, chọn file dison logo.ai. Từ 
menu thả xuống Import As, chọn Composition - Retain Layer Sizes 
và nhấp chuột nút Open để nhập file này và mở lại hộp thoại Import 
Multiple Files. 
6. Trong hộp thoại Import Multiple Files, nhấn đúp chuột vào file Paper 
background.tif để nhập nó vào. 
7. Khi hộp thoại Import Multiple Files mở ra lại, nhấp chuột nút Done 
(Windows) hay Cancel (Mac OS) để đóng nó lại. 
8. Chọn File > Save As. Di chuyển đến thư mục ae04lessons trên ổ cứng 
của bạn. Trong trường văn bản Save As, đặt tên file là Lesson4-
working và nhấp Save. 
Nhập comp từ file Photoshop và Illustrator 
Làm việc với các Layer 
1. Trong bảng Project panel, nhấp đúp chuột vào Comp Dison Intro để 
xem trước trong bảng Composition và trong Timeline. 
Làm việc với các Layer 
2. Kéo footage Paper Background.tif vào Timeline Comp Dison Intro. 
Tiếp tục kéo Comp globe xuống phía dưới của Paper Background. 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Text (Văn bản): có thể làm ảnh động bằng các thuộc tính biến 
đổi của layer chuẩn (chẳng hạn vị trí hoặc xoay). 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Solid, còn được gọi là Solid layer, là các layer màu đơn nhất vốn 
được tạo ra trực tiếp trong After Effects. Chúng thường được sử dụng 
ở dạng trường màu, hình dạng chữ nhật hoặc cho các hiệu ứng được 
tạo ra nội bộ bên trong After Effects, chẳng hạn như hiệu ứng lưới 
ánh sáng hoặc hiệu ứng tia chiếu. 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Light (Ánh sáng) được dùng để chiếu sáng các layer 3D và phủ 
bóng. Là một công cụ thẩm mỹ, ánh sáng được dùng để cải thiện cảm 
nhận về chiều sâu và về kích cỡ tại hiện trường. 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Camera được thiết kế để mô phỏng cách thực hiện và hành vi 
của camera video ngoài đời thực, và có thể dùng các chức năng lia, 
nghiêng và di chuyển để tạo cảm giác chuyển động qua không gian. 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Null Object (Đối tượng rỗng) là các layer không hiện ra (vốn 
hiện ra trong bảng của khung hợp thành và của timeline, nhưng 
không kết xuất) và có tất cả các thuộc tính biến đổi của những layer 
được hiển thị khác. Thường được dùng làm đối tượng điều khiển cho 
camera và cho các layer ba chiều. 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Shape (Layer tạo hình) là những đối tượng tạo hình dạng 
vector được tạo ra cùng với các công cụ tạo hình (chữ nhật, elip, đa 
giác, v.v.) trong After Effects. Tương tự các layer văn bản và khối, các 
layer này có các thuộc tính biến đổi lẫn các thuộc tính tạo hình tùy 
chỉnh vốn chỉ có trong các layer tạo hình. 
Tìm hiểu các loại layer khác nhau 
• Layer Adjustment (Layer điều chỉnh) là các layer không hiện ra vốn có 
thể là đích điểm của các hiệu ứng, vốn tương tự với các layer điều chỉnh 
trong Photoshop. Các layer này được dùng khi bạn muốn áp dụng 
đồng thời một hiệu ứng cụ thể hay một chuỗi các hiệu ứng vào nhiều 
layer. Do bất kỳ các layer nào bên dưới layer điều chỉnh được nhắm đến 
đều sẽ hiển thị như thể hiệu ứng được áp dụng cho chúng, nên sẽ 
tránh được rắc rối ở chuyện áp dụng nhiều lần cùng một hiệu ứng. 
Tìm hiểu về chức năng chuyển của layer 
1. Kéo footage Paper Background.tif vào Timeline Comp Dison Intro. 
Tiếp tục kéo Comp globe xuống phía dưới của Paper Background. 
Tìm hiểu về chức năng chuyển của layer 
A. Video On/Off (Video bật/tắt). 
B. Audio On/Off (Âm thanh bật/tắt). 
C. Solo (Hiện ra duy nhất). 
D. Lock (khóa). 
E. Label (Nhãn). 
F. Number (Số). 
G. Layer/Source Name (Tên 
layer/nguồn). 
H. Shy (Giấu đi). 
I. Collapse 
Transformations/Continuously Rasterize 
(Thu gọn biến đổi/Liên tục chuyển sang 
dạng ảnh raster). 
J. Quality (Chất lượng). 
K. Effects (Hiệu ứng). 
L. Frame Blend (Hòa trộn frame). 
M. Motion Blur (Hiệu ứng nhòe 
trong chuyển động). 
N. Adjustment Layers (Layer điều 
chỉnh). 
O. 3D Layer (Layer 3D). 
P. Parenting (Phân cấp). 
Tìm hiểu thứ tự xếp ngăn của layer 
Khi một Comp chứa nhiều layer, điều quan trọng là phải sắp xếp các 
layer này, vốn được gọi là thứ tự xếp ngăn (stacking order). 
1. Trong timeline của Dison Intro, hãy định vị cột Source Name và đặt 
con trỏ của bạn trên đường chia về phía bên phải của cột. 
2. Khi con trỏ chuột chuyển sang hình mũi tên hai đầu, hãy nhấp và 
kéo đường chia về phía bên phải để mở rộng cột Source Name. 
Tìm hiểu thứ tự xếp ngăn của layer 
3. Nhấp vào layer globe để đánh dấu sáng nó, và kéo nó phía trên 
layer Paper Background.tif. 
Khi kéo layer trong Timeline, một đường thẳng đen xuất hiện để cho 
bạn thấy phần xem trước của thứ tự xếp ngăn mới. 
Tìm hiểu thứ tự xếp ngăn của layer 
4. Giờ bạn có thể thấy được Comp globe như trong hình dưới đây. Lưu 
file bằng cách chọn File > Save hoặc nhấn Ctrl+S. 
Tìm hiểu thuộc tính layer 
Position (Vị trí): Thuộc tính này chỉ định các tọa độ X, Y và Z của layer 
(khi bật chức năng chuyển 3D của layer). Các đơn vị đo lường dùng 
trong thuộc tính Position là pixel, và quan hệ với điểm gốc của khung 
hợp thành (0.0, 0.0) nằm ở góc trái bên trên. Quan trọng là nên lưu ý 
rằng thuộc tính này dành cho điểm neo của layer, chứ không dành cho 
nội dung thực sự. 
Opacity (Độ mờ đục): Thuộc tính này sẽ chỉ định mức trong suốt của 
layer theo giá trị từ 0 đến 100 phần trăm, trong đó 0 phần trăm là hoàn 
toàn trong suốt, và 100 phần trăm là hoàn toàn mờ đục. 
Tìm hiểu thuộc tính layer 
Rotation (Xoay): Thuộc tính này sẽ chỉ định một lượng mà layer sẽ xoay 
quanh trục trung tâm của nó. Khi xử lý một layer hai chiều, toàn bộ việc 
xoay sẽ quanh trục z. Một khi đã bật chức năng chuyển layer 3D, thuộc 
tính xoay được tách làm ba: X Rotation (Xoay theo trục X), Y Rotation 
(Xoay theo trục Y) và Z Rotation (Xoay theo trục Z). Cho dù hai chiều hay 
ba chiều, thuộc tính Rotation được hiển thị ở dạng chuỗi số, 0x + 0.0º, tại 
đó giá trị đầu tiên là số lần thực hiện những cú xoay hoàn chỉnh, và số 
thứ nhì là giá trị về góc độ kết thúc. Do đó giá trị 1x + 0.0º nghĩa là xoay 
một lần trọn vẹn và ngừng ở 0º, trong khi giá trị 2x + 45º nghĩa là thực 
hiện hai lần xoay trọn vẹn và ngừng ở 45º. 
Tìm hiểu thuộc tính layer 
Anchor Point (Điểm neo): Đây là điểm tham chiếu hoặc điểm đăng ký 
của một layer. Đây là điểm mà tất cả biến đổi (xoay, chuyển động, co 
giãn, v.v.) sẽ xảy ra xung quanh, do đó đôi khi người ta còn gọi là điểm 
biến đổi. 
Scale (Co giãn): Thuộc tính này sẽ chỉ định kích thước tương đối theo 
chiều ngang và dọc của layer ở dạng một giá trị mà theo mặc định là 100 
phần trăm. Giá trị trên 100 phần trăm sẽ làm layer lớn hơn, trong khi giá 
trị dưới 100 phần trăm sẽ làm layer nhỏ hơn. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
1. Mở dự án Lesson4-working.aep, Trong bảng Project, nhấp đúp chuột 
vào Comp Dison Intro để xem trước trong bảng Composition và 
trong Timeline. 
2. Trong bảng Timeline, nhấp chuột vào layer globe để đánh dấu sáng 
nó. Ấn xuống phím Shift và nhấp vào layer nền để thêm nó vào lựa 
chọn của bạn. 
3. Nhấp chuột vào hình tam giác hiển thị ở bên trái tên của layer globe 
để xem thuộc tính Transform dành cho layer đó. Bởi vì cả hai layer đều 
được chọn, nên sẽ hiện ra hai thuộc tính Transform. 
Hình tam giác hiển thị được dùng để hiện ra các thuộc tính layer bị ẩn. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
4. Nhấp chuột vào hình tam giác hiển thị các thuộc tính của layer globe. 
5. Nhấp chuột vào giá trị Scale để có thể chỉnh sửa giá trị đó. Gõ 70 vào 
trường văn bản dạng số. Bởi vì khi thực hiện việc này, nhiều layer được 
chọn, nên cả hai layer sẽ giảm tỉ lệ xuống còn 70 phần trăm so với 
kích cỡ gốc. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
6. Nhấn Ctrl+Shift+A để bỏ chọn tất cả layer. Sau đó nhấp chuột vào 
layer globe để chọn nó. 
7. Đối với layer globe, trong mục Position, nhấp chuột vào giá trị dành 
cho Position X (giá trị đầu tiên liệt kê cho thuộc tính Position) và đổi 
nó thành 146. Sau đó nhấp vào giá trị cho Position Y (giá trị thứ nhì 
liệt kê cho thuộc tính Position) và đổi nó thành 254. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
Vị trí của layer globe nên nằm bên phía phải của khung hợp thành. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
8. Nếu con trỏ của bạn không nằm ở gốc (0;00;00;00) của Timeline, hãy 
nhấp chuột vào trường Current Time trên góc trái bên trên của 
Timeline để đánh dấu sáng nó, gõ vào số 0 và nhấn phím Enter 
(Windows) hoặc Return (Mac OS) để di chuyển playhead trở về điểm 
khởi đầu của Timeline. 
9. Nhấp chuột vào Time-Vary Stopwatch ở bên trái thuộc tính Anchor 
Point để bật chức năng hoạt hình cho thuộc tính này. Thao tác này sẽ 
tạo một keyframe ở vị trí hiện tại của playhead. 
Keyframe luôn được tạo ra ở vị trí hiện tại của playhead. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
10. Nhấp chuột vào trường Current Time để đánh dấu sáng nó, gõ 1000 
vào trường văn bản dạng số, và nhấp chuột vào bất kỳ vùng trống 
nào của Timeline để di chuyển playhead đi 10 giây. 
11. Nhấp chuột vào giá trị X của thuộc tính Anchor Point và đổi nó 
thành 185. Thao tác này sẽ tạo điểm neo thứ hai và có đủ cặp điểm 
cần thiết để tạo hoạt hình cho thuộc tính. 
Tạo Kinestasis bằng cách tạo ảnh động cho Điểm neo 
12. Nhấp chuột vào playhead và kéo nó đến điểm khởi đầu của Timeline. 
Nhấn thanh space bar trên bàn phím để xem trước hoạt hình. Layer 
globe trượt qua phải, còn layer nền dạng tĩnh. 
13. Lưu file bằng cách chọn File > Save hoặc bấm Ctrl+S. 
Tạo chuyển động xoay 
1. Trong bảng Project, nhấp đúp chuột vào khung hợp thành Archaic 
Wheels để xem trước nó trong bảng Composition và Timeline. 
Nhấn đúp chuột vào bất kỳ khung hợp thành nào cũng sẽ làm khung đó xem trước 
được bảng Composition và ở Timeline. 
Tạo chuyển động xoay 
2. Trong Timeline, nhấp chuột vào layer đầu tiên, ArchaicRing01, để 
đánh dấu sáng nó. Để làm hiện ra thuộc tính Rotation, nhấn phím R 
trên bàn phím. 
3. Đảm bảo là playhead nằm ở khởi đầu Timeline (0;00;00;00) và nhấp 
Time-Vary Stopwatch ( ). 
4. Kéo playhead đến cuối Timeline (0;00;14;29). Đối với đoạn hoạt hình 
này, bạn sẽ làm cho vòng tròn xoay 5 lần. Nhấp vào số đầu tiên trong 
giá trị xoay, đổi thành 5 và nhấn phím Enter. Giá trị thuộc tính Rotation 
giờ đây là 5x+0.0º. Điều này sẽ làm cho vòng tròn xoay cứ ba giây một 
lần để hoàn thành 5 lần xoay như được gán. 
Trường đầu tiên trong giá trị xoay là số lần thực hiện lần xoay hoàn chỉnh, và 
trường thứ nhì là góc kết thúc. 
Tạo chuyển động xoay 
5. Trong Timeline, nhấp chuột vào layer thứ hai, ArchaicRing02, để đánh 
dấu sáng nó và làm hiện ra thuộc tính Rotation bằng cách nhấn phím 
R trên bàn phím. 
6. Một lần nữa hãy đảm bảo là playhead nằm ở gốc Timeline và nhấp 
Time-Vary Stopwatch ở bên trái của Rotation để bật chức năng hoạt 
hình cho thuộc tính này và tạo một keyframe. 
Tạo chuyển động xoay 
7. Một lần nữa, kéo playhead đến cuối Timeline (0;00;14;29) rồi gõ -5 
trong trường văn bản dạng số đầu tiên và nhấn Enter (Windows) hay 
Return (Mac OS) để tạo keyframe mới. 
8. Lưu file bằng cách chọn File > Save hoặc bấm Ctrl+S (Windows) hay 
Command+S (Mac OS) trên bàn phím. 
Dùng chức năng phân cấp layer để làm đơn 
giản các thao tác lặp lại 
1. Trong Timeline, nhấp chuột vào layer số 3 mang tên Archaic Ring03 
để đánh dấu sáng nó. Nhấn giữ phím Ctrl và nhấn chuột vào layer 5, 7 
và 9 để đánh dấu sáng các layer này luôn. 
2. Trong cột Parent bên phải ngăn Layer Switches, nhấp chuột vào menu 
thả xuống cho layer 3 và chọn 1.ArchaicRing01 làm layer parent cho 
các layer đánh số lẻ. 
Khi nhiều layer được đánh dấu sáng, khi có bất kỳ thay đổi nào đối với 
thuộc tính của một trong những layer này thì thay đổi đó cũng có tác dụng 
với tất cả các layer. 
Dùng chức năng phân cấp layer để làm đơn 
giản các thao tác lặp lại 
3. Nhấp chuột vào layer 4 để đánh dấu sáng nó. Nhấn giữ phím Ctrl 
(Windows) hay Command (Mac OS) trên bàn phím và nhấn chuột 
vào layer 6, 8 và 10 để đánh dấu sáng các layer này luôn. 
4. Trong ngăn Parent, nhấp chuột vào menu thả xuống cho layer 4 và 
chọn 2.ArchaicRing02 làm layer parent cho các layer đánh số chẵn. 
5. Di chuyển playhead đến 0, sau đó nhấn phím khoảng trắng trên bàn 
phím để xem trước đoạn hoạt hình. Lưu file. 
Tạo chuyển động cho vị trí 
1. Trong bảng Project, nhấp đúp chuột vào khung hợp thành của logo 
dison để tải nó vào bảng Composition và Timeline. Vấn đề mà bạn 
gặp ở đây là màu nền của Comp là màu đen và logo cũng thế, nên 
bạn thực sự không thể thấy gì nhiều vào lúc này. 
Tạo chuyển động cho vị trí 
2. Chọn Composition > Composition Settings để mở hộp thoại 
Composition Settings. (phím tắt Ctrl + K). 
3. Trong hộp thoại, nhấn vào bảng màu Background. Gõ 165 cho các 
giá trị R (Đỏ), G (Lục) và B (Lam). 
4. Trong Timeline, nhấp chuột vào menu thả xuống Parent của layer 
globe và chọn 3. DISON ở dạng layer parent. Lặp lại thao tác này để 
phân layer parent cho layer dot on I đối với layer 3. Layer DISON 
cũng thế. 
Tạo chuyển động cho vị trí 
5. Nhấp chuột vào layer tên DISON để đánh dấu sáng nó, và nhấn 
phím P trên bàn phím để làm hiện ra thuộc tính Position. 
6. Xác nhận rằng playhead nằm ở khởi đầu Timeline và nhấp Time-Vary 
Stopwatch ở bên trái của thuộc tính Position để bật chức năng hoạt 
hình cho thuộc tính này và tạo keyframe đầu tiên. 
7. Di chuyển playhead đến mức 3 giây (0;00;03;00) trên Timeline. 
8. Nhấp chuột vào nút Add or Remove Keyframe at Current Time; Thao 
tác này sẽ tạo một keyframe khác ở vị trí hiện tại của playhead trên 
Timeline. Keyframe mới này được tạo với cùng giá trị như keyframe 
trước. 
Tạo chuyển động cho vị trí 
9. Nhấp chuột vào mũi tên ở bên trái nút Add or Remove Keyframe 
at Current Time. Đây là nút Go to Previous Keyframe, và làm cho 
playhead nhảy sang keyframe trước của thuộc tính này. 
10. Thay đổi tỷ lệ thu phóng của khung Composition về 25%. 
11. Trở về điểm keyframe bắt đầu của layer DISON, thay đổi thuộc tính X 
Position thành -725. 
Tạo chuyển động cho vị trí 
9. Nhấp chuột chọn layer worldwide, nhấn phím P để mở thuộc tính 
Properties. Tạo một keyframe mới tại điểm khởi đầu (0;00;00;00). 
10. Ấn phím K trên bàn phím. Thao tác này làm cho playhead nhảy sang 
keyframe hiển thị kế tiếp, tạo thêm một keyframe thứ hai. 
11. Di chuyển playhead trở về khởi đầu của Timeline và thay đổi giá trị vị 
trí X của layer thành 2700. 
Tạo chuyển động cho vị trí 
12. Xem trước đoạn hoạt hình. Giờ đây bạn có một hoạt hình tại đó các 
từ ngữ bay vào từ hai phía đối diện của màn hình và xuất hiện cùng 
nhau tạo thành logo. 
13. Lưu file của bạn bằng cách chọn File > Save. 
Tìm hiểu về motion path 
1. Chọn layer DISON, di chuyển về điểm khởi đầu. Bạn sẽ thấy motion 
path trong Composition. 
2. Để thay đổi motion path, bạn nhấp chuột vào hình vuông nhỏ ở đầu, 
sau đó điều chỉnh đường tiếp tuyến và tọa độ của điểm bắt đầu. 
Sử dụng layer motion blur 
1. Di chuyển playhead đến giây thứ 2 (0;00;02;00). Bạn sẽ thấy rằng hai 
phần của logo xuất hiện hoàn toàn rõ ràng và điều này có vẻ không 
thực và có dạng tĩnh. Thêm hiệu ứng nhòe vào sẽ làm cải thiện cảm 
giác về chuyển động. 
Sử dụng layer motion blur 
2. Nhấp chuột vào nút chuyển layer Motion Blur cho layer DISON và 
worldwide. 
3. Nhấp chuột vào nút Motion Blur Comp nằm ở trên cùng bảng 
Timeline để bật hiệu ứng nhòe trong chuyển động cho tất cả layer 
nào đã thiết lập nút chuyển layer ở trên cùng bảng Timeline. 
4. Lưu file. 
Điều chỉnh thiết lập Motion Blur 
1. Chọn Composition > Composition Settings để mở hộp thoại 
Composition Settings. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl+K. 
2. Trong hộp thoại Composition Settings nhấp chuột vào tab 
Advanced ở trên cùng. 
3. Nhấp vào giá trị Shutter Angle và đổi thành 720. Nhấn OK để thoát 
hộp thoại này. 
Điều chỉnh thiết lập Motion Blur 
4. Di chuyển playhead về điểm khởi đầu của Timeline và xem trước 
đoạn hoạt hình. Hiệu ứng Motion Blur mạnh hơn nhiều so với lúc 
bắt đầu bài tập này. 
5. Lưu file của bạn bằng cách chọn File > Save. 
Sử dụng chế độ hòa trộn 
1. Trong bảng Project, nhấp đúp chuột vào composition Dison Intro để 
làm nó hoạt động trong bảng Composition và Timeline. 
2. Bỏ chọn tất cả layer trong Timeline bằng cách chọn Edit > Deselect 
All. (phím tắt Ctrl + Shift + A) 
3. Từ bảng Tools trên cùng giao diện After Effects, nhấp chuột vào 
công cụ Rectangle để chọn nó làm công cụ hoạt động. 
4. Nhấp chuột vào từ Fill ở bảng Tool để mở hộp thoại Fill Options, và 
chọn nút thứ hai để đổ màu Solid Color. Xác nhận rằng menu xổ 
xuống được đặt ở Normal, Opacity là 100% và hộp kiểm Preview 
được bật, và nhấp OK. 
Sử dụng chế độ hòa trộn 
5. Nhấp chuột vào bảng màu ở phần bên cạnh của từ Fill để mở hộp 
thoại Shape Fill Color. Chọn màu xanh lam đậm làm Fill bằng cách 
thiết lập giá trị RGB thành R: 5, G: 16, B: 103. 
6. Nhấn vào Stroke để mở Stroke options, chọn None. 
Sử dụng chế độ hòa trộn 
5. Tạo hình chữ nhật có cùng kích thước với composition. Vì layer mới 
được đặt bên trên hai layer trước, toàn bộ bảng Composition sẽ 
được tô màu xanh lam. 
Sử dụng chế độ hòa trộn 
6. Chọn layer Shape, nhấn Enter để đổi tên thành Overlay. 
7. Nhấp chuột vào nút Expand or Collapse Transfer Controls Panel ( )ở 
góc trái bên dưới của bảng Timeline để làm hiện ra các điều khiển 
của (Blending) Mode, và đổi chế độ các layer Overlay từ Normal 
sang Soft Light. 
8. Trong Timeline, kéo layer Overlay bên dưới layer globe sao cho việc 
nhuộm màu chỉ tác động đến layer Background. 
9. Lưu file của bạn bằng cách chọn File > Save. 
Áp dụng các kiểu định dạng layer 
1. Nhấp chọn layer globe, trên thanh menu chọn Layer > Layer Styles > 
Drop Shadow. Một thuộc tính mới mang tên Layer Styles được thêm 
vào Timeline và Drop Shadow giờ đây hiển thị trong bảng 
Composition. 
2. Nhấp chuột vào hình tam giác hiển thị đối với kiểu Drop Shadow và 
thiết lập các tùy chọn như trong hình. 
Thêm các composition được lồng nhau 
1. Trong composition Dison Intro, truy cập bảng Project, nhấp chuột vào 
composition Archaic Wheels và kéo nó vào Timeline. Đặt nó ở đầu của 
ngăn layer sao cho nó trở thành layer trên cùng nhất. 
2. Chọn layer Archaic Wheel dạng Composition, hãy ấn phím P trên bàn 
phím để làm hiện ra thuộc tính Position. Tiếp theo, nhấn giữ phím Shift và 
ấn phím S, để làm hiện ra luôn thuộc tính Scale. 
3. Thay đổi giá trị Scale thành 75%. Trong thuộc tính Position, X = 0, Y = 
480. 
Thêm các composition được lồng nhau 
4. Kéo composition dison logo từ bảng Projects và đặt nó ở trên cùng 
ngăn layer trong Timeline. Ấn phím S để làm hiện ra thuộc tính Scale. 
Tiếp theo, nhấn giữ phím Shift và ấn phím P trên bàn phím để làm 
hiện ra luôn thuộc tính Position. 
5. Với tùy chọn Constrain Proportions được bật, hãy đổi Scale của dison 
logo thành 44, thay đổi vị trí X thành 365, và vị trí Y thành 240. Xem 
trước đoạn hoạt hình bằng cách kéo playhead tới lui dọc theo 
Timeline, quá trình này gọi là duyệt (scrub). 
Thêm các composition được lồng nhau 
6. Chọn layer dison logo, nhấn menu Layer > Layer Styles > Stroke, thao 
tác này sẽ thêm đường viền màu đỏ dày 3px cho layer. 
7. Nhấn chuột chọn layer Stroke của bảng Timeline, thiết lập màu sắc 
của đường viền thành R: 255, G: 255, B: 255. Thay đổi giá trị đường 
viền thành 2px. 
Thêm các composition được lồng nhau 
8. Xem đoạn hoạt hình và lưu file. 
Pre-composing layers 
1. Nhấn Ctrl + A để chọn tất cả các layer, sau đó nhấn “Ctrl + ~” để ẩn 
tất cả các thuộc tính của layer. 
2. Chọn 2 layer Overlay và Background, trên thanh menu chọn Layer > 
Pre-compose hoặc phím tắt Ctrl +Shift + C để mở hộp thoại Pre-
compose. 
Pre-composing layers 
3. Đặt tên composition mới là background comp. 
4. Lưu file của bạn bằng cách chọn File > Save. 
Tạo hiệu ứng mờ dần bằng tạo hoạt hình Opacity và Scale 
1. Chọn layer Archaic Wheel trong bảng Timeline và nhấn Ctrl+~ để làm 
hiện ra tất cả các thuộc tính Transform của layer này. 
2. Di chuyển playhead đến điểm đánh dấu 2 giây (0;00;02;00) trên 
Timeline và nhấp chuột vào biểu tượng Stopwatch cho các thuộc tính 
Opacity và Scale. 
Tạo hiệu ứng mờ dần bằng tạo hoạt hình Opacity và Scale 
3. Di chuyển playhead về đầu timeline (0;00;00;00) . Thay đổi giá trị 
Opacity = 0; Scale = 760%. 
4. Xem trước đoạn hoạt hình, sau đó lưu file. 
TỔNG KẾT 
• Tạo và tổ chức dự án 
• Nhập file hình ảnh và file video 
• Xem trước file 
• Định vị tài sản thiếu 
• Thực hiện một dự án từ màn hình trống cho đến lúc hoàn 
thành một hoạt hình 
• Tạo nhiều Composition và điều chỉnh các thiết lập của 
Composition 
• Tạo ảnh động cho các thuộc tính biến đổi của Layer 
• Phân cấp các layer để đơn giản hóa các tác vụ hoạt hình lặp 
đi lặp lại 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xu_ly_ky_xao_voi_after_effect_bai_3_tao_hinh_trong.pdf