Bài giảng Vi sinh: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí

ĐẶC ĐIỂM

Kháng nguyên

• Carbohydrat C: nằm trong thành tế bào

• Protein M: giúp Streptococcus bám vào tế bào yết hầu,

làm chậm sự thực bào

• Kháng nguyên T: protein

• Kháng nguyên bề mặt

• P: nucleoprotein

• Acid teichoic

• Nội độc tố pyogenic

pdf 8 trang phuongnguyen 3400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vi sinh: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vi sinh: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí

Bài giảng Vi sinh: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí
3/26/2016 
1 
VI KHUẨN GÂY BỆNH 
QUA ĐƯỜNG KHÔNG KHÍ 
STREPTOCOCCI 
ĐẶC ĐIỂM 
• Liên cầu khuẩn Gram dương 
• Có ở khắp nơi 
ĐẶC ĐIỂM 
• Kị khí hoặc kị khí tùy ý 
• Sống ở môi trường ngoại cảnh và có khả năng gây bệnh 
cho người hoặc là vi khuẩn cơ hội 
ĐẶC ĐIỂM 
Kháng nguyên 
• Carbohydrat C: nằm trong thành tế bào 
• Protein M: giúp Streptococcus bám vào tế bào yết hầu, 
làm chậm sự thực bào 
• Kháng nguyên T: protein 
• Kháng nguyên bề mặt 
• P: nucleoprotein 
• Acid teichoic 
• Nội độc tố pyogenic 
ĐẶC ĐIỂM 
Độc tố - Enzym 
• Streptokinase (tính kháng nguyên mạnh): làm tan huyết 
• Hyaluronidase: làm tan acid hyaluronic 
• Hemolysin: ly giải hồn cầu 
• Độc tố gây ban đỏ 
• DPNase: gây độc bạch cầu 
3/26/2016 
2 
PHÂN LOẠI 
Theo khả năng huyết giải 
- Huyết giải α = phá hủy một phần 
hồng cầu trong môi trường nuôi 
cấy xanh 
- Huyết giải β = phá hủy hoàn toàn 
hồng cầu trong môi trường nuôi 
cấy vòng trắng sáng 
- Huyết giải γ = không phá hủy 
hồng cầu đỏ 
PHÂN LOẠI 
Theo kháng nguyên 
- Carbohydrat C ở thành tế bào 
- Được đánh dấu từ A đến O 
 Streptococci nhóm A huyết giải β thường gây bệnh ở người 
BỆNH NHIỄM KHÔNG CHUYÊN BIỆT 
- Bệnh nhiễm cấp tính: viêm họng, nhiễm khuẩn ngoài 
da, viêm âm đạo – tử cung, viêm tai, nhiễm khuẩn 
huyết, viêm màng não tủy 
BỆNH NHIỄM CHUYÊN BIỆT 
- Viêm quầng 
- Xuất phát từ mũi, miệng vết thương 
- Gây viêm mạnh, tăng cảm 
- Mảng đỏ căng, cứng, viêm mụn nước hoại tử 
BỆNH NHIỄM CHUYÊN BIỆT 
- Bệnh tinh hồng nhiệt: do độc tố 
BIẾN CHỨNG HẬU NHIỄM 
- Có thể lây lân do nước bọt/nhiễm khuẩn da tạo dịch ở 
trẻ em 
- Thấp khớp cấp và viêm màng trong tim 
Thường xảy ra sau viêm họng 
Gây tổn thương dịch khớp và màng trong tim 
- Viêm cuộn tiểu cầu thận cấp tính 
Thường xảy ra sau nhiễm khuẩn da 
Cấp tính gây tiểu ra máu, phù, huyết áp tăng Mạn tính 
gây suy thận 
3/26/2016 
3 
BỆNH DO STREPTOCOCCI KHÁC 
Streptococcus 
nhóm B 
Streptococcus 
nhóm α 
Streptococcus 
nhóm γ 
Vị trí gây bệnh Sinh dục/tiết niệu Hô hấp (miệng) 
Cộng sinh ở đường 
tiêu hóa, gây bệnh 
cơ hội đường tiết 
niệu 
Điều trị 
Penicillin G phối 
hợp Gentamycin 
Phối hợp penicillin 
với KS khác 
Đề kháng tự nhiên 
với nhiều KS 
Thử nghiệm KS 
CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ 
Chẩn đoán 
- Nhuộm Gram, khả năng huyết giải 
- Định lượng kháng thể 
Điều trị 
- Penicillin G , Erythromycin 
VI KHUẨN LAO 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS 
ĐẶC ĐIỂM 
• Còn gọi là vi khuẩn Koch 
• Trực khuẩn, phân nhánh hoặc dạng sợi 
• Không di động, không sinh bào tử, dễ kết nùi trong môi 
trường lỏng 
ĐẶC ĐIỂM 
- Tăng trưởng chậm 
ĐẶC ĐIỂM 
- Đề kháng nhiều tác nhân lý hóa không nhuộm Gram 
được nhuộm bằng tác nhân mạnh hơn, lâu hơn 
- Cấu trúc có lipid đặc biệt tránh thực bào, đề kháng với 
kháng thể, không thấm nước 
3/26/2016 
4 
ĐẶC ĐIỂM 
- Lipid: phospholipid, glycolipid (mycosid), sáp, acid 
mycolic 
- Yếu tố tạo xoắn: 
- Ức chế bạch cầu di chuyển 
- Có nhiều ở VK trẻ 
- Protein: gây phản ứng quá mẫn 
BỆNH LAO 
- Nhiễm khuẩn nội bào 
- Yếu tố quan trọng: sự giảm sút sức đề kháng 
- Có thể nhiễm lao nhưng không bị bệnh 
BỆNH LAO 
Đường lây truyền 
- Đường hô hấp do hít phải bụi, giọt nước bọt, giọt ẩm  
có chứa vi khuẩn 
- Đường tiêu hóa 
BỆNH LAO 
- Lao phổi là dạng lao dễ lây. 
- Lao có thể cư trú ở tạng, màng não, khớp 
- Bệnh gồm 2 giai đoạn 
- Giai đoạn sơ nhiễm 
- Giai đoạn tiến triển 
BỆNH LAO 
- Giai đoạn sơ nhiễm 
Vi khuẩn được hít vào phế nang vào máu và sinh sản 
trong bạch cầu hình thành nang 
BỆNH LAO 
- Giai đoạn tiến triển 
Dưới tác động của yếu tố bất lợi, vết thương tạo hang có mủ 
độc (bã đậu) 
Hang bị xơ hóa xơ mạn 
Nang bị mềm, vỡ ra nguồn lây 
3/26/2016 
5 
BỆNH LAO 
- Triệu chứng 
 Ho khan Kéo dài, nhiều vào buổi sáng ho đờm 
ho ra máu 
 Mệt mỏi, gầy 
 Sốt nhẹ về chiều, không đều 
 Rối loạn tiêu hóa, tràn dịch/tràn khí màng phổi, xơ phổi, 
lao toàn thể  
CHẨN ĐOÁN 
- Lao phổi: bệnh phẩm là đàm, chất nhờn ở cuống 
phổi/ sáng nhuộm kháng acid cồn 
- Lao màng não: bệnh phẩm là dịch não tủy cấy 
hoặc PCR 
ĐIỀU TRỊ - PHÒNG NGỪA 
4. Điều trị 
- Tìm hiểu sự kháng thuốc của vi khuẩn 
 - Thăm dò tình trạng một số cơ quan: gan, thận, mắt 
 - Sinh hoạt: nghỉ ngợi yên tĩnh, ổn định tư tưởng điều trị 
 - Thuốc: INH, rifampicin, ethambutol, streptomycin 
 + Phối hợp thuốc 
 + Dùng 1 lần/ngày, tốt nhất là sáng sớm, xa bữa ăn 
 + Đều đặn 
 + Theo dõi tác dụng phụ 
 - Chủng ngừa bằng vaccin BCG 
VI KHUẨN BẠCH HẦU 
CORYNEBACTERIUM DIPHTERIAE 
ĐẶC ĐIỂM 
- Trực khuẩn dạng hình quả tạ/ chùy 
- Xếp dạng hàng rào 
ĐẶC ĐIỂM 
- Không di động, không có vỏ, không sinh bào tử. 
- Gram dương nhưng dễ mất màu tím khi tẩy màu. 
Thường nhuộm với xanh methylen sự phân cực 
(polyphosphat) 
- Sản xuất nội và ngoại độc tố 
3/26/2016 
6 
BỆNH BẠCH HẦU 
- Bệnh nhiễm trùng cấp tính dễ thành dịch và tỷ lệ 
tử vong cao 
- Đối tượng: trẻ em 
- Đường lây truyền 
- Trực tiếp qua đường hô hấp 
- Gián tiếp qua quần áo 
BỆNH BẠCH HẦU 
- Triệu chứng 
+ Gây màng giả ở họng, hầu, amygdal và gây 
viêm hạch, viêm thanh quản tử vong do ngạt, 
trụy tim mạch  
+ Nhiễm độc toàn thân do độc tố 
CHẨN ĐOÁN 
• Xét nghiệm trực tiếp 
- Lấy bệnh phẩm ở amidan nhuộm xanh methylen quan 
sát 
- Test in vitro và in vivo trên chuột 
- Khảo sát khuẩn lạc 
• Xét nghiệm gián tiếp 
- Phản ứng huyết thanh 
- Phản ứng in vivo trên chuột 
ĐIỀU TRỊ 
- Kháng sinh (penicillin, erythromycin, amoxicillin, 
clindamycin) kết hợp huyết thanh kháng độc tố 
- Phòng bằng vaccin DPT, SAD 
NÃO CẦU KHUẨN 
NEISSERIA MENINGITIDIS 
ĐẶC ĐIỂM 
- Song cầu khuẩn Gram âm, đôi khi xếp 4 hoặc tụ lại 
3/26/2016 
7 
ĐẶC ĐIỂM 
- Không sinh bào tử 
- Không di động 
- Không chịu được nhiệt độ lạnh 
- VK yếu chỉ phát triển trên môi 
trường phong phú 
- Chỉ gây bệnh ở người 
ĐẶC ĐIỂM 
Kháng nguyên 
- Kháng nguyên P nucleoprotein và kháng nguyên 
carbohydrat 
- Kháng nguyên A, B, C, D: polysaccharide 
- Kháng nguyên màng: LPS 
BỆNH HỌC 
- Vi khuẩn từ mũi, hầu máu màng não tủy gây viêm 
não mủ và phóng thích nội độc tố gây ban đỏ 
- Dạng viêm màng não tủy: sốt cao, cứng gáy, nôn 
- Dạng nhiễm khuẩn huyết: sốt cao, ban đỏ, sốc 
CHẨN ĐOÁN 
- Bệnh phẩm là dịch não tủy 
được ủ ở 370C 
- Nếu não tủy đục cần ly tâm 
rồi khảo sát cặn 
- Phản ứng huyết thanh 
ĐIỀU TRỊ 
- Sử dụng các kháng sinh qua màng não tủy như 
Cephalosporin III 
- Đã có vaccin nhóm A, C 
PHẾ CẦU KHUẨN 
PNEUMOCOCCUS PNEUMONIAE 
3/26/2016 
8 
ĐẶC ĐIỂM 
- Song cầu khuẩn Gram dương, đôi khi chuỗi ngắn 
- Có nang polysaccharide độc tính 
- Yếu không sống được ở ngoại cảnh, sống trong 
họng người 
- Huyết giải α 
ĐẶC ĐIỂM 
Kháng nguyên 
- Kháng nguyên nang: polysaccharide, có tính 
chuyên biệt 
- Kháng nguyên thân 
- Protein M 
- Carbohydrat C chuyên biệt cho loài 
BỆNH HỌC 
- Vi khuẩn từ tai mũi họng máu, mạch bạch huyết 
màng não tủy 
- Tránh bị thực bào, sinh sản nhanh, tạo phản ứng viêm 
với bạch cầu và sợi huyết (ngăn sự lưu thông của thuốc 
và dịch não tủy) 
- Gây bệnh đường hô hấp dưới, có thể gây viêm tai, viêm 
màng não tủy 
CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ 
- Bệnh phẩm: đàm, máu, dịch não tủy 
- Điều trị: penicillin, macrolid, chloramphenicol 
- Có vaccin 
HẾT 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vi_sinh_vi_khuan_gay_benh_qua_duong_khong_khi.pdf