Bài giảng Vi-Ký sinh trùng: Giun ký sinh
MỤC TIÊU:
1. Mô tả được đặc điểm hình thể, chu kỳ của giun: đũa,
tóc, móc, kim.
2. Trình bày được các đặc điểm dịch tễ của giun: đũa,
tóc, móc, kim.
3. Lý giải được một số đặc điểm bệnh học chủ yếu của
bệnh giun: đũa, tóc, móc, kim.
4. Đưa ra được phương pháp chẩn đoán xác định bệnh
giun giun: đũa, tóc, móc, kim.
5. Tư vấn được biện phòng và kể tên các thuốc điều trị
giun: đũa, tóc, móc, kim.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vi-Ký sinh trùng: Giun ký sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vi-Ký sinh trùng: Giun ký sinh
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM BỘ MÔN: VI - KÝ SINH TRÙNG GIUN KÝ SINH Đối tượng: Bác sĩ YHCT - Hệ liên thông Thời gian: 2 tiết Giảng viên: PGS. TS. Lê Thị Tuyết MỤC TIÊU: 1. Mô tả được đặc điểm hình thể, chu kỳ của giun: đũa, tóc, móc, kim. 2. Trình bày được các đặc điểm dịch tễ của giun: đũa, tóc, móc, kim. 3. Lý giải được một số đặc điểm bệnh học chủ yếu của bệnh giun: đũa, tóc, móc, kim. 4. Đưa ra được phương pháp chẩn đoán xác định bệnh giun giun: đũa, tóc, móc, kim. 5. Tư vấn được biện phòng và kể tên các thuốc điều trị giun: đũa, tóc, móc, kim. GIUN ĐŨA ASCARIS LUMBRICOIDES I. HÌNH THỂ 1.1. Hình thể con trưởng thành - Loại giun lớn, hình chiếc đũa, màu trắng sữa/hồng. - KT: con cái 20 - 25 cm x 5-6 mm con đực 15 - 17 cm x 3-4 mm. - Cơ thể chi làm 3 phần: + Đầu: đầu thuôn nhỏ + Thân: Hình ống, ngoài được bao bọc vỏ kytin. + Đuôi: nhọn, Con cái đuôi thẳng Con đực đuôi cong về phía bụng II. CHU KỲ - Khái quát chu kỳ giun đũa thuộc loại chu kỳ đơn giản, kiểu chu kỳ 3: Người Ngoại cảnh - Vị trí ký sinh: Giun trưởng thành ở ruột non, thường là đoạn đầu và giữa ruột non.. - Hình thức sinh sản: sau giao hợp, con cái đẻ trứng - Đường đào thải: Trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi, thành trứng có ấu trùng thanh và có khả năng lây nhiễm. - Mầm bệnh: trứng có ấu trùng thanh - Đường xâm nhập: qua đường tiêu hoá, ăn phải trứng có ấu trùng thanh ở rau, quả sống, nguồn nứơc lã... - Diễn biến chu kỳ: Trứng đến dạ dày, ấu trùng thoát vỏ, chui qua các mao mạch ruột vào tĩnh mạch mạc treo gan, ở đó 3 - 4 ngày. Từ tĩnh mạch trên gan tĩnh mạch chủ tim phải, theo động mạch phổi lên phổi chui qua thành mao mạch vào phế nang. Từ các phế nang lên khí quản, hầu, theo thực quản xuống dạ dày, ruột và thành giun trưởng thành. - Thời gian hoàn thành chu kỳ: 60 - 75 ngày. - Thời gian sống con trưởng thành: 12 - 18 tháng. III. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Khả năng phát triển của trứng giun đũa ở ng/cảnh Trứng bị huỷ diệt bởi ánh sáng mặt trời, thời tiết khô hanh. Thuốc tím, cresyl với liều khử trùng không diệt được 3.2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm giun đũa cho con người - Khí hậu: nóng, ẩm thuận lợi mầm bệnh PT - VSMT: Sử dụng HXK HVS, phân người chưa xử lý - VSCN: Không rửa tay trước khi ăn, ăn rau, quả chưa được vệ sinh.... 3.3. Tình hình nhiễm bệnh giun đũa - Trên thế giới - Việt Nam Bệnh giun đũa phân bố ở khắp nơi, mức độ nhiễm tuỳ theo từng vùng: miền Bắc tỷ lệ nhiễm cao hơn ở miền Nam, đồng bằng cao hơn miền núi, nông thôn cao hơn thành thị và trẻ em tỷ lệ nhiễm cao hơn người lớn. IV. TÁC HẠI VÀ BIẾN CHỨNG 4.1. Tác hại do ấu trùng Hội chứng Loeffler với các triệu chứng: . Ho: lúc đầu có thể ho khan, sau ho có đờm . Đau ngực dữ dội . X.quang có hình ẩnh thâm nhiễm phổi . XN máu, bạch cầu ái toan tăng cao từ 30-40% Các triệu chứng tự hết sau 6-7 ngày. Ngoài ra, có thể bị nổi mẩn, ngứa ngoài da. 4.2. Tác hại ở giai đoạn trưởng thành - Chiếm thức ăn:chiếm của vật chủ 2,8g gluxit, 0,7 mg protit/ng/1 con và vitamin A. - Chiếm đoạt vitamin A, D - Gây phì đại và viêm niêm mạc ruột non: đau bụng, RLTH, buồn nôn , từ những tổn thương đó dẫn đến: . Rối loạn háp thu ruột . Tạo điều kiện xâm nhập của vi khuẩn . Tạo điều kiện xâm nhập các dị ứng tố gây dị ứng . Trẻ sẽ bị còi xương, SDD, ả/h phát triển trí tuệ và thể chất. 4.3. Biến chứng - Tắc ruột giun: Theo WHO thì các trường hợp tắc ruột do giun đũa chiếm 5% tổng số các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa. - Viêm ruột thừa: chiếm 80% ở trẻ em dưới 5 tuổi. - Giun chui ống mật, áp xe gan do giun V. CHẨN ĐOÁN 5.1. Lâm sàng Lâm sàng chỉ giúp hướng tới chẩn đoán 5.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa - Các phản ứng gián tiếp: ELIZA, - Chẩn đoán hỗ trợ như siêu âm, Xquang VI. ĐIỀU TRỊ - Mebendazol (vermox, fugacar..): - Albendazol (Zeltel, zaltol..) - Combantrin (pyrantel pamoate..) VII. PHÒNG BỆNH 7.1. Nguyên tắc phòng bệnh 7.2. Các biện pháp - Quản lý phân chặt chẽ: xử dụng HXHVS, không phóng uế bừa bãi, không sử dụng phân tươi bón ruộng và hoa màu. - Tuyên truyền GDSK cho cộng đồng, ý thức VSCN: - Giải quyết nguồn bệnh: Điều trị hàng loạt, chọn lọc, cá thể có định kỳ 2-3 lần/ năm. GIUN TÓC TRICHURIS TRICHIURA I. HÌNH THỂ CỦA GIUN TÓC 1.1. Hình thể con trưởng thành - Là loại giun nhỏ, màu trắng/ hồng nhạt, hình ống. - KT: con cái dài 35-50mm, con đực 30-45mm. - Cơ thể chia làm 2 phần rõ rệt: Phần đầu nhỏ như sợi tóc, chiềm3/4 cơ thể. Phần đuôi phình to ra. Con cái đuôi thẳng, con đực đuôi cong về phía bụng. 1.2. Hình thể của trứng Trứng màu vàng, hình bầu dục, 2 đầu có hai nắp. Bên ngoài là lớp vỏ dày, trong là khối nhân. KT 22 x 50 um II. CHU KỲ - Khái quát chu kỳ: kiểu chu kỳ như giun đũa - Vị trí ký sinh: con trưởng thành ở đại tràng (manh tràng). - Hình thức sinh sản: sau giao hợp, con cái đẻ trứng - Đường đào thải: trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng thanh và có khả năng lây nhiễm. - Mầm bệnh: trứng có ấu trùng thanh - Đường xâm nhập: qua đường tiêu hoá, ăn phải trứng có ấu trùng, có ở rau, quả sống, nguồn nứơc lã... - Diễn biến chu kỳ: trứng vào đến dạ dày, ấu trùng thoát vỏ, ấu trùng di chuyển đến vùng manh tràng ký sinh và phát triển thành giun tóc trưởng thành. - Thời gian hoàn thành CK: 1 tháng - Th/gian sống con trưởng thành: 5-6 năm III. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Điều kiện phát triển của trứng giun tóc ở ngoại cảnh - Nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển từ 25-300C, ở nhiệt độ này sau 17-30 ngày tỷ lệ trứng có ấu trùng là 90%. Phần lớn trứng bị hỏng, trên 500C và tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời - ấu trùng giun tóc có sức đề kháng rất cao, gĩư sống được 5 năm. Nói chung sức đề kháng trứng giun tóc cao hơn trứng giun đũa. 3.2. Các yếu tố nguy cơ - Khí hậu: nóng, ẩm thuận lợi mầm bệnh giun phát triển. - VSMT: Sử dụng HXK HVS, phân người chưa xử lý - VSCN: Ko rửa tay trước khi ăn, ăn rau quả chưa vệ sinh... 3.3. Tình hình nhiễm bệnh giun tóc Phân bố tương tự giun đũa, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm thấp hơn IV. TÁC HẠI SL ít, ko biểu hiện/ không đáng kể: buồn nôn, chán ăn, táo bón SL nhiều gây tổn thương niêm mạc ruột : - Gây hội chứng lỵ: đau bụng, ngoài nhiều lần. Kéo dài dẫn sa trực tràng / nhiễm trùng thứ phát (lao, th. hàn). - Viêm ruột thừa - Thiếu máu nhược sắc: hút 0.005 ml máu/ ngày/ 1 con. - Gây dị ứng V. CHẨN ĐOÁN 5.1. Lâm sàng Triệu chứng lâm sàng để hướng tới chẩn đoán 5.2. Cận lâm sàng Chẩn đoán chính xác dựa XN phân tìm trứng VI. ĐIỀU TRỊ - Mebendazol (vermox, fugacar.) Liều dùng: 200g/ ngày x 3 ngày - Albendazol (Zeltel, zaltol..) Liều dùng: 400mg liều duy nhất. VII. Phòng bệnh Giống như phòng bệnh giun đũa. GIUN MÓC/ MỎ ANCYLOSTOMA DUODENALE / NECATOR AMERICANUS Giun móc/ mỏ là 2 loại họ Ancylostomidae ký sinh ở người. Đặc điểm của họ này: có bao miệng phát triển, có cơ quan sắc dùng ngoặm vào niêm mạc ruột VC để hút máu, gồm: - Giống Ancylostoma : A. duodenale ký sinh ở người - Giống Necator: N. americanus ký sinh ở người. Phân biệt về mặt hình thể, nhưng các đặc điểm khác gần giống nhau, do đó sẽ dùng chung cho 2 loài trên với tên giun móc. I. HÌNH THỂ CỦA GIUN MÓC/MỎ Giun móc trưởng thành - Loại giun nhỏ, màu trắng sữa/ hơi hồng - KT: Con cái có dài 10-13mm, con đực 8-11mm. - CTạo: Đầu giun có bao miệng phát triển, phình ra tạo với thân một đường cong, có 2 tuyến tiết chất chống đông máu. Trong bao miệng có 4 móc bố trí làm hai bên cân đối. Đuôi: con cái thẳng, tày; con đực xoè ra như chân vịt. Trứng giun móc: II. CHU KỲ - Khái quát chu kỳ: kiểu như giun đũa Giun móc/mỏ đều có chu kỳ lây nhiễm qua da. Riêng giun móc, còn lây nhiễm qua đường tiêu hoá. - Vị trí ký sinh: ở tá tràng. - Hình thức sinh sản: sau giao hợp, con cái đẻ trứng - Đường đào thải: trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi, trứng PT thành trứng có AT, rồi thành ấu trùng gđ III, có thực quản hình trụ. ẤU TRÙNG GĐ III CÓ HƯỚNG ĐỘNG ĐẶC BIỆT: HƯỚNG LÊN CAO NHẤT, CÓ THỂ LEO CAO TỚI 1 M; NƠI CÓ ĐỘ ẨM CAO; VẬT CHỦ ĐỂ DI CHUYỂN TỚI. - MẦM BỆNH: ẤU TRÙNG GĐ III - ĐƯỜNG XÂM NHẬP: . TIÊU HOÁ: AT THEO THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG . . . . DA: AT XÂM NHẬP QUA DA - Diễn biến chu kỳ: . Qua đường tiêu hoá: AT ko chu du, chui vào trong niêm mạc ruột pt, rồi chui ra lòng ruột thành thể trưởng thành. . Qua đường da: vào cơ thể VC, AT theo hệ thống TM chủ lên tim phải, rồi theo động mạch phổi lên phổi. ở phổi, AT thay vỏ, ph/triển, sau đó lên khí quản, hầu và nuốt xuống thực quản, dạ dày và đến tá tràng thành giun trưởng thành. - Thời gian hoàn thành chu kỳ: 5-7 tuần - Th/gian sống con trưởng thành: 5- 7 năm, g.móc 10- 15 n III. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Khả năng phát triển của AT ở ngoại cảnh - ấu trùng phát tán theo phân, đất cát, xốp, có nhiều rác mùn và có lẫn bụi than là nơi thuận lợi cho nó phát triển - Điều kiện thuận lợi: từ 25-300C, độ ẩm và oxy thì sau 24 giờ trứng p/triển thành trứng có AT, AT có thể tồn tại 18 th trong đất - ấu trùng sẽ bị chết nếu không có độ ẩm, >500C , MT ngập nước, cồn 700C, đất có nhiều sunlfat, trong muối mặn, thời tiết khô hanh.. 3.2. Các yếu tố nguy cơ - Khí hậu : phổ biến ở vùng có khí hậu nóng, ẩm. - VSMT kém: HXK HVS, không sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất... - Nghề nghiệp: người dân ở vùng trồng màu có sử dụng phân tươi bón ruộng, công nhân làm việc trong các hầm mỏ 3.3. Tình hình mắc bệnh giun móc - Trên thế giới : - Việt Nam: đứng hàng thứ 2 sau giun đũa. IV. TÁC HẠI VÀ BIẾN CHỨNG 4.1. Tác hại giai đoạn ấu trùng - Viêm da: có thể mất nhanh sau 1-2 ngày/ 1-2 tuần. - Hội chứng Loeffler 4.2. Tác hại giai đoạn trưởng thành - Thiếu máu: mãn tính, từ từ, hồng cầu nhỏ XN HC giảm, HST giảm còn 20-50%; sắt huyết thanh giảm; protein toàn phần ,đặc biệt glubulin giảm - Rối loạn tiêu hoá: đau vùng thượng vị, không có chu kỳ rõ rệt, biếng ăn, buồn nôn - Huỷ hoại protit, glucit, lipit của thức ăn tại ruột. - Suy nhược thần kinh, trẻ chậm lớn và phát triển về trí tuệ, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt (nếu nhiễm lâu ngày). 4.3. Biến chứng Suy tim: chỉ phục hồi sau khi điều trị khỏi bệnh giun móc. V. CHẨN ĐOÁN - Lâm sàng: khó xác định - Cận lâm sàng . Xét nghiệm phân: tìm trứng giun móc. . Nuôi cấy phân tìm áu trùng trên giấy thấm trong ống nghiệm VI. ĐIỀU TRỊ 6.1. Nguyên tắc điều trị - Dùng kết hợp thuốc tái tạo máu, nâng cao thể trạng - Các thuốc phải an toàn, hiệu quả và s/dụng được tại C/đồng 6.2. Các thuốc - Mebendazol (Fugacar, Vesmox...) - Albendazol (Alental, Zentel, Zantol...) - Pyrantel pamoat (Combantrin, helnimtol...) VII. PHÒNG BỆNH - VSMT: . Quản lý phân: sử dụng HXHVS, không phóng uế bừa bãi . Xử lý phân, rác, không sử dụng phân người chưa xử lý trong canh tác... - VSCN: ăn, uống hợp vệ sinh, sử dụng bảo hộ lao động - Điều trị định kỳ: ít nhất 1 lần/ trong năm Giun kim Enterobius vermicularis I. HÌNH THỂ GIUN KIM Con giun kim trưởng thành - Loại giun nhỏ, màu trắng ngà - Đầu hơi phình và có vỏ khía, miệng có 3 môi. Phần cuối thực quản có ụ phình. - KT: Con cái 8 - 13 mm x 0.4 mm, đuôi thẳng và nhọn. Con đực: dài 2 - 5 mm, đuôi cong Hình thể trứng II. CHU KỲ 2.1. Chu kỳ bình thường - Khái quát chu kỳ: như giun đũa - Vị trí ký sinh: ở đại tràng (manh tràng). - Hình thức sinh sản: Sau giao hợp ở ruột, con đực chết và bị tống ra ngoài Con cái ra rìa hậu môn tại các nếp nhăn để đẻ trứng. Giun thường đẻ vào buổi tối, sau đẻ giun cái chết Ngay sau đẻ, AT đã hình thành trong trứng với dạng AT bụ, sau vài giờ, ph/triển AT thanh và có khả năng lây nhiễm. - Đường đào thải: Bệnh phẩm ở nếp nhăn hậu môn hoặc qua phân - Mầm bệnh: trứng có ấu trùng thanh - Đường xâm nhập: Qua đường tiêu hoá: trứng có ấu trùng thanh qua tay bẩn, đồ dùng.. - Diễn biến chu kỳ: Sau khi ăn phải trứng có AT thanh vào dạ dày, xuống tá tràng, AT thoát vỏ 2 lần ph/triển giun trưởng thành ở ruột non, sau đó di chuyển xuống manh tràng để ký sinh. - Thời gian hoàn thành chu kỳ: 2-4 tuần - Thời gian sống của con trưởng thành: 2 tháng. 2.2. Chu kỳ bất thường - Chu kỳ ngược dòng: trứng giun kim ở các nếp nhăn hậu môn, nở thành AT ngay tại đó và AT chui ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành. - ấu trùng phát triển và trở thành tự do ngay trong lòng ruột III. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Khả năng phát triển của trứng ở ngoại cảnh - Trứng và AT giun kim có thể khuyếch tán mọi chỗ như chăn, chiếu, bàn ghế, sàn nhà... Trẻ nhiễm giun kim, dễ gặp trứng có AT ở móng tay, ở đũng quần. - AT giun gặp nước, xà phòng, axit... sẽ bị chết. 3.2. Các yếu tố nguy cơ - Phụ thuộc vào tình trạng VSCN, trẻ em dễ nhiễm bệnh. - Bệnh thường lây lan trong chất gia đình/ tập thể nhà trẻ. 3.3. Tình hình nhiễm bệnh IV. TÁC HẠI VÀ BIẾN CHỨNG 4.1. Tác hại SL ít, các tác hại không đáng kể. SL giun nhiều có thể gây nên một số rối loạn: - Ngứa hậu môn: - Rối loạn về thần kinh: đái dầm, thức giấc, mất ngủ. - Rối loạn sinh dục: - Viêm ruột thừa: thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 14%. 4.2. Biến chứng Vào thực quản, hốc mũi, tử cung, bàng quang... gây viêm V. CHẨN ĐOÁN 5.1. Dựa vào lâm sàng Trẻ quấy, khóc về đêm, ngứa hậu môn, g/kim cái ở rìa hậu môn. 5.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm phân: ít khi thấy trứng giun kim - Xét nghiệm tìm trứng giun kim bằng: phương pháp Graham, giấy bóng kính của Đặng Văn Ngữ, dùng tăm bông chùi hậu môn tìm trứng. - Có thể dùng phương pháp miễn dịch VI. Điều trị 6.1. Nguyên tắc điều trị - Điều trị kết hợp với phòng bệnh để chống tái nhiễm - Điều trị hàng loạt - Tiến hành trong nhiều ngày liên tiếp. 6.2. Thuốc điều trị - Mebendazol (vermox, fugacar..) - Albendazol (Zeltel, zaltol..) - Pyrantel pamoat (Combantrin..) - Piperazin: Uống sau ăn 1 h VII. PHÒNG BỆNH - Tuyªn truyÒn, GDSK vÒ phßng chèng vÒ bÖnh giun kim. - VSCN: träng t©m ë trÎ em løa tuæi nhµ trÎ mÉu gi¸o. - VÖ sinh tËp thÓ, vÖ sinh t¹i gia ®×nh vµ t¹i vên trÎ. - §iÒu trÞ ®Þnh kü cho tËp thÓ, gia ®×nh, trÎ em nhµ trÎ Xin chân thành cám ơn
File đính kèm:
- bai_giang_vi_ky_sinh_trung_giun_ky_sinh.pdf