Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 1)

CHƯƠNG I – VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á

A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

I – TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI

1. Địa lí và dân cư

Lịch sử văn minh Ai Cập bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ IV( tr.CN) đến năm 30(

tr.CN), bị biến thành một tỉnh của Đế quốc La Mã.

Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông

Nin (Sông Nin dài 6700km, đoạn chảy qua Ai Cập khoảng 700km), với đồng bằng 7 nhánh

sông đổ ra Địa Trung Hải. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15 – 25km nhưng hết

sức màu mỡ, ở đây có lớp đất phù sa đen dày tới 10m. Lưu vực sông còn có một quần thể

thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut, sông Nin còn cung cấp một lượng thủy sản

phong phú. Đặc biệt ở đây còn có những loài động vật to lớn đặc biệt: cá thở bằng phổi, hà

mã, cá sấu, chim ưng, tê giác, hổ báo Sông Nin còn là huyết mạch giao thông quan

trọng

pdf 38 trang phuongnguyen 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 1)

Bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Vũ Tiến Thành (Phần 1)
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN 
***** 
GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG 
(Phương pháp đào tạo theo tín chỉ) 
VĂN MINH VĂN HÓA THẾ GIỚI 
Mã học phần: CDT1239 
(02 tín chỉ) 
Biên soạn 
Vũ Tiến Thành 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
Hà Nội, 12/2014 
P
IT
2
LỜI NÓI ĐẦU 
Bài giảng “Văn minh văn hóa thế giới” dùng cho sinh viên tham khảo, trong 
chuyên ngành truyền thông Đa phương tiện, thuộc lĩnh vực Công nghệ Đa phương tiện. 
Nội dung tài liệu đề cập, cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển 
của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người. 
Bài giảng này gồm 9 chương đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản và hệ thống 
về những nền văn minh tiêu biểu trong thời cổ trung đại ở Bắc Phi, Châu Á, khu vực Mĩ 
Latinh và nền văn minh công nghiệp thời cận hiện đại. 
Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này nhằm góp phần xây dựng quan 
điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn 
minh nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào viêc hoàn thiện nhân cách của mỗi người và 
kiến thiết đất nước theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước 
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. 
Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và Truyền 
thông CDIT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ giúp để hoàn thành 
tài liệu này. 
PT
IT
3
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 2 
CHƯƠNG I – VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á .......................................................... 5 
A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI ................................................................................... 5 
I – TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI .................................................................................... 5 
II - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI ........................ 7 
B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI ......................................................................... 10 
I – TỔNG QUAN VỀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI .......................................................................... 11 
II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI .............. 12 
C. VĂN MINH ARẬP ................................................................................................. 15 
I – SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ARẬP ......................................................................................... 15 
II – ĐẠO HỒI .......................................................................................................................... 16 
III – VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, GIÁO DỤC ................................................ 17 
CHƯƠNG II – VĂN MINH ẤN ĐỘ ............................................................................. 18 
I – TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI .................................................................... 18 
II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ .......................................................... 20 
III – NGHỆ THUẬT ................................................................................................................ 21 
IV – KHOA HỌC TỰ NHIÊN ................................................................................................. 22 
V – TÔN GIÁO ........................................................................................................................ 22 
CHƯƠNG III – VĂN MINH TRUNG QUỐC .............................................................. 24 
I – TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ..................................................................... 24 
II – NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC ............................. 25 
CHƯƠNG IV – VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ............................................ 30 
I – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................................................... 30 
II – CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ......................... 31 
III – MỘT SỐ THÀNH TỰ VĂN HÓA .................................................................................. 31 
CHƯƠNG V – VĂN MINH KHU VỰC TRUNG – NAM MĨ ...................................... 39 
I – CÁC NỀN VĂN MINH TRUNG MĨ ................................................................................. 39 
II – NỀN VĂN MINH ANDES Ở NAM MĨ ........................................................................... 41 
CHƯƠNG VI – VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI ....................................... 42 
I – TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI ............................................................ 42 
II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI .... 44 
CHƯƠNG VII – VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI ...................................... 50 
I – HOÀN CẢNH RA ĐỜI ...................................................................................................... 50 
II – VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THỂ KỶ X .................................................. 52 
III – VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIV .................................. 53 
PT
IT
4
IV – VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG .................................................................... 55 
V – SỰ TIẾN BỘ VỀ KỸ THUẬT ......................................................................................... 58 
VI – SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO TIN LÀNH ............................................................................... 59 
VII – SỰ TIẾP XÚC GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH ............................................................. 62 
CHƯƠNG VIII – SỰ XUẤT HIỆN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP ............................. 65 
I – ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP ...................................... 65 
II – CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ........................................................................... 67 
III - PHÁT MINH KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ 
THỜI CẬN ĐẠI ....................................................................................................................... 68 
IV. THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT ................................................................ 71 
CHƯƠNG IX – VĂN MINH THẾ GIỚI THẾ KỶ XX. BƯỚC ĐẦU CHUYỂN SANG 
NỀN VĂN MINH THÔNG TIN .................................................................................... 71 
I - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA ĐẦU XX ............................................................................ 71 
II - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA SAU THẾ KỈ XX .............................................................. 73 
III – NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VĂN MINH THẾ GIỚI ......................................... 76 
PT
IT
5
CHƯƠNG I – VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á 
A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 
I – TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI 
1. Địa lí và dân cư 
 Lịch sử văn minh Ai Cập bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ IV( tr.CN) đến năm 30( 
tr.CN), bị biến thành một tỉnh của Đế quốc La Mã. 
Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông 
Nin (Sông Nin dài 6700km, đoạn chảy qua Ai Cập khoảng 700km), với đồng bằng 7 nhánh 
sông đổ ra Địa Trung Hải. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15 – 25km nhưng hết 
sức màu mỡ, ở đây có lớp đất phù sa đen dày tới 10m. Lưu vực sông còn có một quần thể 
thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut, sông Nin còn cung cấp một lượng thủy sản 
phong phú. Đặc biệt ở đây còn có những loài động vật to lớn đặc biệt: cá thở bằng phổi, hà 
mã, cá sấu, chim ưng, tê giác, hổ báo Sông Nin còn là huyết mạch giao thông quan 
trọng. 
Về mặt địa hình Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín. Phía bắc là Địa Trung 
Hải, phía Nam giáp Nubi, một vùng núi hiểm trở khó qua lại, Tây là sa mạc Libia, Đông là 
biển Hồng Hải. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyee sau này, người Ai Cập cổ đại 
mới có thể qua lại với vùng Tây Á. 
Ai Cập chia làm hai phần rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: 
Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một 
đồng bằng hình tam giác. 
Phía đông và Tây là những rặng núi đá vôi dựng đứng, với những mỏ đồng, vàng, 
đá hoa cương, đá mã não, đá bazan.. cùng với loài cây bách tùng tuyết xù đặc biệt tạo điều 
kiện thuận lợi để người Ai Cập cổ có những sáng tạo văn minh kỳ diệu. 
Cư dân chủ yếu ở Ai Cập thời cổ đại là người Libi. 
2. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập 
a) Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200 – 3000 TCN) 
PT
IT
6
Vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất 
và sự phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước 
nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền 
Thượng và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới 
thống nhất thành nước Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến khoảng 
năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II và 
được gọi chung là thời Tảo vương quốc. 
Ngay từ thời kì này người Ai Cập đã biết sử dụng coogn cụ bằng đồng đỏ, biết 
dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên 
chế gọi là Pharaông. 
b) Thời kì Cổ vương quốc (khoảng 3000 – 2200 TCN) 
Thời kì Cổ vương quốc bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều 
X. Đầu thời Cổ vương quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế cũng 
phát triển hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaông đã huy động sức người sức của để xây 
dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính 
quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì 
được nữa. 
c) Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200 – 1570 TCN) 
Thời kì Trung vương quốc bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương 
triều XVII, trong đó, thời kì thống trị của vương triều XI và vương triều XII là thời kì ổn 
định nhất. Nhưng đến năm 1750 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân 
nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt 
ở Palextin chinh phục thống trị 140 năm. Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải 
thuần phục vương triều ngoại tộc ấy. 
d) Thời kì Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN) 
Năm 1570 TCN, người Híchxốt bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước lại được thống 
nhất, thời Tân vương quốc bắt đầu. Thời kì này gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII 
đến vương triều XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược 
bên ngoài đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palextin ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi. 
Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Mặt trời Amôn 
phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của tầng 
lớp tăng lữ, vua Ichnatôn đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng chính sách cải 
cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi. 
Về công cụ sản xuất, từ thời Trung vương quốc, đồng thau đã ra đời nhưng chất 
lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, 
đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm. 
Sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu. 
e) Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN 
Từ thế kỉ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 
525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 332 TCN, Ai Cập bị 
Alếchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc 
quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptôlêmê (305 – 30 TCN). 
PT
IT
7
Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã. 
II - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 
1. Chữ viết 
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết 
của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì 
vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ 
như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, 
sao, nước, núi non v.v... 
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn 
ý. Ví dụ, muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa 
thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau. 
Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất 
hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ 
biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt 
tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar. 
Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ, hòn núi nhỏ đọc là ca 
được dùng để biểu thị phụ âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 
1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ. 
Chữ viết Ai Cập cổ thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vai gai, da nhưng chất 
liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy Papyrus. Một loại giấy được làm từ thân cây. 
2. Văn học 
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ 
tình, các câu chuyện mang tính chất đạo lí, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại... 
Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, 
Lời kể của Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaúp, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v... là những 
truyện tương đối tiêu biểu. 
Trong số đó nổi tiếng là chuyện Nói Thật và Nói Láo và Lời kể của Ipuxe. 
3. Tôn giáo 
Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kì này thờ rất 
nhiều thứ: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần 
cây... 
Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần. Thiên thần, 
gọi là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng một người đàn bà 
hoặc một con bò cái. 
Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở 
thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu, người Hy Lạp 
gọi là Hêliôpôlix. Thần Mặt Trời ở đây gọi là thần Ra. 
P
IT
8
Đền thờ thần của người Ai Cập 
Đến thời Trung vương quốc, Tépbơ (Thèbes) trở thành kinh đô của cả nước. Vì 
vậy, thần Mặt Trời Amôn của Tépbơ trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Thời kì này, 
thần Amôn cũng được gọi là Amôn-Ra. Người Ai Cập tin rằng, hàng ngày thần Amôn-Ra 
ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng sớm lại lên 
vương quốc ban ngày chiếu những tia sáng của mình lên mặt đất. 
Đến thời Ichnatôn (1424-1388 TCN) thuộc vương triều XVIII thời Tân vương 
quốc, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Amôn ở Tépbơ quá mạnh nên ông đã tiến 
hành một cuộc cải cách tôn giáo. Ông chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới gọi là thần 
Atôn. Thần Atôn được coi là vị thần duy nhất, nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. 
Ngoài thần Mặt Trời, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt (Thoth). Thần Tốt 
còn đượ ... í năm 1296 có nói về một Hồi vương (Xuntan) ở 
Xamuđra (bắc Xumatơra) chứng tỏ Xamuđra đã quy theo Hồi giáo và các thương nhân Hồi 
giáo đã làm chủ hải cảng này. Đến cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV hàng loạt các tiểu quốc 
Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á mà tiêu biểu là Malắcca. Việc cải giáo sang đạo Hồi của 
Xamuđra, Malăcca, Bắc Giava và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đà góp phần thúc đẩy 
việc buôn bán quốc tế với phương Tây và sự lớn mạnh của các Hồi quốc ở khu vực này. 
Dần dần Hồi giáo đã được truyền bá vào Inđônêxia, Malaxia, Xingapo, Philippin, Brunây, 
Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam và Mianma. Ngày nay ở Đông Nam Á, đạo Hồi có 
khoảng trên 165 triệu tín đồ và con số đó đang không ngừng tăng lên. 
Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, Đạo Kitô cũng theo họ 
và dần dần thâm nhập vào khu vực này. Nhiều người cho rằng đây là cuộc hội nhập văn 
hóa lần thứ hai của Đông Nam Á. Nó diễn ra tuy ngắn nhưng quyết liệt. 
PT
IT
35
Đạo Kitô đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thế kỉ XVI. Những nhà truyền giáo đầu 
tiên đến Việt Nam là nhưng giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là người 
Pháp. Để giúp cho việc truyền đạo, các giáo sĩ đã truyền bá chữ Quốc ngữ để giảng và ghi 
chép kinh thánh. 
Quá trình truyền bá đạo Kitô vào Campuchia cũng gần giống như ở Việt Nam: từ 
thế kỉ XVI chủ yếu do người Bồ Đào Nha và từ giữa thế kỉ XIX do người Pháp. Kitô giáo 
vào Lào khá muộn từ thế kỉ XIX do những giáo sĩ người Pháp và sau đó là người Mỹ đem 
tới. 
Như vậy có thể thấy bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á quả là đa dạng, phức tạp. Ở 
đây không chỉ có một tôn giáo duy nhất mà đã từng tồn tại nhiều tôn giáo; Ân Độ giáo, 
Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và đạo Tin lành. Đó là chưa kể Khổng giáo và Đạo giáo từ 
Trung Quốc truyền bá vào. Mỗi tôn giáo có một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử 
của khu vực, song không tôn giáo nào đã đến đây mà lại ra đi không để lại dấu ấn của 
mình. Trên thực tế, khi ảnh hưởng về chính trị, kinh tế của một tôn giáo không còn nữa thì 
ảnh hưởng về văn hóa xã hội của nó vẫn còn sâu đậm và dai dẳng. 
Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân nông nghiệp 
Đông Nam Á tắm mình trong nền văn hóa dân gian. 
Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu kì nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên. Nhìn một cách 
khái quát thì lẽ hội truyền thống của các nước Đông Nam Á đều tương đối giống nhau về 
nguồn gốc phát sinh và phát triển, về hình thức và nội dung cũng như về mặt cấu trúc của 
lẽ hội: lẽ hội của các nước Đông Nam Á đều gồm có 2 phần - phần lẽ và phần hội - đan 
xen hòa quyện với nhau rất khăng khít. Phần lẽ bao gồm các nghi lẽ của tín ngưỡng dân 
gian và các tôn giáo cùng với các đồ vật được sử dụng làm đồ cúng lẽ mang tính thiêng 
liêng, được chuẩn bị rất nghiêm ngặt và chu đáo. Thông qua các nghi lẽ này con người 
giao cảm với thế giới siêu nhiên. Phần hội bao gồm các trò vui, trò diẽn và các diẽn sướng 
dân gian. Đó là các trò vui chơi giải trí, các đám rước, dân nhạc, dân ca, dân vũ... Mức độ 
”lễ”, ”hội” của từng lễ hội cụ thể không giống nhau. Lễ hội còn gắn liền và hòa quyện với 
phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc. 
Có thể nói sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa - lễ hội truyền thống Đông 
Nam Á là một thực tế lịch sử. Nó được thể hiện qua các lễ hội phổ biến ở tất cả các dân tộc 
Đông Nam Á như Tết cổ truyền (người Việt - khoảng tháng hai; người Lào, Campuchia, 
Thái Lan đều vào trung tuần tháng tư dương lịch). Để chuẩn bị cho việc đón năm mới, các 
cư dân Đông Nam Á đều có tục lau rửa và dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩa tống tiễn năm cũ 
và đón năm mới; người ta cũng giã gạo, xay bột để làm các thứ bánh, nấu các món ăn dân 
tộc. Tết năm mới của người Lào còn được gọi là Bunpincay hay hội té nước, mà thực chất 
là lễ hội đón mừng mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa để sản xuất nông nghiệp. Ở 
Campuchia, Thái Lan hay Mianma lễ hội năm mới cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Ở 
Campuchia các lễ hội về đề tài nông nghiệp được tổ chức hầu như quanh năm, tháng nào 
cũng có: hội thả diều (lễ cầu nắng) vào tháng giêng, lễ đóng oản, lễ dâng lửa, hội ném cầu 
lửa vào tháng hai hoặc ba. Tết năm mới vào giữa tháng tư, lễ cúng thổ thần và cầu mưa vào 
tháng bảy hoặc tám, lễ hội du ngoạn trên nước vào tháng chín, lễ cúng âm hồn và hội nước 
vào tháng mười một, mười hai. Lễ hội đua thuyền cũng là một dạng lễ hội nông nghiệp 
tương đối phổ biến ở Đông Nam Á. Các lễ hội có liên quan tới tục thờ lúa gạo - (lễ cúng 
cơm mới), thờ sinh thực khí... cũng tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á. 
Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma lễ hội truyền thống còn chịu ảnh 
PT
IT
36
hưởng sâu sắc của phật giáo mà thực chất đều là những cuộc hành hương đi tìm về dấu tích 
Phật tổ. Tuy là lễ hội chùa, song không chỉ dành riêng cho các tín đồ phật tử mà còn thu 
hút nhiều người ngoại đạo và du khách tham gia trở thành ngày lễ hội vui vẻ cho cả cộng 
đồng dân tộc. 
Qua các văn bia, người ta biết rằng chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào 
Đông Nam Á từ rất sớm. Bia Võ Cạnh có niên đại thế kỉ III - IV là bia chữ Phạn cổ nhất ở 
Đông Nam Á và cũng là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa. Từ đó 
cho đến khi vương quốc Chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình, chữ Phạn luôn luôn là chữ 
viết được dùng trong triều đình Chămpa. Song cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam 
Á, người Chăm đã sớm tiếp thu văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình. 
Chữ viết Khơme bắt nguồn từ chữ ở miền Nam Ấn Độ và theo truyền thuyết xuất 
hiện vào khoảng thế kỉ II, nhưng tấm bia đầu tiên của người Khơme bằng chừ Khơme cổ 
mà hiện nay ta biết được là bia Ăngco Bôrây (Takeo) có niên đại năm 611. 
Bia viết bằng chữ Mã Lai cổ sớm nhất là tấm bia tìm thấy ở Xumatơra có niên đại 
năm 683. 
Theo những dấu tích đã biết, có thể là chữ Thái cổ đã hình thành khoảng đầu thế kỉ 
XIII ở vùng dân cư Thái quần tụ ở phía Bắc Đông Dương - phía Tây Nam Trung Quốc. 
Qua chữ Shan ở Bắc Mianma, người ta thấy văn tự Thái cổ có mang nhiều yếu tố của chữ 
Pêgu cổ. Còn chính chữ Pêgu cổ từ khi xuất hiện vào đầu công nguyên lại chịu ảnh hưởng 
của chữ cổ Ấn Độ. Chữ Thái - Xiêm, chữ viết của những cư dân nói tiếng Thái ở khu vực 
Chao Phaya đã ra đời vào khoảng thế kỉ XIII trên cơ sở đó. 
Trên nền tảng của chữ Xiêm cổ, chữ Lào có lẽ được hình thành muộn một chút. 
Hiện nay chưa biết rõ chữ Lào xuất hiện vào lúc nào, chỉ biết rằng lời huấn thị của Pha 
Ngừm năm 1353 đã là một văn bản có niên đại chính xác. Còn những bia khắc bằng chữ 
Lào sớm nhất mà hiện nay người ta biết được lại có niên đại tương đối muộn-đó là các bia 
Vat That (Luôngphabang) năm 1548, bia Đonsai năm 1560 và Thạt Luông (Viêng Chăn) 
năm 1566. 
Như thế việc sáng tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của các cư dân Đông 
Nam Á không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công phu và sáng 
tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực. 
Sự tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đã tăng thêm nguồn cảm hứng sáng 
tạo cho cư dân Đông Nam Á. Song, trong khi các vua chúa dồn hứng thú vào những công 
việc kiến trúc - đôi khi quá lớn so với tầm vóc của mình - thì người dân ở đây lại chuyển 
những tác phẩm văn hóa cổ đại đồ sộ từ ngoài đến thành những sáng tạo dân gian hợp với 
thủy thổ của xứ sở mình. Văn học Đông Nam Á chủ yếu tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ. 
Những ảnh hưởng đó đã làm cho nền văn học khu vực này mang nặng tính chất cung đình, 
đô thị, đồng thời cũng làm xuất hiện ở đây một dòng văn học chính thống, dòng văn học 
viết. Song, hàng chục thế kỉ trước khi nền văn học viết ra đời, ở đây đã tồn tại một dòng 
văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường 
của các dân tộc Đông Nam Á. 
Nền văn học dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của các cư dân 
Đông Nam Á. Các loại hình văn học dân gian thường xuất hiện trong các ngày hội lớn, nhỏ 
trong những đêm vui chơi hò hẹn của trai gái, trong lao động sản xuất và chiến đấu với 
thiên nhiên, với kẻ thù. Vì thế nó cũng găn bó chặt chẽ với các phong tục tập quán của cư 
dân; nó phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm 
PT
IT
37
giữa con người với con người sống chung trong một cộng đồng, ca ngợi những đức tính 
quý báu của con người lao động, phản ánh những sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử 
có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng và đất nước. 
Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể 
loại. Đó là những truyện thần thoại (như Punha - Nhu - Nhơ của người Lào, Đẻ đất, đẻ 
nước của người Thái, công cuộc tạo dựng đất nước của người Mông, Prea Thoong của 
người Khơme...), truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. Nội dung của những truyện này 
thường gắn liền với quá trình tạo dựng thế giới và vũ trụ, với quá trình hình thành các bản, 
làng và các vương quốc cổ. 
Các truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trạng... không chỉ có tác dụng giải trí 
lành mạnh, mà còn có ý nghĩa răn đời, đấu tranh chống những thói hư, tật xấu, chế nhạo 
bọn vua quan và cả tầng lớp sư sãi. Thơ ca dân gian bao gồm những bài ca dao, tục ngữ, 
những bài hát dân ca phản ánh những tình cảm của con người với thiên nhiên, với cuộc 
sống và với cả cộng đồng. 
Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh và dần dần trở 
thành nền văn học của toàn dân tộc. Dòng văn học viết được hình thành trên cơ sở của 
dòng văn học dân gian và văn học nước ngoài. 
Trong quá trình phát triển, nền văn học viết có xu hướng dần dần trở về với dân 
tộc. Bên cạnh những đề tài, những ”điển tích văn học” khai thác từ nước ngoài, những tác 
phẩm văn học khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều. Quang cảnh quê 
hương, đất nước, làng bản, hình ảnh những con người gần gũi, thân thiết, những vấn đề 
day dứt của cuộc sống thực được mô tả trực tiếp dần dần thay thế cho những xứ sở xa xôi 
tưởng tượng, những nhân vật huyền thoại trong các sử thi. Dòng văn học bằng tiếng dân 
tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế cho dòng văn học bằng tiếng 
vay mượn. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hướng tìm về với văn học dân 
gian. Những huyền thoại, truyền thuyết trước kia đã được văn học viết tái tạo lại, có những 
truyện đã được nâng lên, trở thành biểu tượng chung cho cả dân tộc. Văn học dân gian đã 
có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và ngược lại văn học viết đã tái tạo 
và thúc đẩy văn học dân gian phát triển. 
Ngay từ thời đại kim khí, ở Đông Nam Á đã có một phong cách nghệ thuật riêng 
mà nhiều người gọi là phong cách Đông Sơn. Điều đó thể hiện qua những hoa văn trang trí 
trên gốm, trên các hiện vật bằng đồng tìm thấy ở Thượng Lào, ở Campuchia, Việt Nam, 
Thái Lan. Đặc biệt hoa văn hình chữ S với nhiều kiểu khác nhau rất tiêu biểu trên trống 
đồng Đông Sơn đã trở thành mô típ trang trí phổ biến của đồ đồng và đồ gốm Đông Nam 
Á. Phong cách của nghệ thuật Đông Sơn rất gần với tự nhiên, hình học hóa tự nhiên một 
cách chính xác và cô đúc. Phong cách này đã phát triển ổn định trong nhiều thế kỉ và đến 
nay vẫn còn để lại dấu ấn trong nghệ thuật của nhiều dân tộc Đông Nam Á. 
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản 
phẩm độc đáo. Chiếc nhà sàn với quy mô khác nhau là một biểu tượng văn hóa thích hợp 
với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ở các địa hình khác nhau. Cư dân Đông Nam Á cổ, đàn ông 
thường đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy quấn, áo chui đầu, ăn trầu, nhuộm răng, xăm 
mình, xăm mặt. Loại áo chui đầu được phân bố chủ yếu ở Mianma, Thái Lan, ở người 
Chin và người Chăm vùng Nam Đông Dương. Phụ nữ Đông Nam Á ngoài áo ra còn có 
yếm, chiếc khố hình chữ T của cư dân cổ Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu cho rằng 
nó không những là hình thức cổ xưa nhất mà còn là hình thức trang phục duy nhất. 
PT
IT
38
Cư dân Đông Nam Á rất thích ca nhạc và múa tập thể. Ở bất cứ đâu, ở bất cứ một 
bộ tộc nào dù nhỏ bé đến đâu, người ta cũng thấy hàng chục làn điệu dân ca độc đáo: lăm, 
khắp, tỏm, tơi, ăn - nang - xứ của các bộ tộc người Lào, hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, quan 
họ... của người Việt, đối ca của người Khơme, hát bọ mạng, bỉ và túm của người Mường, 
hát lượn của người Tày... Nhưng phổ biến nhất ở Đông Nam Á là hát đối nam - nữ. Tuy là 
hát đối nam - nữ nhưng chủ yếu là mang tính chất thử tài ứng đối của nhau. Vào cuộc, 
người hát tự đặt ra những tình huống về tình yêu, về cuộc sống, về sản xuất hay tôn giáo. 
Vì thế cả nội dung và hình thức rất phong phú. Từ những cuộc hát đối, nhiều bài ca đẹp đã 
ra đời và làm giầu cho kho tàng văn nghệ dân gian của các dân tộc. 
Hát - múa là hình thức phổ biến và rất được ưa thích của cư dân Đông Nam Á. 
Những điệu múa cộng đồng ở đây khá đơn giản: theo một điệu nhạc hay thậm chí theo 
nhịp gõ của bất cứ một vật gì, người ta cũng có thể nhảy múa với những bước chân và 
những động tác tay nhẹ nhàng. Có lẽ vì thế mà loại nhạc cụ truyền thống và quan trọng 
nhất của cư dân Đông Nam Á là trống: từ trống đồng Đông Sơn, đến trống Bô ba-ha-mưng, 
ki - năng của người Chàm, trống sam - phô của người Khơme, ta - phôn của người Lào, 
trống cơm của người Việt... Bên cạnh trống còn có cồng, chiêng, nhị, sáo, khèn... là những 
nhạc cụ phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á. 
Nói tới nghệ thuật Đông Nam Á không thể không nói tới kiến trúc và điêu khắc. 
Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh 
mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo. Theo H. 
Pácmăngtiơ, kiểu kiến trúc Hinđu có thể chia làm hai loại: 
- Các đền thờ Hinđu ở Nam Ấn Độ được xây dựng từ đá nguyên khối, là những 
tháp có bình đồ (cấu trúc) là hình vuông hay chữ nhật. 
- Các đền thờ Hinđu ở Bắc Ấn Độ đã chịu phần nào ảnh hưởng của kiến trúc Phật 
giáo nên các đền thờ ở đây ngoài tháp chính còn có một số tháp phụ và các tháp đều có 
hình múi khế. 
Cả 2 kiểu kiến trúc trên đều có mặt ở Đông Nam Á. Song phổ biến hơn cả là kiểu 
kiến trúc tháp có bình đồ là hình vuông hay chữ nhật. Điển hình của kiểu kiến trúc Hinđu ở 
Đông Nam Á là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăngco Vát ở Campuchia. 
Kiến trúc Phật giáo cũng có thể được chia làm 2 loại: 
- Chùa là nơi thờ tự, thờ hình tượng của Phật. Ở Ấn Độ những chùa có niên đại 
sớm đều là chùa hang (nổi tiếng nhất là những chùa hang ở Ajanta và Nasik). 
- Kiểu kiến trúc tháp - Xtuppa - là nơi thờ thánh tích của Phật. Đặc trưng của kiểu 
kiến trúc này là trên đỉnh tháp có hình vòm kiểu chiếc bát úp, trên xây phủ một lớp gạch và 
trên cùng là một tháp nhọn, tượng trưng cho chiếc bát và gậy khất thực của Phật. 
Ở Đông Nam Á phổ biến là kiểu kiến trúc tháp Xtuppa điển hình là tổng thể kiến 
trúc Bôrôbuđua ở Inđônêxia và Thạt Luông ở Lào. Kiểu kiến trúc chùa hang đào trong núi 
chưa gặp ở Đông Nam Á nhưng thờ Phật trong hang lại khá phổ biến. 
Kiểu kiến trúc Hồi giáo vào Đông Nam Á muộn hơn và phổ biến ở những vùng mà 
Hồi giáo chiếm ưu thế. Tuy nhiên, như trên đã nói, nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu 
PT
IT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_minh_van_hoa_the_gioi_vu_tien_thanh.pdf