Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn

6.1 KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG Ổ

Ổ (Pháp: Coussinet, Anh: Bearing): là bộ phận đỡ cho trục

làm việc, ổ sẽ tạo phản lực gối tựa chống đỡ và giúp cho trục làm

việc đúng theo chế độ thiết kế. Trong phạm vi môn học ta chỉ xét

ổ là khớp quay loại 5. Theo tính chất làm việc ta có 2 loại ổ là ổ

trượt và ổ lăn. Theo tính chất chịu lực ta có 3 loại ổ đở , ổ chặn và

ổ đở chặt

 

pdf 14 trang phuongnguyen 5360
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn

Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 6: Ổ trượt và ổ lăn
123 
Chương 6 
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 
6.1 KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG Ổ 
 Ổ (Pháp: Coussinet, Anh: Bearing): là bộ phận đỡ cho trục 
làm việc, ổ sẽ tạo phản lực gối tựa chống đỡ và giúp cho trục làm 
việc đúng theo chế độ thiết kế. Trong phạm vi môn học ta chỉ xét 
ổ là khớp quay loại 5. Theo tính chất làm việc ta có 2 loại ổ là ổø 
trượt và ổ lăn. Theo tính chất chịu lực ta có 3 loại ổ đở , ổ chặn và 
ổ đở chặn. 
6.2 PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA HAI LOẠI Ổ 
 Thông thường nếu không bị hạn chế về không gian, tốc độ, 
với điều kiện làm việc bình thường ta nên dùng ổ lăn vì ổ này đã 
quốc tế hoá, tiêu chuẩn hóa, hiệu suất cao nhất có thể đến 0,999, 
rẻ, dễ mua, dễ thay thế, lắp ráp. Nhưng trong một số trường hợp, 
ta phải dùng ổ trượt, tuy hiệu suất thấp nhưng ổ trượt không thể 
thiếu được trong các kết cấu cơ khí. 
a/-Ổ trượt: 
Ta phải dùng ổ trượt trong những trường hợp sau đây: 
 - Tốc độ trục quay quá chậm hay quá nhanh. Ví dụ, ổ đỡ trục 
động cơ máy may có đường kính 1/4” = 6,35mm rất bé mà phải quay 
tốc độ cao 900012000 vòng/phút phải dùng ổ trượt vì nếu dùng ổ 
lăn thì mối viên bi rất nhỏ lại phải quay tốc độ lớn hơn tốc độ trục 
nhiều lần sẽ sinh nhiệt nhiều và mau mòn. Thí dụ trục motor máy 
may có đường kính ¼”=6,35mm dùng bạc trượt rất bền. 
 - Tải quá lớn lại có rung động mạnh phải dùng ổ trượt. 
 - Làm việc trong môi trường bụi bậm, acid, muối ăn mòn 
(máy nghiền hải sản, cán thuộc da). 
CHƯƠNG 6 124 
 - Kết cấu trục không lắp được ổ bi thì phải dùng ổ trượt với 
hai nửa lót ổ (bạc lót cốt trục khuỷu, 2 nữa miễng). 
 - Kết cấu cần nhỏ gọn hoặïc khi hai ổ ở gần kề nhau, không có 
không gian để lắp ổ bi viø hai vòng ngoài của ổ chạm nhau. 
 -Chưa được tiêu chuẩn hoá rộng rải, chỉ có chuẩn riêng của 
từng công ty với vật liệu đặc chế nên đắt, khó tìm mua và 
thay thế. 
b/-Ổ lăn: 
 -Dùng trong vòng tốc độ trung bình dưới 9000 vòng/phút 
 -Tải trọng trung bình rung động ít 
 -Rẻ tiền, hiệu suất cao 
 -Ổ đã tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới với ký hiệu ổ dễ dàng 
mua và thay thê& 
6.3 Ổ TRƯỢT (Bạc thau; Pháp: bargue Anh: ring) 
6.3.1 Nguyên tắùc làm việc 
 Khi làm việc ổ chịu ma sát trượt nên hiệu suất ổ trượt = 
0,800,90 thường thấp hơn ổ lăn nhưng kết cấu nhỏ gọn, đơn giản 
hơn ổ lăn. Tuy nhiên cần vật liệu chống ma sát nên ổ trượt chất 
lượng tốt thường rất đắt, hình dáng đa dạng từ dạng vòng dẹp 
(Bargue, ring) cho đến dạng ống dài (Manchon, bush), nguyên vòng 
hay hai nữa (cặp miểng) . Hiện nay người ta chưa thể tiêu chuẩu 
hóa ổ trượt trong phạm vi quốc tế mà mổi công ty có riêng tiêu 
chuẩn của mình. 
6.3.2 Phân loại 
 Có hai loại ổ trượt: 
 1- Ổ đỡ 
 Chịu lực hướng kính, đa phần ổ trượt là ổ đỡ, có cấu tạo đơn 
giản như một ống tròn không có vai. Trường hợp kết cấu trục 
phức tạp như trục khuỷu, không thể lồng ống vào theo phương 
dọc trục, không thể dùng ổ lăn thì lót ổ được chế làm là hai nửa 
(ngoài sản xuất gọi là hai miễng), miễng phải có vai chận. Đây 
cũng là một đặc điểm vượt trội mà ổ lăn không thể thay thế được 
ổ trượt (xem hình 5.10 chương 5). 
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 125 
2- Ổ đỡ chặn 
 Chủ yếu chịu lực hướng kính, nhưng cũng chịu được một phần 
lực dọc trục vì vậy nên ổ trượt đỡ chận phải có vai để vận dọc được 
trục, lực ma sát thường lớn hơn ổ trượt đỡ. 
 Sơ đồ ổ trượt: 
6.3.3 Cấu tạo ổ trượt 
 Ổ trượt bao gồm hai bộ phận: 
 1- Lót ổ (Bạc trượt; Pháp: coussinet, bague Anh: bearing ring) 
tiếp xúc trực tiếp với cổ trục đang quay, dễ bị mài mòn nên được 
làm bằng vật liệu quý, chống ma sát và mài mòn thường là đồng 
thanh thiếc và một nguyên tố giảm ma sát. Bề dày ổ trượt khoảng 
25mm, nếu chiều dài ổ lớn hơn 50 thì thường bên trong khoét 
lõm, tạo rãnh dầu và có lỗ châm dầu hay cảo mở để bôi trơn. 
 2- Đỡ ổ (Pháp: Palier, Anh Support): Do đắt nên lót ổ thường 
rất mỏng 1,54mm, có trường hợp chỉ được xi mạ một lớp mõng vì 
vật liệu quí hiếm. Lót ổ không chịu được phản lực mà chỉ có tác 
dụng làm giảm ma sát, chống mòn nên bên ngoài lót ổ còn được 
bọc bên ngoài bằng đỡ ổ bằng gang hoặc thép. Trên đỡ ổ có thể có 
vú mở, cảo mở hoặc đơn giản nhất là lỗ dẫn dầu xuyên suốt tận lót 
ổ để bôi trơn cho vùng trượt. 
 Bạc dầu là một dạng ổ trượt cao cấp, ổ được ép lại từ các hạt 
thau sau đó ngâm trong dầu một thời gian để dầu thẩm thấu vào 
trong, khi sử dụng dầu sẽ thấm ra bôi vùng làm việc mà người 
vậbn hành không cần bôi trơn. Thí dụ bạc dầu trong quạt Marelli 
của Ý sản suất có tuổi thọ trên 50 mà không phải bôi trơn. 
6.3.4 Nguyên tắc lắp ổ trượt và chế độ dung sai 
 Vòng nào tiếp xúc với vật quay thì vòng đó lắp trung gian; 
vòng nào tiếp xúc vật cố định thì vòng đó lắp chặt. 
 Sinh viên tự tìm hiểu lý do. 
6.3.5 Tiêu chuẩn ổ trượt 
CHƯƠNG 6 126 
 Hiện không có tiêu chuẩn cho bạc trượt, chỉ cần chọn đường 
kính trong và đường kính ngoài là lỗ và trục chuẩn: 8, 10, 12, 15, 
18, 20, 22, 25, 28, 30, 32, 35, 38, 40, 42, 45, 48, 50... để có thể dùng 
các loại dao khoan, khét, doa có sẵn. 
 Riêng từng công ty sẽ có tiêu chuẩn riêng cho ngành mình 
với cách định mã số riêng, kích thước riêng và có thể chế dụng cụ 
cắt riêng cho gia công ổ trượt. Ví dụ, các hãng ôtô đều có tiêu 
chuẩn và số hiệu riêng cho bộ miễng (hai nửa ổ trượt) cổ trục 
khuỷu của hãng mình. 
A
A
8
4
3
2
1
5 6
H
8
S
7
H
8
S
7
40
H8
k7
12
H8
h7
A-A

6
0

5
0
1- trục; 2- vòng găng; 3- then bằng; 4- bánh răng; 5- ổ (bạc) trượt; 6- giá, đỡ ổ 
Hình 6.1 Kết cấu của ổ trượt 
6.3.6 Giá thành 
 Không phải vì ổ trượt có kết cấu đơn giản mà giá thành thấp 
hơn ổ lăn. Do vật liệu ổ là loại quý hiếm, phải đưa vào những 
nguyên tố đặc biệt để tránh mài mòn nên có khi ổ trượt đắt gấp 
chục lần ổ lăn nếu cùng đường kính. Ví dụ bộ bạc trượt hai nửa của 
cổ trục khuỷu ngoại của chính hãng ôtô lên đến cả 1000 đôla. 
6.4 Ổ LĂN (Pháp: bargue rotative, Anh: roller bearing) 
 Hiện nay, ổ lăn dùng rất phổ biến trong kỹ nghệ vì: 
 - Công nghệ chế tạo ổ lăn đã hoàn thiện, chất lượng tốt, đạt 
độ chính xác cao. 
 - Giá lại rất hạ, ví dụ ổ bi đỡ chận 6302 ở bánh trước xe gắn 
máy giá chỉ có 15.000 đồng VN. Hiệu suất ổ lăn rất cao có thể đạt 
 = 0,999. Nhiều loại ổ có bích che, nhà sản suất đã tra sẵn mở 
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 127 
dùng đến khi nào hư hỏng thì thay cái mới, người dùng không cần 
quan tâm đến việc bảo quản như châm mở... 
 - Sơ đồ ổ lăn: 
6.4.1 Cấu tạo 
 Tùy theo loại ổ mà có kết cấu khác nhau, vật liệu làm ổ lăn 
là thép hợp kim mà nguyên tố thêm chủ yếu là crôme. Nếu được 
bảo quản tốt ổ lăn ít khi bị rỉ sét. Ổ lăn do các nhà máy cơ khí 
chính xác chuyên môn sản xuất, được nhiệt luyện mà mài bóng. 
Nói chung, một ổ lăn bao gồm 5 bộ phận như trên hình 6.2 giới 
thiệu ổ bi (thị trường miền nam gọi là bạc đạn, là một loại ổ lăn 
mà con lăn là viên bi). 
5
4
3
2
1
1- vòng ngoài; 2- vòng trong; 3- viên bi, 4- vòng cách; 5- nắp che 
Hình 6.2 Cấu tạo một ổ bi, với ba cách biểu diễn 
 Vòng trong: là vòng quan trọng nhất, gắn chặt với trục bằng 
mặt trụ lỗ được mài bóng. Trong hệ thống ISO đường kính vòng 
trong được tiêu chuẩn hóa sẽ được trình bày trong phần sau và 
theo hệ met, mặt trụ ngoài của vòng trong là rãnh lõm dẫn hướng 
các viên bi. 
 Vòng ngoài: thường được lắp trung gian với vỏ máy, cũng có 
thể lắp chặt nếu vách ngoài quay (đùm moyeux xe gắn máy). 
Đường kính ngoài cũng được tiêu chuẩn hóa tùy theo vòng trong, 
cỡ ổ... vòng ngoài cũng được mài bóng. Mặt trụ trong của vòng 
ngoài có rãnh chứa bi. 
CHƯƠNG 6 128 
 Một điều chú ý là vòng trong và vòng ngoài được chế tạo với 
cấp chính xác rất cao (cấp chính xác 0, 1, 2) nên khi đo vòng trong 
và vòng ngoài bằng thước cập ta thấy chẵn tròn tuyệt đối. Do vậy, 
khi mua thước cập ta thường dùng ổ bi mới để kiểm tra lại thước. 
 Viên bi: hình cầu được tôi cứng và mài bóng. Một điều đáng 
chú ý là số lượng viên bi thường là số lẻ để tránh sai số trùng lập 
vị trí. Các viên bi đều theo tiêu chuẩn Anh Mỹ nên đường kính 
thường là số thập phân. 
 Vòng cách (Pháp: Separateur, Anh: Separator): còn gọi là rế 
đạn: Để giữ khoảng cách đều cho các viên bi với mục đích định 
tâm vòng trong và vòng ngoài và nhất là tránh các viên bi xếp 
khít nhau như trong đùm xe đạp vì khi đó tốc độ tương đối của hai 
bề mặt tăng lên gấp đôi gây mài mòn. Trong ổ đùm xe đạp vì tốc 
độ không cao lắm nên người ta muốn đơn giản kết cấu mà bỏ vòng 
cách. Vòng cách có thể làm bằng thép mỏng dập định hình và tán 
lại cũng có thể làm bằng nhựa. 
 Nắp che: hiện nay, người ta có xu hướng chế ổ bi bít kín nhờ 
có hai nắp che nên một số ổ còn có thể có hai nắp che bằng nhựa 
hoặc nắp thép mỏng che không cho dầu mỡ trong ổ chảy ra hoặïc 
dầu bôi trơn trong hộp từ bên ngoài không lọt vào trong ổ. Riêng ổ 
chuyên ngâm trong dầu (thí dụ ổ 304 đở cốt máy) không có nắp che. 
 Trừ nắp che các bộ phận như vòng trong, vòng ngoài, bi, vòng 
cách đều quan trọng và quyết định độ chích xác và tuổi bền của ổ. 
6.4.2 Nguyên tắc làm việc 
 Ổ được bán sẵn trên thị trường do các nhà sản suất chế tạo 
sẵn theo kích thước tiêu chuẩn. Nhà thiết kế phải tuân theo kích 
thước của các ổ được chế sẵn sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. 
Nguyên tắc lắp ổ lăn ngược lại hoàn toàn khác với cách lắp ổ trượt 
đã trình bày trong phần trên: vòng nào gắn với vật quay thì lắp 
chặt, vòng nào gắn vật đứng yên thì lắp trung gian. Sinh viên tự 
tìm hiểu lý do hoặc thảo luận với giảng viên. 
6.4.3 Phân loại 
 Trên thị trường có rất nhiều loại ổ, tuy nhiên có thể chia làm 
ba loại chính: 
 1- Ổ đỡ 
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 129 
 Chủ yếu chịu lực hướng kính như các loại ổ bi thường, ổ đũa 
trụ, thường rẻ tiền nhất. Tuy nhiên, loại ổ này cũng chịu được một 
ít lực dọc trục theo nguyên tắc: ổ đỡ lăn chịu được 70% tải trọng 
hướng kính không dùng của nó. Ví dụ, một ổ đỡ lăn chịu được tải 
là Q = 10000N (trong sổ tay cho), nếu phản lực thực sự tác dụng 
lên ổ là R = 8000N (do tính áp lực khớp động) thì tải dư không 
dùng của nó là Q – R = 2000N và có khả năng chịu được lực dọc 
nhỏ hơn 70%. 2000N = 1400N. 
 2- Ổ đỡ chặn 
 Gồm ổ bi đỡ chận, ổ đũa đỡ chặn và ổ côn, khả năng chịu lực 
dọc trục lớn hơn ổ đỡ. 
 3- Ổ chặn 
 Đây là loại ổ được thiết kế chủ yếu để chịu lực dọc, loại này 
không chịu dược lực hướng kính nên thường phải dùng kèm với ổ 
lăn thường. 
6.4.4 Tiêu chuẩn ký hiệu ổ lăn 
 Ký hiệu quốc tế do ISO qui định để định danh một ổ lăn theo 
qui tắc sau đây: 
 Ký hiệâu ổ lăn, huy hiệâu, tên của nhà sản xuất thường được 
khắc sâu trên mặt đầu vòng ngoài hoặc khắc trên nắp che nếu ổ 
bít vì vậy khi lắp ta phải quay mặt ổ bi có ký số ra ngoài để tiện 
tham khảo, thay thế hay dự trữ sẵn nếu cần phòng xa. 
 Ký hiệu ổ lăn là một chuỗi số bình thường gồm 4 chữ số cũng 
có trường hợp đặc biệt chỉ hai chữ số và nhiều nhất lêân đến 7 chữ 
số được qui định như sau: 
 Đường kính trong: hai loại 
 - Chỉ có ký số hàng đơn vị: dùng cho ổ có đường kính từ 19mm: 
 1 thì đường kính trong là 1mm 
 2 ......... 2mm 
 ...... 
 9 ......... 9mm 
 - Gồm hàng hàng chục và đơn vị: 
 00 đường kính trong là 10mm 
 01 ......... 12mm 
 02 ......... 15mm 
CHƯƠNG 6 130 
 03 ......... 17mm 
 04 ......... 20mm 
 05 ......... 25mm 
 ......... 
 99 ......... 495mm 
 Ta có nhận xét từ 04 trở lên, đường kính trong bằng hai ký 
số cuối nhân 5. Từ 0003 phải nhớ. 
 - Cỡ ổ: được biểu diễn bằng ký số hàng trăm nếu đường kính 
ổ nhỏ hơn 10 và được biểu diễn bằng ký số hàng ngàn cho các ổ 
còn lại. Ký số này còn phụ thuộc vào loại ổ, kiểu ký hiệu... được 
trình bày trong các bảng ở phần sau: 
 Cỡ ổ quyết định kích thước vòng ngoài D, bề rộng ổ B. 
 Đối với ổ bi thường một dãy thì: 
 1- Cỡ đặc biệt nhẹ 
 2- Cỡ nhẹ 
 3- Cỡ trung 
 4- Cỡ nặng 
 5- Cỡ đặc biệt nặng 
 6- Siêu nặng... 
 - Loại ổ: ổ mà đường kính trong dưới 10mm được ký hiệu 
bằng ký số hàng trăm, còn các ổ còn lại được dùng ký số hàng 
ngàn để phân biệt các loại ổ và có quy định như sau: 
 Ổ bi thường (bạc đạn) 
 Ký số hàng ngàn để trống không có ký số nào khác là ổ bi 
thường một dãy, là loại rẽ tiền nhất. 
 Ví dụ: 
 - Ổ 305 là ổ bi cỡ trung, đường kính lỗ là 25mm 
 - Ổ 35 là ổ bi cỡ trung, đường kính lỗ là 5mm 
 Hình 6.2 ở trên trình bày ổ bi một dãy. 
 Ổ bi lồng cầu hai dãy (bạc đạn nhào) 
 - Ký số hàng ngàn là 1, ký hiệu chung là ổ 1000: là ổ bi lồng 
cầu hai dãy thị trường miền nam gọi là bạc đạn nhào. Ổ bi lồng 
cầu hai dãy được dùng khi trục có độ võng, trục dài hay các đỡ ổ 
không chính xác, không đồng tâm, hay đặt lên các bề mặt thô. 
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 131 
Máy móc sản xuất ở Việt Nam thường phải dùng loại này vì các lý 
do nêu trên. 
 - Thêm ký số hàng chục ngàn là 1, ký hiệu chung là ổ 11000: 
(số 1 ở hàng chục ngàn là dạng biến thể) là ký hiệu của ổ bi lồng 
cầu hai dãy có ống lót (bạc đạn nhào có manchon) cũng dùng như 
kiểu lồng cầu thường, nhưng nhờ có ống lót côn có xẻ rãnh và đai 
ốc đệm cánh, ta có thể nới rộng lỗ nhờ mở đai ốc ra, dời ổ đến nơi 
thích hợp trên trục rồi xiết cố định lại. Ổ này đắt tiền hơn loại 
thường nhiều và dùng để lắp vào giữa các trục trơn thật dài (ví dụ 
trong máy dệt). 
1506 11505

3
0

2
5
Hình 6.3 Trình bày ổ bi lồng cầu hai dãy không có 
ống lót (manchon) và có ống lót 
 Ví dụ: 
 1208 là ổ bi lồng cầu hai dãy (do ký số 1 ở vị trí hàng ngàn), 
cỡ nhẹ (do ký số 2 ở vị trí hàng trăm), đường kính lỗ là 40 (do hai 
số cuối 08 nhân với 5). 
 11208 cũng là ổ lồng cầu hai dãy nhưng có manchon (do ký 
số 1 ở vị trí hàng ngàn và 1 ở ký số chục ngàn), cỡ nhẹ (do ký số 
2 ở vị trí hàng trăm), đường kính lỗ là 40 (do hai số cuối 08 nhân 
với 5). 
 Tương tự cho hai ổ 1106 và 11505 như trong hình trên sinh 
viên tự tìm đặc tính của 2 ổ. 
 Ổ đũa trụ một dãy 
CHƯƠNG 6 132 
 Ký số hàng ngàn là 2, còn nếu có thêm các ký số hàng chục 
ngàn là các kiểu ký hiệu khác nhau của loại ổ này ví dụ các kiểu ổ 
đũa trụ: 
 2000 42000 
 12000 92000 
 32000 
 Ba số 0 tượng trưng ở đằng sau là vị trí của hàng trăm (cỡ ổ), 
hàng chục và đơn vị (đường kính trong). 
 - Số 2 ở hàng ngàn chỉ loại ổ là ổ đũa trụ một dãy, các ký 
số hàng chục ngàn thể hiện thêm các kiểu khác nhau của ổ đũa trụ 
này. Ổ đũa cũng chủ yếu chịu lực hướng kính nhưng tải lớn hơn ổ 
bi và giá đắt hơn. Trong sử dụng, ta ưu tiên chọn ổ bi, nếu không 
đủ mới chọn ổ đũa. 
B
r
D d D
2
D
1
d
1
d
2
92000 12000 42000 32000 22000
Hình 6.4 Các ký hiệu và kết cấu khác nhau của ổ đũa trụ một dãy 
 Ví dụ: Các ổ 2305; 12305; 32305; 42305; 92305 
 Đều là các tên của ổ đũa trụ (ký số 2 ở hàng ngàn), cỡ trung (ký 
số 3 ở hàng trăm) đường kính lỗ là 25 (do hai ký số cuối 05 nhân 5). 
 Ổ đũa trụ lồng cầu hai dãy (ổ đũa nhào) 
 - Kiểu 3000: Số 3 ở hàng ngàn chỉ loại ổ là ổ đũa trụ lồng cầu 
hai dãy, các ký số hàng chục ngàn thể hiện thêm các kiểu khác 
nhau của ổ đũa trụ này. Ổ đũa lồng cầu hay ổ đũa nhào cũng chủ yếu 
chịu lực hướng kính, dùng như ổ bi lồng cầu hai dãy khi trục có độ 
võng, trục dài hay các đỡ ổ không chính xác không đồng tâm nhưng 
tải lớn hơn ổ bi và giá đắt hơn. Trong sử dụng, ta ưu tiên chọn theo 
giá thành ổ. Đầu tiên chọn ổ rẻ nhất là ổ bi, nếu không đủ đáp ứng 
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 133 
tải thì mới chọn ổ đũa. Ổ lồng cầu cũng vậy, nếu ổ lồng cầu hai dãy 
bi không đáp ứng được tải thì mới dùng ổ lồng cầu hai dãy đũa. 
D d
b
l
b
D d

3
0

2
5
Hình 6.5 Ổ đũa lồng cầu hai dãy không có ống lót và có ống lót 
 - Kiểu 13000: Ổ đũa lồng cầu có ống lót hay ổ đũa nhào có 
manchon cũng chủ yếu chịu lực hướng kính, dùng như ổ bi lồng cầu 
hai dãy có manchon. 
 Ví dụ: Các ổ 2305, 12305, 32305, 42305, 92305 
 Đều là các tên của ổ đũa trụ (kỳ số 2 ở hàng ngàn), cỡ trung (ký 
số 3 ở hàng trăm) đường kính lỗ là 25 (do hai ký số cuối 05 nhân 5). 
 Ổ bi đỡ chặn: chịu lực hướng kính và lực dọc trục 
 Ký số hàng ngàn là 6, có hai nhóm ký hiệu kiểu khác nhau 
cho kiểu 6000 là: 36000, 46000 
 Cùng là ổ bi đỡ chặn có một số 
thông số làm việc khác nhau. Ổ này có 
thể chịu được lực hướng kính và lực dọc 
trục nhưng chỉ chịu được một chiều là 
chiều mà trên vành có tên hãng sản 
xuất và ký hiệu ổ. Chú ý nếu lắp sai 
chiều ổ bi đỡ chặn sẽ tuột vòng trong ra 
khỏi vòng ngoài, bi và vòng cách dính 
với vòng trong. 
 Quan sát ổ bi chặn trên hình 6.6, 
ổ chỉ chận lực dọc trục hướng chiếu từ 
trái sang phải, chiều lực ngược lại sẽ 
làm vòng trong và bi sẽ tuột khỏi vòng 
ngoài. Cùng với ổ côn sẽ trình bày ở 
c
d DE
b

Hình 6.6 Ổ bi đỡ chặn 
CHƯƠNG 6 134 
phần tiếp sau, ổ bi đỡ chận và ổ côn là hai loại ổ duy nhất có thể 
tháo vòng trong và vòng ngoài ra mà không làm hư ổ. Chú ý mặt 
bên phải là mặt chịu lực dọc có ghi ký hiệu ổ trên vành ngoài và 
phải lắp đưa ra ngoài 
 Ổ côn: chịu lực hướng kính và lực dọc trục mạnh hơn ổ bi đỡ 
chặn. 
 Ký số hàng ngàn là 7, có nhóm ký hiệu kiểu khác nhau cho 
kiểu 7000 là: 
 - 207000 cho cỡ đặc biệt nhẹ 
 - 7000 cho các cỡ khác như nhẹ, trung, nặng... 
 Cũng giống như ổ bi đỡ chặn, ổ 
này có thể chịu được lực hướng kính 
và lực dọc trục nhưng chỉ chịu được 
một chiều là chiều mà trên vành cóù 
tên hãng sản xuất và ký hiệu ổ. Khả 
năng chịu lực dọc của ổ côn lớn hơn ổ 
bi đỡ chặn nhiều lần và được dùng 
trong các kết cấu chịu lực dọc lớn như 
bộ truyền trục vít, trục bánh xe ôtô, 
xe tải... Chú ý nếu lắp sai chiều thì 
vòng trong ổ côn và đũa côn sẽ tuột 
vòng ra khỏi vòng ngoài. Bình thường 
vòng ngoài có thể tháo ra khỏi vòng 
trong dễ dàng và ổ côn phải dùng 
một cặp nhưng chỉ có một ổ là chịu lực dọc còn ổ còn lại chỉ có tác 
dụng nâng cao độ cứng vững và khử khe hở dọc trục. 
 Ồ bi chặn: (Bạc đạn chà) 8000 
Trong nhiều trường hợp lực dọc trục quá lớn hay là lực chủ yếu 
tác dụng lên ổ còn lực hướng kính thì không đáng kể như trục 
chính máy khoan, cổ xe đạp, xe mô tô, trục chong chóng máy 
bay...Ký hiệu 8000 loại ổ có một lớp bi và 2 miếng dĩa , 1800 cho 
loại 2 lớp bi và 3 chén dĩa. Tất cả các bộ phận đều có thể tháo 
rời: các miếng dĩa và vòng rế mang bi (bi không thể tháo rời 
khỏi rế). Càng nhiều lớp bi thì tải càng lớn, ma sát và độ mài 
mòn càng nhỏ (có 2 lớp bi thì tốc độ quay của các của vòng bi và 
giửa dĩa chậm lại giảm độ mài mòn, tăng độ bền) nhưng choán 
chổ và đắt tiền hơn. Đều cần quan tâm là vòng trong của miếng 
T
d D
2
D
1
D
c
r
1
3
3
0
'
o
Hình 6.7 Ổ côn 7306 
B
Ổ TRƯỢT VÀ Ổ LĂN 135 
trên lắp chặt với trục xoay thì vòng ngoài của nó hở 1mm với lổ 
còn miếng dưới vòng ngoài lắp trung gian với đáy ổ không xoay 
hay xoay chậm do ma sát để mòn đều thì vòng trong hở 1mm với 
trục. Miếng trung gian nếu có trong ồ 2 lớp bi hay 2 lớp đủa thì 
hở với trục và lổ 
 Ổ đủa chặn ( bạc đủa chà) 9000 
dùng cùng mục đích như ổ bi chặn nhưng mức độ chiu tải dọc lớn 
hơn nhiều và đắt tiền hơn. Hình 6.8 trình bày các loại ổ bi chặn 
và ổ đủa chặn 
Hình 6.8 trình bày kết cấu lắp các loại ổ bi chặn 8000 và ổ đủa 
chặn 9000: 1-Trục 2- Miếng trên (xoay với trục) 3- Vòng bi hay 
vòng đủa cône rời. 4- Miếng dưới la91p trung gian với vỏ hộp. 
5-Vỏ hộp 6- Miếng giửa 
6.4.6 Nguyên tắc lắp ổ và chế độ dung sai 
 Nhắc lại nguyên tắùc lắp ổ lăn hoàn toàn trái ngược với ổ 
trượt: Vòng nào tiếp xúc trực tiếp với vật quay, vòng đó lắp chặt, 
vòng nào lắp với vật đứng yên thì lắp trung gian. 
 Vậy trong các kết cấu ổ đỡ trục quay thì vòng trong lắp chặt 
vì trục quay và chỉ ghi dung sai cho trục ví dụ 25k7, không ghi 
cho lỗ vì không chế tạo lỗ ổ lăn mà chỉ theo lỗ chuẩn có sẵn. Vòng 
ngoài thường lắp trung gian. Ví dụ, 52H8, không ghi dung sai cho 
vòng ngoài ổ vì ổ được chế sẵn không phải gia công. Sinh viên tự 
nghiên cứu chế độ lắp ổ bi đở chặn 6202 trong các đùm bánh xe 
gắn máy và giải thích vì sau chế độ lắp lại chặt vòng ngoài và 
trung gian với vòng trong? 
 Vai trục dùng chận vòng trong ổ: vì bề dày của vòng trong 
thay đổi từ 1,6mm (ổ 17) đến 18mm (ổ 320) và vòng trong thường 
CHƯƠNG 6 136 
lắp chặt trên trục nên đường kính vai trục cần phải nhỏ hơn đường 
kính ngoài của vòng trong để có thể cảo ổ ra bằng cảo dĩa mà 
không làm hư đến bi và vòng ngoài. Ổ được chỉnh dọc trục nhờ 
nắp ổ, đệm calque và vít như kết cấu trên hình 6.8 sau: 
 1- Trục; 2- Vòng chắn dầu; 3- Ổ lăn; 4- Vis điều chỉnh ổ; 5-Bích chỉnh ổ; 6- Vòng 
găng trong lỗ (ít dùng); 7- Ổ lăn có nắp che; 8- Bích đậy lắp ép hay ren. 
Hình 6.9 Kết cấu ổ bi trên vỏ hộp 
a) Kết cấu cổ điển dùng ổ không có vỏ che, bôi trơn bằng mỡ, phải dùng 
vòng chắn dầu, chỉnh ổ bằng bích, joint và vis. Thường khả thi ỏ nước ta 
b) Dùng vòng găng 6 để chặn ổ. Ít dùng vì không có máy doa có xích chạy 
dao hướng kính để gia công rảnh trên vỏ hộp. 
c) Dùng vòng găng 6 để chặn ổ. Ít dùng. Nhưng ổ có nắp che hiện nay 
phổ biến và không cầng vòng chăn dầu, nắp bích dùng che kín bằng mối 
lắp chặt 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ve_ky_thuat_co_khi_chuong_6_o_truot_va_o_lan.pdf