Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 2)

Từ thế kỉ X - XIII di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là

khu đền Ăngco Vát ở Campuchia. Ăngco Vát đuợc xây dựng vào đầu thế kỉ XII. Cả khu

đền rất rộng, riêng khu thiêng có kích thuớc 1500m x 1300m và đuợc ngăn bằng hồ nuớc

rộng 200m.

Ở Mianma, chỉ riêng khu di tích Pagan hiện nay người ta còn thấy hơn 5000 ngôi

chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo hai bờ sông Iraoađi.

pdf 41 trang phuongnguyen 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 2)

Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 2)
39
ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, song không phải là sự ”rập khuôn”. Trên nền 
chung của kiến trúc Ấn Độ, mỗi dân tộc, mỗi khu vực, thậm chí mỗi di tích kiến trúc lại có 
những nét riêng độc đáo của mình. Khi nói tới những di tích kiến trúc nổi tiếng ở Đông 
Nam Á giai đoạn trước thế kỉ VIII không thể không nói tới khu di tích Mỹ Sơn của người 
Chăm và tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Inđônêxia. 
Từ thế kỉ X - XIII di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là 
khu đền Ăngco Vát ở Campuchia. Ăngco Vát đuợc xây dựng vào đầu thế kỉ XII. Cả khu 
đền rất rộng, riêng khu thiêng có kích thuớc 1500m x 1300m và đuợc ngăn bằng hồ nuớc 
rộng 200m. 
Ở Mianma, chỉ riêng khu di tích Pagan hiện nay người ta còn thấy hơn 5000 ngôi 
chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo hai bờ sông Iraoađi. 
Những pho tuợng có niên đại khá sớm là những pho tuợng Phật thuộc thời kì Phù 
Nam. Ở An Giang (Việt Nam) đã tìm thấy hai pho tuợng Phật thuộc phong cách Amaravati 
là phong cách có niên đại khoảng thế kỉ II. Ở Phù Nam nguời ta còn tìm thấy 20 pho tuợng 
Phật đứng theo phong cách Gupta (thế kỉ IV), trong đó hơn một nửa là bằng đá, còn lại là 
bằng gỗ đuớc. 
Đến cuối thiên niên kỉ I, nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á có phần chững lại. Từ 
đầu thiên niên kỉ II trở đi người ta lại chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ 
thuật này với một tầm vóc, quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, với những trung tâm kiến 
trúc và điêu khắc kì vĩ như khu đền Ăngco Vát ở Campuchia, Pagan ở Mianma, 
Xukhôthay, Ayuthaya ở Thái Lan, Thạt Luổng ở Lào v.v... 
CHƯƠNG V – VĂN MINH KHU VỰC TRUNG – NAM MĨ 
I – CÁC NỀN VĂN MINH TRUNG MĨ 
1. Văn minh Olmec (khoảng 1500 TCN – 300 SCN) 
a) Hoàn cảnh lịch sử 
Nền Văn minh Olmec được thiết lập với sự phát triển ủa người Olmec trong thời kì 
tiền sơ khai (khoảng từ 1500 TCN đến năm 300) ở miền duyên hải vịnh Mexico. 
 Tên gọi Olmec tương ứng với tên của một làng ở Trung Mĩ tồn tại trong khoảng 
thiên niên kỷ I TCN. Đây được xem là một trong những nền văn minh đầu tiên hình thành 
sớm nhất ở Châu Mĩ. 
 Về mặt nhân chủng, người Olmec có thân hình thấp và chắc nịch, hơi mập, đầu 
tròn, mặt bầu bĩnh, mắt xếch và híp, rất rõ là có nguồn gốc Mông Cổ. Mũi của họ ngắn và 
tẹt, môi dày, mép sâu và có quai hàm chắc khỏe. 
 Đây là nền văn minh Châu Mỹ đầu tiên có sự phân chia giai cấp và có sự phân công 
xã hội khá rõ rệt: chuyên chế tác, chuyên xây dựng, chuyên buôn bán 
 Nền văn minh Olmec có một thiết chế chính trị khá hoàn chỉnh và đạt trình độ phát 
triển cao mà những nền văn minh sau đó phải ngưỡng vọng và học hỏi. 
 Người Olmec đã để lại một nền văn minh rưc rõ, chiếm lĩnh một địa bàn rộng lớn. 
Họ phát minh ra chữ viết, cách tính lịch và phép toán dùng số không, đây được xem là 
những đóng góp quan trọng đối với lịch sử văn minh nhân loại. 
b) Thành tựu văn minh Olmec 
PT
IT
40
 - Kiến túc – điêu khắc: xuất hiện từ rất sớm và nhanh chóng đạt tới sự hoàn hảo về 
cả kỹ thuật lẫn mĩ thuật mà ở Trung Mĩ chưa ai có thể vượt qua. Họ tạc nên những đầu 
người khổng lồ, bàn thờ Có tượng đầu người cao tới 3m. 
 - Tôn giáo: người Olmec đã sớm có những ý niệm về tôn giáo. Hình tượng con báo 
hình người nhận được sự sùng kính của người dân. 
 - Khoa học tự nhiên: người Olmec đã đạt được những thành tự khá sớm về toán học 
và lịch pháp mà cho đến nay còn nhiều vấn đề cần được làm rõ để đánh giá những đóng 
góp của họ. 
2. Teotihuacan – nền văn hóa đô thị (khoảng thế kỉ I – X) 
 Trên nền tảng của nền văn minh Olmec, khắp khu vực Trung Mĩ đã bắt đầu xuất 
hiện một loạt những nền văn hóa có quan hệ thân thuộc với nhau. Giai đoạn này kéo dài từ 
Công nguyên cho đến những năm 900. Tiêu biểu là nền văn hóa Teotihuacan ở Mexico. 
 Khu đô thị Teotihuacan có diện tích chừng 20 km vuông, dân số khoảng 50.000 
người. 
 Xã hội Teotihuacan được hợp thành bởi các tần lớp cư dân khác nhau và phia chia 
thành 3 cấp theo hình tháp. Xã hội đế chế giữ vai trò cao nhất – thương gia, chiến binh, 
tăng lữ. 
 Công trình kiến trúc nổi bật là Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. 
 Người Teotihuacan có một hệ thống tôn giáo khá phát triển và hoàn chỉnh. Tầng 
lớp tăng lữ có vị trí và uy tin rất lớn. 
3. Nền văn minh của người Maya (khoảng thế kỉ III – XVI) 
 a) Hoàn cảnh lịch sử 
Người Maya là một bộ tộc thổ dân châu Mĩ có mặt từ rất sớm ở bán đảo Yucatan 
của Trung Mĩ. Vào khoảng thế kỉ V TCN, người Maya đã đạt tới một nền văn minh phát 
triển cao, đến thế kỉ I sau CN các quốc gia cổ đại của người Maya được thành lập. 
 Thể chế chính trị của người Maya theo hình thức các vương quốc nhỏ với truyền 
thống cha truyền con nối. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh Maya. 
 Nền kinh tế Maya chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi nên phụ thuộc rất nhiều 
vào điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước và thời tiệt. Họ trồng ngô, đậu, cà chua, bí 
đỏ, cacao và nuôi chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật Đặc biệt họ còn biết làm muối. 
 Văn minh Maya đạt trình độ cao không những lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn 
phát triển rực rỡ trong lĩnh vực kiến trúc, toán học, chữ viết, thiên văn và lịch pháp. 
 b) Thành tựu của nền văn minh Maya 
 - Tôn giáo: tin tưởng vào một chu kì tự nhiên của thời gian. Tin rằng vũ trụ có ba 
mặt phẳng chính: địa ngục, thiên đường và trần gian. Thần của người Maya là hợp nhất của 
tất cả các lực lượng sức mạnh siêu nhiên. Không phải lúc nào cũng “tốt” tuyệt đối hoặc 
“xấu” tuyệt đối. Tôn giáo Maya đặc biệt coi trọng thần mưa và thần gió. 
 - Chữ viết: xuất hiện khá muộn so với các quốc gia cổ đại khác. HÌnh thành trên cơ 
sở hệ thống chữ viết của người Olmec trước đó. Chữ viết của người Maya có hơn 1000 ký 
hiệu khác nhau. Hầu hết đều là tượng hình. Họ làm các loại giấy và sách từ vỏ cây hay từ 
thớ của cây xương rồng. 
 - Nghệ thuật: người Maya sáng tạo ra những tuyệt tác nghệ thuật độc đáo và hiếm 
có về kiến trúc và điêu khắc. Là những công trình được trang hoàng tỉ mỉ: đền, đài, tháp, 
PT
IT
41
cung điện Đinh cao nhất là Kim tự tháp. 
 - Toán học: Trong lĩnh vực toán học người Maya có những cống hiến rất quan 
trọng. Họ đã tìm ra chữ số 0 vào thế kỉ IV TCN. 
 - Thiên văn và lịch pháp: họ đã sáng tạo ra lịch vào khoản thời gian từ năm 400 đến 
200 TCN. Một năm co 365 ngày. 
 - Khoa học kĩ thuật: văn minh Maya đạt được nhiều thành tựu độc đáo trong lĩnh 
vực khoa học công nghệ. Họ đã biết chế tạo và sử dụng thành thạo các công cụ cắt gọt từ 
đá núi lửa. Họ đã biết làm những đôi giày cao su, làm muối  
4. Nền văn minh của người Aztec (khoảng thế kỉ XIII – XVI) 
 Văn minh Aztec được hình thành chủ yếu trên phần lãnh thổ Mexico ngày nay, gần 
như vào giai đoạn cuối của nền văn minh bản địa trước khi thực dân Tây Ban Nha đặt chân 
đến vùng đất này. Đây là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất chau Mĩ. 
Người Aztec vốn là những hổ dân da đỏ thuộc bộ tộc Nahuatl. 
 Người Aztec sử dụng những chữ viết tượng hình và đặc biệt phát triển trong lĩnh 
vực y học. 
 Văn minh Aztec mang tính chất là một nền văn minh đô thị phát triển ở trình độ 
cao. Thủ đô của người Aztec là thành phố Tenochtitlan. Ngoài quy mô hoành tráng của 
thành phố, người Aztec còn xây dựng nhiều kim tự tháp đồ sộ, kim tự tháp cao nhất dành 
để thờ thần Tiáloc và Huitzilopochtli. 
 Người Aztec tôn thờ những vị thần quan trọng: thần Quetzalcoatl, thần 
Huitzilopochtli, thần Tlaloc, thần Mưa Trong đó, thần Quetzalcoatl là vị thần quan trọng 
nhất. 
 Thần Huitzilopochtli – thần Chiến tranh và thần Mặt Trời được xem là vị thần quan 
trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Aztec và cả đế chế của họ. 
II – NỀN VĂN MINH ANDES Ở NAM MĨ 
1. Vương quốc của người Inca 
 Chủ nhân của nền văn minh Andes là người Inca – một trong những tộc người da 
đỏ ở Nam Mĩ. Inca cũng là danh hiệu của người thống tị vương quốc tồn tại từ khoảng thế 
kỉ XIII đến thế kỉ XVI. 
 Theo truyền thuyết, trị vì vương quốc Inca có 13 vị vua. 
2. Thành tựu của nền văn minh Inca 
 - Sự phát triển các ngành kinh tế 
 Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu. Ngô và khoai tây là lương thực chính. 
 Người Inca đã xây dựng được một hệ thống ruộng bậc thang men theo ác sườn đồi, 
hệ thống thủy lợi với kênh mương dày đặc hàng ngàn dặm. Họ đã biết sử dụng phân chim 
làm phân bón. 
 Bên cạnh việc trồng trọt, người Inca đã biết chế biến và bảo quản thực phẩm như 
ướp lạnh thịt khô 
 Thủ công nghiệp của người Inca rất phát triển. Đã khám phá và áp dụng kĩ thuật dệt 
đến mức độ cao. Chế tác được vàng, bạc, kim loại, đá quý. 
 Nghề dệt vải và thảm của người Inca đạt đến trình độ cao so với thời bấy giờ với 
PT
IT
42
những hoa văn sặc sỡ và chất liệu tân tiến. 
 Xây dựng được hệ thống cầu được rất lớn và độc đáo. Cầu treo dài 60m, đường dọc 
bờ biển dài 4.000 km toàn bộ mạng lưới đường sá có chiều dài 40.000 km. 
 - Những thành tựu văn hóa 
 Người Inca tự sáng tạo ra hệ thống chữ viết của mình với 2 hệ thống chữ viết: Văn 
tự thắt nút – Kipu và chữ tượng hình. 
 Về khoa học và thiên văn học, người Inca đã đạt được sự hiểu biết đáng kể. Họ biết 
quan sát sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác trong vũ trụ để dự 
đoán thời tiết hoặc tiên đoán về số phận nhà vua, vụ mùa 
 Người Inca có nhiều kiến thức trong Y khoa. Họ đã có thể mổ thành công trên đầu. 
 Về tôn giáo, người Inca đặc biệt tôn thờ thần Mặt Trời và dùng người để làm vật 
hiến tế thần khi vua lên ngôi. 
 Như vậy, nền văn minh cổ đại Andes trong thời kì Inca đã đạt đến trình độ phát 
triển khá cao. Xét về mặt thời gian, nền văn minh Andes tương đương với nền văn minh Ai 
Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh sông Ấn. Nhưng từ sau năm 1533, đế quốc Inca bắt 
đầu suy yếu, người Tây Ban Nha đã biến xử sở này thành thuộc địa và tàn phá nền văn 
minh của người dân bản địa. 
CHƯƠNG VI – VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 
I – TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 
1. Địa lý dân cư và sơ lược về Hy Lạp cổ đại 
Ngày xưa, các bộ lạc Hy Lạp gọi bộ lạc của mình bằng những tên riêng. Đến 
khoảng thế kỉ thứ VIII - VII TCN, người Hy Lạp mới gọi mình là Helen (Hellenes) và gọi 
đất nước mình là Hêla (Hellas) tức Hy Lạp. 
Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm: 
miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo trên biển Êgiê và miền ven biên phía Tây Tiêu A, 
trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban Căng tức là vùng lục địa Hy Lạp. 
Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc bộ, Trung bộ và 
Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua một cái đèo hẹp nằm gần sát bờ biên phía 
Đông gọi là đèo Técmôpin. Trung bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang dọc nhưng cũng 
có những đồng bằng trù phú như đồng bằng Áttích và đồng bằng Bêôxi. Đồng thời ở đây 
còn có nhiều thành phố quan trọng mà nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa Trung bộ và 
Nam bộ là eo đất Coranh. Nam bộ là một bán đảo hình bàn tay 4 ngón gọi là bán đảo 
Pêlôpônedơ. Ở đây có nhiều đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng trọt. 
Vùng bờ biên phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khủy tạo nên nhiều vịnh và 
nhiều hải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triên hàng hải. Các đảo trên bờ biên Êgiê trở 
thành những trạm nghỉ chân cho các thuyền đi lại từ Hy Lạp đến Tiêu Á và Bắc Phi, trong 
đó lớn nhất là đảo Crét ở phía Nam bán đảo. Trong khi đó, biên Êgiê lại như một cái hồ lớn 
êm ả sóng im gió nhẹ nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ 
thuật chế tạo tàu thuyền còn thô sơ. 
Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối liền Hy Lạp với các nuớc 
phuơng Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm. 
Điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nuớc có nền công thuơng 
nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh huởng của nền văn minh cổ đại của phuơng 
PT
IT
43
Đông. 
b) Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại 
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kì sau đây: Thời kì văn hóa Crét – 
Myxen: 
 Văn hoá Crét và Myxen 
 Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền văn minh Crét – Myxen phát triển rực rỡ trên 
đảo (Crét – Pêlôpônedơ) 
 Văn minh Crét tồn tại đầu thiên kỉ III tCN – thế kỉ XII tCN, chủ nhân của văn 
minh Crét là người Akêăng. 
 Thời kì huy hòang nhất của văn minh Myxen là từ thế kỉ XVI – XII tCN. 
 Từ 1194 – 1184 tCN, My xen đã xâm chiếm thành Tơroa ở vùng Tiểu Á. 
 Đến thế kỉ XII tCN, thì bị người Đôniêng ở phía Bắc tràn xuống kết thúc thời kì 
Crét- Myxen. 
 Thời kì Hôme (XI – IX tCN) 
 Tòan bộ lịch sử giai đọan này được phản ánh trong hai bộ sử thi của nhà thơ 
Hôme (Ilíat – Ôđixê). 
 Nội dung: phản ánh cuộc chiến tranh giữa người Hy Lạp và người Tơ roa. 
 Thời kì các thành bang (VIII – IV tCN) 
 Thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hylạp cổ đại, ở thời kì này Hy Lạp xuất 
hiện những nước nhỏ lấy thành bang làm trung tâm, gọi là thời kì các thành bang. 
 Quan trọng nhất là thành bang Xpác – Aten. 
 + Xpác nằm ở phía nam bán đảo Pelôpônedơ, đây là thành bang bảo thủ về 
chính trị, lạc hậu về kinh tế, nhưng rất mạnh về quan sự. 
 + Aten ở miền trung Hy Lạp, vùng có nhiều khóang sản, có hải cảng thuận lợi 
cho việc phát triển công thương. 
 Thế kỉ VtCN, Hy Lạp bị đế quốc Ba Tư xâm lược, mà trong lịch sử gọi là cuộc 
chiến tranh Hy – Ba. Hy Lạp giành được thắng lợi và bước vào thời kì phát triển chế độ 
chiếm nô, từ đó trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của phương Tây. 
 Thời kì Makêđônia 
 Nước Ma-kê-đô-nia ở phía bắc bán đảo Ban kăng mạnh lên, và đưa quân vào 
Hy Lạp, Hy Lạp phải thuần phục. 
 Năm 168 tCN , Ma-kê-đô-nia bị La Mã tấn công tiêu diệt. 
 Năm 149TCN - 146 tCN, Hy Lạp bị sát nhập vào đế quốc La Mã. 
 Các quốc gia do người Makêđônia lập lên ở phương đông đã bị người La Mã 
thôn tính. Các quốc gia này đến thời cận đại được gọi chung là những nước bị Hy Lạp 
hóa. 
c) Sự thành lập đế quốc La Mã 
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền Trung bán đảo Ý. Từ 
PT
IT
44
thế kỉ IV TCN, La Mã không ngừng xâm lược ra bên ngoài, và hơn một thế kỉ sau, La Mã 
đã chinh phục được toàn bộ bán đảo Ý. 
Tiếp đó La Mã muốn phát triển thế lực sang phía Tây Địa Trung Hải, nhưng ở đây 
La Mã đã gặp phải một đối thủ hùng mạnh, đó là Cáctagiơ. 
Cáctagiơ là một đế quốc rộng lớn bao gồm vùng bờ biển Bắc Phi, miền Đông Tây 
Ban Nha, miền Nam xứ Gôlơ, bán đảo Xácđenhơ, đảo Coócxơ (ở gần Tuyrít, thủ đô nước 
Tuynidi ngày nay). 
Do mâu thuẫn với nhau trong mưu đồ bành chướng thế lực mà đầu tiên là cuộc 
đụng độ ở đảo Xixin, từ năm 264 - 146 TCN, trong vòng gần 120 năm, giữa La Mã và 
Cactagiơ đã xảy ra ba lần chiến tranh rất ác liệt, người La Mã gọi là cuộc chiến tranh 
Puních. Kết quả, đến năm 146 TCN, La Mã đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Toàn bộ 
đất đai của Cáctagiơ trở thành lãnh thổ của La Mã. 
Trong quá trình ấy, để giành quyền bá chủ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, La 
Mã đã nhiều lần tấn công Makêđônia, Xiri. Kết quả, đến giữa thế kỉ II TCN, Makêđônia bị 
biến thành một tỉnh của La Mã. Sang thế kỉ I TCN, cả vùng đất đai ở bờ Đông Địa Trung 
Hải cũng bị La Mã chiếm. Cuối cùng, đến năm 30 TCN, Ai Cập cũng bị nhập vào bản  ...  CHUYỂN SANG 
NỀN VĂN MINH THÔNG TIN 
I - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA ĐẦU XX 
1. Tiến bộ của khoa học - kỹ thuật 
 Đầu XX, con người có bước phát triển mới về KH-KT 
- Từ 3 phát minh vĩ đại cuối XIX: điện tử, tính phóng xạ và thuyết tương đối, đã 
gây ra một cuộc khủng hoảng trong KH. 
- Bêcơnren người Pháp, tìm ra tính phóng xạ của Uranium 
- Năm 1902, vợ chống Quiri tìm ra chất phóng xạ thiên nhiên, đặt cơ sở cho lí 
thuyết về hạt nhân. 
- Năm 1905, Anhxtanh người Đức tìm ra thuyết tương đối, đánh dấu bước phát 
triển quan trọng ngành vật lý hiện đại. Ông còn được coi là một nhà khoa học lớn nhất 
của thời cận đại. 
PT
IT
72
- Năm 1909, M.Bo người Thụy Điển, đã tìm ra cấu tạo của nguyên tử. 
 - 1911, Êrơdơphơ (người Anh) đã chứng minh nguyên tử không phải là đặc mà 
là rỗng. 
 - Ninxơ (học trò của ông) đã phát triển quan điểm của ông, ngưyên tử ở giữa có 
hạt nhân – chung quanh có các điện tử (prôtôn – nơtrôn). 
 - Năm 1912, Phrítclát (người Đức) tìm ra chất Pôly. 
 - Năm 1915, Phunke (anh) chế tạo ra máy bay kim lọai đầu tiên. 
 - Năm1942 Enricô phecmi, xây dựng lò phản ứng nguyên tử đầu tiên trên thế 
giới tại khán đài sân vận động trường Đại Học Sicagô. 
 - Năm1952, phát minh máy đọc mã vạch. 
 - Nhiều phát minh KH-KT cuối XIX đầu XX được đưa vào sử dụng trong cuộc 
chiến tranh thế giới như: điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, phim ảnh 
2. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga và công cuộc công nghiệp hóa xã hội 
chủ nghĩa. 
 - Tháng 2- 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng lợi, chế độ Nga Hòang đã 
bị lật đổ, nước Nga trở thành một nước công hòa tư sản. 
- Ngày 25-10-1917, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn Xô Vích và 
Lênin đã làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, 
thiết lập một chế độ xã hội mới, từng bước tiến hành xây dựng, bảo vệ và phát triển đất 
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. 
- Mục tiêu của Liên Xô là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xây dựng và 
phát triển đất nước, tiến hành xây dựng một nền kinh tế XHCN trên cơ sở công nghiệp 
hóa đất nước. 
- Giai đọan từ 1921-đến 1925: khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. 
- Từ năm 1926, Liên Xô bắt tay vào công nghiệp hóa XHCN, liên tiếp thực 
hiện thắng lợi các kế họach 5 năm, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, chuẩn bị về cơ 
sở vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và công cuộc bảo vệ độc lập dân 
tộc trước nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mới. 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến 
tranh, và tiếp tục xây dựng đất nước. 
- Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật. Năm 1949, Liên Xô 
đã chế tạo thành công bom nguyên tử để đối trọng với Mĩ, bảo vệ nền hòa bình cho 
nhân lọai. 
- Thành tựu nổi bật của nền khoa học của Liên Xô là công trình nghiên cứu 
khỏang không vũ trụ và công cuộc chinh phục vũ trụ, vì lợi ích hòa bình và phát triển 
của văn minh thế giới. 
3. Chiến tranh thế giới và tác hại đối với văn minh nhân loại 
a) Những cuộc chiến tranh trên thế giới 
 - Chiến tranh cướp đi sinh mạng của hàng tỉ người trên thế giới. 
PT
IT
73
 - Theo sự tính toán của GiăngGiắc Baben (Thụy sĩ), trong 5550 năm, thế giới có 
14.513 cuộc chiến tranh, làm chết 3.6 tỉ người. 
 - Thế kỉ XX, thiệt hại do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều (chiến tranh quy mô 
mở rộng + vũ khí và phương tiện chiến tranh ngày một hiện đại) 
 - Trên thế giới có hai cuộc chiến tranh thế giới lớn nhất trong lịch sử: 
 + Chiến tranh thế giới lần 1: 1914-1918 (do mâu thuẫn quyền lợi đế quốc), hai 
tập đoàn đế quốc (Đức-Áo-Hung: là khối liên minh và Anh-Pháp-Nga: là khối hiệp 
ước) 
 + Chiến tranh thế giới lần 2: 1939-1945 quy mô, cường độ lớn hơn, do mâu 
thuẫn giữa CNTB-CNXH, đế quốc - đế quốc: 1 bên là Anh-Pháp-Mĩ, một bên là Đức-Ý-
Nhật. (1941 mới có sự tham chiến của Liên Xô). 
b) Sự phá hoại khủng khiếp của chiến tranh 
- Do con người sử dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật mới nhất, hiện đại nhất, tập 
trung cao độ sức người và sức của cho cuộc chiến nên chiến tranh để lại hậu quả nặng 
nề về (vũ khí hủy diệt: hạt nhân nguyên tử) người-của. 
- Chiến tranh thế giới lần 1: có khoảng 8 triệu người chết, 7 triệu người tàn phế, 
15 triệu người bị thương, hàng triệu người khác phải chịu hậu quả chiến tranh). 
- Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã có 50 triệu người chết (Liên Xô hơn 20 triệu, 
Trung Quốc: 10 triệu, Ba Lan: 6 triệu) nhiều quốc gia phải gánh chịu hậu quả do 
chiến tranh. 
- Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật: Hirôshima – 
Nagashaki làm 270 ngàn người chết. 
- Các công trình văn hóa và văn minh do con người tạo ra cũng bị tàn phá (kẻ 
phá hoại là chủ nghĩa đế quốc và phát xít). 
II - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA SAU THẾ KỈ XX 
1. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật 
Ở nửa sau thế kỉ XX, thế giới trải qua cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lớn lần 
thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai diễn ra từ những năm 40, với qui mô 
lớn, sâu sắc và tòan diện. Nền văn minh nhân loại có những bước nhảy vọt chưa từng 
thấy trong lịch sử. 
Khác với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần trước (lần thứ nhất), đặc điểm 
lớn nhất của của cuộc khoa học kĩ thuật lần thứ hai là: khoa học trở thành lực lượng 
sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. 
Khoa học gắn liền với kĩ thụât, khoa học đã mở đường cho sản xuất. 
Một đặc điểm khác đó là: thời gian phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản 
xuất ngày càng rút ngắn, và hiệu quả kinh tế ngày càng cao của việc nghiên cứu khoa 
học. 
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thụât lần thứ hai trải qua hai giai đọan: 
- Giai đọan 1: đầu những năm 40 đến đầu những năm 70, bao gồm các đặc 
trưng cơ bản: 
P
IT
74
+ Sự phát triển của các ngành năng lượng mới 
+ Cách mạng sinh học. 
+ Máy tính ngày càng hiện đại 
- Giai đọan thứ hai: từ khỏang giữa những năm 70. 
+ Cuộc cách mạng chủ yếu là công nghệ với sự ra đời của các máy tính thế hệ 
mới. 
+ Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học-kĩ thuật và 
đã đạt được những thành tựu kì diệu. 
2. Những thành tự khoa học công nghệ 
 Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường trong sản xuất và 
trong đời sống con người. 
a) Máy tính điện tử và công nghệ thông tin 
Chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm 1946 ở nước Mĩ, (chiếc máy 
tính đầu tiên nặng 30 tấn, diện tích là 170m2). Cho đến nay có rất nhiều thế hệ máy 
tính đã được ra đời ngày càng hiện đại, đã đáp ứng nhu cầu của con người về nhiều 
lĩnh vực. 
Đến năm 1991, thế giới có khỏang 100 triệu máy tính. Đến nay con người đã 
chế tạo hàng tỷ máy tính. 
Một thành tựu rực rỡ của công nghệ điện tử là sự ra đời của người máy rô bốt 
vào năm 1961, (tại Mĩ), rô bốt đã thực hiện được những động tác phức tạp, làm việc 
trong môi trường nguy hiểm, nặng nhọc thay cho con người, (trong chân không, trong 
vùng có độ phóng xạ cao, trong hầm mỏ...) 
Thập niên 80, con người biết ứng dựng công nghệ lade được ứng dụng vào rất 
nhiều ngành sản xuất: giải phẫu trong y học, cắt tiện kim lọai, trắc địa 
Lade kết hợp với vật liệu sợi thủy tinh gọi là sợi thủy tinh quang dẫn, mở ra 
một chân trời mới cho ngành viễn thông (nó không bị khuyếch tán ra môi trường xung 
quanh, tổn hoại thấp, tín hiệu truyền được xa mà không cần trạm tiếp vận, trọng lượng 
nhẹ, thay thế hàng trăm sợi dây đồng). 
Lần đầu tiên trên thế giới, ngày 14-12-1988, đường cáp quang khổng lồ xuyên 
đáy Đại tây dương nối liền nước Mĩ với chấu Âu cùng lúc đã tải được 40 ngàn cuộc 
đàm thọai. 
Vào tháng 9-1989, tuyến cáp quang lớn thứ hai dài 16000 km, nối liền giữa Mĩ 
với Nhật Bản. 
Ngày nay, dưới các đại dương có hàng triệu km cáp quang được nối liền với 
nhiều nước, nhiều châu lục trên thế giới. 
b) Công nghệ sinh học: 
 Vào năm 1973, công nghệ di truyền được ra đời, công nghệ gien đem lại lợi ích 
cho con người về mọi mặt: khả năng tăng cường và ổn định về lương thức, sức khỏe 
của con người ngày càng tốt hơn 
PT
IT
75
Công nghệ gien đồng nghĩa với công nghệ di truyền, nhờ công nghệ gien, 
nhiều chất vácxin mà đã chữa được những bệnh hiểm nghèo. 
Ngoài ra, trong sinh học còn có công nghệ vi sinh, công nghệ tế bàoCông 
nghệ sinh 
Sinh học mang lại nhiều hi vọng cho con người nhưng nó cũng chứa đựng 
những lo ngại về sinh thái, đạo đức, nhân văn và pháp luật, vấn đề này đòi hỏi con 
người phải giải quyết. 
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm tăng của cải xã hội, làm cho cuộc sống 
của con người ngày càng văn minh hơn. 
3. Công cuộc chinh phục vũ trụ 
 Từ xa xưa con người đã từng mơ ước: cho đến khi nào mới đến được mặt trăng, 
mói bay vào vũ trụ! 
Cùng với những ước mơ đó, con người đã không ngừng phát triển vươn lên về 
mọi mặt để biến những ước mơ đó thành sự thật. 
Vào nửa sau của thế kỉ XX, con người bắt đầu công cuộc chinh phục, cái khó 
khăn lớn nhất là sức hút của trái đất, làm thế nào để thóat khỏi sức hút đó? 
Nhà bác học người Nga Côngxtăngtin Xiônkốpxki (1857-1935), ông tổ của 
khoa học vũ trụ Liên Xô và thế giới, là người đầu tiên có ý niệm bay vào vũ trụ bằng 
tên lửa nhiều tầng. (nhằm để thắng lực hút của trái đất) 
Tháng 8.1933, Liên Xô đã thực hiện phóng tên lửa đầu tiên (nặng 19kg, dài 
2,4m sức đẩy 25-30kg, lên cao được 400m trong 18 giây). Sau đó thì tiếp tục được cải 
tiến. 
Tháng 10.1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Xpút nhích 
(đường kính 58 cm, nặng 83,5 kg) mở ra một kỉ nguyên vũ trụ. 
Vào tháng 2.1958, Mĩ phóng vệ tinh đầu tiên nặng 13,5 kg. 
Năm 12.4.1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông (vostok) chở Gagarin, 
nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới, bay vòng quanh trái đất trong vòng 108 phút. 
Chuyến bay thứ hai bay 17 vòng, mất 25 giờ 8 phút của Giecmen Titốp. 
Vào thàng 2.1962, Mĩ phóng tàu vũ trụ đầu tiên mang tên Sao Thủy, chở Giôn 
Grin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của mĩ bay vào vũ trụ. 
Tháng 6.1963, tàu Phương Đông 5, chở V. Bưcốpxki và phương Đông 6 chở 
Valentia Têrescôva, nữ du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới. 
Từ 1965, Liên Xô và mĩ phóng một loạt các tàu vũ trụ vào không trung, mở ra 
một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ, và cũng từ đó Liên Xô và Mĩ đã đưa ra kế họach 
chinh phục vũ trụ. 
Ngày 1-3-1966, Liên Xô đã phóng trạm tự động lên thám hiểm sao kim (Trạm 
sao kim 3), lần đầu tiên đặt quốc huy của Liên Xô lên bề mặt của sao kim. 
Ngày 29-7-1969, Mĩ đã phóng tàu Apôlô 11, lần đầu tiên đưa con người lên mặt 
trăng, lấy mẫu đất đá và trở về trái đất an toàn. 
PT
IT
76
Năm 1981, cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ của Mĩ NASA đã phòng tàu 
con thoi đầu tiên (Columbia), chở hai nhà du hành vũ trụ J.Young và R.Crippen. 
Năm 1988, Liên Xô thực hiện chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi không 
người lái (Buran) hòan tòan tự động hóa. 
Sau Liên Xô và Mĩ, là Pháp cường quốc thứ 3 về vũ trụ , nhiều nước khác tiến 
hành nghiên cứu về vũ trụ và đã phóng thành công những vệ tinh và vũ trụ vào không 
gian như: Nhật, Anh, Đức, Canađa, Ốxtrâylia, Trung Quốc 
Vào năm 2008, Việt Nam cũng đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào không 
trung và đã thành công, mở ra một thời kì phát triển mới về nghiên cứu hàng không vũ 
trụ của Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc phát triển của nước ta về mọi mặt. 
III – NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VĂN MINH THẾ GIỚI 
1. Chiến tranh còn tiếp diễn 
Sau chiến tranh thế giới thứ Hai là cuộc chiến tranh lạnh (?) giữa 2 phe: XHCN 
(Liên Xô)- TBCN (Mỹ) gây ra thiệt hại về cơ sở vật chất (tốn kém) chạy đua vũ 
trang. 
Sau chiến tranh lạnh, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra các cuộc xung đột 
về sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ: nên con người chịu hậu quả, nền văn minh bị tàn phá. 
 Ví dụ, các cuộc chiến ở: Bôxnia, chiến tranh ở châu Phi, cuộc nội chiến ở 
Apganitxtan, ở Trung Đông, nạn diệt chủng ở Campuchia của Khơme đỏ, cuộc chiến 
tranh IRắc, Inđônêxia, ở Thái Lan, cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào cuối những năm 
70 của thế kỉ XX  
2. Nạn khủng bố quốc tế 
 Ngay trong năm đầu tiên của thế kỉ XIX, loài người lại đứng trước một thách thức 
đầy đe dọa đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế với sự kiện kinh hoàng 11-9-2001 ở Mĩ. 
 Chủ nghĩa khủng bố không phải là một hiện tượng mới mà đã xuất hiện từ lâu trong 
lịch sử. 
 Mặc dù đến nay các nhà cầm quyền của nhiều quốc gia đã đề ra nhiều biện pháp 
ngăn chặn, chống khủng bố với những huy động to lớn về lực lượng, phương tiện và tiền 
của những các vụ khủng bố đẫm máu vẫn tiếp tục xảy ra. 
3. Thiên tai và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu 
 Ngoài những thiệt hại do chiến tranh và khủng bố, người dân các dân tộc còn phải 
chịu đựng những tổn thất lớn về sinh mạng, con người, của cải vật chất và những tàn phá 
dữ dội do thiên tai gây ra. 
 Việc Trái Đất đang ngày càng nóng lên khiến mực nước biển dâng cao gây ra 
những hiểm họa khôn lường. 
 Liên hợp quốc và các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm ổn định 
khí hậu toàn cầu, đã đề ra Chương trình môi trường gồm 9 nguyên tắc cơ bản xây dựng 
một xã hội bền vững, trong đó có 4 nguyên tắc liên quan đến môi trường như: bảo vệ sự 
sống và tính đa dạng của Trái Đất, để cho cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình, 
PT
IT
77
quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được được, tôn trọng khả năng chịu đựng 
của Trái Đất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Almanach những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1995 
2. Carane Brinton, John.B.Christopher, Robert Lee Wolff, Văn minh phương Tây, NXB 
Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1994 
3. Will Durant, Lịch sử văn minh Arập, NXB Phục Hưng, Sài Gòn 1975  
4. Paul Kennedy, Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc; NXB Thông tin Lí luận, Hà 
Nội 1992  
5. Đỗ Đình Hãng, Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa Tập II: Văn minh Trung Quốc, NXB 
Quân đội nhân dân, Hà Nội 1993  
6. Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung Kiên, Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập III: Văn minh 
Hi Lạp, Văn minh La Mã, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996 
7.Nguyễn Quốc Hùng, Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung Kiên, Những nền văn minh rực rỡ cổ 
xưa, Tập I: Văn minh Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 1993 
8.Đàm Gia Kiện, Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1993 
9. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, NXB Văn hóa, Hà Nội 1991 
10. Trịnh Nhu, Đại cương lịch sử thế giới cổ đại, Tập I, Tập II, NXB Đại học và Trung học 
chuyên nghiệp, Hà Nội 1990 
11. Luơng Ninh, Đinh Bảo Ngọc,... Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1995 
12. Vũ Duơng Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 
1998 
13. Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên, Lịch sử Ấn 
Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội 1995 
14. Nguyễn Gia Phu, Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, Đại học tổng hợp thành 
phố Hồ Chí Minh 1996. 
15. Trần Văn La, Lịch sử thế giới trung đại, NXB giáo dục, Hà Nội 1998 
PT
IT
78
16. Phạm Hồng Việt, Một số vấn đề văn hóa thế giới cổ đại, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993 
17. Trần Quốc Vuợng (chủ biên), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB 
Khoa học xã hội, Hà Nội 1996 
PT
IT
79
PT
IT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_minh_van_hoa_the_gioi_vu_tien_thanh_phan_2.pdf