Bài giảng Xã hội học đại cương - Võ Văn Việt
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. Lược sử về sự ra đời của xã hội học
I.1.1. Sự ra đời của xã hội học trên thế giới
Trước thế kỷ XIX, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa
học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân
chủng học, dân tộc học, tâm lý học và đặc biệt là triết họcmôn khoa
học của các khoa học. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, đời sống xã hội ở
các nước Châu Âu ngày càng trở nên hết sức phức tạp. Cuộc CMCN
1750 đã đưa đến những đảo lộn. Xuất hiện, tồn tại những mâu thuẫn
giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan
hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng
thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung
đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân
số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xã hội học đại cương - Võ Văn Việt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Biên soạn ThS. Võ Văn Việt ( LƯU HÀNH NỘI BỘ) 1 Tp HCM, Tháng 11 năm 2010 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG I.1. Lược sử về sự ra đời của xã hội học I.1.1. Sự ra đời của xã hội học trên thế giới Trước thế kỷ XIX, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, tâm lý học và đặc biệt là triết họcmôn khoa học của các khoa học. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu ngày càng trở nên hết sức phức tạp. Cuộc CMCN 1750 đã đưa đến những đảo lộn. Xuất hiện, tồn tại những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống-xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. Ngành khoa học mới “Xã hội học” đã được ra đời trong bối cảnh và tình hình như thế. Thuật ngữ “Xã hội học” được đưa ra lần đầu tiên bởi Auguste Comte (1798-1857) vào năm 1838 từ chữ 2 Latinh Socius (xã hội, kết hợp, liên kết) và chữ Hy Lạp logia (logy hoặc logos) (nghiên cứu về). Comte được xem là người đầu tiên khởi xướng ra môn xã hội học và được coi là ông tổ của môn học này. Comte hy vọng thống nhất tất cả các khoa học dưới xã hội học, ông tin rằng xã hội học nắm giữ tiềm năng cải thiện xã hội và hướng dẫn hoạt động con người, bao gồm tất cả các khoa học khác. Ngay sau khi được ra đời, nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về xã hội học đã được công bố, nhiều khóa học chính thức được tổ chức thu hút sự chú ý của công chúng. Quyển sách đầu tiên với thuật ngữ xã hội học trong tựa đề được viết vào giữa thế kỷ 19 bởi triết gia người Anh tên là Herbert Spencer. Ở Hoa Kỳ, khoá học về xã hội học đầu tiên được dạy ở trường ĐH Kansas, Lawrence năm 1890 với tiêu đề Các nguyên lý cơ bản của xã hội học. Khoa xã hội học đầu tiên ở Hoa Kỳ được thành lập năm 1892 ở trường ĐH Chicago bởi Albion W. Small, người thành lập tạp chí xã hội học Hoa kỳ năm 1895. Bộ môn xã hội học đầu tiên ở Châu Au được hình thành năm 1895 tại ĐH Bordeaux. Năm 1919 bộ môn xã hội học được thành lập ở Đức tại đại học Ludwig Maximilians bởi Max Weber và năm 1920 ở Bỉ bởi Florian Znaniecki. Bộ môn xã hội học ở Vương quốc Anh được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ II. So với các ngành thuộc khoa học xã hội khác thì xã hội học là một ngành học tương đối mới. Nó ra đời nhằm đối phó với những thách thức của cuộc sống hiện đại. Tính di động cao và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho mức độ tiếp xúc của con người đến các nền văn hoá và xã hội khác ngày càng gia tăng. Tác động của sự tiếp xúc này là khác nhau đối với những người khác nhau, nhưng đối với nhiều người nó bao gồm việc phá vỡ các truyền thống, phong tục và cần thiết phải có sự hiểu biết lại cách thức thế giới hoạt động. Các nhà xã hội học phản ứng lại với những sự thay đổi này bằng cách nghiên cứu yếu tố nào kết nối các nhóm xã hội lại với nhau đồng thời cũng khám phá những cơ chế, cách thức có thể làm 3 phá vỡ sự đoàn kết xã hội. Hơn một thế kỷ qua, xã hội học đã có những bước phát triển quan trọng và nó đã thu được một số thành tựu to lớn trên thế giới, có tác dụng không nhỏ trong đời sống xã hội. Đặc biệt, xã hội học được phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. Lý luận xã hội học đã thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân, thông qua hệ thống giáo dục của các trường đại học và cao đẳng. Sự phát triển của xã hội học gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, thì yêu cầu hiểu biết về xã hội học càng cần thiết, vì nó trang bị tri thức mới cho sự phát triển của nhân loại, của đời sống xã hội loài người, cùng với mối quan hệ của nó. Cùng với các ngành khoa học khác, xã hội học đã chỉ ra những con đường, những biện pháp, cách thức hoàn thiện, phát triển các mặt của đời sống xã hội phù hợp với quy luật vận động của xã hội. I.1.2. Sự ra đời của Xã hội học ở Việt Nam Xã hội học ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các ngành khoa học khác. Cơ quan nghiên cứu về xã hội học được chính thức ra đời vào ngày 24/03/1976 trong Quyết định số 55/KHXHQĐ do chủ nhiệm UBKHXHVN Nguyễn Khánh Toàn ký với tên gọi Phòng Xã hội học thuộc Viện thông tin khoa học xã hội. Trong thời gian ban đầu sau khi được hình thành Phòng xã hội học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ biên dịch các tài liệu của người ngoài thuộc các chuyên đề khác nhau của xã hội học. Đến tháng 8/1977 Ban Xã hội học được thành lập, sau đó phát triển lên thành Viện Xã hội học năm 1980 (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia). Viện xã hội học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực nghiệm các vấn đề xã hội bức xúc, tham gia tư vấn cho việc xây dựng những chính sách của Đảng và Nhà nước. Các công trình nghiên cứu xã hội học chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: cơ cấu xã hội, xã hội học đô thị và nông 4 thôn, văn hoá, lối sống, gia đình... Đồng thời Viện xã hội học đã tiến hành các hoạt động dịch thuật và giới thiệu các công trình nghiên cứu xã hội học của các tác giả nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu ở Việt Nam. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học được chính thức được đưa vào Nghị quyết lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực luật học, xã hội học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật v.v...”. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng, vai trò của xã hội học đã được xác định. Điều đó có nghĩa là bên cạnh những công trình nghiên cứu xã hội thuộc các ngành khoa học xã hội khác, những công trình nghiên cứu xã hội học được chính thức đặt ra và coi trọng. Cùng với sự ra đời các trung tâm nghiên cứu Xã hội học, từ 1986 trở đi, xã hội học từng bước được giảng dạy trong nhà trường, trước hết là Học viện chính trị và sau đó được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Một bước tiến rõ rệt của ngành xã hội học Việt Nam là sự chú ý, coi trọng việc đào tạo cán bộ chuyên ngành xã hội học ở bật đại học. Từ năm học 1992- 1993, khoa Xã hội học đào tạo cử nhân Xã hội học chính thức ra đời ở trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, bắt đầu quá trình đào tạo chính quy đội ngũ các nhà nghiên cứu xã hội học. Ở Việt Nam, xã hội học còn rất mới mẻ, có khoảng cách biệt về thời gian khá xa so với các nước trên thế giới, nhưng nó đã xác định được vị trí và vai trò của mình trong khoa học xã hội và đã có những tác dụng nhất định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội học Việt Nam đã phát triển không chỉ với tư cách một khoa học lý luận mà cả với tư cách là một khoa học ứng dụng. Với tư cách một khoa học lý luận, xã hội học góp phần nâng cao nhận thức của con 5 người về quá trình và hiện tượng xã hội đồng thời nó là một công cụ mạnh mẽ và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt hiện nay trên phạm vi thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một khoa học ứng dụng, xã hội học góp phần to lớn vào các quá trình phức tạp và muôn màu muôn vẻ của sự nghiệp quản lý xã hội. I.1.3. Những nghiên cứu xã hội học đầu tiên Những nghiên cứu xã hội học đầu tiên xem lĩnh vực nghiên cứu này cũng tương tự như khoa học tự nhiên, như là vật lý hoặc sinh vật. Và kết quả là, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp luận sử dụng trong khoa học tự nhiên thì hoàn toàn có thể sử dụng trong khoa học xã hội, bao gồm xã hội học. Ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp khoa học (scientific method) và nhấn mạnh chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism1) là sự khác biệt của xã hội học so với thần học, triết học, siêu hình học (metaphysics). Điều này cũng đã làm cho xã hội học được biết đến như là một khoa học theo lối kinh nghiệm. Tiếp cận xã hội học đầu tiên này được ủng hộ bởi A. Comte, phát triển thành chủ nghĩa thực chứng, một tiếp cận phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa tự nhiên xã hội học. Tuy nhiên, đầu thế kỷ 19, những cách tiếp cận của các nhà theo trường phái thực chứng và tự nhiên để nghiên cứu đời sống xã hội đã bị chỉ trích bởi các nhà khoa học như Wilhelm Dilthey (1833- 1911)- một nhà sử học, tâm lý học, xã hội học người Đức và Heirich Richert (1863-1936)- một nhà triết học người Đức, các ông cho rằng thế giới tự nhiên khác so với thế giới xã hội, như xã hội loài người có văn hoá, không giống như xã hội của động vật. Quan điểm này sau đó được phát triển bởi Max Weber, người đưa ra quan niệm Verstehen- Interpretative Sociology- Xã hội học 6 giải thích. Verstehen là một tiếp cận nghiên cứu trong đó những người quan sát bên ngoài của một văn hoá liên quan đến người bản địa dựa trên những thuật ngữ riêng của người quan sát. Các cách tiếp cận thực chứng và giải thích có các “đối tác” hiện đại trong phương pháp luận xã hội học là: xã hội học định lượng và xã hội học định tính. Xã hội học định lượng tập trung (1) Empiricism- Chủ nghĩa kinh nghiệm (Hy Lạp ìðđĩìị, từ kinh nghiệm, Latin experientia – Sự kinh nghiệm) được xem là quả tim của phương pháp khoa học hiện đại, các lý thuyết của chúng ta phải được dựa vào sự quan sát thế giới hơn là vào trực giác hoặc là niềm tin; đó là nghiêm cứu theo kiểu kinh nghiệm hơn chỉ đơn thuần là suy diễn logic. Chủ nghĩa kinh nghiệm trái ngược với chủ nghĩa duy lý- rationalism. vào việc đo lượng các hiện tượng xã hội sử dụng các con số và số lượng trong khi đó xã hội học định tính tập trung vào việc hiểu các hiện tượng xã hội. Thật là không đúng nếu chúng ta nói 2 cách tiếp cận này là tách biệt, nhiều nhà xã hội học sử dụng cả hai phương pháp này để nghiên cứu về thế giới xã hội. I.1.4. Xã hội học ngày nay Trong quá khứ, nghiên cứu xã hội học tập trung vào sự tổ chức của các xã hội công nghiệp, tính phức tạp và sự ảnh hưởng của nó đến các cá nhân. Ngày nay, các nhà xã hội học nghiên cứu một phạm vi rộng lớn các chủ đề. Ví dụ, một số nhà xã hội học nghiên cứu các cấu trúc vĩ mô tổ chức nên xã hội, như là chủng tộc hoặc dân tộc, giai cấp xã hội, vai trò giới, và các thể chế như là gia đình. Các nhà xã hội học khác nghiên cứu những quá trình xã hội đại diện cho sự phá vỡ các cấu trúc vĩ mô bao gồm sự lệch lạc, tội phạm..... Thêm vào đó, một số nhà xã hội học nghiên cứu các quá trình vi mô như là sự tương tác giữa các cá nhân với nhau và quá trình xã hội hoá của cá nhân. 7 I.2. Nhu cầu cho sự ra đời của XHH Là một môn khoa học về xã hội, nghiên cứu về các quan hệ xã hội, nó ra đời do yêu cầu của bản thân sự vận động xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động. Là môn khoa học nghiên cứu về con người về cách ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm, các tổ chức xã hội, sự ra đời của xã hội học nhằm đáp ứng ba nhu cầu căn bản sau đây: I.2.1. Nhu cầu nhận thức xã hội: Con người là một thực thể xã hội, con người tồn tại và phát triển trong xã hội. Và, trong tiến trình lịch sử, con người luôn muốn tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội. Do vậy, xã hội được tạo ra bởi các quan hệ xã hội. Đó là mối quan hệ giữa người với người, được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn. Trong việc giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội, cải tạo xã hội thì con người phải nhận thức được xã hội, hiểu được xã hội và phải có những kiến thức phong phú về một xã hội đa dạng. Xã hội học phải nhận thức và nghiên cứu xã hội, mới có phương cách để biến đổi chúng, nhằm mục đích phục vụ con người. Khi nhận thức một xã hội cụ thể, phải dựa theo quan điểm lịch sử, cụ thể và căn cứ vào những tiêu chí văn hoá, dân cư, dân tộc, và đường lối, chính sách của một quốc gia cụ thể. Đồng thời cần phải phản ánh trung thực thực trạng xã hội phức tạp, đa dạng và phải tính đến đặc điểm đặc thù của mối quốc gia, mỗi dân tộc cụ thể trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. I.2.2. Nhu cầu hoạt động thực tiễn Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống của xã hội là hết sức phong phú, xã hội học luôn luôn gắn liền với sự vận hành của một xã hội cụ thể, luôn gắn liền với quá trình hoạt động thực tiễn của con người trên tất cả các lĩnh 8 vực của đời sống xã hội. Xã hội học là một khoa học xuất phát từ thực tiễn và chỉ có dựa vào thực tiễn thì nó mới thực hiện được các nhu cầu khác I.2.3. Nhu cầu phát triển của xã hội Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân sự vận động xã hội, mỗi ngày một đa dạng, phong phú và hết sức phức tạp. Xã hội luôn nảy sinh những vấn đề cho xã hội học. I.3. Những điều kiện và tiền đề của sự ra đời môn xã hội học I.3.1. Điều kiện về kinh tế Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ từ những năm giữa thế kỷ XVIII ở châu Âu, đã thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Chủ nghĩa tư bản sau 100 năm hình thành (thế kỷ XIX) đã tạo nên một khối lượng sản phẩm, của cải vật chất khổng lồ tương đương với tất cả những gì mà con người sáng tạo nên từ khi con người xuất hiện cho đến khi chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự biến đổi to lớn trong kinh tế, trong sản xuất đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Lao động công nghiệp, cơ khí hoá trong các công xưởng đã thay thế lao động thủ công, làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền; lối sống đô thị theo phong cách công nghiệp đã đẩy lùi ảnh hưởng của lối sống điền dã, tản mạn, manh mún kiểu nông nghiệp, nông thôn. Rất nhiều nhân tố mới, hiện tượng xã hội mới xuất hiện. Hiện tượng dân cư tập trung, chen chúc ở đô thị làm nảy sinh các vấn đề về dân số, về môi trường, về bệnh tật; đồng thời nạn thất nghiệp đã xuất hiện. Quá trình công nghiệp hoá, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đã thúc đẩy sự phát triển đô thị một cách nhanh chóng, từ đó đã hình thành các trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại và kéo theo sự hình thành các tầng lớp dân cư mới, hình thành các nhóm xã hội, 9 cộng đồng xã hội khác nhau. Hiện tượng dân cư tập trung, chen chúc ở đô thị làm này sinh các vấn đề về dân số, về môi trường, về bệnh tật....Đồng thời sự phát triển của đô thị, đã làm đảo lộn trật tự và thói quen của cộng đồng. Sự cách biệt giữa thành thị và nông thô ... thống kê cũng thiếu các chỉ tiêu về lối sống, đời sống tinh thần, dư luận xã hội, tâm trạng, định hướng giá trị, các chỉ tiêu thống kê cũng mang tính ngẫu nhiên cao, tính hệ thống và ổn định thấp. Và những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có những chuyên ngành có trình độ cao như khi phải phân tích các tài liệu về pháp luật, tôn giáo, ngôn ngữ hay chính trịđòi hỏi phải có sự am hiểu rất nhiều ở từng chuyên ngành cụ thể. VII.4.4. Phương pháp quan sát Trong nghiên cứu xã hội học thì quan sát là một phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ của phương pháp này là nhận thức các đặc điểm, các mối liên hệ hiện có của đối tượng nghiên cứu. Quan sát phải đảm bảo tính có hệ thống, có mục đích và có kế hoạch: − Xác định được khách thể, mục tiêu, nhiệm vụ đối tượng quan sát; 152 − Xác định được thời gian và yêu cầu về mặt tài chính. − Dự kiến trước các phương án khó khăn trong khi quan sát − Cách thức và chuẩn bị giấy tờ, thủ tục − Lựa chọn các phương pháp quan sát. − Chuẩn bị tài liệu, kế hoạch, thiết bị kỹ thuật in phiếu, văn bản, văn phòng phẩm − Thực hành quan sát − Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong quan sát − Ghi chép vắn tắt − Ghi các mối liên hệ cơ bản − Biên bản quan sát − Nhật ký quan sát − Ghi âm, chụp ảnh, quay phim Trong các loại quan sát thì cần chú ý những điểm: − Nhà quan sát đóng vai là thành viên bình thường của nhóm xã hội. − Nhà quan sát không xuất đầu lộ diện và tỏ ra không chú ý nhiều đến những điều đang xảy ra ở nơi quan sát. − Nhà nghiên cứu nghe và nghiên cứu nhiều hơn, ít đặt ra câu hỏi. 153 Còn đối với người tham dự quan sát thì không dấu diếm vai trò của mình và được sự đồng ý của tập thể nơi quan sát. Nên hạn chế tiếp xúc với người bị quan sát. Như vậy quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu xã hội học. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng. 2005. Lịch sử xã hội học. Nhà xuất bản lý luận chính trị. 2. Nguyễn Minh Hoà. 1995. Những vấn đề cơ bản của xã hội học. Trường Đại học tổng hợp TpHCM. 3. Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Văn Lê. 1998. Nhập môn xã hội học (đề cương bài giảng). Nhà xuất bản giáo dục. 5. Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 6. Thanh Lê. 2001. Xã hội học gia đình. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM. 7. Thanh Lê. 2002. Lịch sử Xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Thanh Lê. 2003. Xã hội học phương tây. Nhà Xuất bản Thanh Niên 9. Vũ Quang Hà, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Vũ Quang Hà. 2001. Các lý thuyết xã hội học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 155 11. Vũ Hoà Quang. 2004. Xã hội học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Tiếng nước ngoài 1. Hebding D.E and Glick L. 1996. Introduction to sociology: a text with readings. McGraw-Hill, Inc. New York. 2. John J. Macionis, Sociology (10th Edition), Prentice Hall, 2004. 3. C. Wright Mills, The Sociological Imagination, Oxford University Press, 1961. 4. Peter L. Berger, Invitation to Sociology: A Humanistic Perspective, Anchor, 1963. 5. Panopio I.S and Rolda R.S. 1988. Sociology and anthropology: an introduction. Goodwill Trading Co, INC, Manila. 6. Arnett, Jeffrey J. 1995. "Broad and Narrow Socialization: The Family in the Context of a Cultural Theory." Journal of Marriage and the Family 57( 3):617-28. 7. Ellis, Godfrey J., Gary R. Lee, and Larry R. Petersen. 1978. "Supervision and Conformity: A Cross-Cultural Analysis of Parental Socialization Values." American Journal of Sociology 84(2):386-403. 8. Goffman, Erving. 1961. Asylums: Essays on the Social Situation of Mental Patients and Other Inmates. 156 9. Holland, David. 1970. "Familization, Socialization, and the Universe of Meaning: An Extension of the Interactional Approach to the Study of the Family." Journal of Marriage and the Family 32(3):415-27. 10. Kohn, Melvin L. 1969. Class and Conformity, A Study in Values. Homewood, IL: Dorsey Press. 11. Long, Theodore E. and Jeffrey K. Hadden. 1985. "A Reconception of Socialization." Sociological Theory 3(1):39- 49. 12. Marshall, Victor W. 1975. "Socialization for Impending Death in a Retirement Village." American Journal of Sociology 80(5):1124-44. 13. Mortimer, Jeylan T. and Roberta G. Simmons. 1978. "Adult Socialization." Annual Review of Sociology 442154. 14. Rosenbaum, James E. 1975. "The Stratification of Socialization Processes." American Sociological Review 40(1):48-54. 15. Bernal, John Desmond. 1970. Science and Industry in the Nineteenth Century. Bloomington: Indiana University Press. 16. Collinson, M. [ed.]. 2000. A History of Farming Systems Research. CABI Publishing. 17. Crosby, Alfred W. 2003. The Columbian Exchange: Biological and Cultural Consequences of 1492. Praeger Publishers. 30th Anniversary Edition. 18. Derry, Thomas Kingston and Williams, Trevor I. 1993. A Short History of Technology : From the Earliest Times to A.D. 1900. New York: Dover Publications. 157 19. Harris, David R. [ed.]. 1996. The Origins and Spread of Agriculture in Eurasia. UCL Press. 20. Hobsbawm, Eric J. 1999. Industry and Empire: From 1750 to the Present Day. New York: New Press. Distributed by W.W. Norton. 21. Kranzberg, Melvin and Pursell, Carroll W., Jr. 1967. Editors. Technology in Western civilization. New York, Oxford University Press. 22. Landes, David S. 2003. The Unbound Prometheus: Technical Change and Industrial Development in Western Europe from 1750 to the Present. 2nd ed. New York: Cambridge University Press. 23. Lenski, Gerhard; Nolan, Patrick; and Lenski, Jean. 1995. Human Societies: An Introduction to Macrosociology. 7th edition. New York: McGraw-Hill. 24. Price, T. Douglas [ed.]. 2000. Europe's First Farmers. Cambrige University Press. 25. Wells, Spencer. 2003. The Journey of Man: A Genetic Odyssey. Princeton University Press. 26. Biddle, Bruce J. 1986. Recent Development in Role Theory. Annual Review of Sociology. pp. 1267-1292. 27. Blumer, H. 1986. Symbolic Interactionism: Perspective and Method. University of California Press. 28. Davis, K (1959). "The Myth of Functional Analysis as a Special Method in Sociology and Anthropology", American Sociological Review, 24(6), 757-772. 29. Goffman, Erving. 1959. The Presentation of Self in Everyday Life. Anchor Books. 158 30. Goffman, Erving. 1961. Encounters: Two Studies in the Sociology of Interaction. MacMillan Publishing Co. 31. Herman, Nancy J. and Reynolds, Larry T. 1994. Symbolic Interaction: An Introduction to Social Psychology. Altamira Press. 32. Homans, George Casper (1962). Sentiments and Activities. New York: The Free Press of Glencoe. 33. Hoult, Thomas Ford (1969). Dictionary of Modern Sociology. 34. Layton, R. 1997. An Introduction to Theory in Anthropology. Cambridge: Cambridge University Press. 35. Marshall, Gordon (1994). The Concise Oxford Dictionary of Sociology. 36. Mead, George Herbert. 1967. Mind, Self, & Society: From the Standpoint of a Social Behaviorist. Morris, Charles W. Editor. Chicago: University of Chicago Press. 37. Meltzer, Bernard N. 1978. The Social Psychology of George Herbert Mead. In Symbolic Interaction: A Reader in Social Psychology. Manis, Jerome and Meltzer, Bernard N. Editors. Allyn & Bacon. 38. Merton, Robert (1957). Social Theory and Social Structure, revised and enlarged. London: The Free Press of Glencoe. 39. Michener, H. Andrew and John D. DeLamater. 1999. Social Psychology. Harcourt Brace College Publishers. 40. Light, D. Jr and Keller, S. 1982. Sociology. 3rd ed. New York: Alfred A. Knopf. Mạng Internet 159 1. Comte: www.multimania.com/clotilde 2. Smith: www.adamsmith.org.uk/smith/index.htm 3. Marx: marxist.org/archive/marx/index.htm or eserver.org/marx 4. Durkheim: www.relst.uiuc.edu/durkheim/ 5. Mead: 6. Simmel: socio.ch/sim/index_sim.htm 7. Weber: www.uni-potsdam.de/u/pad/pia/index.htm (German) 8. Feminists: www.cddc.vt.edu/feminism or bailiwick.lib.uiowa.edu/wstudies/theory.html 9. General: m 160 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ---------------------------------------------- 1 I.1. Lược sử về sự ra đời của xã hội học------------------------------------------ 1 I.1.1. Sự ra đời của xã hội học trên thế giới----------------------------------- 1 I.1.2. Sự ra đời của Xã hội học ở Việt Nam----------------------------------- 3 I.1.3. Những nghiên cứu xã hội học đầu tiên (Early Sociological Studies)5 I.1.4. Xã hội học ngày nay ------------------------------------------------------ 7 I.2. Nhu cầu cho sự ra đời của XHH---------------------------------------------- 7 I.2.1. Nhu cầu nhận thức xã hội: ----------------------------------------------- 8 I.2.2. Nhu cầu hoạt động thực tiễn --------------------------------------------- 8 I.2.3. Nhu cầu phát triển của xã hội-------------------------------------------- 9 I.3. Những điều kiện và tiền đề của sự ra đời môn xã hội học----------------- 9 I.3.1. Điều kiện về kinh tế------------------------------------------------------- 9 I.3.2. Những điều kiện về chính trị- xã hội-----------------------------------10 I.3.3. Những tiền đề về tư tưởng- lý luận khoa học-------------------------12 I.4. Ý nghĩa của sự ra đời----------------------------------------------------------13 I.5. Khái niệm, đối tượng và chức năng của xã hội học -----------------------14 I.5.1. Xã hội học là gì? Các quan niệm khác nhau về xã hội học ---------14 I.5.2. Các lĩnh vực quan tâm của xã hội học bao gồm: ---------------------18 I.5.3. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học----------------------------------19 I.5.4. Xã hội học và các khoa học xã hội khác-------------------------------22 I.5.5. Chức năng của xã hội học-----------------------------------------------25 I.5.6. Nhiệm vụ của xã hội học. -----------------------------------------------27 I.6. Những đóng góp của các nhà sáng tạo ra xã hội học---------------------27 I.6.1. Auguste Comte (1798-1857)--------------------------------------------27 I.6.2. Herbert Spencer (1820-1903)-------------------------------------------32 I.6.3. Emile Durkheim (1858-1917) ------------------------------------------35 I.6.4. Maximilian Weber (1864-1920)----------------------------------------41 I.6.5. Karl Marx (1818-1883)--------------------------------------------------45 CHƯƠNG II CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC ------------------------------48 II.1. Lý thuyết vai trò (Role Theory)----------------------------------------------50 161 II.2. Tiếp cận hệ thống -------------------------------------------------------------53 II.3. Các lý thuyết về biến đổi xã hội---------------------------------------------54 II.4. Lý thuyết chức năng cấu trúc- Structural Functionalism----------------57 II.5. Lý thuyết xung đột ------------------------------------------------------------63 II.6. Lý thuyết tương tác biểu trưng (symbolic interactionism)---------------66 CHƯƠNG III VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI ------------------------------------------70 III.1. Văn hóa:----------------------------------------------------------------------70 III.1.1. Các loại văn hóa--------------------------------------------------------72 III.1.2. Văn minh và văn hóa --------------------------------------------------73 III.1.3. Các khía cạnh của văn hóa--------------------------------------------74 III.1.4. Đa dạng văn hóa--------------------------------------------------------82 III.1.5. Sự thay đổi văn hóa ----------------------------------------------------84 III.1.6. Chủ nghĩa vị chủng văn hóa và thuyết tương đối văn hóa --------85 III.1.7. Mô hình lý thuyết nghiên cứu văn hóa ------------------------------87 III.2. Xã hội--------------------------------------------------------------------------90 III.2.1. Cơ cấu xã hội -----------------------------------------------------------90 III.2.2. Vị thế xã hội: --------------------------------------------------------- 103 III.2.3. Vai trò------------------------------------------------------------------ 106 CHƯƠNG IV XÃ HỘI HÓA VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI ----------------- 108 IV.1. Xã hội hoá là gì?----------------------------------------------------------- 108 IV.2. Mục tiêu của xã hội hoá:-------------------------------------------------- 108 IV.3. Quá trình xã hội hoá------------------------------------------------------- 109 IV.4. Các nhân tố của xã hội hoá----------------------------------------------- 112 IV.5. Xã hội hóa và tương tác xã hội------------------------------------------- 118 CHƯƠNG V NHÓM XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI-------------------- 121 V.1. Nhóm xã hội ----------------------------------------------------------------- 121 V.2. Tổ chức xã hội--------------------------------------------------------------- 125 162 CHƯƠNG VI BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI ------------ 134 VI.1. Bất bình đẳng xã hội------------------------------------------------------ 134 VI.2. Phân tầng xã hội----------------------------------------------------------- 136 CHƯƠNG VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC--------- 146 VII.1. Một số khái niệm: --------------------------------------------------------- 147 VII.1.1. Khái niệm phương pháp:------------------------------------------- 147 VII.1.2 Phương pháp luận---------------------------------------------------- 149 VII.1.3. Phương pháp luận xã hội học-------------------------------------- 150 VII.2. Thực hiện nghiên cứu xã hội học.--------------------------------------- 150 VII.3. Quá trình nghiên cứu khoa học ----------------------------------------- 153 VII.3.1. Chọn lựa vấn đề và xây dựng các giả thuyết:-------------------- 154 VII.3.2. Thiết kế nghiên cứu------------------------------------------------- 157 VII.3.3. Thu thập dữ liệu----------------------------------------------------- 157 VII.3.4. Phân tích dữ liệu và kết luận--------------------------------------- 157 VII.3.5. Phát triển lý thuyết-------------------------------------------------- 159 VII.4. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học ------------------------------ 159 VII.4.1. Phương pháp phát vấn---------------------------------------------- 160 VII.4.2. Phương pháp thảo luận nhóm-------------------------------------- 162 VII.4.3. Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu ---------------------- 163 VII.4.4. Phương pháp quan sát ---------------------------------------------- 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------- 169
File đính kèm:
- bai_giang_xa_hoi_hoc_dai_cuong_vo_van_viet.pdf