Bài giảng Văn học thiếu nhi
B. Mục tiêu học phần
1. Mục tiêu chung của học phần:
* Kiến thức:
- Sau khi học xong học phần, sinh viên có được những những kiến thức về đặc
trưng cơ bản của văn học dân gian, vai trò của văn học dân gian đối với giáo dục
trẻ thơ, một số thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ mầm non.
- Hiểu được thành tựu của văn học thiếu Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám
1945, một số tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu.
- Hiểu được một số nét về thành tựu văn học thiếu nhi thế giới, một số tác giả,
tác phẩm tiêu biểu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn học thiếu nhi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn học thiếu nhi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VĂN HỌC THIẾU NHI Người soạn: Lê Thị Hồng Thắm Bộ môn : Giáo dục Tiểu học Năm 2015 1Lời mở đầu Nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ tốt việc học tập, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non, chúng tôi tổ chức biên soạn bài giảng Văn học thiếu nhi. Để biên soạn bài giảng này, chúng tôi dựa vào Đề cương chi tiết học phần của tổ Giáo dục Mầm non, khoa Sư phạm tự nhiên, sách Văn học thiếu nhi, tài liệu bồi dưỡng chuẩn hóa Trung học sư phạm Mầm non cho giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo hệ 9+1 của Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997. Giáo trình Văn học, tập một và tập ba của nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 cho hệ Cao đẳng Sư phạm tiểu học. Đặc biệt lần biên soạn này, chúng tôi soạn theo hướng khái quát, tinh giản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, nâng cao năng lực của người học. 2A. Mục lục Lời giới thiệu ................................................................................................................... 1 Học phần: Văn học thiếu nhi ............................................................................................. A. Mục lục: .................................................................................................................... 2 B: Mục tiêu học phần: .................................................................................................. 3 C: Nội dung dạy học: .................................................................................................... 4 Phần 1: Văn học dân gian ............................................................................................... 6 Bài 1: Nhìn lại văn học dân gian ..................................................................................... 6 Bài 2: Truyện cổ dân gian và giáo dục trẻ thơ .............................................................. 10 Bài 3: Đồng dao trong đời sống trẻ thơ ......................................................................... 16 Bài 4: Hát ru với trẻ thơ................................................................................................. 21 Phần 2: Văn học trẻ em Việt Nam ................................................................................ 24 Bài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam ............................... 24 Bài 2: Thơ Võ Quảng .................................................................................................... 30 Bài 3: Thơ Phạm Hổ ...................................................................................................... 34 Bài 4: Tô Hoài ............................................................................................................. .42 Bài 5: Thơ Các em viết .................................................................................................. 46 Bài 6: Thơ Trần Đăng Khoa .......................................................................................... 51 Phần 3: Văn học trẻ em nước ngoài .............................................................................. 59 Bài 1: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài ................................................................. 61 Bài 2: Giới thiệu môt số tác giả, tác phẩm tiêu biểu .................................................... 67 3B. Mục tiêu học phần 1. Mục tiêu chung của học phần: * Kiến thức: - Sau khi học xong học phần, sinh viên có được những những kiến thức về đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, vai trò của văn học dân gian đối với giáo dục trẻ thơ, một số thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ mầm non. - Hiểu được thành tựu của văn học thiếu Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945, một số tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu. - Hiểu được một số nét về thành tựu văn học thiếu nhi thế giới, một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. * Kỹ năng: - Biết phân tích, đánh giá các tác phẩm viết cho trẻ mầm non. Phát hiện được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn học thiếu nhi nói chung, thơ truyện cho trẻ mầm non nói riêng. * Thái độ: Yêu thích và đánh giá đúng các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng, từ đó bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ. 2. Mục tiêu đào tạo cụ thể: 2.1. Phẩm chất: * Phẩm chất 1: - Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về khái niệm văn học dân gian, đặc trưng của văn học dân gian, giá trị của văn học dân gian. Một số tác phẩm văn học dân gian phù hợp với trẻ như: cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, truyền thuyết, đồng dao, hát ru - Yêu thích văn học dân gian, đặc biệt là các thể loại văn học dân gian gắn bó với đời sống tâm hồn trẻ thơ. * Phẩm chất 2: Có ý thức tìm hiểu,nghiên cứu về thành tựu của các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. Về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tác giả tiêu biểu như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa * Phẩm chất 3: Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu thành tựu của văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, những giá trị cơ bản của văn học trẻ em nước ngoài. Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Andecxen, Grim. L.Tôn xtôi, Hecto- Malo 2.2. Năng lực: *Năng lực 1: Có khả năng phân tích, đánh giá, sưu tầm các tác phẩm Văn học dân gian để tìm ra nét đặc trưng của từng thể loại phù hợp với trẻ thơ. * Năng lực 2: Có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi trong và ngoài nước. 4C. Nội dung dạy học Phần I: Văn học dân gian Bài 1: Nhìn lại Văn học dân gian: (02 tiết) - Văn học dân gian là gì? - Đặc trưng của văn học dân gian. - Các giá trị cơ bản của văn học dân gian: - Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ. Bài 2: Truyện cổ dân gian với trẻ thơ: (03 tiết) - Những loại truyện cổ dân gian phù hợp với trẻ. - Những giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian với giáo dục trẻ: Bài 3: Đồng dao với trẻ thơ: (02 tiết) - Khái niệm về đồng dao. - Đặc trưng của đồng dao. - Ý nghĩa của đồng dao đối với trẻ thơ. Bài 4: Hát ru với trẻ thơ: (02 tiết) - Khái niệm hát ru. - Truyền thống về hát ru và tình hình hiện nay về hát ru. -Ý nghĩa của hát ru trong đời sống trẻ thơ. Phần II: Văn học trẻ em việt Nam Bài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam: (03 tiết) - Qúa trình sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam. - Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn học viết cho thiếu nhi. Bài 2: Thơ Võ Quảng: (02 tiết) - Vài nét về tác giả. - Những giá trị cơ bản trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi. Bài 3: Thơ Phạm Hổ: (03 tiết) - Vài nét về tác giả. - Giá trị nội dung thơ Phạm Hổ viết cho các em. - Nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho các em: Bài 4: Truyện Tô Hoài: (04 tiết) - Vài nét về tác giả. - Truyện viết cho các lứa tuổi. - Nghệ thuật truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi. Thực hành phân tích tính cách nhân vật Dế Mèn. Bài 5: Thơ các em viết. (02 tiết) - Khái quát, tình hình sáng tác thơ các em thời thời chống Mỹ đến nay. - Đặc sắc nội dung trong thơ các em viết. - Đặc sắc nghệ thuật trong thơ các em. Bài 6: Thơ Trần Đăng Khoa. (04 tiết) - Vài nét về tác giả. - Nội dung thơ Trần Đăng Khoa. - Nghệ thuật thơ Trần Đăng khoa. - Thực hành phân tích bài thơ “Hạt gạo làng ta” Phần III: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài. (03 tiết ) - Sơ lược về mảng văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt. - Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu. 5+ An Đéc Xen (Đan mạch). + Lép-Nicôlaiêvích Tônxtôi (Nga). + Grim (Đức). + Fujiko Fujio (Nhật bản). + Hécto Malo (Pháp). 6PHẦN I: VĂN HỌC DÂN GIAN Bài 1: Nhìn lại văn học dân gian 1.1. Khái niệm. Trong dân gian, tổng thể các sáng tác nghệ thuật truyền miệng có tên gọi chung: Văn chương truyền khẩu hay văn chương truyền miệng, văn chương bình dân... Từ khoảng cuối những năm 1950 xuất hiện thuật ngữ: Văn học dân gian và thuật ngữ này dần dần được dùng rộng rãi hơn cả. Qua nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một khái niệm cơ bản về Văn học dân gian như sau: Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng, do nhân dân sáng tác, được nhân dân tiếp nhận, sử dụng và lưu truyền . Văn học dân gian tương đương với khái niệm Folklore, một thuật ngữ quốc tế có nghĩa là là trí tuệ nhân dân (folk: nhân dân; lore: trí tuệ). Văn học dân gian được coi như là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ, cũng như văn học viết. Đó là hai hình thức khác nhau của cùng một loại nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ (văn học viết dùng ngôn ngữ viết, văn học dân gian dùng ngôn ngữ nói). Vì vậy, không thể đồng nhất chúng với nhau, nhưng cũng không thể đối lập chúng. Chúng có mối quan hệ qua lại, và có những giai đoạn mối quan hệ này đặc biệt khắng khít. 1.2. Đặc trưng của văn học dân gian: Văn học dân gian có nhiều đặc trưng, nhưng người ta thường xác định những đặc trưng cơ bản sau đây: 1.2.1. Tính tập thể và tính truyền miệng: - Văn học dân gian được gọi là những sáng tác nghệ thuật của quần chúng nhân dân vì đó là những tác phẩm ra đời từ rất xưa, do nhân dân sáng tác, lưu truyền. Đây là đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian. Tập thể quyết định sự ra đời và tồn tại của tác phẩm. Mỗi tác phẩm Văn học dân gian là kết quả sáng tác của nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều địa phương khác nhau (lúc đầu tác phẩm do một người sáng tạo ra, tác phẩm được quần chúng nhân dân ưa thích vì nó phù hợp với tâm lý tập thể và do vậy được lưu truyền qua nhiều đối tượng, nhiều địa phương, nhiều giai đoạn, tác phẩm được nhiều người sửa chữa (có thể thêm hoặc bớt cho hoàn thiện hơn). - Trong quá trình ấy vai trò của cá nhân mờ dần, vai trò của tập thể trở nên đậm nét. Cứ như vậy, mỗi tác phẩm là sáng tác của nhiều người và trở thành những tác phẩm vô danh (đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều dị bản của Văn học dân gian). 7- Văn học dân gian cổ đại ra đời khi chưa có chữ viết, nó tồn tại trong dạng truyền miệng. Từ khi sinh ra, tác phẩm Văn học dân gian liên tục được truyền miệng từ địa phương này tới địa phương khác, trong quá trình đó, Văn học dân gian biến đổi không ngừng. Nhờ có tính truyền miệng mà Văn học dân gian lưu giữ được từ đời này qua đời khác. Tính truyền miệng là phương tiện cơ bản để lưu giữ nền Văn học dân gian. 1.2.2. Tính nguyên hợp: Tính nguyên hợp (nghệ thuật tổng hợp) là sự kết hợp ngay từ nguồn gốc các yếu tố khác nhau trong một chỉnh thể, cụ thể là: - Văn học dân gian thuộc loại nghệ thuật đa yếu tố. Yếu tố ngôn từ ở Văn học dân gian thường kết hợp với các yếu tố khác như: Âm nhạc, múa, trò chơi, tạo hình... và tác phẩm Văn học dân gian chỉ thực sự sống động khi được trình diễn nguyên dạng với đầy đủ các yếu tố hợp thành. Nhưng cơ sở của tác phẩm Văn học dân gian là yếu tố ngôn từ. Nghĩa là, ở đây yếu tố ngôn từ giữ vai trò biểu đạt chủ yếu. Bởi trên thực tế người ta vẫn có thể cảm nhận được nội dung cụ thể của câu chuyện, của bài ca, của vở diễn qua lời kể, lời ca, lời nói. - Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận không tách rời của sinh hoạt nhân dân. Tác phẩm Văn học dân gian gắn liền với những hình thức truyền thống của nếp sinh hoạt nhân dân trong gia đình, làng xã, trong hoạt động lao động sản xuất, cụ thể là: + Hò cất lên khi lao động sản xuất: Hò chèo thuyền, hò giã gạo... + Hát, múa, khấn, cầu nguyện khi trình diễn trong các nghi lễ: Cúng cầu mưa, cúng ra khơi,... + Hát ru trẻ ngủ trong sinh hoạt gia đình. + Hát trêu ghẹo, hát giao duyên trong giao tiếp cộng đồng, trong các lễ hội truyền thống của dân tộc. 1.3. Sự phân loại của Văn học dân gian: Để phân loại các tác phẩm văn học dân gian phải dựa vào các tiêu chí (tính chất, dấu hiệu) sau: - Hệ thống đề tài. - Chức năng sinh hoạt. - Phương thức diễn xướng. - Thi pháp (hệ thống nghệ thuật). Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng ta thấy Văn học dân gian gồm các thể loại sau: 1.3.1. Các thể loại tự sự: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, vè, tục ngữ, câu đố. 81.3.2. Các thể loại trữ tình (gọi chúng là ca dao, dân ca): Gồm các bài ca nghi lễ, bài ca lao động, bài ca sinh hoạt, bài ca giao duyên... 1.3.3. Các thể loại kịch: Chèo, tuồng, các trò diễn dân gian. * Các thể loại Văn học dân gian có mối quan hệ qua lại: Thể loại sau nảy sinh trên cơ sở thể loại đã có từ trước. Ví dụ (VD): Thần thoại về anh hùng văn hóa hoặc các sử thi về anh hùng có thể chuyển thành truyền thuyết lịch sử. - Các thể loại Văn học dân gian có số phận lịch sử khác nhau. Số phận ấy chịu sự quyết định của nhu cầu xã hội, xã hội yêu cầu cách thể hiện của thể loại nào thì thể loại ấy phát triển. Khi xã hội không có nhu cầu thì thể loại đó bị suy tàn. VD: Thần thoại ra đời đầu tiên trong hệ thống thể loại Văn học dân gian nhưng cũng là thể loại một đi không trở lại với con người. 1.4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian: 1.4.1. Giá trị nhận thức: Nói đến nhận thức là nói đến hiểu biết. Văn học dân gian đem lại cho chúng ta các giá trị nhận thức sau đây: - Văn học dân gian đem lại những hiểu biết rất phong phú, chân thực về cuộc sống lao động, sinh hoạt, quan hệ xã hội của nhân dân. Văn học dân gian cung cấp cho chúng ta những tri thức rộng rãi về phong tục, tập quán cùng cảnh vật quê hương, đất nước. VD: Sự tích bánh chưng, bánh giầy cung cấp cho ta hiểu biết về một phong tục đẹp mang tính truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc, về đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, tôn trọng sản phẩm của người lao động. Sự tích đầm Dạ Trạch: Ca ngợi cảnh vật quê hương đất nước - Văn học dân gian giúp ta hiểu biết về đời sống tâm tư, tình cảm, về phẩm chất đạo đức cùng những giá trị tinh thần khác của nhân dân (cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, ca dao, dân ca, tục ngữ...). VD: Truyện Ngụ ngôn, răn dạy con người đạo lý, kinh nghiệm sống. Truyện cười, nhằm mua vui giải trí, phê phán thói hư tật xấu, giúp người ta sống tốt hơn. - Văn học dân gian góp phần bổ sung kiến thức lịch sử dân tộc trong quá khứ. VD: Truyền thuyết An Dương Vương, Thánh Gióng 1.4.2. Giá trị giáo dục: Văn học dân gian là kho kinh nghiệm phong phú của nhân dân, là nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vì thế giá trị của Văn học dân gian là vô cùng lớn. 9- Văn học dân gian là những lời răn dạy, bảo ban của cha mẹ đối với con cái, của anh em với nhau, của tình làng, nghĩa xóm... Văn học dân gian dạy cho chúng ta cách ăn nói, ứng xử cho phù hợp với mọi quan hệ xã hội, ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu... VD: Truyện cây khế, Hai anh em, Tấm Cám và một số bài ca dao, dân ca - Văn học dân gian góp phần xây dựng lối sống tốt đẹp, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con người như: lòng nhân ái, tính trung thực, sự khôn ngoan, thái độ cần cù, chăm chỉ trong công việc. VD: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh... - Văn học dân gian giáo dục con người tình cảm đối với quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường chống chọi với thiên nhiên, chống ngoại xâm. VD: Sơn Tinh Thủy Tinh; Thánh Gióng 1.4.3. Giá trị thẩm mỹ: Văn học dân gian đem lại cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con người, của quê hương đất nước. - Văn học dân gi ... Trường học dũng cảm (Gai – đa) + Thôn tiểu Bắc đẩu (Mua – sa –tốp) + Chiếc đồng hồ (Păng-tê-le-ep) + Lời hứa danh dự (Păng – tê – lê –ep) + Vi chi a Ma lê ép ở nhà và ở trường (Nô mơ xop) Và hàng ngàn các sách dịch khác. - Như vậy có thể nói rằng: Sách dịch đã mở ra một chân trời rộng lớn, một thế giới cảnh vật giàu đẹp với bao dân tộc và phong tục tập quán khác nhau. Sách dịch như một cánh cửa rọi thêm ánh sáng vào nền văn học trẻ em trong nước. 3.2. Những giá trị cơ bản nhất: Mảng văn học dịch đã được khai thác và bổ sung cho nền văn học trẻ em trong nước ở những khía cạnh sau: - Khẳng định những tiềm năng to lớn của con người về trí tuệ, về lòng nhân ái, về khả năng chinh phục thiên nhiên và sáng tạo ra cái mới. - Khẳng định những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, trong lao động và trong luân lý thông thường của đời sống. VD: + Truyện ngụ ngôn của La – phông – ten + Truyện cổ Grim 60 + Truyện cổ Bun – ga – ri + Nghìn lẻ một đêm. Đây là những ví dụ sinh động cho việc khẳng định những chuẩn mực đạo đức. - Mảng văn học dịch này cũng cho trẻ em nước nhà thấy rõ, ở đâu cũng vậy, cái ác luôn xen lẫn với cái thiện, cái thiện đấu tranh với cái ác để giành thắng lợi. Cũng chính vì thế nó nhắc nhở con người: Một khi đã có khát vọng chân chính có quyết tâm sắt đá thì phải không ngừng trang bị cho mình những phẩm chất, những năng lực đích thực để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội. Phải thừa nhận rằng, mảng văn học trẻ em nước ngoài dịch ra tiếng Việt đã góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp tư tưởng và tình cảm cho trẻ em nước nhà trong mấy chục năm. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày khái quát văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt 2. Trình bày giá trị về nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch sang tiếng Việt. 61 Bài 2: Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 3.1. An – đéc – xen: 3.1.1.Giới thiệu tc giả: Ông là nhà văn Đan Mạch. Sinh ngày 02/4/1805 và mất ngày 04/8/1875. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nghèo, cha là một người thợ đóng giày. - Cha mất sớm, ông phải tự lập để kiếm sống. - Ông sống gần gũi với tầng lớp thợ thuyền. - Những kẻ quyền quý thường chế giễu ông về dòng máu dân đen, nhưng ngược lại ông rất tự hào về sự gần gũi của mình với những con người lao khổ ấy. - Anđécxen vốn là người thông minh, hiếu học, ông viết văn, làm thơ và thường nói: Không có chuyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo ra. - Ông nổi tiếng hơn cả vẫn là những truyện cổ tích ông viết cho trẻ thơ. Những truyện cổ tích của Anđécxen có một sức hấp dẫn lạ kỳ đối với người nghe, bởi vì ở đó trí tưởng tượng của một tài năng kiệt xuất đã biến hóa các truyện cổ thành một cách riêng. - Patốpxki đã nhận xét: Trong mỗi truyện cổ tích Anđécxen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ có người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó”. Làm được điều đó là vì Anđécxen đã biết khám phá những khía cạnh thần kỳ, ít người nghĩ tới, ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, thổi cho chúng một linh hồn của thế giới thần thoại đầy chất thơ và giải quyết theo những quan niệm dân chủ tiến bộ của mình, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. - Truyện cổ của Anđécxen đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Một số truyện rất được trẻ em yêu thích như: VD: Truyện Cô bé bán diêm; Chú lính chì dũng cảm; Nàng công chúa và hạt đậu; Bà Chúa Tuyết 3.1.2: Giá trị nội dung của tác phẩm. Truyện cổ tích của Andecxen có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người đọc, người nghe, có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm tin vào sự thắng lợi của ánh sáng trước bóng tối, sự thắng lợi của trái tim con người trên cái ác, đó là sự mỉa mai, châm biếm sâu cay đối với bất công, lừa dối, ngu dốt. VD:* Khi phân tích truyện Bộ quần áo mới của Hoàng Đế cần lưu ý những điểm sau: - Tính hiếu kỳ của vị hoàng đế. - Thói nịnh bợ của lũ quan lại. - Thói ăn theo nói leo của thiên hạ. 62 - Chỉ có trong trắng, ngây thơ của trẻ thơ là dám gọi tên sự thật. Khi sự thật đã được gọi đúng tên của nó thì thiên hạ như được thức tỉnh,và lúc ấy họ hùa theo đứa bé để gọi tên sự thật: Hoàng đế cởi truồng. - Người đời từ dân cho đến vua đều có thói háo danh và sĩ diện, luôn lẩn tránh những sự thật gây bất lợi cho mình. Truyện mang tính đả kích và tính giáo dục sâu sắc. * Hoặc đối với truyện Cu Nhớn và Cu Con khi phân tích cần chú ý nêu bật các ý sau: - Sự dốt nát, hám lợi và tàn nhẫn của Cu Nhớn. - Sự thông minh, lém lỉnh của Cu Con. - Bài học về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. 3.2. Lép – Nicôlaiêvích Tônxtôi (Nga): 3.2.1. Giới thiệu tác giả: - Tônxtôi sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828 và mất ngày 07/11/1910. - Ông là nhà văn Nga vĩ đại không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm dành cho người lớn như Chiến tranh và hòa bình; An Na Karênina mà còn lưu nổi tiếng cả với những truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích và truyện ngắn cho thiếu nhi. - Viết cho thiếu nhi là một việc làm đầy trách nhiệm trong hoạt động xã hội của Tônxtôi. Ông mơ ước về một cuộc sống no ấm, có học vấn cho con em những người lao động. Ông đã bỏ ra nhiều công sức để soạn sách và mở trường dạy chữ cho con em nông dân ở trang trại của mình. - Những quyển sách như “Sách học vần”, “Sách tập đọc tiếng Nga” là kết quả của nhiều năm lao động của TônXtôi dành cho thiếu nhi, TônXtôi đã đưa vào những quyển sách ấy nhiều truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện đồng thoại và truyền thuyết lấy từ văn học cổ và từ cuộc sống các dân tộc khác nhau trên thế giới. - Song những truyện ngụ ngôn, cổ tích hay truyện đồng thoại ấy là là dịch, sáng tác hay viết lại, dưới ngòi bút của Tônxtôi đều mang đậm phong vị của Nga và dấu ấn của riêng ông viết cho trẻ nhỏ: giản dị, trong sáng và nhân hậu, không triết lý hoặc giáo huấn nặng nề. - Sự nghiệp văn chương của TônXtôi, trong đó có văn chương cho thiếu nhi tràn đầy tư tưởng nhân văn. Và đúng như Lê Nin “Một bước tiến trong quá trình phát triển nghệ thuật của nhân loại”. 3.2.2. Giá trị nội dung của tác phẩm. Tác phẩm của L.Tônxtôi viết cho thiếu nhi đem đến những bài học giáo dục nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống của các em. Tác giả xây dựng những nhân vật là những con vật sống xung quanh các em để các em qua câu chuyện tự rút ra bài học cho mình. VD:* Khi phân tích câu chuyện Chó nhà và chó soi cần chú ý các điểm sau: 63 - Sự cam chịu,nhẫn nhục của chó nhà để đổi lấy cái ăn. - Sự hoài nghi và lòng yêu tự do của chó sói. - Nghệ thuật dẫn dắt cuộc đối thoại của tác giả. Tự do là cái quý giá nhất cho mỗi con người. * Hoặc khi phân tích câu chuyện Sư tử và chó con: - Tình huống đầy kịch tính giữa sư tử và chó con. - Tình bạn mãnh liệt giữa sư tử và chó con: Sư tử thân thiết với chó con tới mức nó không chịu nổi đau đớn vì cái chết của chó con, và chỉ sau vài ngày không ăn uống vì buồn bã, nó cũng tắt thở bên cạnh người bạn nhỏ của mình. - Một tình bạn đẹp đẽ mà cũng thật lạ lùng trong thế giới loài vật. 3.3. Grim (Đức): 3.3.1. Giới thiệu tác giả: Truyện cổ Grim là một trong những tập truyện cổ tích nổi tiếng thế giới do hai anh em nhà Grim sưu tầm: - Jacop Grim sinh ngày 04/01/1985, mất ngày 20/9/1863. - Winhem Grim sinh ngày 24/02/1786, mất ngày 16/12/1859. Là hai anh em ruột, sinh ra ở Ha Nau trong một gia đình công chức quyền quý và lớn lên ở thành phố Ma – Gơ – Duốc. - Đây là hai nhà bác học, hai nhà văn lớn của nước Đức, có nhiều cống hiến cho cuộc đời và cho sự nghiệp văn học. Do có những hoạt động chung với nhau nên trong lịch sử văn học người ta gọi tắt là anh em Grim hoặc Grim. - Ngoài những công trình riêng, hai anh em Grim đã phối hợp để biên soạn những công trình có giá trị, trong đó tập sách nổi tiếng toàn thế giới là Truyện cổ trẻ em và truyện kể trong nhà. Công trình này nghiên cứu và sưu tập các truyện cổ dân gian, có cách dựng truyện đậm nét phong cách riêng, giàu chất lãng mạn, rất phù hợp với tính cách hồn nhiên, nhạy cảm của tuổi thơ. - Tập Truyện cổ Grim gồm 200 truyện. Kể từ khi ra đời cho đến nay (1815) tập truyện đã được tái bản nhiều lần ở Đức và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới bởi sự hấp dẫn cả về nội dung, cách kể chuyện cũng như ý nghĩa giáo dục của nó. - Ở Việt Nam, truyện cổ Grim đã được dịch từ khá lâu. Những câu chuyện như Người đẹp ngủ trong rừng; Bạch Tuyết và bảy chú lùn; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Con ngỗng vàng...vv. đã đi sâu vào trí nhớ mọi người, nhất là tuổi thơ. 3.3.2. Giá trị nội dung của tác phẩm: Truyện cổ của anh em nhà Grim có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Truyện thường đề cao tinh thần cưu mang đùm bọc nhau giữa con người với con người khi hoạn nạn. 64 Phản ánh ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng. Đồng thời nói lên quan niệm sống Ở hiền gặp lành; ác giả ác báo. VD: * Với truyện Con ngỗng vàng, khi phân tích cần làm nổi bật các ý sau: - Tính ích kỷ của hai người anh. - Tính thật thà, thảo hiền của Chàng Ngốc. - Tính lật lọng của nhà vua. - Kết cục: Ở hiền gặp lành. - Yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích. * Hoặc truyện Người đi ngao du thiên hạ để học rùng mình, khi phân tích cần chú ý làm nổi bật: - Vị thế của anh và người em trong gia đình; cách đối xử thiên vị của người cha. - Những việc làm của người em để “học rùng mình”: + Việc xảy ra ở nhà thờ. + Việc diệt trừ lũ ma quỷ ở lâu đài. + Cái rùng mình thật sự khi đã là phò mã. - Ngốc nghếch, nhút nhát hay thông minh, gan dạ? - Tác hại của lối nhìn định kiến, đánh giá sai người khác. 3.4. Fujiko – FuJio (Nhật Bản): 3.4.1. Giới thiệu tác phẩm: - Fujiko - Fu.Jio là bút danh của Fu jimoto Hiroshi, một giáo sư người Nhật Bản, tác giả bộ truyện tranh “Đô rê mon” đã từng làm say mê hàng triệu trẻ em Việt Nam cách đây khoảng mười mấy năm cũng như những năm gần đây. - Tập truyện tranh Đôrêmon giàu tính giáo dục và hấp dẫn. Truyện kể về một chú mèo máy tài ba, có nhiều phép lạ của cổ tích thời hiện đại, có khả năng giúp đỡ và đoàn kết bạn bè. - Đôremon thể hiện năng lực sáng tạo tuyệt vời của tác giả FuJiKo. Ông đã dành trọn 27 năm trong cuộc đời hội họa của mình để tạo nên tác phẩm. Đây là một tác phẩm có giá trị giáo dục rất được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích. Và một điều thật thú vị là giáo sư, họa sĩ FuJiko FuJio đã đến Hà Nội ngày 22/01/1996 theo lời mời của nhà xuất bản Kim Đồng. Cuộc hội ngộ của tác giả “Đô rêmon” với các độc giả nhỏ tuổi Việt Nam thật cảm động. Ông và công ty Shogakukan đã ký với NXB Kim Đồng một dự án thành lập quỹ hỗ trợ trẻ em Việt Nam. Tác giả và công ty này sẽ dành cho quỹ tiền bản quyền trị giá một tỷ đồng Việt Nam vào việc xây dựng quỹ hỗ trợ, giáo dục trẻ em Việt Nam. 3.4.2. Giới thiệu tác phẩm: Đôremon 3.4.2.1. Các câu chuyện trong Đôrêmon thường có một công thức chung, đó là xoay quanh những rắc rối hay xảy ra với cậu bé Nôbita lớp bốn, nhân vật chính thứ nhì 65 của bộ truyện. Đôrêmon có một chiếc túi thần kỳ trước bụng với đủ loại bảo bối của tương lai. Cốt truyện thường gặp nhất sẽ là Nôbita trở về nhà khóc lóc với những rắc rối mà cậu gặp phải ở trường hoặc với bạn bè. Sau khi bị cậu bé van nài hoặc thúc giục, Đôrêmon sẽ đưa ra một bảo bối giúp Nôbita giải quyết những rắc rối của mình, hoặc là để trả đũa hay khoe khoang với bạn bè của cậu. Nôbita sẽ lại thường đi quá xa so với dự định ban đầu của Đôrêmon, thậm chí với những bảo bối mới cậu còn gặp rắc rối lớn hơn trước đó. Đôi khi những người bạn của Nôbita (thường là Xêkô hoặc Chaien) lại lấy trộm những bảo bối và sử dụng chúng không đúng mục đích. Tuy nhiên thường thì ở cuối mỗi câu chuyện, những ai sử dụng sai mục đích bảo bối sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra, và người đọc sẽ rút ra được bài học đạo đức từ đó. 3.4.2.2. Giá trị nội dung tác phẩm: - Chủ đề chính của Đôremon là tình bạn, truyện đề cao tinh thần, khát vọng sáng tạo của trẻ thơ. Mơ ước một xã hội công bằng, tốt đẹp, trong đó con người luôn giúp đỡ nhau. - Truyện giáo dục trẻ phải biết không ngừng học tập, phải biết ước mơ, phải trang bị cho mình những năng lực nhất định, nếu không sẽ bị thất bại. 3.5. Hector Malot (Pháp): 3.5.1. Giới thiệu tác giả: - Ông sinh năm 1830 tại một tỉnh miền Bắc nước Pháp. Ông là một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết. Những tác phẩm như Không gia đình; Trong gia đình; Pơng pông; Rô manh Can đơ ri. - Ông sinh ra và trưởng thành trong một giai đoạn có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. - Xã hội Pháp từ cuộc cách mạng 1830 đến công xã Pari 1871 đã để lại những dấu ấn trong lý tưởng thẩm mĩ của nhà viết tiểu thuyết Heto Malo. 3.5.2. Giới thiệu tác phẩm Không gia đình: 3.5.2.1. Giá trị nội dung của tác phẩm. - Truyện kể lại cuộc phiêu lưu đầy gian khổ và hấp dẫn của chú bé Rêmi, qua đó ca ngợi lương tri, lương tâm, tấm lòng nhân hậu của con người. Những nhân tố tốt đẹp đó giúp con người suy nghĩ đúng, cư xử đúng giữa cuộc đời và đưa con người tới cuộc sống hạnh phúc. - Truyện phản ánh đời sống bấp bênh của nhân dân lao động (nông dân, công nhân, trí thức). - Truyện ca ngợi những tấm lòng nhân hậu (bà Bacbơranh, cụ Vitali, bác A canh, bà Miligơn). 3.5.2.2. Giá trị nội dung của tác phẩm: Truyện đề cao quan điểm giáo dục tiến bộ thích hợp với thiếu nhi: - Rèn cho học trò trở thành con người thực sự. 66 - Dạy trẻ biết yêu thương quý trọng người khác, sống có thủy, có chung. - Dạy trẻ biết lao động, dù là lao động nghệ thuật hay tay chân. - Con người cần phải trang bị những tri thức, năng lực nhất định, phải có ý chí phấn đấu, có lòng tự trọng, tự tin trước mọi hoàn cảnh. Người thầy giáo, nhà giáo dục phải hết lòng yêu thương trẻ, phải luôn gây hứng thú, không làm trẻ sợ sệt, phải nêu gương tốt cho trẻ. * Kết luận: Văn học trẻ em nước ngoài được dịch ra tiếng Việt đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của nền văn học trẻ em nước nhà. Trong những năm qua mảng văn học dịch đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách của bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Giá trị nhân văn cao cả của mảng văn học dịch luôn luôn là hành trang tinh thần cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình. Đồng thời nó cũng là chiếc cầu nối giữa bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam với những tinh hoa của cộng đồng nhân loại. Câu hỏi và bài tập: 1. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của Andecxen và nêu ý nghĩa giáo dục của truyện đối với trẻ thơ. 2. Phân tích truyện Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn của Grim và nêu ý nghĩa giáo dục của truyện đối với trẻ thơ. 67 Tài liệu tham khảo 1. Trần Đức Ngôn, Giáo trình văn học thiếu nhi, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005. 2. Đỗ Thị Thanh Hương, Văn học thiếu nhi, trường CĐSP MG Trung ương III - TP.HCM, 1996. 3. Nguyễn Đức Tiến - Dương Thu Hương, Văn học và phương pháp dạy trẻ làm quen văn học, NXB GD H Nội, 1994. 4. Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng - Hà Nội - 1985. 5. Tuyển tập thơ, câu đố cho trẻ Mầm non, NXB Giáo dục, 2005. 6. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương, Văn học thiếu nhi, trường ĐHSP Hà Nội 1995. 7. Cao Đức Tiến, Văn học thiếu nhi, tài liệu bồi dưỡng chuẩn hóa THSP Mầm non cho giáo viên nhà trẻ,mẫu giáo của NXB GD 1997. 8. Trần Đăng Khoa, Thơ tuổi học trị NXB Giáo dục, 2003. 9. Tuyển tập Tô Hoài, NXBVăn học, 1997.
File đính kèm:
- bai_giang_van_hoc_thieu_nhi.pdf