Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 2: Các mối ghép chặt: đinh tán-hàn và dán

2.1 KHÁI NIỆM

Ghép chặt hay ghép cứng là biện pháp liên kết các bộ phận

lại với nhau mà không cho chúng có chuyển động tương đối với

nhau nữa. Có hai loại ghép chặt:

- Không tháo được như đinh tán, hàn, dán.

- Tháo được như ren vít, then chốt, vòng găng.

Ghép cứng các chi tiết lại với nhau nhằm các mục đích sau:

- Tạo một khâu lớn hơn, có hình dạng phức tạp nếu dùng một

chi tiết thì khó gia công hay không gia công được.

- Dễ dàng lắp ráp hơn một chi tiết.

- Phối hợp sử dụng vật liệu hợp lý.

- Có thể thay thế một phần nếu hư hỏng phần đó, nên tiết kiệm

 

pdf 13 trang phuongnguyen 2960
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 2: Các mối ghép chặt: đinh tán-hàn và dán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 2: Các mối ghép chặt: đinh tán-hàn và dán

Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí - Chương 2: Các mối ghép chặt: đinh tán-hàn và dán
32 
Chương 2 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 
2.1 KHÁI NIỆM 
 Ghép chặt hay ghép cứng là biện pháp liên kết các bộ phận 
lại với nhau mà không cho chúng có chuyển động tương đối với 
nhau nữa. Có hai loại ghép chặt: 
 - Không tháo được như đinh tán, hàn, dán. 
 - Tháo được như ren vít, then chốt, vòng găng. 
 Ghép cứng các chi tiết lại với nhau nhằm các mục đích sau: 
 - Tạo một khâu lớn hơn, có hình dạng phức tạp nếu dùng một 
chi tiết thì khó gia công hay không gia công được. 
 - Dễ dàng lắp ráp hơn một chi tiết. 
 - Phối hợp sử dụng vật liệu hợp lý. 
 - Có thể thay thế một phần nếu hư hỏng phần đó, nên tiết kiệm. 
 Tuy nhiên, do có nhiều bộ phận lắp ráp nên chi phí gia công, 
công lắp ráp lớn do đó có thể làm giá thành sản phẩm cao. Thí dụ 
vỏ case của máy vi tính để bàn trừ 2 nắp được ghép chặt để không 
tháo được còn bộ cốt giữa giò đạp pedal xe đạp là một ví dụ rõ 
nhất của việc ghép chặt nhưng tháo được. Trong chương này ta chỉ 
tập trung vào các chi tiết lắp cứng không tháo được hay tháo được 
rất khó khăn. 
2.2 ĐINH TÁN (RIVET) 
2.2.1 Mô tả 
 Có lẽ đinh tán ra đời rất lâu, trên 1000 năm vì vào thời 
Trung Cổ (Middle Age) tại châu Âu đã thấy đinh tán xuất hiện 
trên các bộ áo giáp, cửa sắt cổng thành, nhà thờ... Ngày nay, đinh 
tán vẫn giữ một vị trí quan trọng trong các mối ghép cơ khí mặt 
dù dần dần được thay thế bằng các mối hàn cao cấp. Tháp Eiffel 
sơn màu đen cao trên 300m tại Paris hiện dùng làm đài truyền 
hình và phát thanh là một niềm tự hào về tạo tác cơ khí của Pháp 
và thế giới vào cuối thế kỷ 19 là một công trình ghép hoàn toàn 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 33 
bằng đinh tán. Năm 1965, Nhật cũng theo đó chế tháp Tokyo cao 
trên (500m) sơn đỏ và trắng cũng bằng kết cấu đinh tán, nhưng 
không nổi tiếng và có ý nghĩa lịch sử bằng tháp Eiffel. 
Hình 2.1 Mối ghép đinh tán thép 
 Hình 2.1 thể hiện một mối ghép đinh tán. Hai bộ phận lắp 
ráp cần khoan hay đột hai lỗ bằng đường kính đinh tán. Đinh tán 
được chế sẵn một đầu sẽ được xỏ qua lỗ rồi đặt khuôn mũ lên và 
dùng búa tay hay búa máy đập cho biến dạng đuôi đinh tán thành 
mũ đầu kia. 
 Hình dáng hình học của một số loại đinh tán sau: 
CHƯƠNG 2 34 
Hình 2.2 Thông số hình học của một số loại đinh tán 
Bảng 2.1 Thông số một số đinh tán mũ tròn thường dùng 
d 4 4,5 5 5,5 6 7 8 9 10 11 12 14 16 
h 7 8 9 10 11 12 14 16 17 19 21 24 28 
c 3 3,5 4 4 4,5 5 5,5 6 7 8 8 10 11 
B – – – – – – – – – 24 28 30 34 
w – – – – – – – – – 0,8 0,8 1 1 
2.2.2 Tính năng 
 Ghép bằng đinh tán là một biện pháp hữu hiệu và có độ tin 
cậy cao nhất chỉ sau vật đúc liền nguyên hình. Đinh tán có thể tạo 
sự kín khít được dùng trong nồi hơi (vào thế kỷ trước). Những bộ 
phận cần độ ổn định cao và không tháo lắp của cột cao thế ngày 
nay được ghép bằng đinh tán. Thật ra mối ghép đinh tán có thể 
tháo đuợc nhưng rất khó khăn, lâu và tốn kém nếu đường kính 
đinh tán lớn (từ 10mm trở lên) ta phải mài bỏ một đầu rồi dùng 
đục đột ra. 
2.2.3 Phân loại và phạm vi sử dụng 
 Có nhiều loại đinh tán và các biến thể dùng rộng rãi trong 
máy móc, đời sống. Có thể chia đinh tán ra làm các loại sau: 
 a- Đinh tán sắt thép: là dạng cơ bản nguyên thủy có lẽ ra đời 
trước tiên, được chế tạo sẵn một đầu có hình chỏm cầu. Tùy theo 
tải trọng cần ép hai mặt lắp ghép mà chỏm cầu có thể mỏng hay 
dày. Loại tải nặng nhất mũ là 1/2 hình cầu. Có hai cách tán là tán 
nguội và tán nóng. 
 - Tán nguội: dành cho đường kính dưới hay bằng 10mm. 
 - Tán nóng: khi đường kính trên 10mm nung đỏ đinh tán lên 
trước khi đưa vào lỗ để tăng tính dẻo, giảm lực tán nhưng giá 
thành đắt hơn. Mối ghép đinh tán có giá trị sử dụng vĩnh viễn, độ 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 35 
ổn định cao, chịu được rung động, không cần bảo quản phức tạp 
nhưng có một số nhược điểm sau: 
 - Năng suất kém: Tốn nhiều công sức cho khoan lỗ trên tấm 
ghép, đốt nóng đỏ đinh tán, lực tán lớn. 
 - Tiếng ồn rất lớn, gây tác hại thính giác cho công nhân hay 
những người chung quanh khi tán. 
 - Khối lượng mối ghép lớn, nặng do đầu đinh, phần chắp hay 
tấp ghép thêm (trọng lượng có thể tăng thêm 30%). Đầu đinh lồi 
gây cản trở nếu dùng ghép vỏ tàu sẽ cản nước và làm giảm tải 
trọng chuyên chở của tàu. Tàu Pháp khi sang đánh nước ta tại Đà 
Nẵng đều là tàu có vỏ ghép bằng đinh tán. 
Hình 2.3 Một số loại đinh tán 
CHƯƠNG 2 36 
 b- Đinh tán sắt chìm một đầu: là một cải tiến của đinh tán 
chỏm cầu nhưng phải phay, loe hay doa lỗ côn trên một mặt tấm 
ghép nên tốn công sức nhiều mà lực ép yếu hơn loại chỏm cầu. Đầu 
còn lại có thể tán hình chỏm hay trụ tùy theo khuôn mũ. Hình 2.4 
thể hiện đinh tán chìm một đầu. Đinh tán này cho một mặt lắp 
ghép đẹp như trong mối ghép moyeu và vành răng của bánh răng 
thứ cấp trong bộ truyền nhông hú xe Honda. 
Hình 2.4 Kết cấu một số đinh tán đầu chìm, đầu có góc 90
o 
Bảng 2.2 Thông số kết cấu đinh tán đầu chìm 
d 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 14 16 18 20 
h 4 6 8 10 12 14 16 18 20 24 28 32 36 40 
c 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 6 7 8 9 10 
E – 0,75 1 1,25 1,5 1,75 2 2,25 2,5 3 3.5 4 4,5 5 
 – 1,8 2,4 3 3,6 – 4,8 – 5 – – – – – 
l – 3 4 5 6 – 8 – 10 – – – – – 
 Ngoài ra còn có loại đầu chìm góc 60
o
. 
 c- Đinh tán rút bằng nhôm: dùng ghép các tấm tôn mỏng, 
nhôm dưới 1mm có hiệu quả và năng suất cao nhất trong các loại 
đinh tán. Cần dùng một dụng cụ đạt biệt là kềm tán rút. Hình 2.5 
thể hiện cấu tạo của một đinh tán rút đang làm việc. Kềm xiết và 
rút cây tige (bằng thép mềm) dọc có đâàu hình cầu làm ống nhôm 
biến dạng, loe ra và ép lấy hai bề mặt lắp ráp. Tán nhôm rút tiện 
lợi, nhanh chóng, rẻ nhưng chỉ cho một mặt ngoài đẹp, mặt trong 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 37 
nơi đầu ống nhôm biến dạng rất xấu, chỉ dùng cho vật mỏng không 
chịu lực như bảng hiệu của máy, không dùng ghép trong cơ khí 
nặng được. 
Hình 2.5 Kết cấu đinh tán rút nhôm 
 d- Đinh tán da, simili, vải: là các loại nút bằng kim loại 
(thường là đồng) để trang trí, kết nối hai miếng da, vải. Đa dạng 
nhưng tất cả đều phải đột lỗ thủng trên miếng da, vải, hai phần 
của đinh tán ghép ở hai mặt được tán chặt, gấp mí lên nhau. 
 Viền cho các lỗ trên tent, bạt giúp lỗ bền bề mặt, không bị xé 
tét khi treo... Kết cấu các loại đinh tán da, vải cho trong hình 2.6. 
1- Bạt Da; 2- Khoen Nắp Tán Trên; 3- Đột Cône; 4- Khoen Dưới; 5- Đe 
Hình 2.6 Tán tạo khuy đồng cho lổ trên bạt da 
 Để tháo các loại đinh tán da này, ta có mài đứt phần gấp mí 
của khoen dưới. 
CHƯƠNG 2 38 
2.3 HÀN (Pháp: Soudure, Mỹ: Welding) 
2.3.1 Đặc điểm 
 Hàn là biện pháp ghép kim loại mà không thể tháo được. 
Hàn khí ra đời từ lâu, còn hàn điện mới khoảng 100 năm nay và 
đã có những cải tiến nhanh chóng nhằm nâng cao chất lượng mối 
hàn, năng suất, an toàn, độ ổn định và tin cậy... Ngày nay hầu như 
hàn có thể thay thế 90% cho mối ghép đinh tán. Ghép bằng hàn có 
những đặc điểm sau: 
 Ưu điểm: 
 - Năng suất cao nhất, không phải khoan, đột. 
 - Kinh tế nhất, nhất là hàn hồ quang điện. 
 - Có thể cắt lượng kim loại dày đến trên 300mm với năng 
suất cao nhất và giá thành rẻ nhất mà không phương pháp gia 
công cơ khí nào sánh kịp (cắt bằng gió đá). 
 - Có thể thực hiện tại hiện trường, trên máy mà không phải 
vận chuyển, gá vật lên máy. 
 Nhược điểm: 
 - Do phải nung nóng nên làm hư tổ chức kim loại, nhả tôi chi 
tiết được nhiệt luyện tốt, hay gây biến cứng vật lắp ghép do nguội 
nhanh, bị nứt vở khi làm nguội nhanh... 
 - Gây biến dạng, hư hỏng hình dạng bề mặt nên tránh dùng 
cho các chi tiết đã gia công tinh rồi. 
 - Độc hại, do khói thuốc hàn xông lên mắt, hít vào mũi. Hồ 
quang điện có nhiều tia X, tia âm cực gây hại mắt và làm bỏng da. 
Nguy hiểm khi làm việc trên cao. 
 - Hàn gió đá nếu bất cẩn, cháy ngược có thể gây nổ bình đá, 
bình oxy nổ gây tổn hại về nguời và tài sản. 
 - Chất lượng mối hàn cổ điển thường không cao, có nhiều vết 
nứt, lỗ bọt nên ngày xưa các công trình quan trọng như nồi hơi áp 
lực không dám dùng hàn, phải dùng đinh tán. Tuy nhiên, ngày nay 
nhờ các phương pháp hàn tiến bộ nên hàn là phương pháp chủ yếu 
cho việc gia công nồi hơi áp suất nhờ những biện pháp kiểm tra 
hiện đại bằng siêu âm.... 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 39 
2.3.2 Phân loại và phạm vi sử dụng 
 Mục đích cuốn sách này là nhắm vào cách biểu diễn mối hàn 
nên việc mô tả thiết bị và công nghệ hàn là không cần thiết. Tuy 
nhiên, giới thiệu qua một số phương pháp hàn và phạm vi sử dụng 
thì cần thiết. 
 a- Hàn khí acetylen (hàn gió đá) gồm gió, oxy, đá, khí đá, đất 
đèn tạo acetylen. Chỉ hàn vật mỏng, tole dưới 1mm bằng gió đá, 
kim loại thứ ba đưa vào có thể là sắt hay đồng. Ngọn lửa gió đá 
cho nhiệt độ đến 3000
o
 trong khi nhiệt độ nóng chảy của sắt thép 
khoảng 1560
o
. Để tránh oxit hóa mối hàn khi ở nhiệt độ cao, ta 
thường nhúng que kim loại vào bột hàn the để tẩy sạch mối hàn 
và đẩy không khí ra khỏi vùng hàn. Một ưu điểm đặc sắc của hàn 
gió đá là cắt đứt kim loại dầy nhất, năng suất cao nhất như đã 
trình bày ở phần trên nhờ tận dụng triệt để tính bị oxid hóa khi ở 
nhiệt độ cao của thép. 
 b- Hàn hồ quang điện: Do tình cờ mà năm 1890 Elihu 
Thomson, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ, đã để chạm mạch của 
2 bản tụ điện chai Leyden, sức nóng làm dính 2 dây điện lại không 
tài nào tha’o ra được và như vậy hàn hồ quang điện ra đời với vô 
số ứng dụng làm thay đổi bộ mặt thế giới vào cuối thế kỹ 19. 
Chuyên dùng hàn vật dày từ 1mm trở lên và có thể hàn vật dày 
bất kỳ, cho mối hàn bền chắc có thể dùngtrong chế tạo máy. Tuy 
nhiên, chất lượng bề mặt mối hàn (mối hàn có ngấu không) thường 
phụ thuộc tay nghề công nhân hơn là thiết bị. Các biến thể của hồ 
quang điện là hàn mig, mag, tig. Hiện nay hàn vỏ tàu, nồi hơi, các 
vật gia dụng chủ yếu là dùng hàn điện. Máy hàn điện thực chất là 
một máy biến thế hiệu thế ra ở hai đầu mỏ hàn và vật hàn là 60V 
để an toàn, nhưng cuờng độ dòng điện hàn rất lớn tối thiểu là 30A. 
 c- Hàn áp lực (hàm bấm) cho mối hàn đẹp nhất không cần 
kim loại thứ ba, hai kim loại của vật hàn tự chảy dưới nhiệt độ cao 
3000
o
 và bị nén dưới áp lực nên tự dính nhau. Hàn bấm có nguồn 
gốc từ hàn thủ công gọi là hàn rèn. 
CHƯƠNG 2 40 
 d- Hàn vẩy đồng: Dùng hàn các vật mỏng, chịu lực cao và 
nhẵn đẹp, dùng hàn nối lưỡi cưa gỗ bằng cách nung các thanh sắt 
nóng đỏ ép hai đầu vật hàn có nhúng hàn the giữa là miếng đồng, 
dưới tác dụng của nhiệt và áp lực miếng đồng chảy ra và làm dính 
hai kim loại. 
 e- Hàn chì (hoặc hàn thiếc, hàn antimone (Anh: Antimony)): 
Hàn vật mỏng, Block máy bằng hợp kim nhôm... Đặc biệt hàn chì 
chỉ chịu nhiệt thấp dưới 150
o
, có thể tháo ra sau này dễ dàng bằng 
cách thổi nóng chảy mối hàn chì mà không làm hư chi tiết. Ví dụ, 
hàn mối nối dây điện, thùng giải nhiệt ôtô (radiateur) hàn chì 
được biểu diễn giống dán sẽ trình bày ở phần sau. 
2.3.3 Vẽ biểu diễn mối hàn 
 Đây là mục đích chính của chương này. Hiện nay, TCVN có 
nhiều thay đổi so với tiêu chuẩn trước đây của ISO nên chúng tôi 
trình bày cả hai loại để sinh viên dễ tham khảo. 
Hình 2.6 Chi tiết được ghép bằng hàn 
 Không có sự phân biệt phương pháp hàn, nếu muốn chỉ rõ 
phương pháp hàn có thể ghi thêm trong yêu cầu kỹ thuật hoặc 
trong chú thích của bản kê chi tiết. 
 Theo ISO thì: 
 - Vật mỏng dưới 5mm không cần vát mép, có thể hàn trực 
tiếp sau khi kẹp chặt hai vật cần hàn bằng eteau, kìm bấm... 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 41 
 - Vật dày 10 đến 20mm thì mổi chi tiết được vát một bên với 
góc vát 30
o
 nghiêng với đường ngang.
- Vật dày trên 20mm thì mổi chi tiết được vát hai mép góc 
30
o
 mặt trên và dưới 
 - Bắt buộc hai vật phải ép sát nhau trước khi hàn để: Bảo đảm 
chính xác kích thước mong muốn, truyền được điện.... Bề dày mối 
hàn cũng tối thiểu cũng bằng bề dày mỏng nhất của một trong hai 
vật hàn. 
 Hình 2.7 trình bày ký hiệu mối hàn theo TCVN trước đây 
Hình 2.7 Trình bày tiêu chuẩn các qui cách biểu diễn mối hàn 
trong hệ ISO và hệ TCVN trước đây 
 Hình 2.8 trình bày tiêu chuẩn vẽ mối hàn theo TCVN hiên nay, 
nhận xét ta thấy không qui định rỏ ràng về điều kiện vát mép và độ khít 
của 2 vật hàn. Hiện nay hàn hồ quang điện pháp triển thêm phần khí 
bảo vệ, dây thuốc bảo vệ mối hàn và điện cực không chảy dể dàng cho tự 
động hóa, điều khiển tự động bằng robot cũng như bảo vệ cho công nhân 
hàn tốt hơn như: 
- Tig : Điện cực không mòn với lớp khí Argon hay Helium bảo vệ. 
- Mig: Điện cực ăn mòn được máy cấp liên tục với lớp khí Argon hay 
Helium bảo vệ. 
CHƯƠNG 2 42 
- Mag: Điện cực ăn mòn được máy cấp liên tục với lớp khí CO2 bảo 
vệ. 
- FCAW: Hàn dây lỏi thuốc được cấp liên tục không có khí bảo vệ, 
ống dây thuốc hàn cháy sẽ bảo vệ mối hàn. 
Hình 2.8 Trình bày tiêu chuẩn các quy cách biểu diễn 
mối hàn trong hệ TCVN hiện tại 
CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 43 
2.4 DÁN 
2.4.1 Mô tả 
 Dán là phương pháp dễ dàng ghép chặc hai bề mặt mà không 
phải khoan lỗ hay làm thay đổi tổ chức bên trong... Tuy nhiên, mối 
ghép không thể chịu lực lớn và điều kiện làm việc khắc nghiệt như 
hai phương pháp trên. Dán cũng được xem như mối ghép không 
tháo được 
2.4.2 Phân loại và phạm vi sử dụng 
 Dán kim loại bằng keo dán sắt. Keo này là một dạng keo 
epoxy trộn sẵn giá rất rẻ trên thị trường nhưng mau đông cứng 
nên thường phải dùng hết sau khi khui. Nên dùng keo epoxy chưa 
pha gồm 2 hủ hay tube riêng A và B (keo AB). Mối dán thường 
chỉ chịu lực tĩnh, ổn định và dễ bị tách, đứt nếu vật chịu uốn bẻ 
hay rung động mạnh. 
 Đặc biệt dùng keo dán đai dẹt là một biện pháp cao cấp và 
chất lượng nhất hiện nay, nhưng đây là biện pháp dán vật phi kim 
loại: Dây đai dẹt được cắt xiên khổ ngang để tăng diện tích tiếp 
xúc, các thớ vải bố phải được tước ra và đan vào nhau theo thứ tự 
giữa là lớp keo. Bình thường keo gồm hai chất đựng trong lọ khác 
nhau kể từ khi pha chung theo tỉ lệ 1:1 thì mới bắt đầu đông cứng. 
Tối kỵ nhất là lúc dán hai bề mặt lại cong vênh tách ra nên phải 
có một loại gá kẹp đặc biệt gồm hai má kẹp bằng ren trái chiều, 
thời gian kẹp ép đai có thể thay đổi khoảng 48 đến 72 giờ tùy loại 
keo, đai và bề dầy đai. Đai dán như vậy thì tiết diện dán hơi dầy 
hơn chỗ bình thường và nếu có đứt thì đai sẽ đứt chỗ khác. 
 Hàn chì và dán có cùng một kiểu biểu diễn: vẽ bằng nét đậm 
gấp hai lần nét cơ bản (1,23,2mm) viền theo cạnh muốn biểu diễn 
mối hàn. 
 Hình 2.9 dưới đây trình bày quy ước vẽ mối dán hoặc hàn chì 
theo TCVN. 
CHƯƠNG 2 44 
Hình 2.9 Mối dán bằng keo hoặc hàn chì theo TCVN 
 Khi hàn hay dán theo đường bao kín thì vẽ mũi tên chỉ vào 
mối dán hoặc hàn, phần đuôi có ký hiệu một vòng tròn mảnh như 
hình 2.10. 
Hình 2.10 Mối hàn chì hoặc dán kín (giáp vòng) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ve_ky_thuat_co_khi_chuong_2_cac_moi_ghep_chat_dinh.pdf